1. Bối cảnh của giải pháp Trong năm học 2019 – 2020 xuất phát từ yêu cầu thực tế cần có những phương pháp dạy trẻ linh hoạt, sáng tạo để góp phần đổi mới cơ bản, toàn diện nền giáo dục. Muốn vậy người làm công tác giáo dục cần đưa ra những sáng kiến mới, phương pháp mới để dạy trẻ góp phần tạo điều kiện thuận lợi để đưa giáo dục mầm non nói chung và trẻ 25 – 36 tháng ở trường mầm non Bình Minh nói riêng để bắt kịp đà phát triển của các bậc học khác. Đặc biệt trong chương trình giáo dục mầm non, giáo dục âm nhạc không những đóng vai trò hết sức to lớn trong sự nghiệp phát triển toàn diện giúp trẻ hình thành và phát triển về kỹ năng tình cảm, xã hội và thẩm mỹ mà còn cả góp phần phát triển về cả thể chất, nhận thức, phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Trong năm học 20192020, tôi được giao nhiệm vụ chăm sóc giáo dục các cháu ở lứa tuổi 25 36 tháng. Ở lứa tuổi này các cháu còn non nớt , đa phần cháu chưa nói rõ, khả năng cảm thụ âm nhạc còn hạn chế. 2. Lý do chọn giải pháp Âm nhạc là phương tiện giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh, phát triển lời nói, quan hệ giao tiếp, trao đổi tình cảm…Đối với trẻ âm nhạc là thế giới kì diệu đầy cảm xúc. Trẻ mầm non dễ xúc cảm, ngây thơ, trong sáng, nên việc tiếp xúc với âm nhạc là nhu cầu không thể thiếu. Thế giới âm thanh muôn màu không ngừng chuyển động tạo điều kiện cho trẻ phát triển các chức năng tâm lí, năng lực hoạt động và sự hiểu biết của trẻ. Đặc biệt đối với trẻ thơ, âm nhạc như nguồn sữa ngọt ngào nuôi dưỡng tâm hồn trẻ, ngay từ khi lọt lòng mẹ cất tiếng khóc chào đời trẻ đã được nghe những lời ru và tiếng hát ngọt ngào có giai điệu sâu lắng, trầm bổng của bà và của mẹ. Như Giáo sư TS Nguyễn Anh Tuyết đã nói: “Âm nhạc như một món ăn tinh thần đối với trẻ thơ nếu thiếu thì trẻ em chỉ là những bông hoa khô héo”. Chính vì vậy môn giáo dục âm nhạc cho trẻ trong trường mầm non là bộ môn rất cần thiết không thể thiếu được trong trường mầm non nói chung và trẻ nhóm 2536 tháng nói riêng. Cùng với sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp, trong những năm qua bản thân tôi đã và đang cố gắng đi sâu tìm những giải pháp thích hợp nhằm giúp trẻ học tốt môn âm nhạc ở trường mầm non.Giáo dục âm nhạc không dừng lại ở việc cô dạy hát cho trẻ hát chuẩn xác, rõ ràng một cách đơn giản mà trẻ phải được tham gia các hoạt động âm nhạc như nghe nhạc, vận động theo nhạc, múa, trò chơi âm nhạc. Nhưng trong thực tế giảng dạy với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ trong lứa tuổi này chưa hoàn thiện về bộ máy phát âm, vốn ngôn ngữ còn hạn hẹp, kĩ năng vận động âm nhạc còn hạn chế rất nhiều nên trẻ rất hay mắc lỗi như: Trẻ hát không chính xác về giai điệu, nhịp điệu, lời ca hoặc cách thể hiện sắc thái tình cảm và ngân không đúng cao độ, trường độ của những lời ca đó. Đôi lúc trẻ không hứng thú khi nghe cô hát và chưa biết sử dụng dụng cụ hay vỗ tay theo nhịp bài hát.Chính vì vậy tôi đã lựa chọn đề tài: “Một số giải pháp giúp trẻ 2536 tháng học tốt môn âm nhạc”.