Tư vấn, khám sức khỏe tiền hôn nhân và HIV/AIDS Tải văn bản 10câuhỏithườnggặpvềgiáodụcgiớitính Ngoại trừ nghĩa thông thường để chỉ giới nam hay nữ, thuật ngữ giớitính sử dụng trong ngữ cảnh này để chỉ tổng thể những đặc điểm tâm lý, hành vi của từng giới, là toàn bộ những biểu hiện mà ta quan sát được (cách ứng xử, nói năng, ăn mặc, sở thích .) ví dụ giớitính truyền thống vẫn nhìn nhận nam giới như là những người mạnh mẽ, năng động, can đảm, tự tin và hướng ngoại, còn nữ thì nhạy cảm, thụ động và hướng nội. Giớitính đồng nghĩa với tínhdục (sexuality) - khái niệm này từ lâu đã được hiểu theo nghĩa rộng của nó. Không phải chỉ liên quan đến hành vi tínhgiao giữa nam nữ. Ngay từ những năm 70, Uỷ ban giáodục và thông tin vềtínhdục ở Mỹ (Sex Education and information of United States - SIECUS) đã đưa ra định nghĩa vềtínhdục như sau: Tínhdục là tổng thể con người, bao gồm mọi khía cạnh đặc trưng của con trai hoặc con gái, đàn ông hoặc đàn bà và biến động suốt đời. Tínhdục phản ánh tính cách người, không phải chỉ là bản chất sinh dục. Vì là một biểu đạt tổng thể của nhân cách, tínhdục liên quan tới yếu tố sinh học, tâm lý, xã hội, tinh thần và văn hoá của đời sống. Những yếu tố này ảnh hưởng tới sự phát triển nhân cách và mối quan hệ giữa người với người và do đó tác động trở lại xã hội. Như vậy, Tínhdục hay Giớitính do tác động của các yếu tố sinh học và xã hội đã làm nên Nhân cách (con người cụ thể đã phát triển và định hình về mặt xã hội, đã trở thành một chủ thể xã hội). Thái độ ứng xử của cá nhân giữa nam nữ nói riêng và với cộng đồng xã hội nói chung là kết quả của sự giáodụctínhdụcgiáodụcgiới tính. Sở dĩ lựa chọn cụm từ Giáodụcgiớitính (GDGT) để chỉ môn học vì sự phát triển toàn diện của vị thành niên (VTN) vì nó dễ được cộng đồng chấp nhận hơn. Có phải giáodục sức khoẻ sinh sản cũng chuyển tải mọi nội dung giáodục VTN?. GDGT có tầm vóc lớn hơn giáodục sức khoẻ sinh sản và tình dục; nhiều vấn đề của VTN như lối sống, xây dựng thế giới quan, bình đẳng giới . nếu đặt trong nội dung của giáodục sức khoẻ sinh sản là khiên cưỡng. GDGT chú trọng trước tiên đến việc xây dựng nhân cách VTN sao cho phù hợp với kỳ vọng của xã hội hiện đại: con trai, con gái cần có những phẩm chất cơ bản nào . và xây dựng khả năng tự bảo vệ do đó cần cung cấp những hiểu biết về sức khoẻ sinh sản và tìnhdục - cụ thể là những biểu hiện về cơ thể, chức năng sinh sản, hành vi tình dục, các bệnh lây truyền qua đường tình dục, các phương phương phòng tránh thai. Chú trọng thể hiện khía cạnh văn hoá trong GDGT như thế nào? Khía cạnh văn hoá là phương châm chủ đạo của môn học này, được thể hiện ra bằng những yêu cầu sau: nội dung phải phù hợp với sự phát triển sinh lý, tâm lý lứa tuổi (ví dụ đến 10 tuổi chỉ cần có hiểu biết về cơ thể, chưa cần biết về HIV/AIDS .) lồng ghép sự hiểu biết về mối quan hệ bình đẳng, tôn trọng và có trách nhiệm giữa 2 giới, sự hoàn thiện giớitính (vai trò xã hội của giới) - khuyến khích sự kiềm chề nhưng không bỏ qua những hiểu biết để tự bảo vệ. Chính những yêu cầu nói trên đã tạo nên đặc trưng và định hướng rõ rệt của GDGT, làm cho môn học này khác nhiều môn học khác như giáodục công dân, dân số, đạo đức. Cung cấp hiểu biết về sinh sản, tình dục, tránh thai . có vẽ đường cho hươu chạy? Cần trả lời bằng những con số để đừng đổ oan cho GDGT, nhiều năm trước đây và cho tới ngày nay, nhà trường chưa chính thức có môn học GDGT nhưng "hươu đã chạy lung tung rồi". Các cuộc điều tra cho thấy: Năm 1994 Uỷ ban quốc gia DS - KHHGĐ tiến hành điều tra 1.603 sinh viên thành thị tuổi từ 17 - 24 tại 8 trường đại học ở Hà Nội và TP. HCM cho thấy có gần 15% sinh viên nam và 2,5% sinh viên nữ đã từng có quan hệ tình dục. Kết quả này gần khớp với một điều tra tương tự tại Hà Nội 2 năm sau. Tuổi sinh hoạt tìnhdục lần đầu ở nhóm sinh viên này là 19,5 tuổi. Năm 1996 một cuộc điều tra do bệnh viện Hùng Vương TP. HCM tiến hành có 2,5% trong tổng số 1.464 học sinh tuổi 15 - 19 trả lời rằng đã từng quan hệ tình dục. Năm 1998 theo điều tra về VTN, tìnhdục và các biện pháp tránh thai của Viện nghiên cứu thanh niên, khoảng 8% thanh niên tuổi 15 - 18 đã quan hệ tình dục. Năm 1999 Viện xã hội học và Hội đồng dân số tiến hành đề tài "VTN và biến đổi xã hội ở Việt Nam" tại 6 tỉnh và TP. HCM cho thấy có 10% các em trai và 5% các em gái tuổi 15 - 22 quan hệ tìnhdục trước hôn nhân. Tranh luận về lợi ích của GDGT đã được đề cập ở nhiều nước. Đại dịch AIDS đã làm cho nhiều quốc gia có nhận thức mới vềtính cấp bách của GDGT; nhiều nước ở Châu Phi nói có tỷ lệ nhiễm HIV cao đã coi GDGT là chiến lược quan trọng để bảo vệ sức khoẻ nhân dân. Hội nghị quốc tế về Dân số và Phát triển và nhiều hội nghị lớn khác cũng khuyến cáo phát triển GDGT cho VTN (bao hàm nội dung giáodục sức khoẻ sinh sản và tình dục), cho nên đó là môn học của sự phát triển, có nhiều tác dụng: bảo vệ sức khoẻ - kiểm soát dân số - đẩy mạnh bình đẳng nam nữ. Nhìn nhận khía cạnh đạo đức của GDGT như thế nào? - ở bình diện xã hội: GDGT đề cao tinh thần bình đẳng nam nữ, phê phán ý thức hệ gia trưởng, những thể chế xã hội không công bằng đối với nữ, kìm hãm sự phát triển xã hội. ở bình diện con người, GDGT đề cao trách nhiệm cá nhân trong mối quan hệ nam nữ, quan tâm đến hạnh phúc, sự an toàn trong đời sống tình dục, tôn trọng sự khác biệt giữa con người về xu hướng tính dục. Để đạt hiệu quả nội dung GTGT cần như thế nào? Đây là vấn đề mà nhiều nước phát triển đã có trải nghiệm, ví dụ như nước Mỹ trong thập kỷ 90 thế kỷ trước đã từng trải qua 2 cách tiếp cận về GDGT: một là chỉ giáodục kiềm chế, không chấp nhận hành vi tìnhdục ở tuổi VTN, coi tìnhdục ngoài hôn nhân là vô đạo đức, do đó không dạy VTN cách tự bảo vệ khi có quan hệ tình dục, hậu quả của các bệnh lây truyền qua đường tình dục, mặc cảm tội lỗi và sự xấu hổ được sử dụng để làm cho VTN sợ mà phải thực hành kiềm chế; hai là cách tiếp cận dựa trên tình hình thực tế và dung hoà hơn, khuyến khích VTN trì hoãn quan hệ tìnhdục cho tới khi trưởng thành hơn và nếu có thì thực hành tìnhdục an toàn. Tổ chức Y tế thế giới và tổ chức Phòng chống AIDS của Liên hợp quốc (UNAIDS) đã từng có những đánh giá riêng rẽ về 2 loại chương trình GDGT nói trên và đã nhận thấy rằng loại chương trình giáodục kiềm chế cho đến khi kết hôn đã không đem lại hiệu quả, trong khi loại chương trình thứ hai có hiệu quả trong việc trì hoãn lần quan hệ tìnhdục đầu tiên và tăng việc sử dụng các phương pháp bảo vệ trong hoạt động tình dục; ngoài ra cũng không làm tăng tỷ lệ có hoạt động tình dục, không gây ra hành vi tìnhdục sớm hoặc làm tăng số bạn tình ở thanh thiếu niên. Nội dung GDGT được xây dựng phù hợp với đặc điểm văn hoá, trình độ phát triển của mỗi nước nhưng cũng có một số nội dung là mối quan tâm chung của nhiều nước, ví dụ khám phá những lối sống khác nhau và xây dựng kế hoạch cho cuộc sống - kỹ năng cư xử trong mối quan hệ với bạn tình, phòng tránh các thai nghén không mong muốn và các bệnh lây truyền qua đường tìnhdục - kỹ năng giải quyết xung đột, nhất là kỹ năng đề phòng bốc lột, lạm dụng và bạo hành tình dục. Vì sao nói GDGT cần bắt đầu từ gia đình? Để hình thành con người có nhân cách tích cực cần bắt đầu từ rất sớm, ngay từ môi trường gia đình và gia đình thực sự có thế mạnh trong việc giáodục con cái những bài học đầu tiên về giới. Vai trò của cha mẹ là không thể thiếu trong sự hình thành những phẩm chất tốt đẹp ở con cái (lòng tự tin, tự trọng, vị tha, khả năng kiềm chế .) chuẩn bị cho chúng những kỹ năng để bước vào mối quan hệ nam nữ có trách nhiệm . Các mối quan hệ giữa bố mẹ - con cái, giữa vợ chồng, nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi thành viên với nhau và với xã hội là những vấn đề mà cha mẹ có thể truyền thụ cho con cái bằng chính hành vi của mình. Các bậc cha mẹ cũng cần được cung cấp những hiểu biết cần thiết để giúp con cái phát triển đúng đắn bản sắc giới, xu hướng tínhdục - những yếu tố quan trọng để con người phát triển hài hoà. Kinh nghiệm nào cho các bậc cha mẹ làm tốt việc GDGT trong gia đình? 10 gợi ý giúp các bậc cha mẹ giáodụcgiớitính cho con cái: - Lắng nghe con cái khi chúng nói về những mối quan hệ bạn bè và những chuyện liên quan đến giới tính. - Khi trẻ đặt những câuhỏi chưa rõ thì cần hỏi lại cho đến khi hiểu rõ trẻ muốn hỏi gì. - Cần tìm hiểu nguồn thông tin trẻ nhận được từ đâu, nhắc trẻ rằng có nhiều thông tin không đúng vềgiới tính. - Làm sao để trẻ biết dựa vào cha mẹ để tâm sự, để được giải thích, do đó cha mẹ cần tỏ ra dễ tính, cởi mở, thành thật và lắng nghe. - Biết khuyến khích trẻ hỏi. - Tạo ra cơ hội để dậy trẻ (những sự kiện trong đời sống, trên phim ảnh . như một người dẫn chuyện) và nhất là sau bữa ăn tối khi gia đình xum họp. - Thường không dễ dàng khi nói chuyện vềgiớitính với trẻ hoặc vì một số chủ đề khó đề cập nhưng cứ phải tập nói. - Nếu không biết vẫn có thể trả lời không biết, hẹn sẽ giải thích sau. - Nói rõ quan điểm của bạn về một số vấn đề liên quan đến giới tính, tình dục, quan hệ bạn bè. Phải biết nâng cao hiểu biết của mình (dựa vào sách báo .) và tìm sự hỗ trợ kinh nghiệm ở những cha mẹ khác. Những cản trở đối với việc tiến hành GDGT Những cản trở chính của GDGT có thể là (1) Chưa xác định rõ mục đích và ý nghĩa của môn học này. (2) E ngại khuyến khích thêm hành vi tìnhdục phóng túng ở VTN và ảnh hưởng đến những giá trị đạo đức của gia đình. (3) Lúng túng trong phương pháp tiếp cận và xây dựng nội dung thích hợp (4) Các bậc cha mẹ và thầy cô giáo chưa được cung cấp hiểu biết và kỹ năng nói về các vấn đề sức khoẻ sinh sản và tình dục. GDGT được giảng dậy theo cách nào? Tuỳ thuộc vào từng nước nhưng nói chung không dùng phương pháp lên lớp thuyết trình bài giảng mà sử dụng cách nói chuyện theo chủ đề, có sự giao lưu với học viên, đóng vai, bài tập động não, tư duy; nhiều nước cũng không có chương trình riêng mà lồng ghép trong nhiều môn học. Theo BS Đào Xuân Dũng Tạp chí Dân số & Phát triển, website Tổng cục Dân số & KHHGĐ . chỉ liên quan đến hành vi tính giao giữa nam nữ. Ngay từ những năm 70, Uỷ ban giáo dục và thông tin về tính dục ở Mỹ (Sex Education and information of United. thể của nhân cách, tính dục liên quan tới yếu tố sinh học, tâm lý, xã hội, tinh thần và văn hoá của đời sống. Những yếu tố này ảnh hưởng tới sự phát triển