Sau hơn mười năm đổi mới, đất nước ta trưởng thành một phần là nhờ sự thay đổi cơ chế quản lý mà trong đó nhà nước đóng vai trò vô cùng quan trọng. Việc chuyển đổi nền kinh tế nước ta từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường đã đem lại cho chúng ta nhiều kết quả đáng kể. Do đường lối mở cửa và sự ổn định về chính trị trong nước đã thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào nhiều lĩnh vực khác nhau. Nhờ ưu thế của kinh tế thị trường mà bộ mặt kinh tế Việt nam có những thay đổi rõ rệt. Theo chủ chương của Đảng và nhà nước thì kinh tế thị trường Việt nam sẽ phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa để giúp xã hội có một nền kinh tế phát triển cao trên cơ sở khoa học, công nghệ, và lực lượng sản xuất hiện đại . Một điều hiển nhiên là, trong thời đại ngày nay không có nền kinh tế nào chịu sự điều tiết của cơ chế thị trường mà không có sự quản lý của Nhà nước ở những mức độ và phạm vi khác nhau. Bởi vì bên cạnh những mặt tích cực của kinh tế thị trường như: rèn luyện cho con nguời ý thức dân chủ, kích thích tăng năng suất lao động không ngừng, thu nhập quốc dân tăng…. thì cơ chế thị trường cũng nảy sinh nhiều vấn đề tiêu cực cần giải quyết như: lạm phát, thất nghiệp, khủng hoảng, tệ nạn, xã hội… Do vậy Nhà nước phải can thiệp vào kinh tế để đảm bảo cho sự phát triển kinh tế có hiệu quả, công bằng ổn định. Việc nhận thức đúng về vai trò, nhiệm vụ của nhà nước trong nền kinh tế thị trường phải được đặt nên hàng đầu. Nghiên cứu vai trò kinh tế nhà nước là việc cần thiết và quan trọng.