Kháiniệmhóathủcông Lý thuyết về thủ công: Biểu hiện chức năng và mỹ học, tác giả Howard Risatti, Chapter Hill, Bắc Carolina, tạp chí trường Đại học Bắc Carolina, 2007; 352 trang; giá 39,95 Đôla. Một vài suy nghĩ về thủ công, Glenn Adamson, Oxford và New York, Berg, 2007; 200 trang; giá 29, 95 Đôla. Garth Clark, Art in America, September 2008 Các cuốn sách về lý thuyết thường chỉ có tính cấp thiết đối với những nhà lý thuyết học. Nhưng khi cuốn sách đó nghiên cứu về vấn đề đang gặp khủng hoảng, đó là một ngoại lệ. Trong trường hợp đó, người đọc sẽ mua cuốn sách đó để tìm kiếm giải pháp cho vấn đề mà họ nghiên cứu. Vì lý do đó, hai cuốn sách về thủ công, “Lý thuyết về thủ công: Biểu hiện chức năng và mỹ học” của tác giả Howard Risatti và “Một vài suy nghĩ về thủ công” của Glenn Adamson thu hút được sự chú ý do cộng đồng nghiên cứu về thủ công- cộng đồng đang phải vật lộn với cuộc khủng hoảng lớn nhất của họ trong hơn một thế kỷ. Đồng thời, do thủcông là đối tượng đang ngày càng được biết đến một cách rộng rãi cùng với thủcông mỹ nghệ (fine art), hai cuốn sách nói trên càng thu hút được nhiều độc giả. Sự khác biệt của những cuốn sách này nằm ở chỗ đây là những cuốn sách đầu tiên nghiên cứu về lý thuyết thủcông của các học giả Hoa Kỳ kể từ năm 1950. Những người có tư tưởng kỳ thị có thể cười nhạo vai trò của thủcông trong thời đại này, nhưng những người ủng hộ thủcông hiện đại, như John Ruskin và William Moris, đã cung cấp cơ sở quan trọng cho lý thuyết của các nhà nghiên cứu hiện đại và một bước ngoặt trong lý thuyết của Bauhaus. Oscar Wilde, Roger Fry và Frank Lioyd cũng đã từng viết về vấn đề này. Mặc dù nghề thủcông ngày nay có thể bị coi là “phi trí tuệ”, tuy nhiên, nó không phải là đối tượng có thể bị loại trừ. Thủcông vẫn là một lĩnh vực thú vị và chưa được khai phá, nó liên quan tới đạo đức, chính trị, thực tiễn và mỹ học theo những cách khác nhau chứ không chỉ đơn thuần là nghệ thuật. Và có những bằng chứng cho những mối quan tâm về lý thuyết và lịch sử của thủcông đang tăng dần lên. Glenn Adámon là một trong người hiệu đính sáng lập ra một tạp chí mới về mỹ học và lịch sử của thủ công, Tạp chí Thủcông Hiện đại (Journal of Modern Craft) (Berg), được xuất bản lần đầu vào tháng Ba. Một cuốn sách giáo khoa về lịch sử thủcông hiện đại đang được viết, và PBS đã giới thiệu Thủcông ở Hoa Kỳ (Craft in America), một series bao gồm 3 phần. Người ta cho rằng cuốn sách đó, kể từ cuốn “Bản chất và Nghệ thuật của tay nghề” ((The Nature and Art of Workmanship) của nghười thợ làm gỗ David Pye, là một kiệt tác của sự uyên bác, sự đúc kết của trí tuệ và kinh tế (chỉ có 101 trang) – trước đây, không có nhiều cuốn sách đạt được những chuẩn mực như vậy trong lĩnh vực thủ công. Một số cuốn sách gần đây cũng xuất hiện, chủ yếu là các bản sưu tập đến từ Anh và Canada, nhưng chỉ có một quyển trong số này , cuốn “thủ công trong chuyển đổi” (Craft in transition) (2006) của tác giả người Nauy Jorum Veitebergis, mặc dù không theo hướng của của Pye, là có giá trị đóng góp. Một trong những lý do của việc ít người viết về thủcông là kể từ Thế chiến thứ II, lý thuyết thủcông đã bị gói gọn trong một lý luận một chiều, nghe có vẻ hợp lý “thủ công là nghệ thuật”. Đây là một trong những nguyên nhân cốt lõi của cuộc khủng hoảng về thủcông ngày nay. Các tổ chức đang trở nên hạn chế, những tư tưởng dẫn đường đang bỏ qua “chữ o”, việc đưa sản phẩm ra thị trường đang yếu dần. Chừng nào thủcông còn chịu tác động lớn của nghệ thuật, những thợ thủcông (chiếm con số vài trăm trong số vài ngàn làm nghệ thuật ở Hoa Kỳ) sẽ không thể tìm được một định nghĩa về thủcông trong thế kỷ 21. Có cuốn sách nào trong số trên sẽ giúp thủcông ra khỏi vũng lầy này? Hai tác giả với những lợi thế khác nhau, Risatti, một giáo sư danh dự về lịch sử nghệ thuật tại Đại học Commonwealth Virginia là người theo trường phái cũ, trong trường hợp này không có nghĩa là tiêu cực. Ông có những kiến thức đầu tiên về thủcông hiện đại; ông là đồng tác giả, cùng với Kenneth Trapp, của cuốn sách Lao động có tay nghề: ThủcôngHoa kỳ trong Re… Gallery (1998) (Skill Work: American Craft in the … Gallery) Adamson, mặt khác, là một trong những tiếng nói của thủcông mới, trẻ và không theo truyền thống. Giờ đây, bắt đầu tuổi 30, ông đã nhận được bằng tiến sỹ (PhD) của trường Yale về lịch sử nghệ thuật với việc tập trung vào thủcông hiện đại. Kể từ đó, ông đã viết và tổ chức những cuộc triển lãm về vấn đề đó. Bài trình bày của ông, thực hiện cùng thầy dạy cũ của mình là Giáo sư Ned Cooke tại hội thào được tổ chức bởi Hội đồng ThủcôngHoa Kỳ “Tạo ra tương lai cho thủ công”, là một điểm nhấn của hội thảo. Không ngạc nhiên là Adamson và Risatti cũng có những phương pháp rất khác biệt cho đối tượng của họ. Risatti đưa ra một mục tiêu rõ rang và có giá trị “định nghĩa đối tượng của thủ công”. Adamson, theo một cách khác, nỗ lực khám phá thủcông “theo điều kiện hiện đại đặc biệt là trong mối quan hệ với nghệ thuật.”. Quan niệm của Adamson nghe qua có vẻ không đáng tin cậy, nhưng những ấn tượng đầu tiên như vậy, trong trường hợp này là không chính xác. Itisattu có xu hướng vui vẻ và đáng yêu. Ông gần như có sự nhiệt tình hơi trẻ thơ mỗi khi nghiên cứu sâu vào các vấn đề. Nhưng người ta nhanh chóng nhận ra rằng sự tươi mới đó thường gắn liền với việc nghiên cứu một vấn đề lần đầu tiên. Điều này có thể hấp dẫn trong những bối cảnh khác, còn đối với lý thuyết, nó có thể không phù hợp lắm. Rõ rang Risatti rất phù hợp và có hiểu biết về nghệ thuật (ông cũng là tác giả của tác phẩm Postmodern Perspectives: Issues in contemporary art (Cái nhìn hiện đại: những vấn đề nghệ thuật ngày nay)(1990)) và xét trên khía cạnh hẹp hơn, chiếm một phần của tác phẩm (hai trong số 4 phần của quyển sách được dành để nói về nghệ thuật). Tất nhiên, bất kỳ định nghĩa nào về thủcông đều yêu cầu so sánh giữa thủcông với thủcông mỹ nghệ (fine art) và thiết kế, nhưng chỉ ở mức độ đủ để làm rõ những khác biệt cơ bản. Ví dụ, liệu việc định nghĩa một đối tượng của thủcông có yêu cầu một chương mang tựa đề “Kant và mục đích của thủcông mỹ nghệ (fine art)”? Sau đó, dựa trên lý luận thủ công-là-nghệ thuật, Risatti dành hầu hết nội dung của cuốn sách cho việc lý giải tại sao thủcông hoặc khác biệt hoặc có thể được coi là nghệ thuật mà không lý giải thực ra thủcông là gì. Đáng buồn là, khi Risalli thực sự nõ lực định nghĩa đối tượng thủcông thì cuốn sách của ông trở nên rời rạc. Sự thông thái ông đưa ra khi viết về nghệ thuật bị thay thế bởi hàng loạt những quy luật và quy tắc vụn vặt mà chỉ những người ẩn dật mới có thể thích được. Trong quá trình đó, ông cắt nhỏ và trộn lẫn đối tượng nghiên cứu thành một hệ thống khó hiểu và nghèo nàn về diễn đạt, miêu tả một số là thủcông và coi một số khác là…. Ông loại bỏ một vài lĩnh vực thủcông truyền thống, đồ trang sức chút nữa thì bị loại bỏ. Mặc dù cuối cùng Risatti vẫn miễn cưỡng coi đồ trang sức là đối tượng của thủ công, rõ rang ông không bị thuyết phục về thuộc tính thủcông của đồ trang sức. Các vật dụng thương được xem xét là đồ thủcông đầu tiên và vẫn là một trong những đối tượng rõ nét và được coi trọng. Theo Risatti, điều này là không đúng, các vật dụng có thể là đối tượng của thủ công, theo một lý luận khó hiểu về bản chất của độ thỏa dụng, vì “các vật dụng được sử dụng để tạo ra các đối tượng của thủ công, các đối tượng của thủcông ít khi được sử dụng để tạo ra những vật dụng”. Việc kiểm chứng luận điểm của ông trên những vật dụng hàng ngày nhanh chóng chỉ ra tính thiếu thực tế của nó. Ví dụ, làm thế nào ông có thể coi một cái cối được làm bằng tay là một vật dụng do nó đựng được, còn cái chày thì không phải? Ví dụ của Risatti là cái bàn ăn. Mọi thứ, bao gồm cả cái bàn, có thể là đồ thủcông – bát đĩa bằng sành, khăn trải bàn và đồ thủy tinh – ngoại trừ đĩa kim loại vì nó được tạo ra bởi một thợ làm kim loại. Dao và dĩa là các vật dụng. Và tệ hơn, kết cả đồ đựng cũng không chắc được coi là đồ thủ công. Nếu một chiếc bát được gắn liền với một bức tranh, theo Risatti, nó không còn là đồ thủcông cũng không còn là cái bát và trở thanh một bức tranh và do đó, là một nghệ thuật. Tương tự, khi một đồ dùng để đựng bị “kiểm soát” bởi vẻ ngòai (ví dụ như vò rượu có hình con vịt hoặc con bò), nó mất thuộc tính thủ công. Bạn mất phương hướng chưa? Hãy tưởng tượng về cơn ác mộng với hàng loạt danh mục khác nhau các vật dụng thủ công. Những đối tượng khác nhau được tạo ra bởi một thợ thủ công, một chất liệu với cùng kỹ thuật, phục vụ mục đích như nhau có thể được chia thành vật dụng, đồ thủ công, tranh vẽ và bản điêu khắc. Trong một lĩnh vực đã bị thiệt hại từ nghệ thuật đồng nhất/ nhị nguyên về thủcông (polarizing art/craft dualism), điều người ta ít chờ đợi nhất là việc đối tượng tiếp tục bị chia nhỏ. Tính tin cậy của Risatti tiếp tục bị tác động do thiếu tính gắn bó với những đối tượng cụ thể mà ông đưa ra. Đôi khi, ông nhầm lẫn đồ thủcông với những thứ không phải là thủ công. Vật dụng có hình con bò (cow creamer) mà ông miêu tả là một hàng thủcông thực chất được sản xuất công nghiệp, do đó, theo quy luật bản than ông đưa ra sẽ không được coi là hàng thủ công. Trong trường hợp khác, Risatti cũng đi theo quan điểm sai lầm từ năm 1933 khi Rudolf Arnheim, nhà lý thuyết nghệ thuật và nhận thức, người coi cái chén Hình chữ nhật là thảm họa của thiết kế phi chức năng và “nhìn rất khó chịu”. Ông đã quên một thực tế rằng chiếc cốc đó là một hình mẫu được ngưỡng mộ về thiết kế theo mục đích sử dụng, một trong những thiết kế nổi tiếng nhất của thời kỳ đó, và ông đã đưa ra một bức vẽ về hình dáng mà đáng ra cái chén đó có. Risatti nhìn nhận các đồ thủcông như thể chúng là những thực thể độc lập, được tách ra khỏi mối liên hệ với môi trường xã hội, các tư tưởng vật chất truyền thống và sự cảm nhận. Thiếu tính liên kết với thực tiễn về thủcông và những sản phẩm thủcông không phải là vấn đề đối với tác phẩm “thinking through craft” của Adamson. Nó được kết nối chặt chẽ với các tác phẩm đương đại, và kiến thức của Adamson về những đối tượng ông đưa ra là sâu sắc và có tính khám phá. Adamson là một học giả thông minh, và do nhận thức chính trị về cả nghệ thuật và thủcông đề sâu sắc, một số đối tượng của ông thường biến mất trong thế giới được bao kín của bài viết về thủ công, ông gắn quá nhiều nội dung trong cuốn sách của mình vào những kháiniệm dễ thay đổi theo thời gian. Sự lựa chọn của ông khi đặt thủcông vào trung tâm của chủ nghĩa hiện đại là một sự lựa chọn có tính khiêu khích. Trường phái hiện đại, đã sử dụng rất nhiều nguyên lý của phong trào Nghệ thuật và Thủcông nhằm đưa ra một kháiniệm cho thủ công, rút cục quy kết rằng thủcông có tính chất quá “tư sản”, tạo ra sự phức tạp không phù hợp khiến thủ công, cho tới giờ, vẫn chưa thể phục hồi. Việc này cũng tạo ra những sự khác thường. Trong hàng thập kỷ, Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại đã xem xét thừa nhận một ấm trà nếu nó được sản xuất công nghiệp, chứ không cân nhắc một cái ấm được làm bằng tay, bất kể nó hiện đại, tiện lợi hay được thiết kế đẹp thế nào. Nhưng Adamson đã không lãng phí công sức để đấu tranh. Ông chống lại những luận điểm tự vệ và tự coi là đúng. Ông thường để những sai lầm ngớ ngẩn của những tình huống trên (của cả phe nghệ thuật và thủ công) tự bộc lộ và để người đọc phán xét. Adamson đã đặt vai trò của thủcông vào trong từng hoàn cảnh cụ thể trong khi vô tình bỏ qua ranh giới của nghệ thuật/thủ công. Sách của ông đề cập đến tất cả các khía cạnh của nghệ thuật liên quan đến thị giác trong đó coi thủcông là một nhân tố biểu lộ, dẫn tới một số kết luận bất ngờ, ví dụ Brancusi và Mike Kelley. Mỗi vật dụng được đề cập, bất kể là ấm pha trà của nhà nghiên cứu theo trường phái bảo thủ Bernard Leach hay tác phẩm Earthwork của nhà nghiên cứu cải cách Robert Smithson, đều được nhìn nhận trong một phạm vi hữu cơ với chỉ 03 nhân tố không giới hạn về phạm vi- tác phẩm, thực tiễn và hoàn cảnh- với vai trò là những nhân tố tham khảo. Sự tinh xảo đối với ngôn ngữ của tác giả là rất rõ rang ngay từ tựa đề rất có dụng ý của cuốn sách, thinking through craft. Nếu người ta chú trọng vào chữ đầu tiên, có mang một ý nghĩa, tập trung vào 2 chữ đầu tiên, nó mang một nghĩa khác rất nhiều. Và Adamson đã bỏ qua cả 2 ý nghĩa trên trong phần viết, hướng chúng ta vào việc sử dụng thủcông như một đòn bẩy đối với những phương pháp tư duy khác nhau về nghệ thuật liên quan đến thị giác đồng thời đưa ra những nhân tố tạo nên cả lý thuyết về thủcông và phi thủcông một cách thận trọng. Tiếng nói của Adamson, ngày càng trưởng thành theo thời gian, là một tiếng nói quyết định sau 2 thập niên tranh luận triền miên: generous (rộng rãi), inclusive (bao hàm), và tự tin. Tác giả cũng không ngại đề cập tới khía cạnh lãng mạn của thủ công. Ông thực hiện một cách tự nhiên trong chương có tiêu đề “Pastoral” (có tính thôn quê) trong đó môi liên hệ giữa thủcông và thôn quê được thừa nhận, ngưỡng mộ và định nghĩa. Adamson có thể viết về vẻ đẹp đồng quê mà không biểu hiện cảm xúc vì ông không lạm dụng các kháiniệm đạo đức, ví dụ tư tưởng rằng xét về mặt đạo đức, thủcông là ưu việt hơn nghệ thuật vì nó gắn liền với các giá trị lao động và tiện ích. Không mắc lỗi, được che chắn bởi nguyên tắc trung tính một cách thận trọng, Adamson là một người thực sự tin tưởng vào phong trào thủcông hiện đại. Ông viết rằng ông sẽ phản đối một cách mạnh mẽ bất kỳ tuyên bố nào với nội dung các đối tượng thủcông xét không đủ tính văn hóa hay không thỏa mãn các tiêu chí mỹ học. Tuy nhiên, ông cũng thừa nhận một số hạn chế cần thiết: Đối với các nhà lịch sử, lý thuyết học hay phê bình, những người quan tâm tới vấn đề về thủ công, thách thức không nằm ở chỗ phân tích mọi đối tượng của thủcông dưới cùng một mức độ, và là xác định và phán xét vị trí thực sự của thủcông trong nền văn hóa hiện đại. Hơn hết điều này có nghĩa là hạn chết động lực tôn vinh thủcông một cách thiếu suy nghĩ dưới mọi góc cạnh. Chỉ cần suy nghĩ qua về thủcông là đủ, và không nên làm nhiều hơn thế nếu việc đó làm nảy sinh ra những điều không thể chắc chắn Rất nhiều lần, các tác phẩm của Adamson với giọng văn trôi chảy và tự nhiên trở nên thân thiện với người đọc. Một trong những sự so sánh của ông giữa Stephen De Staebler và Peter Voulkos chỉ ra rằng tác phẩm bằng sứ của De Staebler gắn liền với thực tiễn trong khi tác phẩm của Voulkous thì không. Điều này có vẻ hợp lý, nhưng không hoàn toàn chính xác. Một phần của tính cách mạng của Voulkos là ông không coi việc tung một vật lên cao như cách thoát khỏi lực hấp dẫn. Ông thay thế mục tiêu cổ điển của việc ném là “lift and live” (nâng lên và tồn tại) bằng quan điểm gắn liền với đất “death and dump” (chết và chôn). Hai nghệ sĩ áp dụng cùng nguyên lý, chỉ khác về cách thức. Đồng thời, sự công tâm của Adamson, một mặt rõ ràng là điểm mạnh của cuốn sách, mặt khác có thể gây khó chịu. Một chút “thêm mắm đặm muối” (pepper and passion) có thể khiến người đọc phấn chấn, như khi ông đánh giá một cách chính xác Deave Hickey và Peter Schjeldahl, cho rằng những phê bình của họ (mặc dù tích cực) về tác phẩm của Kenneth Price là “đánh giá quá thấp ông ta”. Rút cuộc, đây là những lời chỉ trích theo một cách mà đáng ra đã có thể được đưa ra trong một tàiliệu lịch lãm và thuyết phục hơn nhiều. Liệu có cuốn sách nào đưa ra phạm vi mà cộng đồng nghiên cứu về thủcông đang tìm kiếm trong thế kỷ 21? Alas, Risatti đưa thủcông trở lại vùng khai thác nghệ thuật/thủ công. Cuốn sách của Adamson cũng không thực sự đưa ra những phương hướng cụ thể cho tương lai, chủ yếu vì ông chưa viết riêng về thế giới thủ công. Nhưng ông thực sự đã đưa ra một quan điểm thoát ra khỏi những bất đồng hiện tại. Bằng việc không lao vào vòng luẩn quẩn, chính trị và những cuộc tranh luận không thực tế giữa nghệ thuật và thủ công, Adamson đã viết một cuốn sách phù hợp với thời đại. Nhưng cái mà ông đưa ra còn quan trọng hơn cho cộng đồng thủ công: một cơ hội để có cái nhìn rộng hơn về lĩnh vực và nhìn nhận thủcông như một thực thể liên tục phát triển và mở rộng. . và Thủ công nhằm đưa ra một khái niệm cho thủ công, rút cục quy kết rằng thủ công có tính chất quá “tư sản”, tạo ra sự phức tạp không phù hợp khiến thủ công, . đồ thủ công với những thứ không phải là thủ công. Vật dụng có hình con bò (cow creamer) mà ông miêu tả là một hàng thủ công thực chất được sản xuất công