Cầnkiệntoàn hoạt độngkiểmtoán độc lậptrướcthềmhộinhập Theo các chuyên gia, qui mô thị trường kiểmtoán Việt Nam còn nhỏ, chưa tương xứng với tiềm năng và tốc độ tăng trưởng của kinh tế-xã hội. Cùng với sự phát triển của kinh tế thị trường, hoạtđộngkiểmtoánđộclập đã hình thành và phát triển, ngày càng trở thành nhu cầu tất yếu đối với hoạtđộng kinh doanh và nâng cao chất lượng quản lý doanh nghiệp. Qua 15 năm, hoạtđộngkiểmtoánđộclập đã đạt được một số thành công cơ bản và đáng khích lệ: tạo lập môi trường đầu tư thông thoáng, thuận lợi, thúc đẩy đầu tư, đặc biệt là đầu tư nước ngoài; với tư cách là hoạtđộng dịch vụ tài chính, kiểmtoánđộclập đã góp phần tăng trưởng kinh tế và phát triển thị trường dịch vụ tài chính, tiền tệ, mở cửa và hội nhập; đã hình thành đội ngũ kiểmtoán viên hành nghề với chất lượng ngày càng cao… Những bất cập… Trở thành thành viên của các hãng kiểmtoán quốc tế để góp phần nâng cao chất lượng kiểmtoán nhằm hướng tới mục tiêu được quốc tế thừa nhận .là một trong những đích quan trọng mà các doanh nghiệp kiểmtoán Việt Nam đang hướng tới hiện nay. Theo ông Bùi Văn Mai-Vụ trưởng Vụ Chế độ kế toán và kiểm toán, Chủ tịch HộiKiểmtoán hành nghề Việt Nam (VACPA), hoạtđộngkiểmtoán vẫn còn nhiều hạn chế, qui mô thị trường kiểmtoán còn nhỏ, chưa tương xứng với tiềm năng và tốc độ tăng trưởng của kinh tế-xã hội. Khách hàng kiểmtoán hiện nay chủ yếu là kiểmtoán theo luật định bắt buộc. Trong mấy năm qua, các công ty kiểmtoán mới được thành lập nhiều dẫn đến sự cạnh tranh giữa các công ty kiểmtoán ngày càng gay gắt, cả về chất lượng dịch vụ và giá phí. Khách hàng kiểmtoán là công ty cổ phần, công ty TNHH và tư nhân còn rất ít do Luật Doanh nghiệp chưa qui định bắt buộc phải kiểmtoán báo cáo tài chính, mặt khác sự hiểu biết của các doanh nghiệp về lĩnh vực này còn hạn chế. Các doanh nghiệp Việt Nam chưa có thói quen sử dụng dịch vụ tư vấn thay cho hướng dẫn của cơ quan quản lý Nhà nước. Khách hàng yêu cầu cơ quan kiểmtoán chủ yếu là bị bắt buộc theo yêu cầu của luật định chứ không phải do tự nguyện. Theo các nhà chuyên môn, dù với các tên gọi khác nhau nhưng thực chất các công ty đều cung cấp các loại dịch vụ tương tự nhau, tỷ trọng dịch vụ kiểmtoán vẫn là lớn nhất. Dịch vụ tư vấn tài chính, kế toán, thuế chiếm tỷ trọng cao hơn ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và còn hạn chế ở các công ty trong nước. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế chưa có nhu cầu và chưa thực sự tin tưởng vào các dịch vụ tư vấn tài chính, thuế, kế toán, quản lý do các công ty kiểmtoán cung cấp. Thực tế, chưa có sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan quản lý nhà nước, vẫn còn hiện tượng một số công ty có vốn đầu tư nước ngoài chưa thực hiện kiểmtoán báo cáo tài chính theo luật định nhưng vẫn được cơ quan thuế chấp nhận. Ông Bùi Văn Mai khẳng định: “Việc kiểm soát chất lượng dịch vụ của Bộ Tài chính đã được duy trì từ 5-6 năm nay nhưng còn hạn chế do chưa đi sâu vào chất lượng chuyên môn, chưa hoàn thành qui chế kiểm soát chất lượng kiểm toán”. Còn ông Trần Đình Cương - Phó tổng giám đốc Công ty TNHH Ernst & Young Vietnam (một trong những công ty kiểmtoán có doanh thu hàng đầu ở Việt Nam) cho rằng, một trong những lý do khiến cho hoạt độngkiểmtoán chưa đạt chất lượng là do công tác kiểm tra vẫn còn một số tồn tại. Ông Cương khẳng định: “Nội dung kiểm tra chưa đi vào thực chất, còn mang tính hình thức hành chính, như nặng về kiểm tra các loại giấy phép, chứng chỉ. Việc kiểm tra chưa có tính chuyên nghiệp cao do những người thực hiện không chuyên sâu về nghề nghiệp; Qui trình và nội dung kiểm tra chưa nhất quán do chưa có văn bản về qui chế và qui trình kiểm soát chất lượng dịch vụ kế toán, kiểmtoán .". Cũng theo ông Bùi Văn Mai, sở dĩ kiểmtoánđộclập đã đi vào hoạtđộng 15 năm nhưng vẫn còn những yếu kém này là do hệ thống luật pháp liên quan tới hoạtđộng dịch vụ kiểmtoán và kế toán của Việt Nam chưa thật hoàn chỉnh và đồng bộ; Trình độ tổ chức kinh doanh dịch vụ kiểmtoán và kế toán của các công ty kiểmtoán còn nhiều hạn chế; sự cạnh tranh trong kinh doanh giữa các công ty kiểmtoán còn mang nặng lợi ích kinh tế cục bộ; Nhà nước chưa có hướng dẫn thống nhất qui trình nghiệp vụ kỹ thuật, chưa thực hiện các biện pháp quản lý và chưa có qui chế về kiểm soát chất lượng hoạt độngkiểm toán… Nâng cao hiệu quả hoạtđộng và hộinhập quốc tế Ông Đặng Văn Thanh-Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế-Ngân sách của Quốc hội: Chất lượng và kiểm soát chất lượng hoạtđộng là vấn đề sống còn của hoạt độngkiểm toán. Để phát triển thị trường dịch vụ kế toán, kiểmtoán có chất lượng thì vấn đề cốt lõi là tạo lập, nâng cao lòng tin của khách hàng và mở rộng thị trường. Ông Đặng Văn Thanh – Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế và Ngân sách của Quốc hội cho rằng: Để nâng cao chất lượng kiểm toán, phải triển khai rất nhiều giải pháp khác nhau, cả về phía nhà nước, phía công ty kiểm toán, kiểmtoán viên và phía các đối tượng được kiểmtoán và được cung cấp dịch vụ. Ông Võ Hùng Tiến-Chủ tịch Hộiđồng quản trị, Giám đốc Công ty A&C (thành viên của Tổ chức Kiểmtoán quốc tế HLBi-một trong 12 tập đoàn kế toán, kiểmtoán và tư vấn hàng đầu thế giới) khẳng định: “Việc trở thành thành viên của một hãng kiểmtoán quốc tế là một trong những giải pháp đúng đắn và nhanh nhất góp phần nâng cao chất lượng kiểm toán, rút ngắn khoảng cách hộinhập và phát triển của một công ty kiểmtoán Việt Nam trong tiến trình toàn cầu hoá”. Ông Hùng còn cho biết thêm, thông qua mục tiêu “Chăm sóc khách hàng toàn cầu”, A&C cùng với các công ty thành viên của HLBi được tạo điều kiện huấn luyện và thực hành nghiệp vụ để bảo đảm cung cấp dịch vụ chuyên môn chất lượng cao nhất với cung cách phục vụ chuyên nghiệp được thế giới thừa nhận. Trong điều kiện mở cửa thị trường, gia nhập WTO, ông Nguyễn Chi Lăng - Phó Giám đốc Công ty TNHH Kiểmtoán và Tư vấn tài chính Việt Nam FACOM cho rằng, đa dạng hoá và nâng cao chất lượng hoạtđộng dịch vụ của các công ty kiểmtoánđộclập là việc làm cần thiết. Ông Nguyễn Chi Lăng cho rằng, để làm được điều này về phía Nhà nước cần phải tiếp tục ban hành và hoàn thiện đầy đủ hệ thống chuẩn mực kế toán, kiểmtoán Việt Nam, tạo ra sự đồng bộ với các chuẩn mực quốc tế. Các hội nghề nghiệp cần thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát chất lượng hoạt độngkiểmtoán tiến tới thành lập bộ phận kiểm định chất lượng kiểmtoán của các công ty thành viên. Các công ty kiểmtoán phải tìm cách nâng cao trình độ của kiểmtoán viên, thường xuyên cập nhật, nâng cao trình độ kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ và ngoại ngữ ./. Admin (Theo DCSVN ) . Cần kiện toàn hoạt động kiểm toán độc lập trước thềm hội nhập Theo các chuyên gia, qui mô thị trường kiểm toán Việt Nam còn nhỏ,. Quốc hội: Chất lượng và kiểm soát chất lượng hoạt động là vấn đề sống còn của hoạt động kiểm toán. Để phát triển thị trường dịch vụ kế toán, kiểm toán