Xã hội hóa giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay

192 10 0
Xã hội hóa giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Dưới góc độ quản lý công, xã hội hóa được hiểu là một phương thức đa dạng hóa chủ thể cung ứng dịch vụ công. Trong các học thuyết kinh tế phương Tây, xã hội hóa được xem là một giải pháp của Nhà nước trong việc giải quyết các thất bại của thị trường. Với vai trò điều hành xã hội, Nhà nước trực tiếp tiến hành cung ứng một số dịch vụ công thông qua các tổ chức của mình để xử lý tình trạng thiếu hụt những dịch vụ công mà tư nhân không muốn hoặc không thể cung ứng. Như vậy, xã hội hóa dịch vụ công trong quan niệm của phương Tây là việc Nhà nước cung cấp dịch vụ công dựa trên việc sử dụng các nguồn lực công. Tại Việt Nam, xã hội hóa dịch vụ công lại được hiểu theo nghĩa hoàn toàn trái ngược. Do đặc thù của mô hình quản lý và thực tiễn lịch sử xây dựng đất nước, các dịch vụ công ở Việt Nam đều được cung cấp bởi Nhà nước. Trải qua nhiều biến động của lịch sử, giữa bối cảnh các nguồn lực công ngày càng bị thu hẹp nhưng yêu cầu của xã hội về số lượng và chất lượng dịch vụ công ngày càng tăng cao, Nhà nước phải giảm dần hoạt động trực tiếp cung ứng. Thay vì tự cung ứng, Nhà nước chuyển giao một số nhiệm vụ cho các chủ thể ngoài Nhà nước nhưng vẫn giữ quyền quản lý tổng thể. Việc huy động và tổ chức cho các thành phần trong xã hội tham gia vào cung ứng dịch vụ công được gọi là xã hội hóa. Như thế, hoạt động xã hội hóa dịch vụ công tại Việt Nam là hoàn toàn khác với hoạt động xã hội hóa dịch vụ công ở phương Tây. Tuy khác biệt về nội hàm khái niệm, song từ góc độ quản lý công, có thể khẳng định sự tham gia của khu vực ngoài Nhà nước vào việc thực hiện các nhiệm vụ công là một xu thế tất yếu trong xã hội hiện đại. Thay vì trực tiếp thực hiện mọi nhiệm vụ công, Nhà nước tập trung giữ vai trò quản lý và trao quyền thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể cho các chủ thể ngoài Nhà nước. Cách làm này đang ngày càng cho thấy nhiều ưu điểm, bởi nó vừa phát huy được tính hiệu quả và năng động của khu vực ngoài Nhà nước, vừa hạn chế được sự chậm chạp và kém thích ứng của bộ máy công quyền. Hiện nay, khu vực tư nhân đang ngày càng phát triển mạnh mẽ và bộc lộ rõ rệt năng lực vượt trội trong thực thi các mục tiêu định sẵn. Trong khi đó, hàng loạt những vấn đề xã hội có tính toàn cầu xuất hiện đã đặt ra những thách thức không nhỏ đối với hoạt động quản lý và điều hành của các quốc gia. Sự tăng thêm cả về lượng và về chất của nhu cầu xã hội đang đặt ra những thách thức không nhỏ đối với Nhà nước trong quá trình thực hiện chức năng cai trị cũng như chức năng phục vụ. Tiếp cận từ góc độ quản lý công, việc tận dụng năng lực của khu vực ngoài Nhà nước trong thực thi các nhiệm vụ công là hướng đi thích hợp để giải quyết đòi hỏi này. Từ giữa những năm 1990, ở Việt Nam, sự tham gia của các thành phần ngoài Nhà nước vào việc cung ứng một số loại hình dịch vụ công cộng đã được thể chế hoá. Theo Nghị quyết số 90/CP của Chính phủ ngày 21/8/1997 về phương hướng và chủ trương xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa: “Xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa là vận động và tổ chức sự tham gia rộng rãi của nhân dân, của toàn xã hội vào sự phát triển các sự nghiệp đó nhằm từng bước nâng cao mức hưởng thụ về giáo dục, y tế, văn hóa và sự phát triển về thể chất và tinh thần của nhân dân…”. Giáo dục đại học là hoạt động giáo dục sau trung học phổ thông nhằm cung cấp kiến thức, kỹ năng và thái độ cho người học về một ngành, lĩnh vực cụ thể. Trong xu thế phát triển chung của giáo dục đại học trên thế giới, để phát huy tối đa vai trò của giáo dục đại học trong công cuộc phát triển đất nước, xã hội hóa giáo dục đại học là một việc làm mang tính tất yếu. Đặc biệt trong bối cảnh giáo dục đại học đang phải đối mặt với những thách thức lớn về hiệu quả đào tạo so với nhu cầu; về tính linh hoạt và liên thông trong các quá trình và phương thức đào tạo; về kỹ năng nghề nghiệp và đạo đức làm việc của nhân lực được đào tạo; về khả năng thích ứng của chương trình đào tạo đối với thực tiễn xã hội; về sự thiết gắn kết giữa nghiên cứu khoa học, sản xuất, kinh doanh và nhu cầu của thị trường lao động; về sự lạc hậu trong phương pháp giáo dục; sự kém thực chất trong việc thi, kiểm tra và đánh giá; về những yếu kém trong quản lý giáo dục; về chất lượng, số lượng và cơ cấu của đội ngũ nhà giáo… Để đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đại học, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu bức thiết của sự phát triển, cần: “Đẩy mạnh việc thực hiện cơ chế tự chủ, xã hội hoá, trước hết là các cơ sở giáo dục đại học” như Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương khoá XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý,

Ngày đăng: 19/07/2021, 17:00

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan