Fedora Core là một Bản phân phối Linux dựa trên RPM Package Manager, được phát triển dựa trên cộng đồng theo “Dự án Fedora” và được bảo trợ bởi Red Hat. Dự án Fedora nhắm tới mục đích tạo ra một hệ điều hành mã nguồn mở hoàn chỉnh để sử dụng cho các mục đích tổng quát. Fedora được thiết kế để có thể dễ dàng cài đặt với chương trình cài đặt mang giao diện đồ họa. Các gói phần mềm bổ sung có thể tải xuống và cài đặt một cách dễ dàng
GIÁO TRÌNH fedora core 8 6/2008 Giáo trình Linux Fedora Core 8 MỤC LỤC Chương 1. Tổng quan về mã nguồn mở và Linux Fedora Core 3 I. Khái niệm mã nguồn mở 3 II. Tổng quan về Linux Fedora Core 4 Chương 2. Cài đặt Fedora Core 8 .6 I. Cấu hình tối thiểu để cài đặt 6 II. Các bước cài đặt .6 Chương 3. Cấu hình và sử dụng Fedora Core 8 .20 I. Đăng nhập vào hệ thống 20 II. Tổng quan về Desktop .21 III. Shutdown hệ thống .23 IV. Giao diện đồ họa GNOME và KDE 24 V. Các công cụ cơ bản trên Linux 26 VI. Tùy biến giao diện Desktop .38 VII. Cấu hình kết nối mạng 45 VIII. Quản lý hệ thống tập tin 49 IX. Quản lý ổ đĩa 51 X. Quản lý tài khoản người dùng và nhóm người dùng .56 XI. Thiết lập quyền truy xuất dữ liệu .59 XII. Cài đặt các gói ứng dụng 64 XIII. Thực thi chương trình và quản lí tiến trình 73 XIV. Cấu hình boot grub 76 Chương 4. Cấu hình các dịch vụ máy chủ .78 I. Dịch vụ samba 78 II. Dịch vụ NFS server 84 III. Dịch vụ Web Server .87 IV. Dịch vụ Mail Server .92 Tài liệu tham khảo 99 Trang 2 Giáo trình Linux Fedora Core 8 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU VỀ MÃ NGUỒN MỞ VÀ LINUX FEDORA CORE I. Khái niệm mã nguồn mở Mã nguồn mở (open-source software) hiểu theo nghĩa rộng là một khái niệm chung được sử dụng cho tất cả các phần mềm mà mã nguồn của nó được công bố rộng rãi công khai và cho phép mọi người tiếp tục phát triển phần mềm đó. Điều này không có nghĩa là chúng có thể được sao chép, sửa chữa thoải mái hay sử dụng vào mục đích nào cũng được. Mã nguồn mở được công bố dưới rất nhiều điều kiện khác nhau (license), một số trong đó cho phép phát triển, sử dụng và bán tùy ý miễn là giữ nguyên các dòng về nguồn gốc sản phẩm (BSDL), một số bắt buộc tất các sản phẩm làm ra từ đó cũng phải là open-source (GPL), một số khác đòi hỏi phải công bố trọn vẹn mã nguồn (Mozilla), một số khác không cho phép sử dụng vào mục đích thương mại (Sun Solaris Source Code License), một số khác lại không có ràng buộc gì đáng kể (public domain, MIT X11 license) . Qua đó ta thấy khái niệm open source không thể chuẩn xác mà muốn nói đến tính pháp lý của việc sử dụng các phần mềm mã nguồn mở, chúng ta phải xem xét đến điều kiện sử dụng (license) cụ thể mà dưới đó chúng được công bố. Một điều kiện hay được áp dụng nhất là GPL: GNU General Public License của tổ chức Free Software Foundation. GPL license có 2 đặc điểm phân biệt, đó là: • Tác giả gốc giữ bản quyền về phần mềm nhưng cho phép người dùng rất nhiều quyền khác, trong đó có quyền tìm hiểu, phát triển, công bố cũng như quyền khai thác thương mại sản phẩm. • Tác giả sử dụng luật bản quyền để bảo đảm các quyền đó không bao giờ bị vi phạm đối với tất cả mọi người, trên mọi phần mềm có sử dụng mã nguồn của mình. Đặc biệt điểm thứ 2 biến tất cả các phần mềm có dùng mã nguồn GPL cũng biến thành phần mềm GPL. Trên thực tế điều này có ý nghĩa: bất kỳ tác giả nào sử dụng dù chỉ 1 phần rất nhỏ mã nguồn GPL trong chương trình của mình cũng phải công bố chương trình đó dưới điều kiện GPL. Điều kiện này quy định ví dụ: • Mọi phần mềm GPL đều phải công bỗ mã nguồn của mình rộng rãi công khai và phải tạo điều kiện cho mọi người truy cập được mã nguồn ấy (ví dụ qua web hoặc qua việc bán CD giá rẻ) • Giữ nguyên mọi dòng chú thích về nguồn gốc tác giả, bản quyền của họ cũng như điều kiện được áp dụng đối với phần mềm (trong 1 file có tên LICENSE) • Cấm việc bán mã nguồn nhưng cho phép kinh doanh chương trình được tạo ra từ mã nguồn ấy hoặc là các dịch vụ hỗ trợ liên quan. Trang 3 Giáo trình Linux Fedora Core 8 II. Tổng quan về Linux Fedora Core 1. Giới thiệu về Linux Linux là hệ điều hành được viết dựa trên nền tảng của UNIX - hệ điều hành phổ biến trên thế giới dành cho các máy tính lớn. Do UNIX chỉ sử dụng cho các máy tính lớn nên không thể lập trình cũng như phát triển hệ thống một cách trực tiếp trên các thế hệ máy tính cá nhân (microcomputer). Vì thế Linus Tovalds đã cho ra đời hệ điều hành Linux đầu tiên. Ngày nay, Linux đã trở thành một trong những hệ điều hành máy chủ mạnh nhất trên thế giới. 2. Ưu điểm của Linux • Là hệ điều hành đa nhiệm: có khả năng chạy nhiều chương trình tại một thời điểm. • Là hệ điều hành đa người dùng: cho phép nhiều người dùng có thể sử dụng hệ điều hành cùng một lúc. • Là hệ điều hành mã nguồn mở. • Có tính bảo mật cao: do mã nguồn của linux được công khai, do đó khi có lỗi sẽ được cộng đồng lập trình mã nguồn mở cảnh báo và sửa lỗi ngay lập tức. Vì vậy đa số các người dùng cho là linux có tính bảo mật tương đối cao hơn các hệ điều hành phổ biến khác. 3. Những mặt hạn chế của Linux • Còn dựa nhiều vào giao tiếp dòng lệnh: các thao tác cấu hình phức tạp và linh động trên linux phải được cấu hình bằng giao tiếp dòng lệnh, giao diện đồ họa chỉ hỗ trợ cho người dùng một số tính năng cấu hình đơn giản và phổ biến. • Các bước cài đặt còn tương đối phức tạp: trong quá trình cài đặt và cấu hình sau khi cài đặt còn đòi hỏi người dùng phải cấu hình khá nhiều thông số, điều này gây khó khăn cho những người dùng mới tiếp xúc với linux. • Thiếu sự trợ giúp thân thiện với người dùng. • Sự hỗ trợ phần cứng còn hạn chế: các trình điều khiển làm việc với phần cứng được viết cho Linux đều phải được cung cấp miễn phí cho các cộng đồng người sử dụng Linux, mà điều này các hãng sản xuất phần cứng không muốn. Do đó, có thể đây là một điểm yếu so với Windows bởi các công ty phần cứng có thể làm việc trực tiếp với Microsoft về tính tương thích, và có xu hướng để Linux tự tìm cách hỗ trợ các thiết bị đó bởi họ muốn giữ bản quyền về công nghệ của riêng mình. Một thông tin tốt là các nhà cung cấp phần cứng cho Linux cũng như phần mềm đều đang có chuyển biến tích cực và nhiều công ty cũng đang dần hỗ trợ Linux. 4. Giới thiệu về Fedora Core Fedora Core là một Bản phân phối Linux dựa trên RPM Package Manager, được phát triển dựa trên cộng đồng theo “Dự án Fedora” và được bảo trợ bởi Red Hat. Dự án Fedora nhắm tới mục đích tạo ra một hệ điều hành mã nguồn mở hoàn chỉnh để sử dụng cho các mục đích tổng quát. Fedora được thiết kế để có thể dễ dàng cài đặt với chương trình cài đặt mang Trang 4 Giáo trình Linux Fedora Core 8 giao diện đồ họa. Các gói phần mềm bổ sung có thể tải xuống và cài đặt một cách dễ dàng với công cụ yum. Các phiên bản mới hơn của Fedora có thể được phát hành mỗi 6 hoặc 8 tháng. Phiên bản chính thức mới nhất hiện nay là Fedora Core 8 với rất nhiều tính năng nổi bật so với những phiên bản trước. Dựa trên nhân Linux 2.6.23, Fedora Core 8 bao gồm phiên bản GNOME 2.20 cho môi trường desktop, cùng một Theme Nodoka mới được tạo riêng cho phiên bản 8. Ngoài ra, ứng dụng Online Desktop hướng đến mục tiêu hợp nhất nhiều dịch vụ trực tuyến cho người dùng có trình độ kỹ thuật. Cửa sổ quản lý hiệu ứng 3D Compiz Fusion được đưa vào danh sách cài đặt mặc định trong Fedora 8. Về giao diện, đội ngũ thiết kế đồ họa Fedora Art đã sáng tạo biểu tượng "Vô cực" (Infinity) cho phiên bản 8. Giao diện đồ họa thân thiện với người dùng và bắt mắt hơn. Người dùng mới tập làm quen với Linux sẽ không còn cảm giác bối rối với giao diện câu lệnh mà thay vào đó là giao diện đồ họa rất đẹp của Fedora 8. Hơn nữa, Fedora 8 có khá nhiều thành phần và tính năng được thay đổi, cải tiến. Sau đây là một vài tính năng được cải thiện so với phiên bản trước: - PulseAudio: dùng để quản lý audio, được cài đặt sẵn và kích hoạt mặc định. PulseAudio là hệ thống máy chủ âm thanh mới, tương thích với hầu hết các hệ thống âm thanh Linux và hỗ trợ "chuyển đổi nóng" cho ngõ ra audio, bộ điều khiển âm lượng (volume) riêng cho từng luồng âm thanh và audio mạng. - Cải tiến bộ quản lý nguồn, tăng mức độ hỗ trợ các thiết bị Bluetooth, mức độ kết hợp với hệ thống của các công cụ và đồ họa người dùng tốt hơn cho những máy tính xách tay. Các nhà phát triển cũng được Redhat lưu ý qua môi trường Java mở và miễn phí IcedTea được cài đặt mặc định, xuất phát từ OpenJDK. Phiên bản mới của Eclipse 3.3 mang tên Europa là môi trường phát triển cũng được tích hợp vào trong desktop. - Việc quản lý mạng không dây (Wireless) trở nên rất dễ dàng trong Fedora 8 với sự giúp sức của Network Manager 0.7 đã được tái tạo lại. Nhóm phát triển Fedora hi vọng sẽ đưa NetworkManager trở thành công cụ quản lý mạng duy nhất và mặc định trong các phiên bản Fedora sắp tới. - Khả năng hỗ trợ tính ảo hóa tăng thêm một bậc khi Fedora giới thiệu chức năng quản lý bảo mật từ xa cho Xen, KVM và QEMU. - Về bảo mật, Fedora 8 bổ sung thêm công cụ cấu hình tường lửa qua giao diện đồ họa, chức năng Kiosk thông qua SELinux và hỗ trợ cho SHA256, SHA512 trong gói glibc so với trước đây chỉ có DES và MD5. Ngoài ra, còn phải kể đến những công cụ mới như: Bookmarks, TexLive 2007, Rsyslog, XULrunner, KDE4, Codec Buddy, BigBoard . Trang 5 Giáo trình Linux Fedora Core 8 CHƯƠNG 2 CÀI ĐẶT FEDORA CORE 8 I. Cấu hình tối thiểu để cài đặt Giao diện kí tự Giao diện đồ họa CPU Pentium 200MHz Pentium 400 MHz RAM 128 MB 192 MB (đề nghị 256 MB) Đĩa cứng 90 MB (cài đặt tối thiểu) 9 GB (cài đặt đầy đủ) Ngoài ra hệ thống cần có ổ đĩa DVD ROM, màn hình hỗ trợ chuẩn VGA, chuột, bàn phím. II. Các bước cài đặt 1. Đầu tiên vào BIOS kiểm tra thứ tự ưu tiên boot phải là DVD ROM, sau đó cho đĩa DVD Fedora Core 8 vào, màn hình Welcome xuất hiện như sau: • Install or upgrade an existing system: cài đặt hệ điều hành Fefora Core bằng giao diện đồ họa (đây là lựa chọn mặc định) Trang 6 Giáo trình Linux Fedora Core 8 • Install or upgrade an existing system (text mode): cài đặt bằng giao diện kí tự khi máy có cấu hình yếu. • Rescue installed system: cơ chế cứu hộ khi cài đặt bị lỗi. • Boot from local drive: thoát khỏi quá trình cài đặt và boot vào ổ đĩa cứng. Chọn Install or upgrade an existing system 2. Quá trình kiểm tra dữ liệu trên đĩa cài đặt: Chọn OK để kiểm tra lỗi đĩa cài đặt chọn Skip để bỏ qua 3. Màn hình giới thiệu về Fedora Core: Nhấn Next để bắt đầu tiến trình cài đặt. Trang 7 Giáo trình Linux Fedora Core 8 4. Lựa chọn ngôn ngữ trong quá trình cài đặt: Mặc định chọn ngôn ngữ sử dụng là English (English), nhấn Next để tiếp tục. 5. Lựa chọn chuẩn bàn phím sử dụng: Mặc định chọn chuẩn bàn phím sử dụng là U.S. English. Trang 8 Giáo trình Linux Fedora Core 8 6. Cấu hình phân vùng trên đĩa cứng: • Remove all partitions on selected drives and create default layout: mặc định tiến trình cài đặt sẽ xóa hết tất cả các phân vùng có trên đĩa cứng và tự động tạo ra cấu trúc phân vùng Linux mặc định trên đĩa cứng. (Khi đó tất cả dữ liệu trên đĩa cứng sẽ bị xóa hết). • Remove Linux partitions on selected drives and create default layout: xóa hết các phân vùng Linux có trên đĩa cứng và tự động tạo ra cấu trúc phân vùng Linux mặc định trên vùng trống đó. • Use free space on selected drives and create default layout: giữ nguyên các dữ liệu hiện tại, và sẽ sử dụng vùng trống trên ổ đĩa chưa được phân vùng để tạo ra cấu trúc phân vùng Linux mặc định trên đĩa cứng. • Create custom layout: tự thiết lập các phân vùng Linux trên đĩa cứng. Để cài đặt thêm Fedora Core trên máy tính đã cài đặt sẳn hệ điều hành Windows hoặc muốn tự tạo cấu trúc phân vùng trên đĩa cứng, chọn mục Create custom layout. Trang 9 Giáo trình Linux Fedora Core 8 Tiến trình cài đặt thể hiện đĩa cứng hiện tại chưa được phân vùng và có dung lượng là 8192 MB. Nhấn New để tạo ra phân vùng mới. Để cài đặt hoàn tất Fedora Core, ta cần tạo ra ít nhất 2 loại phân vùng sau: - Phân vùng Swap hoạt động như bộ nhớ ảo trên hệ điều hành, thường có dung lượng gấp 1,5 RAM thực trên máy tính. - Phân vùng Extended3 để chứa dữ liệu chính của hệ điều hành. Để tạo phân vùng swap, nhấn chọn File System Type là swap và đặt dung lượng cho phân vùng swap bằng gấp 1,5 lần dung lượng RAM, nhấn OK để hoàn tất. Trang 10 . Còn dựa nhiều vào giao tiếp dòng lệnh: các thao tác cấu hình phức tạp và linh động trên linux phải được cấu hình bằng giao tiếp dòng lệnh, giao diện đồ họa. Fedora Core 8 • Install or upgrade an existing system (text mode): cài đặt bằng giao diện kí tự khi máy có cấu hình yếu. • Rescue installed system: cơ chế