Cấu hình boot grub

Một phần của tài liệu Giáo Trình Fedora Core 8 (Trang 85)

GRUB là trình quản lý khởi động phổ biến nhất hiện giờ trong thế giới Linux. Không như một số bản phân phối khác cho nhiều khả năng tùy chọn khởi động,Fedora Core làm mọi việc tự động và đặt hệ điều hành mặc định sẽ khởi động là Fedora Core.

Mọi thiết lập của GRUB đều được chứa trong file grub.conf trong thư mục /boot/grub. Để có thể cấu hình grub bạn phải đăng nhập bằng tài khoản root.

• Default=0: số thứ tự của tùy chọn khởi động mặc định.

• Timeout=5: thời gian cho phép lựa chọn hệ điều hành mặc định là 5 giây, nếu không lựa chọn hệ điều hành sử dụng, thì sau 5 giây sẽ vào hệ điều hành mặc định.

• Splashimage=(hd0,0)/boot/grub/splash.xpm.gz: đường dẫn chứa file ảnh trong màn hình boot.

CHƯƠNG 4

CẤU HÌNH CÁC DỊCH VỤ MÁY CHỦ

I. Cấu hình dịch vụ Samba

Samba là một dịch vụ cho phép các máy tính sử dụng hệ điều hành Windows có thể truy xuất vào các tài nguyên trên các máy tính được cài đặt hệ điều hành Linux và ngược lại nhằm giúp cho việc chia sẻ dữ liệu trong hệ thống mạng chạy song song cả hai hệ điều hành Linux và Windows. Để giải quyết vấn đề đó ta cần cài đặt dịch vụ samba trên hệ điều hành Linux, từ menu chính, chọn Add/Remove Software, chọn thêm gói system-config-samba trong mục Servers/Server Configuration Tools để cài đặt:

Sau khi cài đặt xong dịch vụ samba, ta sẽ tiến hành cấu hình dịch vụ này, vào giao diện terminal gõ lệnh system-config-samba hoặc từ menu chính, click chọn System  Administration  Server Settings  Samba

Từ menu chính, click chọn Preferences  Samba Users để cấu hình cho các user có thể truy xuất tài nguyên bằng dịch vụ samba, ở đây ta sẽ thêm vào tài khoản người dùng là sambauser:

Sau khi cấu hình tài khoản samba user, ta sẽ tiến hành share các thư mục chia sẻ, chẳng hạn ta tạo và chia sẻ thư mục /share:

• Directory: thư mục chứa dữ liệu muốn chia sẻ.

• Share name: đặt tên cho đối tượng chia sẻ.

• Description: mô tả về đối tượng chia sẻ.

• Writable: cho phép người dùng có quyền thay đổi dữ liệu khi truy xuất.

• Visible: mặc định sẽ hiển thị đối tượng chia sẻ khi người dùng truy xuất vào.

Trong thể Access, check vào tài khoản người dùng smbuser để đảm bảo rằng chỉ có tài khoản smbuser mới có thể truy cập được tài nguyên này qua mạng:

• Only allow access to specific users: chỉ cho phép người dùng sau đây có quyền truy xuất vào đối tượng chia sẻ này.

• Allow access to everyone: cho phép tất cả mọi người dùng có thể truy xuất vào đối tượng chia sẻ này.

Sau đó nhấn OK để xác nhận.

Để đảm bảo smbuser có thể truy xuất vào thư mục này, ta cần kiểm tra quyền của thư mục này cho phép các người dùng khác owner có quyền truy xuất vào dữ liệu, nhấn chuột phải vào thư mục share, chọn Properties sau đó chọn thẻ Permissions:

Sau khi cấu hình hoàn tất, ta sẽ khởi chạy dịch vụ này, từ giao diện terminal gõ lệnh service smb start

Và ngược lại, các máy tính chạy trên nền Linux có thể truy xuất các tài nguyên chia sẻ trên Windows sử dụng tài khoản của Windows. Giả sử ta muốn truy xuất vào tài nguyên chia sẻ Deployment trên máy tính có địa chỉ IP là 172.16.12.200, từ giao diện terminal ta gõ lệnh

Sau khi đăng nhập thành công ta sẽ sử dụng các lệnh để thao tác trên thư mục chia sẻ này, ví dụ như dir để liệt kê các file và subfolder, get để copy file…

II. Xây dựng File Server

Để dễ dàng chia sẻ dữ liệu và quản lý dữ liệu tập trung trên hệ thống mạng Linux, ta cần xây dựng File Server với dịch vụ tiêu biểu nhất là NFS.

Từ menu chính, click chọn System  Administration  Server Settings  NFS

Sau đó click Add để thêm vào thư mục cần chia sẻ, mục Host(s) là vùng địa chỉ IP được truy xuất vào tài nguyên chia sẻ này:

• Directory: thư mục chứa dữ liệu muốn chia sẻ.

• Hosts: vùng địa chỉ mạng cho phép truy xuất vào dữ liệu chia sẻ.

• Basic Permissions: các quyền truy cập:

o Read-only: người dùng chỉ được đọc dữ liệu.

Các cấu hình tương ứng sẽ được ghi lại trong file /etc/exports:

Trường hợp ta muốn ngăn không cho một số máy tính nào đó trong hệ thống mạng truy xuất vào tài nguyên chia sẻ, ta có thể cấu hình trên file /etc/hosts.allow/etc/hosts.deny

Chẳng hạn ta không cho các máy tính có địa chỉ từ 172.16.12.121 đến 172.16.12.123 truy xuất vào bất cứ dịch vụ nào (all) trên server này, ta có thể cấu hình trong file /etc/hosts.deny như sau:

Ta có thể tham khảo thêm về quá trình xác thực các địa chỉ IP khi cần truy xuất vào tài nguyên trên server như sau:

• Các địa chỉ IP không được cấu hình trong file exports sẽ không thể truy xuất vào tài nguyên trên server

• Các địa chỉ IP đồng thời được cấu hình trong file host.allow và host.deny thì IP đó có thể truy xuất vào tài nguyên chia sẻ trên server, do file hosts.allow có độ ưu tiên cao hơn file host.deny

Khi đó các máy client trong hệ thống mạng có thể truy xuất vào tài nguyên này bằng cách mount thư mục chia sẻ này vào một thư mục trên hệ thống cục bộ, sử dụng lệnh:

mount 172.16.12.200:/shared /mnt/shared

Để hệ thống cục bộ tự động mount tài nguyên chia sẻ này mỗi khi khởi động, ta thêm dòng lệnh mount trên vào file /etc/rc.sysinit:

III. Xây dựng Web Server

Để xây dựng web server, ta cần cài đặt gói dịch vụ Apache (system-config-httpd): Sau khi cài đặt xong ta bắt đầu tiến hành cấu hình trên dịch vụ này như sau:

Server Name là tên của web server, mặc định web server này sẽ mở port 80 để các web client có thể truy xuất vào:

Ta có thể đặt tên ảo cho host khác với tên của hệ thống, ở đây ta sẽ đặt tên cho host là www và Document Root Directory là thư mục host web

Khi đó hệ thống mail server đã hoạt động hoàn chỉnh, ta có thể kiểm tra kết nối của web server từ hệ thống cục bộ: http://localhost

Và bên ngoài internet cũng có thể truy xuất vào web server với bất cứ trình duyệt web nào qua địa chỉ http://www.csp.vn

IV. Xây dựng Mail Server

Để dễ dàng cho việc quản trị và gởi nhận mail, ta sẽ sử dụng dịch vụ sendmail và kết hợp với dịch vụ squirrel mail để xây dựng web mail server.

Trước hết ta phải cài đặt các dịch vụ sendmail và squirrelmail webmail client trên cả mail server và mail client.

Các gói cần cài đặt trên mail server:

• Apache - http://httpd.apache.org/download.cgi • PHP - http://php.net/downloads.php

• UW IMAP - http://www.washington.edu/imap/

• SquirrelMail - http://squirrelmail.org/download.php Giải nén và cài đặt dịch vụ Apache:

# cd /usr/local/src # tar -xzvf /usr/local/src/downloads/httpd-2.0.54.tar.gz # cd httpd-2.0.54 # ./configure --prefix=/usr/local/apache # make # make install Giải nén và cài đặt php: # cd /usr/local/src

# tar --bzip2 -xvf /usr/local/src/downloads/php-4.3.11.tar.bz2 # cd php-4.3.11

# ./configure --prefix=/usr/local/php # make

# make install

Giải nén và cài đặt dịch vụ imap:

# cd /usr/local/src

# tar -xzvf /usr/local/src/downloads/imap.tar.Z # strip imapd/imapd

# install -d /usr/local/libexec/ # cp imapd/imapd /usr/local/libexec/

Giải nén và cài đặt squirrel mail:

# cd /usr/local/squirrelmail

<Directory /usr/local/squirrelmail/www> Options Indexes

AllowOverride none

DirectoryIndex index.php Order allow,deny

allow from all </Directory>

Để tiến hành cấu hình cho mail server, ta sẽ tiến hành cấu hình thông qua file

/etc/squirrel/config/conf.pl, đây là chương trình dùng để cấu hình cho squirrel được viết bằng ngôn ngữ perl:

Để thiết lập cấu hình cho server ta sẽ chọn các thông số tương ứng trên menu, phần đầu tiên (1) sẽ là phần cấu hình thông tin về doanh nghiệp:

Sau khi cấu hình xong các thông số, nhấn S để lưu lại và nhấn R để trở về menu chính cấu hình các thông số tiếp theo:

Khi đó người dùng có thể truy xuất vào mailbox của mình thông qua web tương ứng với tài khoản của mình trên mail server.

TÀI LIỆU THAM KHẢO ▪ http://fedoraproject.org ▪ http://www.samba.org ▪ http://winehq.org ▪ http://postfix.org ▪ http://howtoforge.com ▪ http://squirrelmail.org ▪ http://php.net ▪ http://wikipedia.org ▪ http://vnoss.org ▪ http://vnlinux.org ▪ http://www.quantrimang.com

MỤC LỤC

 

Chương 1. Tổng quan về mã nguồn mở và Linux Fedora Core...3

I. Khái niệm mã nguồn mở...3

II. Tổng quan về Linux Fedora Core...4

Chương 2. Cài đặt Fedora Core 8...6

I. Cấu hình tối thiểu để cài đặt...6

II. Các bước cài đặt...6

Chương 3. Cấu hình và sử dụng Fedora Core 8...20

I. Đăng nhập vào hệ thống...20

II. Tổng quan về Desktop...21

III. Shutdown hệ thống...23

IV. Giao diện đồ họa GNOME và KDE...24

V. Các công cụ cơ bản trên Linux...26

VI. Tùy biến giao diện Desktop...38

VII. Cấu hình kết nối mạng...45

VIII. Quản lý hệ thống tập tin...49

IX. Quản lý ổ đĩa...51

X. Quản lý tài khoản người dùng và nhóm người dùng...56

XI. Thiết lập quyền truy xuất dữ liệu...59

XII. Cài đặt các gói ứng dụng...64

XIII. Thực thi chương trình và quản lí tiến trình...73

XIV. Cấu hình boot grub...76

Chương 4. Cấu hình các dịch vụ máy chủ...78

I. Dịch vụ samba...78

Một phần của tài liệu Giáo Trình Fedora Core 8 (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w