Bạn đang ấp ủ dự định kinh doanh, có rất nhiều người như bạn Họ nghiên cứu và thành công, còn bạn thì sao? Hãy xem qua tài liệu của tôi, hy vọng sẽ giúp bạn đạt được điều đó
BÍ MẬT THÀNH CÔNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ ''RẤT NHỎ'' Không ít người băn khoăn với câu hỏi: Điều gì tạo ra một hoạt động kinh doanh trị giá hàng triệu đô la? Họ có bí mật gì? Tại sao công ty của mình không tăng trưởng và có lợi nhuận nhanh chóng như vậy? Hãy đọc bài viết này và khám phá 6 siêu bí mật của các chủ doanh nghiệp “triệu đô”. 1. Mọi thứ đều là tiếp thị Thành công của một công ty dựa trên hoạt động tiếp thị nhiều hơn bản thân chất lượng và tính năng sản phẩm. Mọi thứ đều là liên quan tới tiếp thị, từ cách thức bạn nói “Chào buổi sáng” đến những cuộc giao tiếp trên máy bay, tàu hoả hay bân lề đường. Xem mọi cơ hội đều là những cơ hội tiếp thị. Nhân viên phục vụ tại nhà hàng bạn yêu thích có thể giới thiệu cho bạn một khách hàng mới. Một người lạ trong thang máy tại ngân hàng bạn giao dịch thường xuyên cũng có thể là những nguồn giới thiệu, quảng bá tiềm năng. Bạn phải nắm bắt tất cả những nơi nào mà khách hàng kế tiếp của bạn sẽ xuất hiện. Nhận ra rằng không phải tất cả các cơ hội tiếp thị được tạo dựng đều hiệu quả như nhau. Việc nhờ người lau chùi ở bãi để xe đặt 30 tấm danh thiếp kinh doanh của bạn vào các tấm kính chắn gió xe hơi sẽ không hiệu quả bằng việc nói chuyện trước 30 người tại một bữa tiệc trưa. Và việc nói chuyện trước 30 người tại một bữa tiệc trưa sẽ không hiệu quả bằng việc quảng bá tại buổi hội nghị quốc gia có sự tham gia của hàng nghìn người. Là fan số một của chính bạn. Điều này có nghĩa rằng bạn cần công bố những thành công của mình. Với đôi chút khiêm tốn, hãy để mọi người biết khi nào công ty của bạn dành được một phần thưởng, khi nào bạn sẽ có một sản phẩm hay dịch vụ mới. Biết rằng những khách hàng hiện tại của bạn cũng chính là những khách hàng tiềm năng tốt nhất. Sẽ tốn kém hơn rất nhiều để có được một khách hàng mới so với việc gia tăng tiền bạc thu về từ một khách hàng hiện tại. Khách hàng tốt nhất chính là khách hàng trung thành. Đừng bao giờ ngừng tiếp thị. Khi kinh doanh bận rộn, bạn có thể có ý cắt giảm bớt hoạt động marketing, thật không nên chút nào. Trái lại, đây là lúc cần tiếp tục đẩy mạnh tiếp thị. Không bao giờ là thừa với việc tung ra các gói tiếp thị, khuyến mại sản phẩm/dịch vụ mới. Cũng không bao giờ thừa khi liên tục tìm kiếm các khách hàng tiềm năng mới. Đừng bao giờ chờ đợi cho đến khi bạn “đói khát” mới tái trồng trọt khu vườn rau. 2. Những ý tưởng “triệu đô” của thể đến từ bất cứ ai 95% các CEO thường không bao giờ hỏi ý kiến của các nhân viên làm việc 8 giờ/ngày vì cho rằng họ chỉ là người sản xuất và chẳng có ý tưởng gì cả. Nhưng thực tế thì các ý tưởng tuyệt vời lại thường được nảy sinh từ những nhân viên như vậy. Một số công ty có những buổi họp phát huy trí tuệ tập thể hàng tháng - nơi mà toàn thể nhân viên công ty, từ vị trí tiếp tân, phục vụ cho đến các giám đốc, đưa ra những ý tưởng và đề xuất về các sản phẩm mới, các chiến lược tiếp thị và những cách thức hợp lý hoá hoạt động kinh doanh. Nếu bạn không có một đội ngũ nhân viên hoàn chỉnh, hãy thu thập chất xám ở bất cứ nơi nào bạn có thể tìm thấy. Bạn có thể học hỏi từ tất cả mọi người. 3. Không dành hết thời gian cho hoạt động mạng lưới Những chủ doanh nghiệp “triệu đô” rất kỹ lưỡng chọn lựa khi xây dựng các mối quan hệ của họ. Họ rất bận rộn với việc xây dựng công ty, chứ không phải việc thu thập các tấm danh thiếp kinh doanh. 4. Không định giá quá thấp sản phẩm/dịch vụ Những khách hàng thông minh hiểu rằng cái gì giá rẻ có thể trở nên đắt về lâu dài. Họ sẽ mua sản phẩm/dịch vụ của công ty bạn miễn là bạn đem lại cho họ những giá trị đáng đồng tiền bát gạo. Một doanh nghiệp phải phát sinh lợi nhuận, bằng không sẽ không phải là một doanh nghiệp - mà là một quỹ từ thiện. Thuật ngữ “lợi nhuận” (profit) có nguồn gốc là một từ Latinh “profectus”, nghĩa là “tăng trưởng hay cải thiện”. Các chủ doanh nghiệp “triệu đô” có thể sẵn lòng khởi đầu nhỏ và tăng trưởng chậm chạp, nhưng mong muốn xuyên suốt của họ luôn là tìm kiếm lợi nhuận. 5. Mong đợi các tảng băng Các chủ doanh nghiệp “triệu đô” biết chuẩn bị trước cho những bất trắc. Năm 1990, Vicki L. Milazzo, giám đốc điều hành Công ty tư vấn dịch vụ y tế Milazzo đã va phải một tảng băng lớn khi một khách hàng lớn nhất của công ty bị phá sản. May mắn thay, Vicki đã kịp thời có một chiếc xuống cứu nạn. Ông nhanh chóng tái tổ chức lại công ty và có khả năng sử dụng thêm các nguồn lực để ổn định tình hình kinh doanh, tham gia thêm một số hiệp hội y tế lớn để tìm kiếm các khách hàng mới. “Hoạt động kinh doanh của tôi không bị chìm, và tôi đã hoạch định một con đường mới hướng tới thành công trong tương lai”. 6. Cạnh tranh duy nhất với bản thân Trong kinh doanh, bạn cần là người chủ động trong tất cả. Hãy cách tân - đừng bắt chước. Để kinh doanh tăng trưởng, bạn phải nắm rõ vị thế cạnh tranh, nhưng bạn không thể cho phép sự nhận thức đó chèo lái lệch con đường của bạn. Hãy cạnh tranh với chính bản thân bạn bằng cách đặt ra nguyên tắc như sau: 5 lời hứa cần giữ: Bạn cần luôn tuân theo những lời hứa dưới đây như một sự định hướng cho từng quyết định của mình. Những lời hứa này không có gì phức tạp cả và sẽ thích hợp với mọi chủ doanh nghiệp. - Tôi sẽ sống và làm việc trong một cuộc sống tràn đầy đam mê. - Tôi sẽ có những quyết định dứt khoát, không chần chừ. - Tôi sẽ thực hiện từng bước hành động một trong mỗi ngày để hướng tới viễn cảnh cuối cùng. - Tôi sẵn lòng học hỏi vào bất cứ thời điểm nào. - Tôi tin rằng tôi có thể làm mọi thứ. 9 việc cần làm và 9 việc nên tránh đối với các chủ doanh nghiệp mới khởi sự: - Hãy gắn kết với những yếu tố có thể giúp tăng trưởng kinh doanh mạnh mẽ. - Hãy thể hiện một sự chính trực và đáng tin cậy vào mọi thời điểm. - Hãy tiết kiệm tối đa các khoản chi phí kinh doanh và cuộc sống có thể trong ít nhất 6 tháng đầu tiên. - Hãy phát triển một kế hoạch kinh doanh chiến lược, không ngừng nhấn mạnh hoạt động tiếp thị. - Hãy lựa chọn một cái tên công ty sẽ tiêu biểu cho sản phẩm/dịch vụ trong 5, 10 và 20 năm tới. - Hãy gạt bỏ chủ nghĩa cầu toàn; thay vào đó là mau chóng đưa bản thân bạn và sản phẩm/dịch vụ của bạn ra thị trường. - Hãy tuyển dụng những chuyên gia để giúp bạn trong cứ lĩnh vực nào không phải chuyên môn của bạn, đặc biệt là cho các dữ liệu tiếp thị sản phẩm/dịch vụ. - Hãy có một kế hoạch dự phòng, không chỉ cho máy tính của bạn mà cho cả tất cả những hệ thống thiết yếu. - Hãy bắt đầu xây dựng hệ thống dữ liệu khách hàng trước khi bạn bắt đầu xây dựng các hoạt động kinh doanh. - Đừng bị rối bời bởi những lời buôn chuyện; hãy tin tưởng vào tầm nhìn của bạn. - Đừng rời bỏ công việc thường nhật của bạn cho đến khi bạn thực sự thu về những đồng lợi nhuận đầu tiên. - Đừng mạo hiểm rủi ro với các khoản vay có thể chấp bằng nhà cửa của bạn; hãy khám phá những lựa chọn tài chính khác. - Đừng mua sắm vào những thứ không cần thiết chẳng hạn như đồ dùng văn phòng đắt tiền. - Đừng cố gắng tự mình làm tất cả mọi việc; hãy uỷ thác bớt công việc cho các thành viên gia đình cho đến khi bạn có đủ tiền để tuyển dụng những nhân viên đầu tiên. - Đừng đầu tư dựa trên cảm tính và hình ảnh; hãy đầu tư một cách thông minh và những vật dụng, đồ dùng có chất lượng xúc tiến kinh doanh hiệu quả nhất. - Đừng quá chú tâm vào các công việc giết thời gian như e-mail và voice mail. - Đừng chờ đợi điện thoại reo; hãy chủ động gọi điện cho các khách hàng tiềm năng của bạn. - Đừng để sức ép hạ gục bạn; hãy dành thời gian để quan tâm tới bản thân. Vicki L. Milazzo đã từng khẳng khái nói: “Nếu có ai đó nói với tôi 24 năm trước đây rằng tôi có thể sở hữu một công ty đạt doanh thu triệu USD, tôi sẽ không tin được. Phải mất gần 2 thập kỷ tôi mới có thể nhận ra được những siêu bí mật của một chủ doanh nghiệp “triệu đô” là thế nào”. Theo Trần Phương Minh Bwportal/Entrepreneur Bí quyết thành công của các doanh nhân triệu phú Bí quyết thành công của các doanh nhân triệu phú Vân Nhật DNSG Cuối tuần Những ông chủ của các doanh nghiệp mới thành lập thường nhìn các doanh nhân thành đạt bằng cặp mắt ngưỡng mộ và nghĩ rằng:“Giá như ta chưa biết được bí quyết của những triệu phú này là gì. Tại sao doanh nghiệp của ta lại không thể phất lên nhanh như vậy”? Thật ra, bí quyết của các triệu phú thật đơn giản đó không phải là làm việc thật cật lực, quên cả giờ giấc mà là hành xử như một Tổng Giám đốc điều hành (CEO) thật thụ, bất kể quy mô của doanh nghiệp như thế nào… Điều đó có nghĩa là gì? Các CEO triệu phú chỉ tập trung thời gian và các nỗ lực vào những việc có thể đem lại cho họ sự đền bù lớn nhất. Họ thường áp dụng sáu bí quyết dưới đây để bản đảm rằng những việc mình làm sẽ đem lại những kết quả mà người khác phải thèm muốn. 1. Mọi thứ đều là marketing Mỗi cơ hội gặp gỡ với một người nào đó, dù là với những người bình thường cũng là một cơ hội để tiếp thị. Người phục vụ ở một nhà hàng mà bạn hay lui tới có thể sẽ là người giới thiệu bạn với một khách hàng mới. Một người lạ mà bạn mới gặp trong thang máy ở Ngân hàng của bạn có thể là người quảng cáo doanh nghiệp của bạn với người khác trong tương lai. Không phải có cơ hội tiếp thị nào cũng có tác dụng như nhau. Việc nhét 30 tấm danh thiếp của doanh nghiệp vào cái cần gạt nước của 30 chiếc xe hơi ở một bãi đậu xe chắc chắn sẽ có tác dụng khác với việc phát biểu trước 30 người khách trong một bữa tiệc hay tham gia một cuộc triển lãm quốc gia có hàng ngàn quan khách tham dự. Hãy là fan số 1 của chính mình. Hãy mạnh dạn giới thiệu những thành tích của bạn. Điều này nghe có vẻ khó đối với nhiều người, nhưng nếu bạn không làm điều đó thì ai sẽ làm điều đó. Khi giành được một giải thưởng, đưa một sản phẩm hay dịch vụ mới ra thị trường . CEO phải là người đi đầu trong việc quảng cáo những sự kiện này. Biết rằng các khách hiện tại cũng là những khách hàng tiềm năng nhất. Việc tìm một khách hàng mới bao giờ cũng gây ra nhiều tốn kém hơn việc đầu tư để giữ lại và tăng doanh số bán từ một khách hàng hiện tại. Khách hàng trung thành mới là khách hàng tốt nhất. Tiếp thị là một việc làm liên tục, ngay cả khi doanh nghiệp đang rất thành công. Khi đang ăn nên làm ra và trở nên bận rộn, một số doanh nghiệp thường có xu hướng cắt giảm chi phí cho hoạt động tiếp thị. Lẽ ra cần phải làm điều ngược lại, tức là lúc nào doanh nghiệp cũng cần phải củng cố quan hệ với khách hàng hiện tại và phát triển quan hệ với các khách hàng tiềm năng. 2. Ai cũng có thể nghĩ ra những ý tưởng đáng giá ngàn vàng Có tới 90% CEO không tham khảo ý kiến của những nhân viên cấp thấp nhất và đây chính là một sai lầm, bởi các nhân viên này chính là nhang người hiểu rất rõ về sản phẩm và họ luôn làm việc trực tiếp với khách hàng. Thực tế cho thấy những ý tưởng tuyệt vời thường xuất phát từ một số nhân viên bình thường nhất và nhà quản lý sẽ không bao giờ biết được những ý tưởng này đều không nói chuyện với họ. 3. Không nên lạm dụng những cơ hội xây dựng quan hệ Đa số các doanh nhân trẻ thường mất nhiều thời gian cho việc xây dựng quan hệ nên thời gian làm việc cho chính doanh nghiệp bị cắt giảm nhiều. Trong khi đó, các doanh nhân triệu phú dành thời gian chủ yếu để xây dựng doanh nghiệp. Họ chỉ ưu tiên gặp gỡ những người có đẳng cấp trên họ, bởi vì họ tin rằng sẽ học hỏi được nhiều điều bổ ích, có giá trị hơn từ những người này. 4. Đừng tự hạ thấp mình bằng cuộc chiến về giá Những người mua hàng khôn ngoan là những người biết rõ "tiền nào của đó". Họ sẽ không mua hàng nếu thấy điều đó không đem đến cho giá trị họ cần. Khách hàng có thể chê bai rằng sản phẩm nào đó quá đắt nhưng điều đó không có nghĩa là họ không mua chúng. Những doanh nhân triệu phú luôn nỗ lực và sáng tạo để làm ra những sản phẩm hay dịch vụ có khả năng đem lại nhiều giá trị nhất cho khách hàng, nhưng họ sẽ không dễ gì chạy theo cuộc chiến về giá để tự hạ thấp mình. 5. Luôn dự báo và đề phòng những rủi ro Các doanh nhân triệu phú biết rằng dù họ có thành công đến đâu thì vẫn có nguy cơ một lúc nào đó sẽ bị thất bại. Họ luôn ý thức cao điều này để tìm các biện pháp đề phòng. 6. Hãy cạnh tranh với chính mình Doanh nhân triệu phú là những người biết cạnh tranh bằng sự sáng tạo của chính mình chứ không phải chạy theo hay bắt chước người khác. Các doanh nhân triệu phú luôn co gắng tìm hiểu cuộc đua mà họ đang bước vào nhưng họ sẽ không dễ cho cuộc đua đó đưa đẩy họ, mà sẽ tự xoay xở để tìm đường đi riêng. Theo DNSG Cuối tuần Tiến hành kinh doanh - biến ý tưởng thành hành động Quyết định đầu tư thành lập doanh nghiệp quả là một quyết định khó khăn nhưng tự mình thành lập doanh nghiệp có thể sẽ rất thú vị và mang lại nhiều lợi ích. Tuy nhiên, điều quan trọng là bạn phải chắc chắn rằng quyết định mình đưa ra không phải là vội vàng và dành nhiều thời gian để suy nghĩ một cách cẩn trọng về những vấn đề liên quan đến việc thành lập một doanh nghiệp của riêng mình như việc lập kế hoạch hay đăng ký kinh doanh Có như thế sau này khi doanh nghiệp của bạn đã đi vào hoạt động bạn sẽ không mất thời gian quý báu và tiền bạc để tìm kiếm các giải pháp. Hai câu hỏi đầu tiên mà bất cứ ai khi muốn thành lập doanh nghiệp cần xem xét kỹ lưỡng là: Bạn mong muốn thu nhận được gì khi thành lập doanh nghiệp này? Bạn đã có một bản kế hoạch chi tiết cho hoạt động của doanh nghiệp chưa? Bằng cách trả lời hai câu hỏi này, bạn đã tự tạo cho mình một bước đệm vững chắc để từ đó có thể tiến hành kinh doanh bởi lẽ bạn đã xác định được bạn cần thu được những gì và bằng cách nào có thể thành công. Câu hỏi thứ nhất: Bạn mong muốn nhận được gì khi bắt đầu công việc kinh doanh? Trước khi tiến hành kinh doanh, bạn cần phải xác định rõ ràng bạn mong muốn thu lại được những gì: danh vọng? tiền bạc? hay sự thoả mãn? Một khi đã xác định được mục đích của mình khi thành lập doanh nghiệp, bạn mới có thể tự mình đánh giá mức độ thành công của công việc kinh doanh và từ đó quyết định quy mô và cơ cấu của doanh nghiệp Câu hỏi thứ hai: bạn đã lập kế hoạch chi tiết cho công việc kinh doanh chưa? Kế hoạch kinh doanh chính là những ý tưởng để có thể thành công trong công việc kinh doanh được viết thành văn bản. Việc lập một bản kế hoạch kinh doanh không chỉ giúp bạn huy động được vốn để tiến hành kinh doanh mà còn giúp bạn có được một cách suy nghĩ thật lôgic và hợp lý về những gì cần làm để có thể thành công. Do đó, trước khi bắt tay vào kinh doanh, hãy lập ra một kế hoạch thật hoàn hảo và thuyết phục cho những gì bạn sẽ làm. Nhà bác học đồng thời là nhà sáng lập ra Cty tư vấn DN Bios Group Inc. S T Kauffman phân tích rằng, môi trường kinh doanh giống như thế giới thiên nhiên, trong đó có những quá trình thay đổi liên tục. Bước đột phá của Bios Group Inc là áp dụng quy luật của loài kiến rất thành công vào việc kinh doanh tại nhiều tập đoàn lớn. Theo S T Kauffman, sự phát triển và cạnh tranh của các nền kinh tế luôn vận động và có những phức tạp như thế giới tự nhiên. Ông cho rằng, chính những hệ thống thông tin cực kỳ tinh vi trong thế giới tự nhiên là một kho tàng quý giá cho các nhà kinh tế. Các sinh vật biến hoá như thế nào để thích nghi với tự nhiên thì con người đều như vậy. F Moula, chuyên gia tư vấn cao cấp của Cty tư vấn Gemini Ernst & Young cho rằng, các loài chim mỗi khi lạnh là chúng tìm đến các địa điểm của phương Nam nhằm tránh rét, mỗi năm một khác là nhờ chúng có các hệ thống phân tích thông tin cực tinh vi. Hiện tượng này cũng thấy rõ ở cả loài kiến, các thành viên của kiến có thể thông tin cho nhau mau lẹ trên phạm vi rộng lớn từ đường đi tới phạm vi hoạt động của chúng trong khi kiếm ăn và tìm bạn đời. Gợi ý của đàn kiến Nhờ thuật toán của loài kiến các nhà quản lý DN tìm ra giải pháp tối ưu cho những biến động trong tương lai. Đây là phương án tối ưu cho các DN kinh doanh trong các lĩnh vực phức tạp và đầy biến động, tiêu biểu trong số này là nhiều hãng vận tải lớn của Mỹ. Họ là những DN lớn vận tải bằng các phương tiện với các phương thức phức tạp. Các DN này có quan hệ với bạn hàng lên tới hàng triệu người và các Cty cung ứng hàng hoá. Đặc trưng của loại kinh doanh này là khó tính được những hậu quả khôn lường. Chính vì vậy, sự hoạt động nhịp nhàng của các bộ phận trong Cty tựa như những con kiến trong một đàn. Để làm được điều này, Bios Group Inc trước khi đi vào hoạt động đã phải xây dựng thuật toán của Cty tựa như sự hoạt động của các đàn sinh vật trong tự nhiên. Dựa vào đầu óc của các chuyên gia cũng như việc phân tích của máy tính chuyên ngành các nhà khoa học đã đưa ra được phương pháp tối ưu trong kinh doanh nhằm ngăn chặn được những rủi ro lớn bất ngờ gây ra. Việc mô phỏng mô hình trên đã giúp các Cty điều hành tốt hơn các chuyến bay vận chuyển và đặc biệt là đã làm giảm được 20% tổng chi phí. Đây là kết quả rất bất ngờ và khích lệ. áp dụng mô hình của loài kiến đã giúp Cty luôn có được phương án hoàn thiện trong khâu phục vụ khách hàng, thông báo được những tình huống xấu có thể xảy ra đối với các bạn hàng của Cty. Tăng uy tín, giảm rủi ro Trong thời gian gần đây, thuật toán của loài kiến trong kinh doanh đã được nhân rộng ra trên thế giới trong đó có ngành bưu chính Đan Mạch. Người ta đã phát triển cho ngành bưu chính Đan Mạch hai chiến lược: xây dựng trên toàn quốc các trung tâm phát hành bưu kiện để đạt được tối ưu các loại hình dịch vụ mới nhằm đem lại lợi nhuận cao. Nhờ đó mà việc vận chuyển các bưu kiện và thư tín cho nhiều nơi luôn đạt những điều tối ưu nhất. Không chỉ có thế, Cty Unilever cũng đã áp dụng một số thuật toán trong các cơ sở sản xuất của mình nhằm xây dựng chiến lược dài hạn trong các công trình sản xuất cũng như lường được những nguy cơ biến động của thị trường. Các chuyên gia cũng đã phải thừa nhận rằng, thuật toán của loài kiến đã đưa ra được những lời cảnh báo khá hữu hiệu và chính xác những trục trặc hay hỏng hóc trong quá trình sản xuất dựa trên việc loài kiến có các đối sách khi trên đường đi của chúng bất ngờ gặp chướng ngại vật. Hiện nay, tại New York, mô hình điều hành việc mua bán cổ phiếu theo nhiều tình huống khác nhau đáp ứng được tình huống khác nhau trên thị trường chứng khoán cũng đã áp dụng thuật toán sinh hoạt của nhiều loài động vật. Sử dụng thuật toán của loài kiến mô phỏng sự hoạt động của các sinh vật trong thiên nhiên chỉ là một trong những phát kiến có những đột phá của Cty Bios Group Inc. Hiện nay, Cty đang tập trung xây dựng mô hình quản lý hoàn toàn mới, mô hình "DN thích nghi". Đây là mô hình cho phép DN nhanh chóng thích nghi với những biến động bất ngờ, không theo quy luật trên thị trường. Sự sinh tồn của DN gắn liền với quy luật của thiên nhiên sẽ đem lại hiệu quả cao cho bất kỳ giới lãnh đạo DN nào biết ứng dụng. SWOT cho sự nghiệp Hãy tránh khiêm tốn quá nhưng cần phải hoàn toàn trung thực và nhận thức đúng bản thân mình. Theo bản chất con người, chúng ta cảm thấy tương đối khó khăn khi chỉ ra những điểm mình còn yếu kém. Nhưng đánh giá này sẽ giúp bạn chỉ ra những điểm mà mình cần phải cải thiện. Một công cụ quan trọng trong quá trình lập kế hoạch chiến lược cũng có thể áp dụng khi lập kế hoạch cho nghề nghiệp. Đây là công cụ phân tích Marketing sử dụng mô hình SWOT. Một phân tích SWOT chú trọng vào môi trường bên trong và môi trường bên ngoài, xem xét điểm mạnh, điểm yếu từ môi trường bên trong cũng như những cơ may và hiểm hoạ từ môi trường bên ngoài. Hãy tưởng tượng mô hình phân tích SWOT của bạn có cấu trúc như bảng sau: Môi trường bên trong: . (STRENGTH) Điểm mạnh + (WEAKNESS) Điểm yếu Môi trường bên ngoài: . (OPPORTUNITY) Cơ may + (THREAT) Hiểm họa Để xây dựng mô hình phân tích SWOT của riêng bạn từ đó lập kế hoạch cho sự nghiệp, hãy xem xét tình hình hiện tại của bạn. Bạn có những điểm mạnh và điềm yếu gì. Bạn có thể phát huy điểm mạnh và hạn chế điểm yếu của mình như thế nào. Có những cơ may và hiểm hoạ nào từ bên ngoài trong lĩnh vực nghề nghiệp mà bạn đã lựa chọn. Những nhân tố bên trong: 1. Điểm mạnh Những nhân tố tích cực bên trong có thể kiểm soát được và bạn có thể phát huy khi lập kế hoạch: - Kinh nghiệm làm việc - Trình độ học vấn, bao gồm cả những khoá học thêm. - Những hiểu biết chuyên môn sâu sắc trong lĩnh vực của bạn (ví dụ: phần cứng, phần mềm, ngôn ngữ lập trình…) - Kỹ năng truyền đạt rõ ràng (ví dụ: kỹ năng giao tiếp, làm việc theo nhóm và kỹ năng lãnh đạo) - Những đặc điểm cá nhân (ví dụ: đạo đức trong công việc, ý thức tự giác, khả năng chịu áp lực trong công việc, khả năng sáng tạo, lạc quan, có sức khoẻ tốt) - Có mối quan hệ tốt/làm việc theo nhóm tốt. - Tác động tương hỗ với những tổ chức nghề nghiệp 2. Điểm yếu Những nhân tố tiêu cực bạn kiểm soát được và có thể thay đổi theo chiều hướng tốt hơn: - Thiếu kinh nghiệm làm việc - Điểm GPA thấp, sai chuyên ngành - Thiếu mục tiêu, chưa hiểu rõ bản thân và thiếu những kiến thức về công việc cụ thể - Kiến thức chuyên môn yếu - Nhiều kỹ năng yếu (kỹ năng lãnh đạo, mối quan hệ giữa người với người, kỹ năng giao tiếp, làm việc theo nhóm) - Kỹ năng tìm việc yếu - Những tính cách cá nhân tiêu cực (ví dụ, đạo đức làm việc kém, thiếu tự giác, thiếu động cơ thúc đẩy, thiếu quyết đoán, nhút nhát và quá giàu cảm xúc) Những nhân tố bên ngoài: 3. Cơ may Những điều kiện bên ngoài tích cực mà bạn không kiểm soát được tuy nhiên bạn vẫn có thể tận dụng được. - Những xu hướng phát triển tích cực trong lĩnh vực của bạn tạo ra nhiều việc làm hơn (ví dụ, sự tăng trưởng, toàn cầu hoá, những tiến bộ khoa học kỹ thuật) - Những cơ hội bạn có được trong lĩnh vực của mình bằng cách nâng cao trình độ học vấn. - Lĩnh vực thật sự cần đến những kỹ năng của bạn - Những cơ hội bạn có nhờ tự biết mình rõ hơn và những mục tiêu nghề nghiệp cụ thể hơn. - Những cơ hội cho những tiến bộ trong chuyên ngành của bạn. - Cơ hội cho sự phát triển nghề nghiệp trong chuyên ngành của bạn. - Con đường sự nghiệp mà bạn lựa chọn sẽ mang lại cho bạn những cơ hội của riêng mình - Vị trí địa lý - Một mạng lưới làm việc vững mạnh 4. Hiểm hoạ Những nhân tố bên ngoài mà bạn không kiểm soát được nhưng vẫn ảnh hưởng tới bạn và bạn vẫn có thể giảm thiểu rủi ro xuống mức thấp. - Mất phương hướng trong lĩnh vực của bạn, thu hẹp phạm vi công việc (thu hẹp, không cải tiến trong công việc) - Sự cạnh tranh từ những người tốt nghiệp cùng trường, khoá với bạn - Đối thủ cạnh tranh có kỹ năng, có kinh nghiệm, học vấn cao - Đối thủ cạnh tranh có kỹ năng tìm việc tốt hơn bạn - Đối thủ cạnh tranh là những người đi học có danh tiếng tốt hơn bạn - Những trở ngại trên con đường công danh của bạn (Ví dụ: Thiếu học vấn/đào tạo ở trình độ cao mà bạn cần có để có thể nắm bắt được cơ hội) - Sự phát triển trong lĩnh vực bạn tham gia có hạn chế, trong khi phát triển mang tính cạnh tranh và vô cùng quan trọng khốc liệt. - Sự gia tăng cơ hội nghề nghiệp trong lĩnh vực của bạn còn hạn chế do vậy rất khó có thể trụ lại được. - Các công ty không thuê những người có chuyên môn và bằng cấp như bạn. Hãy tự tìm ra những điểm mạnh của chính bạn nhưng bạn cũng nên đặt mình vào vị trí của những người tuyển dụng tiềm năng khi bạn xem xét những điểm mạnh của mình. Hãy tránh khiêm tốn quá nhưng cần phải hoàn toàn trung thực và nhận thức đúng bản thân mình. Hãy bắt đầu với việc lập một danh sách liệt kê những tính cách của bạn, có thể trong số những tính cách bạn liệt kê ra có những điểm mạnh của bạn. Một trong những điểm mạnh nhất của bạn có thể là tình yêu đối với công việc bạn làm. Học cách “làm theo những ý thích của mình” có thể là nhân tố quan trọng khi bạn theo đuổi sự nghiệp của mình. Một số người nhận thức từ rất sớm rằng công việc nào sẽ làm cho họ hạnh phúc. Đối với một số người khác, sự nhận biết về khả năng của mình để làm nên sự nghiệp lại đến từ quá trình khám phá ra sự yêu thích, kỹ năng, nhân cách, cách học hỏi và những giá trị. Hãy xem một số đánh giá về nghề nghiệp và những công cụ tìm kiếm như miêu tả trong “Những Bài kiểm tra và Các công cụ đánh giá nghề nghiệp”. Hãy thử làm một vài bài kiểm tra và xem kết quả. Những kết quả đó có phù hợp giữa kế hoạch và kỳ vọng của bạn không. Khi xem xét những điểm yếu của mình, hãy nghĩ về điểm mà nhà tuyển dụng tiềm năng cho rằng bạn có cải thiện được chúng sau đó. Đối mặt với những điểm yếu của mình sẽ giúp bạn có cái đầu tỉnh táo để có thể bắt đầu lập kế hoạch cho sự nghiệp. Theo bản chất con người, chúng ta cảm thấy tương đối khó khăn khi chỉ ra những điểm mình còn yếu kém. Nhưng đánh giá này sẽ giúp bạn chỉ ra những điểm mà mình cần phải cải thiện. Nếu bạn xác định được một kỹ năng mà mình biết đang cần dùng trong lĩnh vực chuyên ngành bạn đã chonh, nhưng bạn còn yếu về kỹ năng đó, bạn cần phải có những bước để cái thiện nó. Những đánh giá về những hoạt động cũ và thậm chí cả điểm số và những lời nhận xét của giáo viên ở trường cũng cung cấp những thông tin phản hồi có giá trị. Từ phân tích này, bạn sẽ có một tấm bản đồ trong đó chỉ cho bạn cách phát huy điểm mạnh, hạn chế hoặc giảm bớt điểm yếu. Sau đó, bạn nên sử dụng tấm bản đồ này để tận dụng cơ hội và tránh những rủi ro. Sau khi bạn đã phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ may và hiểm hoạ của mình, bạn nên sử dụng những thông tin đó để lên kế hoạch làm thế nào để “marketing bản thân”. Quá trình lập kế hoạch “marketing bản thân” bao gồm 3 bước cơ bản sau: 1. Xác định mục tiêu 2. Phát triển chiến lược marketing 3. Chiến lược hoá chương trình hành động. Mục tiêu: - hãy xác định mục tiêu nghề nghiệp của bạn. Công việc lý tưởng của bạn sau khi tốt nghiệp là gì (Hoặc công việc mà bạn muốn chuyển từ công việc hiện tại sang)? Những vị trí nào khác mà bạn có thể chấp nhận. Mục tiêu sự nghiệp trong 5 năm của bạn là gì? Chiến lược Marketing - một chiến lược marketing toàn diện hay “kế hoạch trò chơi” để đạt được mục tiêu của mình. Những công ty hay tổ chức nào bạn đang nhắm tới để đạt được mục tiêu của mình – công việc lý tưởng của bạn? Bạn sẽ liên hệ với những công ty, tổ chức trên ra sao? Chiến lược mà bạn xác định phải tận dụng được tất cả những nguồn lực sẵn có đối với bạn như những môi quan hệ cá nhân và mối quan hệ với những người có kinh nghiệm. Chương trình hành động - tuỳ thuộc vào nguyên tắc marketing, chiến lược marketing phải trở thành một chương trình hành động cụ thể nhằm trả lời được một số câu hỏi như: Cái gì và khi nào sẽ thực hiện xong? Ai chịu trách nhiệm thực hiện nó? Nhiệm vụ chính của bạn ở đây là đưa ra một thời gian biểu và thời hạn cụ thể để có nghề nghiệp và thông tin về doanh nghiệp mà bạn đã chọn trong chiến lược marketing của bạn. Khởi nghiệp bằng sản phẩm mới: những sai lầm cần tránh Không phải ai cũng có kinh nghiệm trong việc sáng tạo ra một sản phẩm mới hay khởi xướng một lĩnh vực kinh doanh mới, chuyên vấp phải những sai lầm trong quá trình khởi nghiệp theo con đường đó không phải hãn hữu, nhưng hoàn toàn có thể tránh nếu biết đề phòng… Có cả những sai lầm nhỏ lẫn những sai lầm nghiêm trọng tới nỗi có thể phá hỏng mọi nỗ lực, làm tổn thất lớn về tiền bạc và mất đi sư tự tin của người khởi nghiệp. Đó là những sai lầm, thiếu sót phổ biến dưới đây. 1- Kỳ vọng vào những kết quả không thực tế. Nhiều người nghĩ ráng sáng tạo ra một sản phẩm hay dịch vụ mới là một con đường làm giàu nhanh nhất. Thực tế thì là một suy nghi đẩy mao hiểm, bởi lẽ việc tạo ra một sản phẩm hay một dịch vụ mới là một quá trình khó khăn và khó ai có thể trở thành triệu phú ngay từ bước khởi đầu. Hiển nhiên, với những ý tưởng mới, bạn sẽ có cơ hội kiếm ra tiến và khi những ý tưởng đó được phát triển, bạn sẽ trở nên giàu có. Tuy nhiên, điều quan trọng là nếu muốn khởi nghiệp thành công bâng con đường sáng tạo, bạn phải đánh giá đúng những nguồn lực mình đang có (kiến thức, kinh nghiệm, tiền bạc), đo lường sức mạnh của động cơ khiến mình dấn thân vào lĩnh vực mới và thời gian mà mình có thể sẵn sàng bở ra để phát triển ý tưởng mới. Sau đó, bạn cần xây dựng một kế hoạch khả thi phù hợp với những yếu tố nói trên. 2 - Không nghiên cứu thị trường sớm. Nếu có mọt ý tưởng lớn và tin chắc rằng mọi người sẽ cổ vũ cho ý tưởng đó, bạn có thể bỏ ra nhiều tiền để biến ý tưởng đó thành hiện thực bằng cách xây dựng một mô hình kinh doanh mình làm ra những sản phẩm mẫâu, phát triển một kế hoạch kinh doanh, thuế mướn các nhà tư vấn, các luật sư. Trường hợp ai quá say sưa với ý tưởng của mình mà không biết rằng thị trường đã tồn tại một sản phẩm hay dịch vụ tương tự thì đã đầu tư không đúng hướng. Để khắc phục tình trạng trên, bạn phải thực hiện nghiên cứu thị trường ngay khi vừa nảy ra ý tưởng mới. Có thể tìm hiếu thực tế từ các cửa hàng, xem các catologue của các Công ty, tìm thông tin trên Internet. Đôi khi chỉ cần 10 phút trên Internet là bạn đã có thể xác định được sản phẩm hay dịch vụ do mình vừa nghĩ ra có thật sự mới hay không. Nếu sản phẩm hay dịch vụ do bạn nghĩ ra chỉ tương tự với những gì đang có sẵn trên thị trường chứ không phải giống hoàn toàn, bạn vẫn còn cơ hội để phát triển ý tưởng đó xa hơn. Vấn đề là phải khách quan tìm hiểu tất cả những đặc điểm của sản phẩm do mình nghĩ ra và so sánh kỹ với các sản phẩm có trên thị trường để hội đủ điều kiện đảm bảo cho nó tồn tại đủ lâu trên thị trường từ khi được tung ra. 3 - Cho rằng sản phẩm hoặc dịch vụ mới sẽ được khách hàng quan tâm, đón nhận. Ngay cả khi đã nghiên cứu thị trường, biết được sản phẩm mới của mình khác với các sản phẩm đang có thì cũng không thể kết luận ngay rằng khách hàng sẽ thích sản phẩm mới đó. Bạn phải tiếp tục nghiên cứu thị trường để tìm hiểu khách hàng thật sự nghĩ gì về sản phẩm mới và họ có sẵn sàng mua nó hay không.Phải thực hiện nghiên cứu thị trường một cách nghiêm túc. 4- Đầu tư tất cả tiền bạc để lấy bằng chứng nhận cho sản phẩm mới. Bằng sáng chế là một tài sản có giá trị, nhưng nó không phải là tất cả để làm cho một sản phẩm mới đứng vững được trên thị trường. Tốt nhất là không nên nghĩ ngay đến việc phải lấy được một tấm bằng sáng chế khi vừa thiết kế ra một sản phẩm mới, vì việc này thường tốn thời gian và tiên bạc. Điều quan trong hơn là nên nghĩ xem ý tưởng mới, sản phẩm mới có được thị trường chấp nhận hay không. Thực tế cho thấy, chỉ có 2% - 3% số ý tưởng được cấp bằng trên thế giới được biến thành hiện thực. Ngược lai, có rất nhiều sản phẩm vẫn đang “sống khỏe” trên thị trường nhưng chẳng hề có tấm bằng sáng chế nào. 5- Thiếu sự nhạy bén và những kỹ năng nhất định Nhiều người tin rằng, thành công của một sản phẩm được bắt đầu và kết thúc bằng một ý tưởng lớn. Trên thực tế, ý tưởng chỉ góp một phần nhỏ sáng tạo nên thành công. Một doanh nhân có thể có rất nhiều ý tưởng, nhưng anh ta có thành công hay không là nhờ có sự nhạy bén trong việc sàng lọc các ý tưởng có được để chọn ra những ý tưởng khả thi, làm ra những sản phẩm mà thị trường cần. Trong trường hợp bạn thành lập một Công ty để biến ý tưởng của mình thành hiện thực thì đó mới chỉ là bước khởi đầu. Để doanh nghiệp hoạt động thành công, bạn phải bieté cách quản lý các công việc sản xuất, bán hàng, tiếp thị, tài chính, nhân sự…