Mục tiêu đề tài Nắm vững kiến thức về Thương Mại Điện TửTMĐT, các hình thức và mô hìnhgiao dịch trong TMĐT, hiểu được sự khác biệt giữa phương thức kinh doanh truyềnthống và hình thức k
Trang 1ĐẠI HỌC VINH KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
ĐỀ TÀI THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VÀ XÂY DỰNG WEBSITE THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ BẰNG
JOOMLA
Giáo viên hướng dẫn : Th.S Đặng Hồng Lĩnh
Sinh viên thực hiện : Lê Công Chỉnh
Lớp : 47K CNTT
Trang 2
MỤC LỤC
Lời nói đầu 3
Chương I: Tổng quan về thương mại điện tử 5
1.1 Khái niêm thương mại điện tử 5
1.2 Các loại thị trường thương mại điện tử 5
1.3 Các đặc trưng của thương mại điện tử 6
1.4 Các cơ sở để phát triển thương mại điện tử và các loại giao 7
1.5 Các hình thức hoạt động chủ yếu của thương mại điện tử 9
1.6 Nghiên cứu thị trường trong thương mại điện tử 9
1.7 Quảng cáo trong thương mại điện tử 10
1.8 Bảo mật an toàn thông tin trong TMĐT 10
1.9 Tình hình phát triển và ứng dụng trên Thế Giới 10
1.10 Tình hình phát triển và ứng dụng ở Việt Nam 11
Chương II: Tìm hiểu mô hình giao dịch thương mại điện tử giữa doanh nghiệp và khách hàng 13
2.1 Business - To – Customer(B2C) 13
2.2 Những nguyên tắc cơ bản của B2C 13
2.3 Sự khác nhau giữa B2C với B2B 15
2.4 Một số Website thương mại điện tử loại B2C tại Việt Nam 15
Chương III: Các công cụ hỗ trợ 16
3.1.1 Joomla là gì 16
3.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển 16
3.2 Giới thiệu tổng quan về hệ thống virtuemart 19
Chương IV: Xây dựng website thương mại điện tử 20
Phân Tích Thiết Kế Hệ Thống 20
Kết hợp joomla với virtuemart để phát triển ứng dụng bán hàng 23
Làm việc với joomla và virtuemart 32
Kết luận 42
Trang 3LỜI NÓI ĐẦU
Đặt vấn đề
Trong thế kỷ mà công nghệ liên tục phát triển, các doanh nghiệp cần những chiếnlược nào, những phương pháp điều hành nào? Các câu hỏi cơ bản nhất này có thể đượcđặt ra, vì thị trường thế giới đang ở một thời kỳ chuyển biến sôi động nhất của lịch sử
Kéo theo đó việc kinh doanh trực tuyến đã thay đổi, thế giới Internet đã tiến bộđáng kể Trong kỷ nguyên mới này, nếu chúng ta muốn thành công thì chính chúng tacũng cần phải thay đổi
Ngày nay, Internet đã và đang ngày càng phát triển mạnh mẽ Trong đó Website
-một sản phẩm công nghệ tuyệt vời của Internet - đã mang lại lợi ích cho các công ty trênkhắp thế giới bằng cách đem lại cơ hội cho họ bán mọi thứ ở bất kỳ đâu và cho bất kỳ ai
Đó chính là phương thức giao dịch Thương mại điện tử (TMĐT)- một phương thức kinhdoanh mới mẻ và hiện đại đã và đang được áp dụng và phát triển rất nhanh ở nước ta Các doanh nghiệp tên tuổi đều có website và tạo dựng được uy tín của mình khôngchỉ trong đời sống mà còn ở trên cộng đồng ảo Nếu không có website, doanh nghiệp sẽ
bỏ lỡ rất nhiều cơ hội tốt bởi những khách hàng tiềm năng trên thị trường trong và ngoàinước
Website đóng vai trò kênh truyền thông và công cụ kinh doanh hàng đầu cho mỗidoanh nghiệp, nó mang lại những lợi thế không thể phủ nhận Vì thế xây dựng websitecho công ty là một công việc quan trọng đến nỗi trở thành tiêu điểm đầu tiên của mỗi kếhoạch kinh doanh Sau đây là những lý do dễ thấy nhất về tầm quan trọng của website
* Tạo thương hiệu riêng của doanh nghiệp mình trên internet, tạo cơ hội tiếp xúc vớikhách hàng ở mọi nơi và tại mọi thời điểm
* Có thể giới thiệu các sản phẩm và dịch vụ một cách sinh động và mang tính tương tác cao
* Tạo cơ hội để bán sản phẩm hàng hóa một cách chuyên nghiệp mà tiết kiệm được chi phí
* Cơ hội phục vụ khách hàng tốt hơn, đạt được sự hài lòng lớn hơn từ khách hàng
* Tạo một hình ảnh chuyên nghiệp trước công chúng, công cụ hiệu quả để thực hiện
Trang 4các chiến dịch PR và marketing.
* Và đơn giản không có website là một nguyên nhân thất bại của doanh nghiệp.Chính vì thế việc tìm hiểu và xây dựng một website thương mại điện tử hiện nay là thực sự cần thiết Thương mại điện tử đang trở thành một cuộc cách mạng làm thay đổi cách thức mua sắm của con người Và nó có một ý nghĩa rất quan trọng tới sự phát triển của nền kinh tế nước ta
Mục tiêu đề tài
Nắm vững kiến thức về Thương Mại Điện Tử(TMĐT), các hình thức và mô hìnhgiao dịch trong TMĐT, hiểu được sự khác biệt giữa phương thức kinh doanh truyềnthống và hình thức kinh doanh có áp dụng phương tiện điện tử , từ đó rút ra được sự khácbiệt và sự nổi trội của phương thức giao dịch bằng TMĐT để có được những kinhnghiệm, thuận tiện cho việc áp dụng vào thực tiễn Qua đó, biết được cách thức xây dựngmột sàn giao dịch TMĐT, tìm ra thông tin và kiến thức về các mối quan hệ giữa ngườitiêu dùng, sản phẩm, phương pháp đặt hàng, giao hàng và nhận hàng giữa khách hàng vàdoanh nghiệp.Và xây dưng chương trình thử nghiệm sàn giao dịch Thương mại điện tử Tiếp đó, tìm hiểu virtuemart được sử dụng để phát triển ứng dụng thương mại điện tửkết hợp với mã nguồn mở joomla rất mạnh mẽ và rất thịnh hành hiện nay, thích hợp chonhiều dự án và được nhiều công ty phát triển ứng dụng Web chọn lựa để tạo ra cácWebsite phục vụ cho doanh nghiệp và công ty Qua đó ứng dụng vào việc xây dựng mộtsàn giao dịch TMĐT giữa doanh nghiệp và khách hàng ở Việt Nam, xây dựng thêm một
số tính năng mới trong giao dịch
Nội dung thực hiện:
Cấu trúc của báo cáo gồm: 5 chương
Trang 5CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TMĐT
1.1 Khái niêm thương mại điện tử
Thương mại điện tử là hình thức mua bán hàng hóa và dịch vụ thông qua mạngmáy tính tòan cầu
Theo nghĩa rộng, có thể thấy rằng phạm vi của thương mại điện tử rất rộng, baoquát hầu hết các lĩnh vực hoạt động kinh tế, việc mua bán hàng hóa và dịch vụ chỉ là mộttrong hàng ngàn lĩnh vực áp dụng của Thương mại điện tử Theo nghĩa hẹp thương mạiđiện tử chỉ gồm các hoạt động thương mại được tiến hành trên mạng máy tính mở nhưInternet Trên thực tế, chính các hoạt động thương mại thông qua mạng Internet đã làmphát sinh thuật ngữ Thương mại điện tử
Thương mại điện tử gồm các hoạt động mua bán hàng hóa và dịch vụ qua phươngtiện điện tử, giao nhận các nội dung kỹ thuật số trên mạng, chuyển tiền điện tử, mua bán
cổ phiếu điện tử, đấu giá thương mại, hợp tác thiết kế, mua sắm công cộng, tiếp thị trựctuyến tới người tiêu dùng và các dịch vụ sau bán hàng Thương mại điện tử được thựchiện đối với cả thương mại hàng hóa (ví dụ như hàng tiêu dùng, các thiết bị y tế chuyêndụng) và thương mại dịch vụ (ví dụ như dịch vụ cung cấp thông tin, dịch vụ pháp lý, tàichính); các hoạt động truyền thống (như chăm sóc sức khỏe, giáo dục ) và các hoạtđộng mới (ví dụ như siêu thị ảo) Thương mại điện tử đang trở thành một cuộc cáchmạng làm thay đổi cách thức mua sắm của con người
1.2 Các loại thị trường TMĐT
Cửa hàng trên mạng (Electronic storefronts) - là một Website của một doanhnghiệp dùng để bán hàng hoá và dịch vụ qua mạng thông qua các chức năng của Website.Thông thường Website đó gồm: Catalogs điện tử, Cổng thanh toán, Công cụ tìm kiếm ,Vận chuyển hàng, Dịch vụ khách hàng, Giỏ mua hàng Hỗ trợ đấu giá hoặc Cửa hàng/siêu thị
Siêu thị tổng hợp – là một chợ điện tử trong đó bán tất cả các loại hàng hoá Sàn giao dịch— là thị trường trực tuyến, trong đó người mua và người bán có thểđàm phán với nhau, có một doanh nghiệp hoặc một tổ chức đứng ra sở hữu
Trang 6Cổng thông tin — là một điểm truy cập thông tin duy nhất để thông qua trình duyệt
có thể thu nhận các loại thông tin từ bên trong một tổ chức Người ta có thể phân loại:cổng thông tin là nơi để tìm kiếm thông tin cần thiết, cổng giao tiếp là nơi các doanhnghiệp có thể gặp gỡ và trao đổi mua bán hàng hoá và dịch vụ Và cao nhất là cổng giaodịch trong đó doanh nghiệp có thể lấy thông tin, tiếp xúc và tiến hành giao dịch
Thương mại điện tử cho phép mọi người cùng tham gia từ các vùng xa xôi hẻolánh đến các khu vực đô thị lớn, tạo điều kiện cho tất cả mọi người ở khắp mọi nơi đều có
cơ hội ngang nhau tham gia vào thị trường giao dịch toàn cầu và không đòi hỏi nhấtthiết phải có mối quen biết với nhau
1.3.2 Các giao dịch thương mại truyền thống được thực hiện với sự tồn tại của khái niệm biên giới quốc gia, còn thương mại điện tử được thực hiện trong một thị trường không có biên giới (thị trường thống nhất toàn cầu) Thương mại điện tử trực tiếp tác động tới môi trường cạnh tranh toàn cầu.
Thương mại điện tử càng phát triển, thì máy tính cá nhân trở thành cửa sổ chodoanh nghiệp hướng ra thị trường trên khắp thế giới Với thương mại điện tử, mộtdoanh nhân dù mới thành lập đã có thể kinh doanh ở Nhật Bản, Đức và Chilê , màkhông hề phải bước ra khỏi nhà, một công việc trước kia phải mất nhiều năm
1.3.3 Trong hoạt động giao dịch thương mại điện tử đều có sự tham gia của ít nhất ba
Trang 7cơ quan chứng thực.
Trong Thương mại điện tử, ngoài các chủ thể tham gia quan hệ giao dịch giốngnhư giao dịch thương mại truyền thống đã xuất hiện một bên thứ ba đó là nhà cung cấpdịch vụ mạng, các cơ quan chứng thực… là những người tạo môi trường cho cácgiao dịch thương mại điện tử Nhà cung cấp dịch vụ mạng và cơ quan chứng thực cónhiệm vụ chuyển đi, lưu giữ các thông tin giữa các bên tham gia giao dịch thươngmại điện tử, đồng thời họ cũng xác nhận độ tin cậy của các thông tin trong giao dịchthương mại điện tử
1.3.4 Đối với thương mại truyền thống thì mạng lưới thông tin chỉ là phương tiện để trao đổi dữ liệu, còn đối với thương mại điện tử thì mạng lưới thông tin chính là thị trường
Thông qua Thương mại điện tử, nhiều loại hình kinh doanh mới được hình thành
Ví dụ: các dịch vụ gia tăng giá trị trên mạng máy tính hình thành nên các nhà trung gian
ảo làm các dịch vụ môi giới cho giới kinh doanh và tiêu dùng; các siêu thị ảo được hìnhthành để cung cấp hàng hóa và dịch vụ trên mạng máy tính
Các trang Web khá nổi tiếng như Yahoo! America Online hay Google đóng vai tròquan trọng cung cấp thông tin trên mạng Các trang Web này đã trở thành các “khu chợ”khổng lồ trên Internet Với mỗi lần nhấn chuột, khách hàng có khả năng truy cập vàohàng ngàn cửa hàng ảo khác nhau và tỷ lệ khách hàng vào thăm rồi mua hàng là rất cao.Người tiêu dùng đã bắt đầu mua trên mạng một số loại hàng trước đây được coi là khóbán trên mạng Nhiều người sẵn sàng trả thêm một chút tiền còn hơn là phải đi tới tậncửa hàng Điều tưởng như không thể thực hiện được này cũng có rất nhiều người hưởngứng
Các chủ cửa hàng thông thường ngày nay cũng đang đua nhau đưa thông tin lênWeb để tiến tới khai thác mảng thị trường rộng lớn trên Web bằng cách mở cửa hàng ảo
1.4 Các cơ sở để phát triển TMĐT và các loại giao dịch TMĐT
Để phát triển TMĐT cần phải có hội đủ một số cơ sở:
− Hạ tầng kỹ thuật internet phải đủ nhanh, mạnh đảm bảo truyền tải các nội dungthông tin bao gồm âm thanh, hình ảnh trung thực và sống động Một hạ tầng internetmạnh cho phép cung cấp các dịch vụ như xem phim, xem TV, nghe nhạc v.v trực tiếp.Chi phí kết nối internet phải rẻ để đảm bảo số người dùng internet phải lớn
Trang 8− Hạ tầng pháp lý: phải có luật về TMĐT công nhận tính pháp lý của các chứng từđiện tử, các hợp đồng điện tử ký qua mạng; phải có luật bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, bảo
vệ sự riêng tư, bảo vệ người tiêu dùng v.v để điều chỉnh các giao dịch qua mạng
− Phải có cơ sở thanh toán điện tử an toàn bảo mật Thanh toán điện tử qua thẻ, quatiền điện tử, thanh toán qua EDI Các ngân hàng phải triển khai hệ thống thanh toán điện
tử rộng khắp
− Phải có hệ thống cơ sở chuyển phát hàng nhanh chóng, kịp thời và tin cậy
− Phải có hệ thống an toàn bảo mật cho các giao dịch, chống xâm nhập trái phép,chống virus, chống thoái thác
− Phải có nhân lực am hiểu kinh doanh, công nghệ thông tin, thương mại điện tử đểtriển khai tiếp thị, quảng cáo, xúc tiến, bán hàng và thanh toán qua mạng
Các loại hình giao dịch TMĐT
Trong TMĐT có ba chủ thể tham gia: Doanh nghiệp (B) giữ vai trò động lực pháttriển TMĐT, người tiêu dùng (C) giữ vai trò quyết định sự thành công của TMĐT vàchính phủ (G) giữ vai trò định hướng, điều tiết và quản lý Từ các mối quan hệ giữa cácchủ thể trên ta có các loại giao dịch TMĐT: B2B, B2C, C2C trong đó B2B và B2C làhai loại hình giao dịch TMĐT quan trọng nhất
Business-to-business (B2B) : Mô hình TMĐT giữa các doanh nghiệp với doanh
nghiệp
TMĐT B2B (Business-to-business) là việc thực hiện các giao dịch giữa các doanhnghiệp với nhau trên mạng Ta thường goi là giao dịch B2B Các bên tham gia giaodịch B2B gồm: người trung gian trực tuyến (ảo hoặc click-and-mortar), người mua
và người bán Các loại giao dịch B2B gồm: mua ngay theo yêu cầu khi giá cả thích hợp
và mua theo hợp đồng dài hạn, dựa trên đàm phán cá nhân giữa người mua và người bán
Các loại giao dịch B2B cơ bản:
− Bên Bán — (một bên bán nhiều bên mua) là mô hình dựa trên công nghệweb trong đó môt công ty bán cho nhiều công ty mua Có 3 phương pháp bán trựctiếp trong mô hình này: Bán từ catalog điện tử, Bán qua quá trình đấu giá, Bán theohợp đồng cung ứng dài hạn đã thoả thuận trước Công ty bán có thể là nhà sản xuất loại
Trang 9− Bên Mua — một bên mua - nhiều bên bán
− Sàn Giao Dich — nhiều bên bán - nhiều bên mua
− TMĐT phối hợp — Các đôi tác phôi hợp nhau ngay trong quá trình thiết
kế chế tạo sản phẩm
Business-to-consumer (B2C): Mô hình TMĐT giữa doanh nghiệp và người tiêu
dùng
Đây là mô hình bán lẻ trực tiếp đến người tiêu dùng Trong TMĐT, bán lẻ điện tử
có thể từ nhà sản xuất, hoặc từ một cửa hàng thông qua kênh phân phối Hàng hoá bán lẻtrên mạng thường là hàng hoá, máy tính, đồ điện tử, dụng cụ thể thao, đồ dùng văn phòng,sách và âm nhạc, đồ chơi, sức khoẻ và mỹ phẩm, giải trí v.v
Hai loại giao dịch trên là giao dịch cơ bản của TMĐT Ngoài ra trong TMĐTngười ta còn sử dụng các loại giao dịch: Govement-to-Business (G2B) là mô hình TMĐTgiữa doanh nghiệp với cơ quan chính phủ, Government-to-citizens (G2C) là mô hìnhTMĐT giữa các cơ quan chính phủ và công dân còn goi là chính phủ điện tử, consumer-to- consumer (C2C) là mô hình TMĐT giữa các người tiêu dùng và mobile commerce (m-commerce) là TMĐT thực hiện qua điện thoại di động
1.5 Các phương thức hoạt động được áp dụng trong thương mại điện tử
1.5.1 Thư điện tử
Các doanh nghiệp, các cơ quan Nhà nước sử dụng thư điện tử để gửi thư chonhau một cách “trực tuyến” thông qua mạng, gọi là thư điện tử (electronic mail, viết tắt làe-mail) Thông tin trong thư điện tử không phải tuân theo một cấu trúc định trước nào
1.5.2 Thanh toán điện tử
Thanh toán điện tử (electronic payment) là việc thanh toán tiền thông qua bức thưđiện tử (electronic message) Ví dụ, trả lương bằng cách chuyển tiền trực tiếp vào tàikhoản, trả tiền mua hàng bằng thẻ mua hàng, thẻ tín dụng v.v thực chất đều là dạngthanh toán điện tử
1.6 Nghiên cứu thị trường trong TMĐT
Nghiên cứu thị trường là việc thu thập thông tin về: kinh tế, công nghiệp, công ty,sản phẩm, giá cả, hệ thống phân phối, xúc tiến thư ơ ng m ại, hành vi mua hàng của thịtrường tiêu dùng Mục đích nghiên cứu thị trường là tìm ra thông tin và kiến thức về các
Trang 10mối quan hệ giữa người tiêu dùng, sản phẩm, phương pháp tiếp thị, và các nhà tiếp thị Từ
đó tìm ra cơ hội để tiếp thị, thiết lập kế hoạch tiếp thi, hiểu rõ quá trình đặt hàng, đánh giáđược chất lượng tiếp thị
Nghiên cứu thị trường TMĐT online là công cụ mạnh để nghiên cứu hành vi khách hànglàm cho doanh nghiệp hiểu rõ hơn về khách hàng và thị trường Từ đó phát hiện ra thịtrường mới cần hướng tới trong tương lai
1.7 Quảng cáo trong TMĐT
Quảng cáo là chuyển tải thông tin để tác động lên các giao dịch mua bán Quảngcáo trực tuyến có thể cập nhật nội dung liên tục với chi phí thấp Về hình thức dữ liệuphong phú: có thể sử dụng văn bản, âm thanh, đồ hoạ, hình ảnh, phim
1.8 Bảo mật an toàn trong TMĐT
Việc bảo mật trong khi thanh toán qua mạng là vấn đề chiến lược và là trọng tâmhàng đầu trong TMĐT Hiện nay, trong việc thanh toán qua mạng, các tổ chức tín dụng vàcác nhà cung cấp dịch vụ xử lý thanh toán thẻ tín dụng trên thế giới áp dụng công nghệbảo mật cao cấp là SET (Secure Electronic Transaction)
1.9 Tình hình phát triển và ứng dụng trên thế giới
Trong thời đại bùng nổ thông tin, khi Internet ngày càng không thể thiếu trong đời sống con người; giá thuê nhân công, thuê mặt bằng ngày càng đắt đỏ, thì thương mại điện
tử đang trở thành sự lựa chọn tối ưu của nhiều cá nhân và doanh nghiệp
Theo thống kê, thị trường thương mại điện tử thế giới đã đạt mức tăng trưởng khoảng 70% mỗi năm và đạt gần 4.000 tỷ USD năm 2005 Các chuyên gia cho rằng thị trường kinh doanh đầy tiềm năng này đang là nghề hái ra tiền và tạo cơ hội cho các doanhnghiệp, nhất là các nhà kinh doanh nhỏ
Internet phát triển mạnh mẽ sẽ là động lực để thúc đẩy sự tăng trưởng buôn bántrên phạm vi toàn cầu Các nước trên thế giới đã và đang sẵn sàng nhập cuộc Dự báotrong thời gian tới, thương mại điện tử sẽ đem lại cho các doanh nghiệp một nguồn lợinhuận khổng lồ
Doanh thu từ bán hàng qua mạng sẽ chiếm một phần lớn:
Bán hàng qua mạng Internet không mất nhiều thời gian đã trở nên phổ biến giữa
Trang 11tới Theo các chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ thông tin, doanh thu từ bán hàng quamạng Internet sẽ tiếp tục tăng trong những năm tới và sẽ giữ mức ổn định trong nhiều nămtiếp theo.
Thương mại điện tử toàn cầu đang phát triển mạnh Thương mại điện tử càng lúc
càng phát triển trên thế giới và doanh thu do thương mại điện tử mang lại cũng tăng gầngấp đôi mỗi năm, đó là lý do nhiều nước đang ráo riết khuyến khích, thúc đẩy và xâydựng cơ sở cho việc phát triển thương mại điện tử
Mặc dù doanh thu từ thương mại điện tử đã đạt hàng chục tỷ USD mỗi năm, songcác chuyên gia nghiên cứu thị trường cho rằng, thương mại điện tử là một thị trường vẫncòn rất mới mẻ, đầy tiềm năng và giàu sức hấp dẫn Đây chính là cơ hội cho các doanhnhân trẻ và các doanh nghiệp trẻ phát triển và làm giàu
1.10 Tình hình phát triển và ứng dụng ở Việt Nam
Ở Việt Nam, thương mại điện tử cũng đã được ứng dụng rộng rãi Các dịch vụ ứngdụng TMĐT nhiều như: du lịch, tư vấn, CNTT, dịch vụ thông tin (thông tin tổng hợp,thông tin chuyên ngành ), giáo dục và đào tạo Các doanh nghiệp cũng đã quan tâmnhiều hơn về việc lập website để giới thiệu thông tin, hỗ trợ marketing, bán hàng quamạng Nhưng phần lớn doanh nghiệp có website mới chỉ xem website là kênh tiếp thị bổsung để quảng bá hình ảnh công ty và giới thiệu sản phẩm, dịch vụ, do đó doanh nghiệpchưa đầu tư khai thác hết những lợi ích thương mại điện tử có thể mang lại cho doanhnghiệp Thậm chí việc đầu tư marketing website để đối tượng khách hàng biết đến cũngchưa được doanh nghiệp quan tâm thực hiện hiệu quả, bằng chứng là có nhiều website có
số lượng người truy cập rất khiêm tốn sau khi khai trương nhiều năm
Nhìn chung, việc phát triển TMĐT ở Việt Nam hiện còn mang tính tự phát, chưađược định hướng bởi chính phủ và các cơ quan chuyên môn nhà nước Do đó, sự đầu tưcho TMĐT ở mỗi doanh nghiệp phụ thuộc vào tầm nhìn, quan điểm của lãnh đạo doanhnghiệp Theo các chuyên gia, điều quan trọng nhất trong việc phát triển TMĐT ở ViệtNam hiện nay xuất phát từ các doanh nghiệp Đây là lực lượng nòng cốt ứng dụng và pháttriển TMĐT Để nắm bắt được thị trường rộng lớn và không biên giới qua mạng Internet,các doanh nghiệp phải có những chiến lược đầu tư hợp lý hơn Việc đào tạo nguồn nhânlực để đáp ứng được những yêu cầu của TMĐT phải được tiến hành nhanh chóng, việc
Trang 12đầu tư cho công nghệ thông tin cũng phải được dành nhiều ngân sách và có một tỷ lệ đầu
tư hợp lý hơn…
Để TMĐT phát triển, cần nhiều yếu tố thúc đẩy, làm nền tảng như: cơ sở hạ tầngcông nghệ, số người truy cập Internet, chi phí truy cập Internet, nhân lực chuyên môn,kiến thức TMĐT về phương diện kinh doanh, chiến lược, nhận thức của nhà đầu tư, nhậnthức của cộng đồng và đặc biệt là phải có vai trò quản lý, định hướng của nhà nước…
Trang 13CHƯƠNG 2 :TÌM HIỂU MÔ HÌNH GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ GIỮA DOANH NGHIỆP
VÀ KHÁCH HÀNG
2.1.Business - To - Customer
Business - To - Customer: Thương mại điện tử B2C là chỉ bao gồm các giao dịchthương mại trên Internet giữa doanh nghiệp với khách hàng, mà trong đó, đối tượng kháchhàng của loại hình này là các cá nhân mua hàng Loại hình này áp dụng cho bất kỳ doanhnghiệp hay tổ chức nào bán các sản phẩm hoặc dịch vụ của họ cho khách hàng quaInternet, phục vụ cho nhu cầu sử dụng của cá nhân
2.2 Những nguyên tắc cơ bản của B2C
Giúp khách hàng tìm thấy những thứ họ cần
Liệu chúng ta có dừng chân ở một cửa hiệu khi thấy hàng hóa bên trong đó được bàybiện một cách lộn xộn, thiếu khoa học, không có biển báo cũng như lời hướng dẫn không?Chắc chắn là không rồi Thế nhưng thật đáng ngạc nhiên là một số cửa hàng trực tuyến lạilàm cho khách hàng gần như không thể tìm ra món hàng mà họ quan tâm
Trước khi khai trương một cửa hàng trực tuyến, chúng ta hãy suy nghĩ cẩn thận về cách
tổ chức hàng hóa trong “kho” của chúng ta và tạo điều kiện để khách hàng có nhiều cách tìm thấy cái mà họ muốn tìm Ví dụ, chúng ta có thể cung cấp các đường dẫn dễ nhìn thấytới các danh mục hàng hóa khác nhau, một công cụ tìm kiếm để khách hàng có thể nhập tên sản phẩm hoặc sơ đồ đường dẫn để giúp khách hàng có thể tự theo dõi các bước đi của
họ trên trang web của chúng ta
Quy tắc này cũng được áp dụng khi chúng ta cung cấp thông tin về các chính sách trao đổi, thông tin liên lạc, phí vận chuyển và các thông tin khác mà khách hàng quan tâmtrước khi họ hoàn thành giao dịch
Đừng bắt khách hàng phải đợi
Khi một khách hàng nhấn vào nút “Mua hàng”, họ sẽ chẳng thích thú gì khi phải đợitới vài phút mới có câu trả lời – hay thậm chí tệ hơn là nhận được thông điệp báo lỗi Trên
Trang 14thực tế, chẳng có gì khiến khách hàng thất vọng hơn một trang web cứ buộc họ phải đoán
mò về tình trạng đặt hàng của chính họ
Một giải pháp đơn giản cho vấn đề này đó là: Hãy đảm bảo rằng các phần mềm vàmáy chủ của chúng ta có thể xử lý bất cứ yêu cầu gì khách hàng đưa vào Nếu chúng tađang sử dụng một dịch vụ của người khác, thì hãy đảm bảo rằng họ sử dụng công nghệtiên tiến nhất Trong trường hợp chúng ta tự xây dựng trang web thì chúng ta hãy đầu tưvào đó các phần cứng và phần mềm tốt nhất theo khả năng của mình
Hãy tạo điều kiện để khách hàng thanh toán một cách dễ dàng nhất
Các cửa hàng trực tuyến có thể chấp nhận nhiều hình thức thanh toán khác nhau:thẻ tín dụng, tiền mặt điện tử, hoặc tiền mặt và séc qua thư Các loại doanh nghiệp khácnhau sẽ chấp nhận các phương thức thanh toán khác nhau, vì thế hãy đảm bảo rằng nhàcung cấp dịch vụ thương mại điện tử của chúng ta có thể chấp nhận những phương thức
mà khách hàng của chúng ta thường sử dụng nhiều nhất Để sẵn sàng cho các phươngthức thanh toán ngoại tuyến, chẳng hạn như tiền mặt và séc gửi qua thư hoặc số thẻ tindụng gửi qua fax, hãy ghi rõ địa chỉ gửi thư, số fax và số điện thoại tại nơi dễ thấy trêntrang web của chúng ta Các phương thức thanh toán trực tuyến sinh ra một khó khăn điểnhình: đó là vấn đề an ninh Mặc dù việc gửi số thẻ tín dụng qua Internet là cực kỳ an toàn,nhưng khách hàng vẫn lo lắng Hầu hết các hệ thống thanh toán trực tuyến gửi số thẻ tíndụng và các thông tin cá nhân khác qua các hệ thống đã được mã hóa Nếu hệ thống củachúng ta cũng sử dụng công nghệ này, hãy thông báo để khách hàng biết rằng thông tincủa họ được bảo mật hoàn toàn
Cuối cùng, chúng ta cần có một tài khoản thương gia có thể chấp nhận các hìnhthức giao dịch bằng thẻ tín dụng Nếu chúng ta đã có sẵn một tài khoản dùng cho côngviệc kinh doanh, thì chúng ta có thể dùng chính tài khoản đó để chấp nhận thẻ tín dụngtrực tuyến Nhưng nếu chúng ta chưa có, người xây dựng trang web hay cung cấp dịch vụmạng có thể giúp chúng ta tạo ra một tài khoản thương gia có dịch vụ xử lý giao dịch trựctuyến
2.3.Sự khác nhau giữa B2C và B2B
-Điều thứ nhất là sự khác nhau về khách hàng
Trang 15Khách hàng của các giao dịch B2B (giao dịch giữa doanh nghiệp với doanhnghiệp) là các công ty còn khách hàng của B2C là các cá nhân Tuy nhiên cần phải xemxét chữ C trong B2C là người tiêu dùng cuối cùng (End-user) Nghĩa là C còn bao gồm cảnhững doanh nghiệp mua sắm hàng hóa về để tiêu dùng Chẳng hạn như doanh nghiệpmua bàn ghế phục vụ cho công việc văn phòng.
Xét về tổng thể, các giao dịch B2B phức tạp hơn và đòi hỏi tính an toàn cao hơn -Ngoài ra ,có 2 sự khác biệt lớn nữa :
*Khác biệt về đàm phán, giao dịch:
Việc bán hàng cho các doanh nghiệp (B2B) phải bao gồm cả các yếu tố như đàm phán
về giá cả, việc giao nhận hàng và xác định quy cách, các đặc tính kỹ thuật của sản phẩm.Bán hàng cho người tiêu dùng (B2C) không nhất thiết phải bao gồm tất cả các yếu tố nhưvậy Điều này khiến cho các nhà bán lẻ dễ dàng hơn trong việc đưa lên mạng catalog sảnphẩm dịch vụ của họ để mở một siêu thị trực tuyến Đó cũng chính là lý do tại sao nhữngứng dụng Thương mại điện tử B2B đầu tiên được phát triển chỉ cho những hàng hóa vàsản phẩm hoàn chỉnh, đơn giản trong khâu mô tả đặc tính và định giá
* Khác biệt về vấn đề tích hợp
Các công ty trong Thương mại điện tử B2C không phải tích hợp hệ thống của họvới hệ thống của khách hàng Trái lại các công ty khi bán hàng cho các doanh nghiệp(B2B) cần phải đảm bảo rằng các hệ thống của họ có thể giao tiếp được với nhau màkhông cần sự can thiệp trực tiếp của con người dẫn đến nhu cầu phải tích hợp hệ thốngcủa doanh nghiệp bán hàng và doanh nghiệp mua hàng
2.4.Một số trang web thương mại điện tử loại B2C tại VN :
1 Công ty CP DV Phần mềm trò chơi Vina : 123mua.com.vn
2 Công ty cổ phần thế giới di động :http://thegioididong.com
3.Chợ điện tử : http://www.chodientu.vn
4 Chi nhánh Công ty CP Vật giá VN tại TPHCM : vatgia.com
5 Công ty CP Điện hoa ViệtNam : www.dienhoavietnam.com
Trang 16
CHƯƠNG 3: CÁC CÔNG CỤ HỖ TRỢ
Hiện nay có rất nhiều ngôn ngữ lập trình trên mạng: ASP, FOXWEB, JSP, PHP… cùngvới chúng cũng có rất nhiều hệ quản trị CSDL như: MySQL, DB2, SQL Server…Trong
hệ thống này em chọn ngôn ngữ lập trình PHP và hệ quản trị cơ sở dữ liệu MySQL
Giới thiệu tổng quan về Joomla và Virtuemart:
3.1.1 Joomla là gì?
Joomla! là một hệ quản trị nội dung mã nguồn mở (Open Source Content
Management Systems) Joomla! được viết bằng ngôn ngữ PHP và kết nối tới cơ sở dữ liệu MySQL , cho phép người sử dụng có thể dễ dàng xuất bản các nội dung của họ lên
Internet hoặc Intranet
Joomla có các đặc tính cơ bản là: bộ đệm trang (page caching) để tăngtốc độ hiển thị,lập chỉ mục, đọc tin RSS (RSS feeds), trang dùng để in, bản tin nhanh, blog, diễn đàn,bình chọn, lịch biểu, tìm kiếm trong Site và hỗ trợ đa ngôn ngữ
Joomla được phát âm theo tiếng Swahili như là 'jumla' nghĩa là "đồng tâm hiệp lực"
3.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển:
Joomla! là sản phẩm cùng dòng với Mambo, được tạo ra bởi sự hợp tác giữa tập đoàn
Miro (Miro Software Solutions)của Úc với những người phát triển (development) Ban
đầu công ty Mirocủa Úc đã phát triển Mambo theo dạng ứng dụng mã nguồn đóng Vàonăm 2002, tập đoàn Miro phân chia sản phẩm của họ thành hai dòng: một phiên bảnthương mại và một phiên bản mã nguồn mở - được gọi là Mambo OpenSource (MOS).Phiên bản thương mại này có được một lợi thế là tính bảo mật cao, đồng thời những ngườidùng có được sự hỗ trợ từ nhà phát triển
Hiện nay, dự án Joomla được phát triển bởi 19 thành viên của Nhóm Nòng Cốt (Core
Team) đến từ 11 quốc gia trên thế giới.
Joomla: hệ quản trị nội dung mã nguồn mở
Joomla được đánh giá là một hệ quản trị nội dung mã nguồn mở mạnh nhất hiệnnay, hai lần được bình chọn là dự án mã nguồn mở tốt nhất Với ưu điểm là dễ dàng cài
Trang 17đặt và quản lý với mức độ tin cậy cao Hiện nay Joomla đang được sử dụng phổ biến trênthế giới.
Theo thống kê của GoogleTrends:
(http://forge.Joomla!.org/sf/go/projects.Joomla!/frs) Joomla phát triển mạnh mẽ vàđều đặn từ khi ra đời đến nay:
Hình 1.4 Khuynh hướng phát triển của hệ thống Joomla
Joomla đáp ứng các đặc tính của một ứng dụng Web 2.0:
Hệ thống Joomla có thể chạy được nhiều nền khác nhau IIS hoặc Apache Hệ điềuhành window hoặc Linux
Là một hệ thống mã nguồn mở, do đó Joomla đã tận dụng được nguồn trí tuệ cộngđồng
Là một hệ thống mã nguồn mở, được cập nhật liên tục
Việc phát triển ứng dụng được thực hiện dễ dàng và nhanh chóng
Joomla có khả năng hoạt động tốt trên nhiều trình duyệt
Khả năng tùy biến giao diện cao
Joomla được sử dụng để xây dựng nhiều loại ứng dụng web khác nhau:
Joomla được ứng dụng trong việc xây dựng nhiều ứng dụng Web khác nhau, đặc biệt là:
Website của các tổ chức hoặc các website thông tin
Website Thương mại điện tử
Website cho các công ty cỡ nhỏ
Ứng dụng cho các cơ quan hành chính
Website cho các trường học và nhà thờ
Website dành cho cá nhân và gia đình
Trang 18 Trang web báo điện tử và tạp chí
và nhiều ứng dụng khác nữa
Đối với một số tổ chức và công ty, một Website xây dựng trên nền có sẵn của Joomla
sẽ không hỗ trợ được tất cả những tác vụ mà họ cần phải thực hiện Do đó, một số nhàphát triển (Developer) sẽ xây dựng thêm một sốphần mở rộng (extension) nhằm phù hợpvới yêu cầu đặt ra Bằng cách sử dụng nền tảng có sẵn của Joomla, các developer có thểxây dựng được:
Hệ thống thương mại điện tử tích hợp
Hệ thống kiểm soát hàng hoá
Công cụ báo cáo dữ liệu
Danh mục hàng hoá
Các thư mục kinh doanh phức tạp
Công cụ hỗ trợ giao tiếp
Quản lý thông tin
Những ưu điểm của Joomla:
Hỗ trợ việc xây dựng Site đa ngôn ngữ
Dữ liệu trong Joomla! tổ chức thành 3 cấp: Section, Category và Article Cách tổchức này logic và không gây rắc rối cho những người dùng mới
Hệ thống ổn định và an toàn (Stable and Security)
Cung cấp nhiều phần mở rộng (extension) miễn phí
Được hỗ trợ bởi một cộng đồng người dùng đông đảo
Nhược điểm của hệ thống Joomla:
Không có nền tảng để tổ chức những kiểu dữ liệu phức tạp hơn
Joomla được thiết kế cho người dùng cuối nên không cung cấp nhiều phương tiện
Trang 193.2 Giới thiệu tổng quan về hệ thống Virtuemart
VirtueMart là một giải pháp thương mại điện tử được thiết kế và chạy độc lập hoặcchạy trên nền Joomla CMS VirtueMart được viết bằng ngôn ngữ PHP và cơ sở dữ liệuMySQL Giải pháp này phù hợp với các cửa hàng trực tuyến có mật độ khách truy cậptrung bình (Có nghĩa là các công ty chứng khoán, ngân hàng với mật độ khách truy cậplớn nên dùng giải pháp cao cấp hơn)
VirtueMart hỗ trợ số lượng sản phẩm vô hạn, quản lý sản phẩm, nhóm hàng linhhoạt, cho phép bán cả những sản phẩm số hóa (downloadable) Khi tắt chức năng muahàng trực tuyến, VirtueMart đóng vai trò một catalogue điện tử rất hoàn hảo Bên cạnh
đó, VirtueMart hỗ trợ nhiều mức giá khác nhau cho cùng một sản phẩm, phân biệt giá dựatrên nhóm khách hàng, số lượng mua, và hơn thế, cho phép sử dụng nhiều cổng thanhtoán khác nhau
Hiện tại VirtueMart đã phát triển được 24 version để luôn luôn hoàn thiện và để cóthể tương thích với từng phiên bản của Joomla Phiên bản hiện tại là phiên bảnVirtueMart 1.1.4 tương thích với Joomla phiên bản 1.0.x và 1.5.x
Trang 20CHƯƠNG 4: XÂY DỰNG WEBSITE THƯƠNG MẠI
ĐIỆN TỬ
Bài toán
Xây dựng một website thương mại điện tử giới thiệu sản phẩm của công ty
I PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG
Tầm quan trọng của bài toán
Xây dựng một website TMĐT sẽ giúp chúng ta rất nhiều trong việc kinh doanh vàmang tới cho chúng ta rất nhiều lợi ích
Tiếp cận được thị trường thế giới
Cung cấp được đầy đủ thông tin cho khách hàng một cách nhanh chóng, tiện lợi
Giải đáp thắc mắc, yêu cầu của khách hàng một cách nhanh chóng, hiệu quả
Cung cấp được dịch vụ tiện lợi cho khách hàng chọn hàng, liên hệ mọi lúc mọi nơi
Kinh doanh mà không bị giới hạn phạm vi địa lý
Truyền tải được nhiều thông tin, thời lượng
Dễ dàng theo dõi hiệu quả và nhận phản hồi của khách hàng
Tiết kiệm chi phí marketing truyền thống: in ấn, phone, fax, nhân viên tiếp thị
Tạo “bộ mặt” doanh nghiệp ấn tượng, hiện đại và chuyên nghiệp – tăng lợi thếcạnh tranh
Xóa khoảng cách giữa doanh nghiệp lớn và nhỏ, trong nước và quốc tế
Hướng đến việc thanh toán trực tuyến sẽ là một trong những lợi ích mà các doanhnghiệp cần phải tính tới để giảm chi phí sản xuất, giảm chi phí giao dịch trực tiếp như thóiquen trước nay
Ngoài ra, khi phát triển thêm chức năng bán hàng online website còn là một trongnhững công cụ bán hàng xuất sắc nhất mà một doanh nghiệp có thể có Nắm bắt điều này,các doanh nghiệp sẽ thấy được nhiều kết quả khác biệt với công việc kinh doanh củamình
Giao diện chính của wedsite :
Trang 222 Sơ đồ phân cấp chức năng
Website bao gồm 5 trang chính:
Trang chủ: Nội dung trang chủ nhằm giới thiệu tất cả các danh mục cũng như
là sản phẩm có trong website tới người dùng
Bố cục trang chủ chia làm 4 phần chính:
* Phần trên là một menu chứa các thông tin liên quan đến công ty
* Phần giữa chia làm 3 phần chính: Bên trái bố trí liệt kê ra các dòng sản phẩmkhác nhau Trong mỗi dòng lại phân ra các loại sản phẩm khác nhau Tiếp đó là login vàsearch để khác hàng có thể tìm kiếm sản phẩm mình cần Bên phải là phần để có thể thamkhảo ý kiến khách hàng nhằm đưa ra đợt khuyến mãi phù hợp với nhu cầu của khác hàng.Còn ở giữa là show ra sản phẩm bất kỳ trong số các sản phẩm của công ty