đồ án lạnh thiết kế hệ thống cấp đông trử đông và đá cây
Đồ Án Lạnh GVHD: Ts. Lê Xuân Hòa LỜI NÓI ĐẦU Từ xa xưa con người đã biết bao quản thực phẩm bằng cách chôn vùi xuống đất, dùng rơm trấu, rồi đến băng. Dần dần con người đã tạo được nước đá nhân tạo (đầu tiên là ở Anh) và dùng nó để giải khát và bảo vệ thực phẩm và ngành lạnh dần dần phát triển như ngày hôm nay. Ngành lạnh phát triển ở thế giới vào cuối thế kỉ XIX nhất là sau năm 1873, khi ông Charles Telles nhà bác học người Pháp trình này ở viện Hàn Lâm khoa học Paris luận văn về dùng lạnh bảo quản thịt. Công trình của ông có công lớn lao không những có giá trị về mặt khoa học kỷ thuật mà còn có giá trị kinh tế trong việc bảo quản thực phẩm, phân phối và lưu thông hàng hóa đặc biệt là sản phẩm tươi sống. Chính vì vậy mà ngành lạnh phát triển cho đến ngày hôm nay. Không những trong bảo quản thực phẩm mà nhu cầu của con người cũng ngày được nâng cao do đó việc phát triển ngành lạnh là hợp lí. Ở nước ta ngành lạnh phát triển mạnh vào sau chiến tranh thế giới thứ hai nó phát triển cúng với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và từ đó có rất nhiều máy lạnh ra đời như máy lạnh hấp thụ, máy lạnh ejector… và có nhiều loại máy nén củng ra đời như máy nén pit tông, náy nén li tâm, máy nén roto… được sử dụng nhiều trong bảo quản thực phẩm. Để đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước ngành công nghệ chế biền thực phẩm ra đời để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng và đảm bảo cho việc xuất khẩu các loại thủy hải sản và thịt sản phẩm của các loại động vật. Nước ta đang tiến hành công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước để phát triển kịp các nước trong khu vực và trên thế giới nhất là trong việc xuất khẩu các mặt hàng tươi sống và các loại thủy hải sản. Do đó chúng em đang sống thời kì đất nước đang bước vào thời kì phát triển thì những sinh viên ngành Công Nghệ Điện Lạnh chúng em không khoanh tay đứng nhìn mà phải nổ lực lực hết mình tích lũy những kiến thức đã học ở trường và kinh nghiệm sống để góp phần vào công cuộc chung của đất nước. Đồ án này giúp cho em rất nhiều trong nhận thức hiểu biết rõ thực tế hơn trong công nghệ nhiệt điện lạnh của ngành mình đang học. Nó là bước khởi đầu cho chúng em trong việc xâm nhập với thực tế để sau này ra trường ít bỡ ngỡ hơn. Và tạo cho em vốn kiến thức nhất định trong thiết kế và tính tự lực và trách nhiễm của mình trong công việc. Trong thời gian làm đồ án chúng em đã cố gắng hết mình để tìm kiếm và suy nghĩ để hoàn thành đồ án một cách tốt nhất. Nhưng trong thời gian đó thì chúng em cũng gặp nhiều khó khăn về sách vở cũng như thời gian nên chúng em cũng không thể không gặp nhiều thiếu sót. Chúng em rất mong sự giúp đỡ và hướng dẫn tận tình của quí thầy cô trong bộ môn để giúp chúng em có nhiều kinh nghiệm và hoàn thành tốt hơn nữa đố án môn học một cách toàn diện hơn nữa. Trang 1 Đồ Án Lạnh GVHD: Ts. Lê Xuân Hòa Lời cảm ơn Trong suốt thời gian làm đồ án em đã học tập được rất nhiều kiến thức cũng như bổ trợ cho em những gì mà học lý thuyết ở giảng đường từ đó làm cho em hiểu sâu hơn và thực tế hơn. Đó là hành trang quí giá để em chuẩn bị bước vào đời làm cho em tự tin hơn và làm việc dễ dàng hơn. Có được kiến thức như vậy nhờ công lao của thầy cô đã tận tình hướng dẫn và dìu dắt em trong suốt thời gian làm đồ án cho đến ngày hoàn thành. Em xin chân thành cảm ơn chân thành quí thầy trong bộ môn Công Nghệ Nhiệt – Điện Lạnh đã hướng dẫn tận tình trong suốt thời gian làm đồ án để em có được kiến thức đầy đủ và hoàn thành đồ án một cách tốt nhất và hiệu quả nhất. Và cảm ơn các bạn trong lớp đã giúp đỡ, động viên trong quá trình làm đồ án cho đến khi hoàn thành đồ án môn học TP.HCM 12 – 2013 SVTH: Nguyễn văn phương Trang 2 Đồ Án Lạnh GVHD: Ts. Lê Xuân Hòa NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Trang 3 Đồ Án Lạnh GVHD: Ts. Lê Xuân Hòa Mục lục Phần một: GIỚI THIỆU CHUNG 5 I. Giới thiệu chung về ngành kỹ thuật nhiệt điện lạnh: 5 II. Giới thiệu chung về Tiền Giang .7 III. Nhiệm vụ đề tài .13 Phần hai: 16 TÍNH TOÁN THIẾT KẾ KHO LẠNH 16 Chương 1 16 BỐ TRÍ VÀ TÍNH TOÁN THIẾT KẾ KHO LẠNH .16 Chương 2 TÍNH TOÁN CÁCH NHIỆT, CÁCH ẨM .18 Chương III TÍNH TOÁN NHIỆT KHO LẠNH .26 Chương IV TÍNH TOÁN CHU TRÌNH VÀ CHỌN MÁY NÉN .31 Phần ba: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG SẢN XUẤT ĐÁ CÂY 37 Chương I TÍNH TOÁN KÍCH THƯỚC VÀ PHÂN BỐ MẶT BẰNG CỦA BỂ ĐÁ 37 Chương II. CÁCH NHIỆT CÁCH ẨM CỦA BỂ ĐÁ 40 Chương III TÍNH TOÁN CÂN BẰNG NHIỆT 47 Chương IV TÍNH TOÁN CHU TRÌNH VÀ CHỌN MÁY NÉN .51 Phần 4 TÍNH TOÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG CẤP ĐÔNG 56 Phần V: TÍNH CHỌN THIẾT BỊ TRAO ĐỔI NHIỆT 71 5.1 Tính chọn thiết bị ngưng tụ .71 5.2 Tính chọn thiết bị bay hơi: 73 Phần VI: TÍNH TOÁN ĐƯƠNG ỐNG VÀ CHỌN THIẾT BỊ PHỤ 78 6.1 Tính chọn đường ống 78 6.2 Tính toán thiết bị phụ: .83 Trang 4 Đồ Án Lạnh GVHD: Ts. Lê Xuân Hòa Phần một: GIỚI THIỆU CHUNG I. Giới thiệu chung về ngành kỹ thuật nhiệt điện lạnh: 1. Lịch sử phát triển ngành lạnh. Kỹ thuật lạnh đã ra đời hàng trăm năm nay và được sử dụng rất rộng rãi trong nhiều ngành kỹ thuật khác nhau như: Trong công nghiệp chế biến và bảo quản thực phẩm, công nghiệp hoá chất, công nghiệp rượu bia, sinh học, đo lường tự động, kỹ thuật sấy nhiệt độ thấp, xây dựng, công nghiệp dầu mỏ, chế tạo vật liệu, dụng cụ, thiết kế chế tạo máy, xử lý hạt giống, y học, thể thao, và trong đời sống hàng ngày, … Ngày nay kỹ thuật lạnh đã phát triển rất mạnh mẽ, được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau, phạm vi ngày càng mở rộng và trở thành ngành kỹ thuật vô cùng quan trọng không thể thiếu được trong đời sống hàng ngày cũng như trong kỹ thuật của tất cả các nước trên thế giới. - Trước thế kỷ 15, người ta chỉ biết dùng nước đá có sẵn ngoài thiên nhiên (băng, tuyết): trữ tuyết trong hang sâu để điều hoà không khí nóng bức hay ướp thịt thú để dành. Dần dần người ta biết pha trộn muối với tuyết tạo thành nhiệt độ lạnh hơn nước đá(tuyết), đó là hỗn hợp đầu tiên về hỗn hợp sinh hàn. - Năm 1755, bác sĩ người Scotland, Willam Cullen (1710-1790), đã chế tạo nước đá bằng cách tạo chân không trong bình chứa nước; nước trên mặt bốc hơi nhanh làm lạnh, số nước còn lại đông thành nước đá. - Năm 1820 Charles chế ra máy sản xuất nước đá nhân tạo bằng hỗn hợp sinh hàn (tuyết và muối theo tỷ lệ 5/1). - Năm 1823 Faraday theo phương pháp Cullen với amoniăc lỏng cho bốc hơi, sinh lạnh dùng chế tạo nước đá. - Năm 1836 Shaw, năm 1856 Harrison áp dụng phương pháp bốc hơi sinh lạnh với ester xunfuyaric. - Năm 1862 Ferdinand Carre chế ra máy sản xuất nước đá nhân tạo bằng cách đun sôi dung dịch nước và amôniăc để nguội. Amôniăc bốc hơi sinh lạnh. Kế tiếp là Flank Platter, Munters chế ra tủ lạnh gia dụng đốt bằng dầu hôi. - Năm 1868, Charles Tellier chế ra máy lạnh đầu tiên, áp dụng nguyên tắc bốc hơi chất lỏng và thu hồi để làm ngưng tụ lại trong chu kỳ kín. ông dùng máy lạnh này để trữ thịt trên tàu “Frigorifique” đi từ Rouen đến Buenos trong 105 ngày. - Năm 1877, Pillet (Thụy Sĩ) theo phương pháp của Tellier với tác nhân SO 2 . ngoài ra ông Widhansen dùng phương pháp giảm áp lực khí nén để sản xuất lạnh. - Cho đến ngày nay, công nghiệp lạnh đã tiến một bước khá xa trên thế giới với nhiều loại hệ thống lạnh và những ứng dụng hết sức quan trọng: o Tủ lạnh. o Máy điều hoà không khí. o Phòng lạnh. o Phòng lạnh đông. 2. Ứng dụng kỹ thuật lạnh vào ngành chế biến và bảo quản thực phẩm. - Năm 1745 nhà bác học Nga Lômônôxốp đã cho rằng: Những quá trình sống và thối rữa diễn ra nhanh hơn do nhiệt độ cao và kiềm hãm chậm lại do nhiệt độ thấp. Trang 5 Đồ Án Lạnh GVHD: Ts. Lê Xuân Hòa - Thật vậy, sự biến đổi của thực phẩm tăng nhanh ở 40 ÷ 50 o C vì ở nhiệt độ này rất thích hợp cho hoạt hoá của men phân giải của bản thân thực phẩm và vi sinh vật. - Ở nhiệt độ thấp các phản ứng hoá sinh trong thực phẩm bị ức chế. Trong điều kiện bình thường, nhiệt độ giảm 10 o C thì tốc độ phản ứng giảm xuống 1/2 đến 1/3 lần. Nhiệt độ thấp tác dụng đến các men phân giải nhưng không tiêu diệt được chúng. Nhiệt độ xuống dưới 0 o C phần lớn hoạt động của enzym bị đình chỉ. Tuy nhiên một số men như Lipaza, Trypsin, Catalaza, ở nhiệt độ – 191 o C cũng không bị phân huỷ. - Các tế bào thực vật có cấu trúc đơn giản, hoạt động sống có thể độc lập với cơ thể sống. Vì vậy khả năng chịu lạnh cao, đa số thực vật không bị chết khi nước trong nó chưa đóng băng. - Tế bào động vật có cấu trúc và hoạt động sống phức tạp gắn liền với cơ thế sống. Vì vậy khả năng chịu lạnh kém hơn, đa số tế bào động vật chết khi nhiệt độ giảm xuống dưới 4 o C so với thân nhiệt bình thường của nó. Tế bào động vật chết chủ yếu là do độ nhớt tăng và sự phân lớp của các chất tan trong cơ thể. Một số loài động vật có khả năng tự điều chỉnh hoạt động sống khi nhiệt độ giảm, cơ thể giảm hoạt động sống đến mức nhu cầu bình thường của điều kiện môi trường trong một thời gian nhất định. Khi tăng nhiệt độ hoạt động sống của chúng phục hồi, điều này được ứng dụng trong việc vận chuyển động vật đặc biệt là thuỷ sản ở dạng tươi sống, đảm bảo chất lượng tốt và giảm chi phí vận chuyển. - Sự ảnh hưởng của lạnh đối với vi sinh vật: Khả năng chịu lạnh của mỗi loài sinh vật có khác nhau. Một số loài chết ở nhiệt độ từ 20 ÷ 0 o C, tuy nhiên một số khác chịu được nhiệt độ thấp hơn. Khi nhiệt độ hạ xuống thấp, nước trong tế bào vi sinh vật đông đặc phá vỡ màng tế bào sinh vật. Mặt khác nhiệt độ thấp, nước đóng băng làm mất môi trường khuếch tán chất tan, gây biến tính của nước làm cho vi sinh vật chết. - Nấm mốc chịu được lạnh tốt hơn, nhưng ở nhiệt độ - 10 o C hầu hết ngừng hoạt động ngoại trừ các loài Mucor, Rhizopus, Penicellium. Để ngăn ngừa mốc phải duy trì nhiệt độ dưới - 15 o C, các loài nấm có thể sống ở nơi khan nước nhưng tối thiểu phải đạt 15%. Ở - 18 o C, 86%lượng nước đóng băng, còn lại 14% không đủ cho vi sinh vật phát triển. Vì vậy để bảo quản thực phẩm lâu dài phải duy trì nhiệt độ kho lạnh ít nhất - 18 o C. - Để bảo quản thực phẩm người ta có thể thực hiện nhiều cách như: Phơi, sấy khô, đóng hộp và bảo quản lạnh. Tuy nhiên bảo quản lạnh là một phương pháp có hiệu quả và ưu điểm nổi bật nhất. - Hầu hết thực phẩm, nông sản đều thích hợp với phương pháp này. - Việc thực hiện bảo quản nhanh chóng và hiệu quả phù hợp với tính chất thời vụ của nhiều loại thực phẩm nông sản. - Bảo tồn tối đa các thuộc tính tự nhiên cuả thực phẩm, giữ gìn được hương vị, màu sắc, các vi lượng và dinh dưỡng trrong thực phẩm. - Các chế độ xử lý lạnh thực phẩm - Thực phẩm trước khi đưa vào các kho lạnh bảo quản, cần được tiến hành xư lý để hạ nhiệt độ thực phẩm từ nhiệt độ ban đầu sau khi thu hoạch, đánh bắt, giết mổ xuống nhiệt độ bảo quản. - Có hai chế độ xử lý lạnh sản phẩm là xử lý lạnh và xử lý lạnh đông. a. Xử lý lạnh là làm lạnh các sản phẩm xuống nhiệt độ bảo quản lạnh yêu cầu, nhiệt độ này phải nằm trên điểm đóng băng của sản phẩm. Đặc điểm của cách xử lý này là sau khi xử lý lạnh sản phẩm còn mềm, chưa bị hoá cứng do đóng băng. b. Xử lý lạnh đông là kết đông các sản phẩm. Sản phẩm hoàn toàn hoá cứng do hầu hết nước và dịch trong thực phẩm đã đóng thành băng. Nhiệt độ tâm sản phẩm đạt - 8 o C, nhiệt độ bề mặt đạt từ ( -18 ÷ -12 o C ). Trang 6 Đồ Án Lạnh GVHD: Ts. Lê Xuân Hòa - Xử lý lạnh đông có hai cách: • Kết đông hai pha Thực phẩm nóng đầu tiên được làm lạnh từ 37 o C xuống khoảng 4 o C sau đó đưa vào thiết bị kết đông để nhiệt độ tâm khối thực phẩm đạt - 8 o C. • Kết đông một pha Thực phẩm còn nóng được đưa ngay vào thiết bị kết đông để hạ nhiệt độ tâm khối thực phẩm xuống dưới - 8 o C Kết đông một pha có nhiều ưu điểm hơn kết đông hai pha vì tổng thời gian của quá trình giảm, tổn hao khối lượng, chi phí lạnh và diện tích buồng lạnh cũng giảm. Đối với chế biến thịt thường sử dụng phương pháp một pha. Đối với hàng thuỷ sản do phải qua khâu chế biến và tích trữ trong kho chờ đông nên thực tế diễn ra hai pha. Các loại thực phẩm khác nhau có chế độ bảo quản đông lạnh khác nhau. II. Giới thiệu chung về Tiền Giang. 1. Vị trí địa lí. 1. Thành phố Mỹ Tho 2. Thị xã Gò Công 3. Huyện Cai Lậy 4. Huyện Cái Bè 5. Huyện Tân Phước 6. Huyện Châu Thành 7. Huyện Chợ Gạo 8. Huyện Gò Công Tây 9. Huyện Gò Công Đông Tiền Giang nằm ở phía Đông Bắc đồng bằng Sông Cửu Long và cách thành phố Hồ Chí Minh 70 km, có diện tích tự nhiên là 2,418.8 km 2 . Có 32 km bờ biển và là cửa ngõ ra Biển Đông. Toạ độ địa lí Tiền Giang giới hạn bởi: - 105 o 49’07” đến 106 o 48’06” kinh độ Đông. - 10 o 12’20” đến 10 o 35’26” vĩ độ Bắc. Ranh giới hành chính của Tiền Giang. - Phía Đông giáp Biển Đông. - Phía Tây giáp Đồng Tháp. - Phía Nam giáp tỉnh Bến Tre và Vĩnh Long. - Phía Bắc và Đông Bắc giáp Long An và Thành Phố Hồ Chí Minh. Diện tích tự nhiên và dân số năm 2005 phân theo huyện như sau: Trang 7 Đồ Án Lạnh GVHD: Ts. Lê Xuân Hòa Tiền Giang có địa hình tương đối bằng phẳng, đất phù sa trung tính, ít chua dọc sông Tiền, chiếm khoảng 53% diện tích toàn tỉnh, thích hợp cho nhiều loại giống cây trồng và vật nuôi. Bờ biển dài 32km với hàng ngàn ha bãi bồi ven biển, nhiều lợi thế trong nuôi trồng các loài thủy hải sản ( nghêu, tôm, cua…) và phát triển kinh tế biển. Khí hậu Tiền Giang chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa khô bắt đầu từ tháng 12 và mùa mưa từ tháng 5. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 27 o C; lượng mưa trung bình hằng năm 1,467mm. Khoáng sản Tiền Giang có mỏ đất sét Tân Lập với trữ lượng hơn 6 triệu m 3 , chất lượng tốt, có thể sản xuất vật liệu xây dựng cao cấp, đồ gốm xuất khẩu; và trên 1 triệu m 3 than bùn có thể làm phân vi sinh hữu cơ.Ngoài ra, còn trữ lựơng cát dọc sông Tiền phục vụ cho sang lắp mặt bằng và tài nguyên nước khoáng, nước nóng . Năm 2003 khu vực nông nghiệp - lâm nghiệp - thủy sản chiếm tỷ trọng 51,1%, công nghiệp - xây dựng 21,7%, thương mại - dịch vụ 27,2%. Sản phẩm nông lâm ngư nghiệp gồm cây lương thực có hạt đạt sản lượng 1.294 nghìn tấn; khóm sản lượng 89.650 tấn; mía sản lượng 17.902 tấn; dừa 83.405 ngàn quả; cây ăn quả 530.175 tấn. Tiền Giang có diện tích trồng cây ăn quả lớn nhất so với các địa phương trong cả nước với nhiều giống cây có giá trị xuất khẩu cao như: xoài cát Hòa Lộc, vú sữa Vĩnh Kim, nhãn xuồng cơm vàng, sơri Gò Công, bưởi long Cổ Cò và nhiều loại cây có múi khác… Sản lượng từ nuôi và khai thác thủy sản đạt 109.632 tấn, trong đó khai thác đạt 69.139 tấn. Năm 2003 giá trị sản xuất công nghiệp đạt 1.919 tỷ đồng . Tiền Giang là tỉnh có nhiều tiềm năng về du lịch. Hàng năm, lượng du khách đến đạt hơn 331.500 lượt. Thế mạnh của du lịch Tiền Giang chủ yếu nhờ vào các di tích văn hóa lịch sử và sinh thái như: di tích văn hóa Óc Eo, Gò Thành thế kỷ I đến thế kỷ VI sau công nguyên); di tích lịch sử Rạch Gầm- Xoài Mút, di tích Ấp Bắc, lũy Pháo Đài; nhiều lăng mộ, đền chùa: lăng Trương Định , lăng Hoàng Gia, lăng Tứ Kiệt, chùa Vĩnh Tràng, chùa Bửu Lâm, chùa Sắc Tứ… các điểm du lịch sinh thái mới được tôn tạo như: vườn cây ăn quả ở cù lao Thới Sơn, Ngũ Hiệp, Trại rắn Đồng Tâm, khu sinh thái Đồng Tháp Mười, biển Gò Công. Mạng lưới viễn thông Tiền Giang được hiện đại hóa và triển khai đồng loạt trong toàn tỉnh, đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt trong nước và quốc tế. Điện lưới quốc gia đến toàn bộ trung tâm các xã, phường, thị trấn. Lượng nước sạch cung cấp cho sản xuất và sinh hoạt đạt 55.000m 3 /ngày đêm cho các khu đô thị và nhiều vùng nông thôn. Mạng lưới giao thông đường bộ khá hoàn chỉnh. Mạng lưới đường thủy thuận lợi. Trục chính là sông Tiền, chiều dài 120km chảy ngang qua tỉnh về phía Nam và 30km sông Soài Rạp ở phía Bắc, tạo điều kiện cho Tiền Giang trở thành điểm trung chuyển về giao Trang 8 Đơn vị hành chính Diện tích (Km 2 ) Dân số (người) Mật độ (người/km 2 ) Thành phố Mỹ Tho 48.6 170,369 3,506 Thị xã Gò Công 32.1 55,238 1,721 Huyện Cái Bè 420.9 288,668 686 Huyện Cai Lậy 43.62 324,346 744 Huyện Châu Thành 255.8 256,072 1,001 Huyện Chợ Gạo 235.2 188,107 800 Huyện Gò Công Tây 272.3 169,446 622 Huyện Gò Công Đông 447.5 192,027 429 Huyện Tân Phước 333.2 54,578 164 Tổng cộng 2,481.8 1,698,851 685 Đồ Án Lạnh GVHD: Ts. Lê Xuân Hòa thông đường sông từ các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đi TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Đông. Về phía Đông, đường biển từ huyện Gò Công Đông đến Bà Rịa- Vũng Tàu khoảng 40km. 2. Thời tiết khí hậu. Khí hậu Tiền Giang mang tính chất nội chí tuyến - cận xích đạo và khí hậu nhiệt đới gió mùa nên nhiệt độ bình quân cao và nóng quanh năm. Nhiệt độ bình quân trong năm là 27 - 27,9 o C; tổng tích ôn cả năm 10.183 o C/năm. Có 2 mùa : Mùa khô từ tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau ; mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 (thường có hạn Bà chằng vào tháng 7, tháng 8). Tiền Giang nằm trong dãy ít mưa, lượng mưa trung bình 1.210 - 1.424mm/năm và phân bố ít dần từ bắc xuống nam, từ tây sang đông; Độ ẩm trung bình 80 - 85%. Gió : có 2 hướng chính là Đông bắc (mùa khô) và Tây nam (mùa mưa); tốc độ trung bình 2,5 - 6m/s. 3. Sông ngòi. Tiền Giang có mạng lưới sông, rạch chằng chịt, bờ biển dài thuận lợi cho việc giao lưu trao đổi hàng hoá với các khu vực lân cận đồng thời là môi trường cho việc nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản : - Sông Tiền : là nguồn cung cấp nước ngọt chính, chảy 115km qua lãnh thổ Tiền Giang, cao trình đáy sông từ -6m đến -16m, bình quân -9m, độ dốc đáy đoạn Cái Bè - Mỹ Thuận khá lớn (10 - 13%) và lài hơn về đoạn hạ lưu (0,07%). Sông có chiều rộng 600 - 1.800m, tiết diện ướt vào khoảng 2.500 - 17.000m 2 và chịu ảnh hưởng thủy triều quanh năm. Lưu lượng mùa kiệt (tháng 4) khoảng 130 - 190m 3 /s . - Sông Vàm Cỏ Tây: là một sông không có nguồn, lượng dòng chảy trên sông chủ yếu là từ sông Tiền chuyển qua. Sông Vàm Cỏ Tây là nơi nhận nước tiêu lũ từ Đồng Tháp Mười thoát ra và là 1 tuyến xâm nhập mặn chính. Tại Tân An cao trình đáy sông -21,5m, độ dốc đáy 0,02%, rộng 185m, tiết diện ướt 1.930m 2 , lưu lượng bình quân các tháng kiệt 9m 3 /s, lưu lượng lũ tối đa gần 5.000m 3 /s . - Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có một số sông, rạch nhỏ thuộc lưu vực sông Tiền và sông Vàm Cỏ Tây góp phần rất quan trọng trong việc lưu thông, vận chuyển hàng hoá và phục vụ sản xuất như : Cái Cối, Cái Bè, Ba Rài, Trà Tân, Phú Phong, Rạch Rầm, Bảo Định, Kỳ Hôn, Vàm Giồng, Long Uông, Gò Công, sông Trà v.v . Hầu hết sông, rạch trên địa bàn tỉnh chịu ảnh hưởng chế độ bàn nhật triều không đều. Đặc biệt vùng cửa sông có hoạt động thủy triều rất mạnh, biên độ triều tại các cửa sông từ 3,5 - 3,6m, tốc độ truyền triều 30km/h (gấp 1,5 lần sông Hậu và 3 lần sông Hồng), tốc độ độ chảy ngược trung bình 0,8 - 0,9m/s, lớn nhất lên đến 1,2m/s và tốc độ chảy xuôi đến 1,5 - 1,8m/s. Trên sông Tiền, tại Mỹ Thuận (cách cửa sông 102km) biên độ triều lớn nhất từ 121 - 190 cm, ở hai lũ lớn nhất (tháng 9 và 10) biên độ triều nhỏ nhất khoản 10 - 130cm và hai tháng mùa cạn (tháng 4 và 5) biên độ triều lớn nhất là 190 - 195cm. Đỉnh triều (max) tại Mỹ Thuận : 196cm (17/10/1978), chân triều (min) : -134cm (30/04/1978). 4. Tài nguyên khoáng sản. Than bùn: tìm thấy ở Phú Cường, Tân Hoà Tây - Cai Lậy (mỏ Tân Hoà) và tân Hoà Đông - Tân Phứơc (mỏ Tràm Sập). Các mỏ bị phủ một lớp sét, mùn thực vật dày 0-0,7m; trung bình là 0,3m. Tuổi Holocen. Mỏ Tràm Sập có thành tạo kiểu lòng sông cổ, dài hàng km, rộng 50 - 70m, dày trung bình 1,7m. Trữ lượng tương đương 125.000 tấn. Sử dụng làm nhiên liệu, nguyên liệu nền cho sản xuất phân vi sinh.Đang có doanh nghiệp khai thác. Trang 9 Đồ Án Lạnh GVHD: Ts. Lê Xuân Hòa Mỏ Tân Hoà có thành tạo kiểu đầm lầy, phân bố rãi rác, đẳng thứơc. Độ dày 0,5- 2,2m, trung bình 1,6m. Trữ lượng khoảng 900.000 tấn. Sử dụng làm nhiên liệu, nguyên liệu nền cho sản xuất phân bón. Sét: tìm thấy ở Tân Lập - Tân Phước. Mỏ sét Tân Lập có nguồn gốc trầm tích hổn hợp sông biển, tuổi Holocen, có lớp phủ dầy 0,2 - 3m, phân bố trên diện tích 2 - 3km 2 với chiều dày 15 - 20m. Trữ lượng tương đương 6 triệu m 3 . Sét có màu xám tối, có nhiễm phèn. Sét có chất lượng tốt, có khả năng làm nguyên liệu để sản xuất ra các mặt hàng gốm xây dựng như gạch, ngói .Đang có doanh nghiệp đầu tư khai thác. Cát sông: Phân bố chủ yếu trên lòng sông Tiền Các mỏ cát được xác định, phân lớp tập trung tại địa bàn các huyện Cái Bè, Cai Lậy, Châu Thành với 9 thân cát có trữ lượng lớn với chiều dài 2 - 17km, rộng 300 - 800m, dày 2,5-6,9m, có chất lượng đáp ứng nhu cầu vật liệu san lấp. Thành phần hạt chủ yếu là hạt tập trung và hạt nhỏ; độ hạt giảm dần về phía hạ lưu. Tổng lượng mỏ thuộc địa bàn tỉnh hơn 93 triệu m 3 . Đang có 13 doanh nghiệp đầu tư khai thác. Nước dưới đất: trên phạm vi tỉnh có 3 tầng chứa nước có triển vọng, có độ giàu nước từ lớn đến trung bình, có chất lượng tốt, đủ điều kiện khai thác với qui mô lớn và vừa gồm các phân vị Pliocen trên, Pliocen dưới và Miocen. Các phân vị này phân bố tập trung ở Mỹ Tho, Cai Lậy; độ sâu dao động từ 150 - 400m. Tại các nơi khác, khả năng khai thác hạn chế. Tại Mỹ Tho, lưu luợng đang khai thác hơn 40.000m 3 /ngày đêm. Loại hình nước chủ yếu là Bicarbonat - Natri, Clorua- Natri ; nhiệt độ 28 -30 o C; pH6 - 8,3. 5. Đất đai Tổng quỹ đất tự nhiên của tỉnh là 236.663ha, trong đó có các nhóm đất chính như sau: + Nhóm đất phù sa : Chiếm 53% tổng diện tích tự nhiên 125.431 ha, chiếm phần lớn diện tích các huyện Cái Bè, Cai Lậy, Châu Thành, Chợ Gạo, thành phố Mỹ Tho và một phần huyện Gò Công Tây thuộc khu vực có nguồn nước ngọt. Đây là nhóm đất thuận lợi nhất cho nông nghiệp đã sử dụng toàn diện tích. Trong nhóm đất này có loại đất phù sa bồi ven sông có thành phần cơ giới tương đối nhẹ hơn cả nên thích hợp cho trồng cây ăn trái. + Nhóm đất mặn : Chiếm 14,6% tổng diện tích tự nhiên 34.552ha, chiếm phần lớn diện tích huyện Gò Công Đông, thị xã Gò Công, Gò Công Tây và một phần huyện Chợ Gạo. Về bản chất đất đai thuận lợi như nhóm đất phù sa, nhưng bị nhiễm mặn từng thời kỳ hoặc thường xuyên. Nếu được rửa mặn loại đất này sẽ rất thích hợp cho việc sản xuất nông nghiệp với chủng loại cây trồng tương đối đa dạng. + Nhóm đất phèn : Chiếm diện tích 19,4% diện tích tự nhiên 45.912ha, phân bố chủ yếu ở khu vực trũng thấp Đồng Tháp Mười thuộc phía Bắc 3 huyện Cái bè, Cai Lậy, Tân Phước. Đây là loại đất hình thành trên trầm tích đầm lầy mặn ven biển thành tạo trong quá trình biển thoái, nên loại đất này giàu hữu cơ và phèn. Đất phèn tiềm tàng và hoạt động sâu (phèn ít) có diện tích ít hơn so với đất phèn tiềm tàng và hoạt động nông (phèn nhiều) với tỷ lệ 6,82% so với 12,19%. Hiện nay, ngoài tràm và bàng là hai loại cây cố hữu trên đất phèn nông, đã tiến hành trồng khóm và mía có hiệu quả ổn định trên diện tích đáng kể. Ngoài ra, một số diện tích khác cũng đã bước đầu được canh tác có hiệu quả với một số mô hình như trồng khoai mỡ và các loại rau màu, trồng hai vụ lúa và cả trồng cây ăn quả trên những diện Trang 10 . Những quá trình sống và thối rữa diễn ra nhanh hơn do nhiệt độ cao và kiềm hãm chậm lại do nhiệt độ thấp. Trang 5 Đồ Án Lạnh GVHD: Ts. Lê Xuân Hòa -. làm nhiên liệu, nguyên liệu nền cho sản xuất phân vi sinh.Đang có doanh nghiệp khai thác. Trang 9 Đồ Án Lạnh GVHD: Ts. Lê Xuân Hòa Mỏ Tân Hoà có thành