1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Cảm quan màu sắc trong thơ nguyên sa luận văn tốt nghiệp đại học

41 2,1K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 41
Dung lượng 263,5 KB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH KHOA NGỮ VĂN ===  === CẢM QUAN MÀU SẮC TRONG THƠ NGUYÊN SA KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH : VĂN HỌC VIỆT NAM Giáo viên hướng dẫn: TS. Trần Vũ Tài Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Thương Lớp : 48A – Ngữ văn VINH - 2011 1 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Lịch sử vấn đề .2 3. Đối tượng nghiên cứu và giới hạn đề tài .3 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 4 5. Phương pháp nghiên cứu .5 6. Đóng góp và cấu trúc của khóa luận .6 Chương 1. MỘT CÁI NHÌN CHUNG VỀ THƠ NGUYÊN SA 6 1.1. Giới thiệu về Nguyên Sa 6 1.1.1. Tiểu sử Nguyên Sa 6 1.1.2. Sự nghiệp văn học .7 1.2. Tổng quan về thơ Nguyên Sa .8 1.3. Màu sắc - Một phương diện quan trọng của thơ Nguyên Sa .15 Chương 2. THẾ GIỚI MÀU SẮC TRONG THƠ NGUYÊN SA 16 2.1. Ngôn ngữ thơ .16 2.2. Màu sắc ngoài ngôn ngữ, màu sắc ngôn ngữ .16 2.2.1. Màu sắc ngoài ngôn ngữ .16 2.2.2. Màu sắc trong ngôn ngữ 18 2.3. Kết quả khảo sát, thống kê phân loại các màu sắc trong thơ Nguyên Sa 20 2 Chương 3. ĐẶC SẮC THƠ NGUYÊN SA QUA CẢM QUAN VÀ NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN 33 3.1 Màu sắc góp phần chuyển tải nỗi niềm của thi nhân trước cuộc đời, cảnh vật và con người 33 3.2. Màu sắc góp phần xây dựng thế giới thiên nhiên tràn đầy màu sắc nghệ thuật .36 3.3. Nhóm từ chỉ màu sắc góp phần đem lại một ngôn ngữ thơ gắn với ngữ điệu –cảm xúc của con người 37 KẾT LUẬN 39 TÀI LIỆU THAM KHẢO 40 3 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Thơ là hình thái văn học đầu tiên của loài người, là “hình thức sáng tác văn học phản ánh cuộc sống, tâm trạng, cảm xúc mạnh mẽ bằng ngôn ngữ hàm súc, giàu hình ảnh và nhất là có nhịp điệu”. Thơcảm xúc, là tiếng nói chân thành của trái tim. Mỗi từ, mỗi hình ảnh trong thơ đều là cảm xúc của người viết trước cái đẹp của thiên nhiên và cuộc sống. Ở mỗi nhà thơ đều có cách dùng từ riêng, hay nói cách khác việc xuất hiện một lớp từ nào đó rất tiêu biểu trong thơ đều nằm trong ý đồ của người viết. 1.2. Ngày nay khi khoa sắc học (colourscience) đã phát triển mạnh mẽ với những tên tuổi như: Kandinsky, Herbin, Pfeiffer thì hệ ý nghĩa biểu tượng về màu sắc càng được nâng cao giá trị. Mỗi dân tộc, mỗi nền văn hóa khác nhau sẽ có cách xem xét màu sắc theo các cách khác nhau. Trong hầu hết các nền văn hóa châu Á, màu vàng được xem là màu của vua chúa, hoàng đế; Còn phương Tây là màu tím. Đối với Trung Quốc, màu đỏ là màu biểu tượng cho lễ tết, sự may mắn, thịnh vượng; màu trắng tượng trưng cho sự tang tóc, chết chóc… Vì vậy màu sắc là một trong những biểu tượng mang tính phổ quát, không chỉ ở phương diện địa lí mà còn ở mọi khía cạnh nhận thức: vũ trụ, tâm lý, tôn giáo, ngôn ngữ,… Mặt khác dựa vào lí thuyết tri nhận người ta nhận thấy mỗi dân tộc với những bức tranh ý niệm khác nhau sẽ hình thành những bức tranh ngôn ngữ khác nhau. Và như thế từ ngữ chỉ màu sắc sẽ không nằm ngoài quy luật chung đó. Lớp từ ngữ chỉ màu sắc có một số lượng không nhỏ và mang một ý nghĩa vô cùng da dạng trong nhiều phong cách văn bản đặc biệt là phong cách ngôn ngữ văn chương. Vì thế lớp từ ngữ chỉ màu sắc trở thành đối tượng được quan tâm từ nhiều góc độ, trên nhiều bình diện. 4 1.3. Nguyên Sa là nhà thơ khá nổi tiếng và ông có một vị trí quan trọng trên thi đàn văn học dân tộc. Nhắc đến Nguyên Sa dĩ nhiên người ta đều ca ngợi rất thành công và ngoạn mục về nhiều phương diện: làm báo, dạy học,… nhưng có lẽ trước hết vẫn là một nhà thơ. Thơ Nguyên Sa hấp dẫn nhiều thế hệ bạn đọc. Ông một đời làm thơ và sống chết với thơ. Thế giới nghệ thuật trong thơ ông đầy những màu sắc trẻ trung, tươi mát. Có thể nói cảm quan màu sắc là một phương diện quan trọng thể hiện cái nhìn và tư tưởng nghệ thuật độc đáo của nhà thơ. Với những lí do trên chúng tôi chọn đề tài: Cảm quan màu sắc trong thơ Nguyên Sa 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 2.1. Lịch sử nghiên cứu về màu sắc trong thơ Khi đề cập về lịch sử phát triển của màu sắc, trang web “liệu pháp chữa bệnh của màu sắc” (colourtherapyhealing.com) đã khẳng định màu sắc được nhận biết và sử dụng trên 2000 năm nay. Ở Việt Nam màu sắc từ lâu đã trở thành một bộ phận không thể thiếu được trong đời sống tinh thần phong phú của con người. Từ nghệ thuật làm gốm sứ đến các dòng tranh dân gian, các trang phục dân tộc rực rỡ, . đâu đâu cũng thấy sự hiện diện vai trò của màu sắc. Và người Việt Nam có một kho từ ngữ phong phú, sinh động để biểu thị màu sắc. Bởi vậy, việc nghiên cứu về màu đặc biệt là màu sắc trong văn chương đã có một số bài viết và công trình nghiên cứu. Trong Những thế giới nghệ thuật thơ[11], Trần Đình Sử và Những vấn đề lí thuyết lịch sử văn học và ngôn ngữ[ 3] của tập thể tác giả giảng viên khoa văn Đại học Vinh đã có những bài viết bàn về giá trị của màu sắc nghệ thuật. Trần Đình Sử nhìn thấy màu sắc trong Truyện Kiều, Biện Minh Điền tìm ra được cái hay của ngôn ngữ màu sắcmàu sắc ngôn ngữ trong thơ Nguyễn Khuyến… Sang thời hiện đại thì các thi nhân sử dụng màu sắc như một phương tiện nghệ thuật ngày càng nhiều. Vì vậy đã có khá nhiều bài viết và công trình nghiên cứu. Chúng ta có thể kể đến một số công trình sau: 5 Đào Thản với bài viết Hệ thống từ chỉ màu phụ trong Tiếng Việt và Hệ thống từ ngữ chỉ màu sắc của Tiếng Việt trong sự liên hệ với mầy điều phổ quát. Lê Anh Hiền có bài viết Cách dùng tính từ chỉ màu sắc của Tố Hữu. Nguyễn Thị Ngọc Quỳnh với luận văn thạc sĩ Khảo sát nhóm từ biểu thị màu sắc trong thơ mới (1932-1945). Hà Thị Thu Hoài viết Từ chỉ màu sắc để miêu tả thiên nhiên trong Truyện Tây Bắc của nhà văn Tô Hoài (tạp chí ngôn ngữ và đời sống, số 8/2006). Qua khảo sát tác giả bài viết đã phân tích nét đặc sắc trong sáng tạo, trong việc tạo ra nhiều sắc độ của màu trắng, đỏ, vàng trên những trang văn Tô Hoài. Cũng trên Ngôn ngữ và đời sống (8/2007), Đinh Trí Dũng và Lê Thị Thu Giang nghiên cứu từ chỉ màu sắc trong thơ Thế Lữ với bài viết Thế Lữ_người vẽ tranh ngôn từ thi ca. Trong bài viết này, hai tác giả đã xác định rằng “màu xanh là màu Tố Hữu ưu tiên nhất”, chứng tỏ cho đôi mắt đa tình, lòng yêu đời nồng nàn tha thiết. Những bài viết, những công trình nghiên cứu trên đây là những gợi ý quan trọng cho chúng tôi khi thực hiện đề tài này. Ở khóa luận này chúng tôi cũng triển khai theo hướng thống kê, phân loại các màu sắc và qua đó thấy được nét đặc sắc trong cái nhìn của Nguyên Sa. 2.2. Lịch sử nghiên cứu về thơ Nguyên Sa Hiện chưa có công trình chuyên luận nào nghiên cứu về thơ Nguyên Sa một cách có hệ thống, chỉ có một số bài viết trên mạng internet về thơ Nguyên Sa. Có thể kể đến các bài: Nguyên Sa - Thế giới của tình yêu thơ mộng, đăng trên h ttp://chutluulai.ne t , Ý thức làm mới các giá trị truyền thống trong thơ Nguyên Sa, http:// thinhanVietnam.net, Nguyên Sa - Người làm mới ngôn từ thi ca, http://phongdiep.net. 3. Đối tượng nghiên cứu và giới hạn đề tài 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Cảm quan màu sắc trong thơ Nguyên Sa 3.2. Giới hạn của đề tài 6 Đề tài chỉ bao quát một số văn bản thơ Nguyên Sa còn các sáng tác khác chỉ là tài liệu để tham khảo. Văn bản thơ Nguyên Sa khóa luận dựa vào cuốn Thơ Nguyên Sa, Nxb Tổng hợp Đồng Nai, 2008. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Khóa luận đặt ra 3 nhiệm vụ nghiên cứu sau 4.1. Đưa ra một cái nhìn chung về thơ Nguyên Sa. 4.2. Khảo sát, xác định và phân tích những màu sắc trong thơ Nguyên sa. 4.3. Chỉ ra nét đặc sắc trong cái nhìn và tư tưởng nghệ thuật của Nguyên Sa qua cảm quan màu sắc của tác giả. Cuối cùng rút ra một số nhận xét, kết luận về cảm quam màu sắc trong thơ Nguyên Sa. 7 5. Phương pháp nghiên cứu Để hoàn thành những nhiệm vụ trên thì khóa luận đã vận dụng nhiều phương pháp khác nhau, trong đó có các phương pháp chính sau: Phương pháp thống kê-phân loại, phương pháp phân tích- tổng hợp, phương pháp so sánh đối chiếu, phương pháp cấu trúc-hệ thống. 6. Đóng góp và cấu trúc của khóa luận 6.1. Đóng góp của khóa luận Khóa luận là công trình đầu tiên tập trung nghiên cứu về màu sắc trong thơ Nguyên Sa với cái nhìn hệ thống. Kết quả nghiên cứu của khóa luận có thể dùng làm tài liệu tham khảo về thơ Nguyên Sa. 6.2. Cấu trúc của khóa luận Ngoài Mở đầu, Kết luận, Nội dung chính của khóa luận gồm có 3 chương: Chương 1: Một cái nhìn chung về thơ Nguyên Sa. Chương 2: Thế giới màu sắc trong thơ Nguyên Sa. Chương 3: Vai trò của màu sắc trong thể hiện cái nhìn và hình tượng ngôn từ thơ Nguyên Sa. Cuối cùng là tài liệu tham khảo. 8 Chương 1 MỘT CÁI NHÌN CHUNG VỀ THƠ NGUYÊN SA 1.1. Giới thiệu về Nguyên Sa 1.1.1. Tiểu sử Nguyên Sa Nguyên Sa là bút hiệu mà nhà thơ đã có lần khiêm tốn cắt nghĩa “vốn dĩ chỉ là hạt cát”. Ông tên thật là Trần Bích Lan, sinh ngày 1/3/1932 tại Hà Nội. Theo gia phả thì tổ tiên của nhà thơ có nguồn gốc Thuận Hóa (Huế), đến đời ông nội mới ra Hà Nội sinh sống. Năm 1949 gia đình cho Nguyên Sa qua Pháp du học. Năm 1953 ông đậu tú tài Pháp, sau đó lên Paris ghi danh học triết học tại trường đại học sorbonne, một số bài thơ nổi tiếng của Nguyên Sa được ông sáng tác trong thời gian này. Năm 1955 ông lập gia đình với bà Trịnh Thúy Nga ở Paris. Đầu năm 1956 ông đưa vợ về Sài Gòn và sinh sống bằng nghề dạy học và làm thơ. Ở Sài Gòn nhà thơ Nguyên Sa dạy học ban C, dạy môn Triết học tại Trường công lập Chu Văn An, dạy môn Triết học cho Đại học Văn khoa Sài Gòn. Ngoài ra, hai vợ chồng ông cũng mở hai trường tư thục là Văn họcVăn Khôi. Ông còn cộng tác với nhiều trường tư thục khác như Văn Lang, Hưng Đạo,…Ngoài việc dạy học nhà thơ Nguyên Sa còn chủ trương tạp chí Sáng Tạo. Năm 1975 gia đình Nguyên Sa di tản sang Pháp, ba năm sau ông và gia đình mới qua bang California (Mỹ) sinh sống. Ở vùng đất mới, ông chủ trương tạp chí băng nhạc Đời và nhà xuất bản Đời. Nhà thơ Nguyên Sa ở California từ đó cho đến khi qua đời ngày 18/4/1988. 1.1.2. Sự nghiệp văn học Nguyên Sa bước vào thi đàn Việt Nam từ những năm đầu thập niên 50 của thế kỉ XX. Và cho đến nay Nguyên Sa thực sự trở thành một trong những nhà thơ được đông đảo bạn đọc yêu thích. 9 Nguyên Sa bắt đầu làm thơ khi đang du học ở Pháp. Về nước những bài thơ về Paris đăng trên báo người Việt của sinh viên di cư rồi trên tạp chí Sáng Tạo đã làm ông nổi danh. Bởi vậy tên tuổi của ông nhanh chóng đươc nhiều bạn đọc biết đến. Trong hành trình sáng tạo của mình Nguyên Sa đã đóng góp cho nền văn học nước nhà khoảng vài chục tác phẩm. Tác phẩm tuy không nhiều nhưng khá đa dạng về thể loại. Sáng tác của ông đã có sức hấp dẫn lớn, tạo nên ảnh hưởng lớn lao đối với đông đảo bạn đọc nhiều thế hệ. Chúng ta có thể điểm qua các sáng tác chính của Nguyên Sa: Về thơ có: Thơ Nguyên Sa tập 1, xuất bản 1959; Thơ Nguyên Sa tập 2, xuất bản 1988; Thơ Nguyên Sa tập 3, xuất bản 1996. Về truyện dài có: Gõ đầu trẻ, Vài ngày-chung sự vụ và một số nghị luận về văn nghệ và triết học: Quan điểm triết họcvăn học (1960), Một bông hồng cho văn nghệ (1907), Một mình một ngựa (1971) . Như vậy ta thấy rằng trong hành trình sáng tạo nghệ thuật của mình Nguyên Sa đã để lại cho nền văn học Việt Nam những tác phẩm có giá trị, có những đóng góp quan trọng cho nền văn học dân tộc, góp phần tô điểm thêm cho nền văn học Việt Nam. 10

Ngày đăng: 18/12/2013, 15:33

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w