1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

BÍ MẬT CỦA CHA

12 417 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 1,16 MB

Nội dung

1 mật của cha mật của cha NHÀ XUẤT BẢN THÔNG TẤN THƯƠNG HUYỀN 2 3 4 5 K hi bắt tay tạo ra người cha đầu tiên trên thế gian, ông Trời chuẩn bò sẵn một cái khung thật cao. Một nữ thần đi ngang qua ghé mắt coi và thắc mắc: “Thưa ngài, tại sao ngài làm người cha cao như vậy? Nếu ông ta đònh chơi bắn bi với con thì phải quỳ gối, nếu muốn hôn những đứa con mình ông ta lại phải cúi người xuống. Thật bất tiện!”. Ông Trời trầm ngâm một chút rồi gật gù: “Ngươi nói có lý. Nhưng nếu ta để cho người cha chỉ cao bằng những đứa con thì lũ trẻ sẽ biết lấy ai làm tầm cao mà vươn tới?”. Thấy ông Trời nặn đôi bàn tay người cha to và thô ráp, vò nữ thần lại lắc đầu nói: “Ngài có biết ngài đang làm gì không? Những bàn tay to lớn thường vụng về. Với đôi tay ấy, người cha chật vật lắm mới có thể găm kim băng quấn tã, cài nút áo cho con trai, thắt chiếc nơ hồng cho con gái. Bàn tay ấy sẽ không đủ khéo léo để lẩy những mảnh dằm nằm sâu trong da thòt mềm mại của con trẻ”. 6 7 Ông Trời mỉm cười đáp: “Nhưng đôi bàn tay to lớn vững chãi đó sẽ dìu dắt bọn trẻ qua mọi sóng gió, cho tới lúc chúng trưởng thành”. Vò nữ thần đứng bên cạnh nhìn ông Trời nặn người cha với một đôi vai rộng, lực lưỡng liền thắc mắc: “Tại sao ngài phí phạm thế?”. “Thế người cha sẽ đặt đứa con ngồi đâu khi phải đưa nó đi xa? Lấy chỗ đâu cho đứa con ngủ gật gối đầu khi đi xem xiếc về khuya? Quan trọng hơn, đôi vai đó sẽ gánh vác cả gia đình” - ông Trời đáp. Ông Trời thức trắng đêm để nặn cho xong người cha đầu tiên. Ngài cho tạo vật mới nói ít nhưng mỗi lời phát ra là một quyết đoán. Tuy đôi mắt của người cha nhìn thấu mọi việc trên đời, nhưng lại bình tónh và bao dung. Cuối cùng khi đã gần hoàn tất công việc, Ngài thêm vào bên khóe mắt người cha vài giọt nước mắt. Nhưng sau một thoáng tư lự, ngài lại chùi chúng đi, thành ra người đời sau không thấy được những giọt lệ của người cha mà chỉ có thể cảm nhận và đoán rằng ông ta đang khóc. Xong việc, ông Trời quay lại nói với nữ thần: “Ngươi thấy đó, người cha cũng đáng yêu như người mẹ mà ta đã dồn bao công sức để tạo ra”. 8 9 M ùa đông năm đó, một người bạn rủ tôi đi câu cá hồi. Chúng tôi được chia một vò trí ngập trong bùn. Tuy vậy, tôi vẫn đội mưa thả câu trong một khoảnh nước nhỏ như chiếc tem thư. Để giết thời giờ, tôi quan sát những người đi câu khác. Có hai cha con nhà nọ khiến tôi chú ý. Họ câu trong lặng lẽ và chăm chú. Người cha đã hai lần quẳng xuống nước những con cá ông câu được. Nhưng cậu con trai không may mắn như cha. Cậu đã để sổng cả chục con cá. Tôi giật mình nghe tiếng bạn tôi thì thào bên tai: “Xem kìa. Thằng bé hên ghê!”. Cứ nhìn theo cách thằng bé 14 tuổi gò lưng trì chiếc cần câu cong vút, tôi đoán con cá mắc câu khá lớn. Thằng bé trông có vẻ bình tónh nhưng con cá ranh ma đang tìm cách lôi nó về phía vũng nước sâu, nơi có những rìa đá chìa hẳn ra. Thằng bé đã ba lần cuốn dây câu tìm cách lôi con cá trở lại, nhưng lần nào con cá cũng mạnh hơn. Nó tung người giật mạnh khiến đầu cần câu uốn éo một cách thảm hại và rung bần bật như lên cơn sốt rét. Con cá rơi trở lại làm nước bắn tung tóe và lôi thằng bé chưa kòp đứng vững đi theo dòng nước. Làn nước băng giá ngập quá cổ đôi ủng cao bằng da nó đang đi nhưng con cá vẫn không chòu thua. Tôi nhìn sang người cha. Ông ta đứng yên chăm chú nhìn con nhưng không nói một lời nào. 10 11 Nước đã ngập tới thắt lưng và cuộc vật lộn giữa con cá và thằng bé có vẻ như có chiều hướng bất lợi cho thằng bé. Nó chúi người về phía trước, lảo đảo cố gắng giữ thăng bằng. Bạn tôi vớ chiếc vợt đònh nhảy tùm xuống nước. “Đừng!” - có tiếng nói nhỏ. Tôi ngoảnh lại và thấy người cha chỉ ngón tay vào bạn tôi. “Ông đừng vội” - ông ta bình thản nhắc lại và tiếp - “Khi nào cần, nó khắc tự yêu cầu.” Trong lúc đó con cá đã kòp lôi tuột thằng bé khuất sau rìa đá. Người cha cất tiếng gọi, tiếng thằng bé vọng lại bò tiếng nước xoáy át đi. Bạn tôi nhảy xuống nước lội về phía rìa đá. Rút cục thằng bé cũng tóm được con cá đã mệt lử, thế nhưng nó đang mắc kẹt giữa những cành cây khô. Lúc này, cha nó mới quẳng xuống một sợi dây chão. Được bạn tôi giúp sức, thằng bé lôi con cá lên bờ. Nó run rẩy ngã vật xuống bãi bùn thở dốc, mắt không rời con cá hồi khổng lồ nằm bên cạnh. Bạn tôi có mang theo một chiếc cân treo và anh ngỏ lời xin người cha cho cân thử. “Anh hỏi thằng bé. Con cá đó nó câu được kia mà” - ông ta đáp. Buổi chiều ngồi trên xe trở về nhà, chúng tôi nói với nhau chuyện vừa xảy ra với thằng bé. Bất chợt tôi nhớ lại lời của người cha: “Con cá nó câu được kia mà”. Giờ tôi mới nhận ra vẻ tự hào trong giọng nói của ông. Ra là vậy. Người cha đã để cậu con trai của ông thử sức. Như một người đàn ông chân chính, cậu đã đối mặt với khó nhọc và nguy hiểm để đi đến vinh quang. 12 13 B é Paco (một cái tên rất thông dụng để gọi các bé trai ở miền nam Tây Ban Nha) sống cùng cha trong một thò trấn nhỏ. Mẹ nó đã mất cách đây vài năm. Tuy rất thương con trai, nhưng ông Jorghe luôn giữ một thái độ nghiêm khắc với con. Là công nhân nhà máy luyện thép, suốt ngày ông Jorghe phải đối mặt với ngọn lửa. Do đó tình thương con của ông cũng nóng bỏng như biển lửa cuồn cuộn trong lò luyện thép, nhưng luôn được giấu kín trong lòng. Thiếu sự âu yếm của cha, Paco nghó rằng chỉ có mẹ là người thương nó nhưng mẹ đã mất nên nó cảm thấy cô đơn. Vì thế Paco rất dễ tủi thân và hay hờn dỗi. Một bữa nọ, Paco làm bài kiểm tra toán bò điểm kém. Về nhà, nó cảm thấy buồn bực và trở nên lầm lì. Sau một ngày làm việc vất vả, ông Jorghe đã nổi giận lôi đình khi nghe cậu bé rụt rè kể lại chuyện ở trường. Bò cha la mắng, hôm sau Paco mật nhét vài bộ quần áo, ít đồ ăn vào cặp và không về nhà sau giờ học. Cậu bé đi biệt tăm suốt hai ngày. 14 15 Ông Jorghe hối hận lắm. Ông bỏ công việc đi tìm con khắp nơi trong thò trấn. Theo lời khuyên của một số người, ông mua một xấp giấy trắng và hơn hai chục cây bút lông. Thức trắng đêm, ông Jorghe đã viết xong khoảng năm trăm tờ cáo thò thật to. Trên nền giấy trắng là dòng chữ: “Paco! Cha rất yêu con và chờ con”. Xách theo một thùng hồ tự nấu lấy, ông Jorghe đội nắng mưa đi dán hết số cáo thò. Thò trấn nhỏ bỗng trở nên trắng xóa bởi những tờ giấy do người cha dán. Chúng bay phấp phới trước gió trên tường, trên hàng rào, giống như những cánh bướm trắng khổng lồ. Một đêm nữa lặng lẽ trôi qua. Ông Jorghe chong đèn ngồi bó gối chờ trước cửa. Ông hy vọng Paco hiểu được tấm lòng của ông mà quay về. Rạng sáng, ông Jorghe thiếp đi một lát. Ông bừng tỉnh giấc khi nghe tiếng gõ cửa rụt rè. Cánh cửa vừa hé mở, ông Jorghe nghe gọi: “Cha!”. Chợt ông Jorghe sựng lại. Không phải tiếng Paco! Nói đúng ra đó là giọng của nó nhưng đã hòa quyện với giọng của năm cậu bé khác đang đứng bên con ông. Từ ngày ấy, ông Jorghe sống rất hạnh phúc với sáu đứa con trai cùng tên Paco. Ngoài đứa con ruột, năm đứa khác là những cậu bé lang thang cơ nhỡ đã đến với ông theo tiếng gọi “Paco! Cha rất yêu con và chờ con”. 16 17 C huyện bắt đầu khi thằng bé nhà tôi đi học mẫu giáo về khoe cô giáo dạy phải đánh răng “mỗi thứ mười lần”. Tuy hơi ngỡ ngàng (“mỗi thứ” có nghóa là mỗi ngày chăng?) nhưng kinh nghiệm cho tôi biết ngay đây là cơ hội “bốn năm có một” – vì con trai tôi mới lên 4 còn chò nó đã 6 tuổi. “Ăn cơm xong, Bi dạy ba đánh răng giống cô giáo chỉ nhé” - tôi gạ gẫm. Nghe vậy, cô chò ngẩng mặt khỏi tô cơm, nuốt vội miếng thòt nhai dở, nguýt cậu em một cái thật dài: “Bi phải coi chò đánh răng mới đúng”. “Được rồi, cả hai chò em chỉ cho ba” - tôi dàn hòa. Ăn xong, cả ba cha con kéo nhau xuống bếp. Tôi và cô con gái chiếm cái bồn rửa chén, nhường cho “giáo sư” Bi chậu rửa mặt. Bằng giọng ngọng nghòu, cu Bi khoa chân múa tay chỉ bảo chải răng mỗi bên hàm mười lần. Bên phải mười lần, bên trái mười lần, hàm trên mười lần, hàm dưới mười lần . Dó nhiên tôi phải thành anh hề rạp xiếc, một cậu học trò hậu đậu làm việc gì cũng hỏng trước “giáo sư”. Đáng lẽ chà răng bên phải, tôi lại chà bên trái; để bàn chải úp xuống thì tôi lại để ngửa lên. Thay vì chà răng tôi lại chà nhầm vào lợi và nhăn nhó . Hai khán giả nhí của tôi cười khanh khách. Dù cũng có hơi chút bực bội về “cậu học trò” dốt nhưng “giáo sư” rất tận tình làm mẫu. Cô chò xưa nay luôn bò cha mẹ áp giải đi đánh răng bây giờ lên giọng kẻ cả: “Bi nhớ phải đánh răng mỗi ngày sau bữa ăn như chò, nếu không răng Bi sẽ vàng như răng con chó Lou Lou đấy”. Không biết mắt tôi nhìn có chính 18 19 xác không nhưng tôi tin là sau khi thốt ra câu nói này, vẻ mặt con gái tôi thoáng vẻ lo ngại. Từ ngày thứ hai trở đi, những buổi học đánh răng khá là ầm ó và náo loạn, nhờ có thêm phần nhạc đệm phát ra từ một cuốn băng ca nhạc thiếu nhi! Đấy là sáng kiến của con gái tôi. Cậu em hưởng ứng nhiệt liệt và nhất đònh kiêm thêm vò trí đạo diễn cho màn hoạt náo của ba cha con. “Già đầu rồi còn làm trò khỉ” - đó là câu mắng yêu của vợ tôi. Kể ra cũng “khỉ” thật nếu bạn hình dung một ông tướng đạo mạo, trán hói, đeo kiếng dày cộp lại làm những trò như một chú hề ở rạp xiếc! Nghóa là cũng bước đi nhún nhảy, trợn mắt, méo miệng, cong mông ưỡn bụng, tay vung vẩy, lâu lâu lại nhảy lò cò như thể bò ai đạp phải chân . Trong nhà tôi những màn hoạt náo như thế kể ra cũng không ít. Thời gian trôi qua, bọn trẻ đã lớn, tôi không còn làm “trò khỉ” nhưng dư âm của nó vẫn còn mãi. Các con tôi luôn vui vẻ chia sẻ với mẹ cha những suy nghó, niềm vui và khó khăn của chúng. Hồi trước, tôi ngồi trong phòng làm việc, trước khi đi ngủ cu Bi thường chạy ùa vào bám cổ cha khoe: “Ba ơi, con đánh răng rồi. Răng con không vàng như răng con Lou Lou” - thì bây giờ cậu chàng từ tốn gõ cửa xin phép nói chuyện với cha “như những người đàn ông với nhau” về một cô bé nào đó đang làm con tim cậu bối rối. “Trò khỉ” là thế đấy và nếu tôi được sống một cuộc đời khác, tôi vẫn sẽ thích làm “trò khỉ” với các con tôi. [...]... câu: “Mẹ nghó là cha sẽ đồng ý với mẹ” Theo cách mô tả của mẹ, chúng tôi tin rằng cha là kho kiến thức vô tận để chúng tôi học hỏi Mẹ nhắc nhở chúng tôi viết thư thường xuyên cho cha và mỗi lần nhận thư, ngoài niềm vui, mỗi đứa con đều thầm “tự kiểm điểm” xem mình đã làm những gì sai lời cha dặn Thường thì chẳng đứa nào bô bô nói ra sai sót của mình, chúng tôi kể lể trong thư gởi cho cha hoặc đợi đến... mẹ rảnh thì thầm thú nhận với bà Cha tôi vốn thích ăn cay Biết vậy, mẹ tôi dặn chúng tôi đi hái ớt hiểm mọc hoang (thứ này cay phải biết) về ngâm vào lọ dấm để gởi cho ông 21 Số hũ ớt ngâm dấm tăng dần theo nỗi nhớ cha và cả nhà đâm ra lo lắng nếu cha viết thư dặn đừng gởi thêm ớt vì số cũ ông dùng chưa hết Hay là cha bệnh nên ít dùng ớt hơn? Nhận được thư báo ngày giờ cha tôi về, mẹ tôi đứng ra làm... đâu hết rồi nhỉ?” - cha tôi làm ra vẻ ngơ ngác Hiển nhiên là ông đã thấy chúng tôi vì căn nhà nhỏ bằng cái lỗ mũi, có khi ông còn sờ trúng đầu tóc khiến đứa nào cũng co rúm, nhưng vẫn khoái vì nghó mình chưa bò phát hiện! Cuối cùng theo ám hiệu đằng hắng của mẹ, cả bọn nhất 22 loạt lao ra khỏi chỗ núp ôm chầm lấy cha Gia đình chúng tôi đã sống như thế với sự sắp đặt của mẹ, dù cha tôi luôn vắng nhà... nướng các món chuẩn bò đón cha và theo lệnh mẹ, mỗi đứa tìm một chỗ kín trong nhà để ẩn nấp Từ trong chỗ nấp bọn trẻ con chúng tôi bụm miệng khoái trá cười khúc khích khi nghe cha tôi hỏi mẹ: “Các con đâu hết rồi, em?” và câu trả lời là: “Em không biết, khi về đến nhà thì mọi thứ đâu vào đấy rồi” Nghe giọng biết ngay là cha mẹ giả tảng và có thể họ đang nháy mắt cho nhau! Rồi cha tôi giả vờ đi tìm chúng...Cả cuộc đời, cha tôi không mấy khi ở nhà với vợ con Thời thế và công việc đưa ông đi khắp đó đây kiếm sống nuôi mẹ con tôi Nhưng với con 20 cái ông dường như vẫn luôn có mặt đâu đó trong căn nhà nhỏ của chúng tôi Ấy là nhờ mẹ, bà tôn trọng những khuôn phép mà cha tôi đã quy đònh trước mỗi chuyến đi của ông Chẳng hạn, trước bữa ăn 10 phút chúng tôi phải giúp... hiệu đằng hắng của mẹ, cả bọn nhất 22 loạt lao ra khỏi chỗ núp ôm chầm lấy cha Gia đình chúng tôi đã sống như thế với sự sắp đặt của mẹ, dù cha tôi luôn vắng nhà nhưng chúng tôi không bao giờ sống thiếu cha 23 . 1 Bí mật của cha Bí mật của cha NHÀ XUẤT BẢN THÔNG TẤN THƯƠNG HUYỀN 2 3 4 5 K hi bắt tay tạo ra người cha đầu tiên trên thế gian,. lại lời của người cha: “Con cá nó câu được kia mà”. Giờ tôi mới nhận ra vẻ tự hào trong giọng nói của ông. Ra là vậy. Người cha đã để cậu con trai của ông

Ngày đăng: 18/12/2013, 10:56

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w