BÁO CÁO THỰC HÀNH BÀI 5. PHÂN TÍCH MẪU ĐA THÀNH PHẦN BẰNG QUANG PHỔ UVVIS I. Cơ sở lý thuyết Dung dịch mẫu gồm có: + Caffein + Paracetamol + Nước cất vừa đủ 10ml Trong một hỗn hợp gồm hai thành phần nếu đo mật độ quang ở hai bước sóng thì bằng tính toán cho phép, xác định được hai thành phần đó. Đối với hỗn hợp caffein và paracetamol trong chế phẩm ta đo mật độ quang của dung dịch ở hai bước sóng cực đại hấp thụ của nó. Dựa trên tính chất cộng tính của mật độ quang có: A1 = E1.C1 + E1’.C2 (đo ở bước sóng λ1 ) A2 = E2.C1 + E2’.C2 (đo ở bước sóng λ2 ) Giải hệ phương trình trên ta được C1 và C2 Trong đó: C1: nồng độ % của caffeine của dung dịch đo. C2: nồng độ % của paracetamol của dung dịch đo E1 : E_1cm(1%) của caffeine ở λ1 E1’: E_1cm(1%) của paracetamol ở λ1 E2 : E_1cm(1%) của caffein ở λ2 E2’: E_1cm(1%) của paracetamol ở λ2 (các giá trị E1, E2, E1’, E2’ xác định bằng thực nghiệm cho sẵn). II. Chuẩn bị 1. Hóa chất Bột caffein chuẩn (99,8%) Bột paracetamol chuẩn (99,7%) 2. Dụng cụ Máy quang phổ UV – VIS Cân phân tích Các pipet chính xác Cốc thủy tinh Các bình định mức III. Quy trình thực hành 1. Xác định E1, E2, E1’, E2’ Chuẩn bị: Cân lần lượt mỗi thứ 50mg cafein và paracetamol chuẩn pha trong 2 bình định mức 100ml thu được dung dịch chuẩn có nồng độ 500ppm Chuẩn bị 2 bình định mức 10ml + Bình 1: lấy chính xác 0,4ml dung dịch chuẩn caffein, thêm nước tới vạch, thu được dung dịch caffein có nồng độ 20ppm + Bình 2: lấy chính xác 0,4ml dung dịch chuẩn paracetamol, thêm nước tới vạch, thu được dung dịch paracetamol có nồng độ 20ppm Tiến hành: Gọi: λ1 : bước sóng cực đại hấp thụ của caffein λ2 : bước sóng cực đại hấp thụ của paracetamol E1 : E_1cm(1%) của caffeine ở λ1 Aλ1 : Mật độ quang của caffeine tại λ1 E1’: E_1cm(1%) của paracetamol ở λ1 A’λ1: Mật độ quang của paracetamol tại λ1 E2 : E_1cm(1%) của caffein ở λ2 Aλ2 : Mật độ quang của caffein tại λ2 E2’: E_1cm(1%) của paracetamol ở λ2 A’λ2: Mật độ quang của paracetamol tại λ2 Xác định bước sóng cực đại hấp thụ của caffein (λ1) và paracetamol (λ2) bằng cách quét phổ hấp thụ dung dịch trong bình 1 và bình 2 (pha ở trên) từ bước sóng 400nm đến 200nm. Ta được : λ1 = 273nm Aλ1 = 1,008018 A’λ1 = 0,329991 λ2 = 243nm Aλ2 = 0,295820 A’λ2 = 1,34720 Ta có: Aλ1= E1.l.CCF 1,008018 = E1.1.20.104 E1= 505 A’λ1= E1’.l.CPCM 0,329991 = E1’.l.20.104 E1’= 165 Aλ2= E2.l.CCF 0,295820 = E2.1.20.104 E2= 148 A’λ2= E2’.l.CPCM 1,347202 = E2’.1.20.104 E2’= 674 Bình 3 (bình định mức 10ml): lấy chính xác 0,4ml dung dịch mẫu X, thêm nước tới vạch Bình 4 (bình định mức 10ml): lấy chính xác 0,4ml dung dịch mẫu Y, thêm nước tới vạch Đem dung dịch mẫu X trong bình 3 đo mật độ quang ở λ1 được A1X và ở λ2 được A2X Giải hệ phương trình : A1X= E1.C1X + E1’.C2X A2X= E2.C1X + E2’.C2X Đem dung dịch mẫu Y trong bình 4 đo mật độ quang ở λ1 được A1Y= và ở λ2 được A2Y= Giải hệ phương trình: A1Y=E1.C1Y + E1’.C2Y A2Y=E2.C1Y + E2’.C2Y