1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tính đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc ở một số kiểu thảm thực vật tại xã Xuân Sơn, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ .pdf

127 438 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 127
Dung lượng 4,97 MB

Nội dung

Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tính đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc ở một số kiểu thảm thực vật tại xã Xuân Sơn, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ .pdf

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

-  -

NGUYỄN THỊ YẾN

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC

VÀ TÍNH ĐA DẠNG NGUỒN TÀI NGUYÊN CÂY THUỐC Ở MỘT SỐ KIỂU THẢM THỰC VẬT TẠI XÃ XUÂN SƠN,

HUYỆN TÂN SƠN, TỈNH PHÚ THỌ

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

THÁI NGUYÊN - 2008

Trang 2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

-  -

NGUYỄN THỊ YẾN

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC

VÀ TÍNH ĐA DẠNG NGUỒN TÀI NGUYÊN CÂY THUỐC Ở MỘT SỐ KIỂU THẢM THỰC VẬT TẠI XÃ XUÂN SƠN,

HUYỆN TÂN SƠN, TỈNH PHÚ THỌ

CHUYÊN NGÀNH: SINH THÁI HỌC MÃ SỐ: 60.42.60

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌCNgười hướng dẫn khoa học: TS LÊ NGỌC CÔNG

THÁI NGUYÊN - 2008

Trang 3

Lời cảm ơn

Trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài luận văn thạc sĩ, chuyên ngành Sinh thái học, khoa Sinh - KTNN Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên, tôi đã nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ của các thầy cô giáo, các đồng nghiệp, bạn bè và gia đình!

Trước tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến TS Lê Ngọc Công - người thầy đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm quý báu để tôi có thể hoàn thành luận văn này

Tôi xin trân trọng cảm ơn TS Đỗ Hữu Thư đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến các thầy cô giáo khoa Sinh trường Đại học Sư phạm, khoa Sau Đại học - Đại học Thái Nguyên đã nhiệt tình giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường

Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn UBND huyện Tân Sơn, Chi cục Kiểm lâm, phòng Thống kê, phòng Kế hoạch - Tài chính huyện Tân Sơn, UBND xã Xuân Sơn, đặc biệt là các ông lang, bà mế người dân tộc Dao và Mường ở khu vực nghiên cứu! Qua đây tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Khoa Khoa học Tự nhiên và Xã hội - Đại học Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học Cao học!

Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới toàn thể gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã luôn cổ vũ, động viên tôi trong suốt thời gian qua!

Trong quá trình thực hiện luận văn do còn hạn chế về mặt thời gian, kinh phí cũng như trình độ chuyên môn nên không tránh khỏi những thiếu sót Rất mong nhận được những ý kiến quý báu của các thầy cô giáo, các nhà khoa học, cùng bạn bè, đồng nghiệp!

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, ngày 18 tháng 9 năm 2008

Tác giả

Nguyễn Thị Yến

Trang 4

Lời cam đoan

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm

Tác giả

Nguyễn Thị Yến

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Đất nước Việt Nam, thiên nhiên Việt Nam quả là một kho tàng dược liệu nhiệt đới vô cùng phong phú Với điều kiện khí hậu và địa hình đa dạng đặc thù, là nơi gặp gỡ của hai trung tâm giàu loài nhất thế giới: Trung Quốc và Inđônêxia, hệ thực vật nước ta có thành phần loài mang cả yếu tố thực vật nhiệt đới ẩm Inđônêxia - Malayxia, đó là yếu tố thực vật nhiệt đới gió mùa, thực vật ôn đới nam Trung Hoa Nước ta hiện có tới 10.386 loài thuộc 2.257 chi và 305 họ thực vật bậc cao có mạch, chiếm 4% tổng số loài, 15% tổng số chi và 57% tổng số họ của toàn thế giới [46]

Con số thống kê trên đã cho thấy sự giàu có, đa dạng của giới thực vật ở nước ta, đồng thời chỉ rõ vị trí, tầm quan trọng của nó đối với con người Không chỉ với vai trò là lá phổi xanh khổng lồ điều hoà khí hậu, là khâu quan trọng trong chu trình tuần hoàn vật chất của tự nhiên, thảm thực vật rừng còn là nguồn tài nguyên vô giá cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp (gỗ, giấy, dệt…), là thức ăn cho động vật nói chung, đặc biệt là nguồn dược liệu quý giá đối với việc chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ của con người

Trong cuộc đấu tranh hàng ngày với bệnh tật để bảo tồn sự sống và sức khoẻ, trong các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, nhiều cây thuốc đã trở thành vị cứu tinh cho các chiến sĩ, nhiều bài thuốc cổ truyền được nhân dân sử dụng rộng rãi Theo thống kê của Viện Dược liệu, các nhà khoa học đã phát hiện được 1.863 loài cây thuốc thuộc 238 họ [2], thu thập được 8000 tiêu bản thuộc 1.296 loài Qua đó cho thấy việc nghiên cứu về các loài cây thuốc, bài thuốc đã được quan tâm chú ý

Ngày nay, nguồn dược liệu từ thực vật ngày càng được ưa chuộng bởi những ưu điểm là đáp ứng được nhu cầu người bệnh, có tác dụng chữa bệnh tốt lại rẻ tiền, việc sử dụng tương đối dễ dàng và đặc biệt là ít gây tác dụng

Trang 7

phụ cho người bệnh Những tính năng ưu việt trên cũng là lý do để chúng ta cần coi trọng nguồn dược liệu quý giá của thiên nhiên, và coi đó như là một loại cây tài nguyên cao cấp

Đảng ta chủ trương đề ra đường lối phát triển nền Y dược học Việt Nam là kết hợp Y dược học hiện đại và Y dược học cổ truyền, nhằm xây dựng nền Y dược học dân tộc Nhờ đó mà dược liệu Việt Nam đang được quan tâm chú ý phục vụ cho việc phòng, chữa bệnh

Tiềm năng của thảm thực vật nước ta thật là lớn Càng đi sâu vào lòng đất, lòng rừng, người Việt Nam càng cảm thấy tự hào và có trách nhiệm hơn với thiên nhiên, đưa khoa học, kỹ thuật vào nghiên cứu, bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên quý giá này Tuy nhiên, một thực trạng đáng lo ngại ở nước ta trong những năm gần đây là nạn phá rừng, làm rẫy, khai thác gỗ củi vẫn liên tiếp xảy ra, diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp, nhiều loài sinh vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng, lâm tặc ngang nhiên lộng hành, tàn phá thiên nhiên… Nếu không có biện pháp ngăn chặn kịp thời thì trong những năm tới, nguồn tài nguyên rừng nói chung và nguồn dược liệu tự nhiên có nguồn gốc sinh vật nói riêng sẽ bị cạn kiệt hoàn toàn

Xã Xuân Sơn, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ là một trong 4 xã thuộc Vườn Quốc gia Xuân Sơn, với tổng diện tích tự nhiên là 6.548ha, trong đó diện tích đất lâm nghiệp chiếm hơn 80% với thành phần loài thực vật khá phong phú và đa dạng [60] Trước khi trở thành Khu bảo tồn thiên nhiên (năm 1986) và Vườn Quốc gia (năm 2002) thì hiện tượng chặt phá rừng, khai thác lâm sản ngoài gỗ vẫn diễn ra thường xuyên đã làm cho chất lượng rừng bị giảm sút nghiêm trọng Từ khi trở thành Khu bảo tồn thiên nhiên, thảm thực vật ở đây đã được bảo vệ nghiêm ngặt, tình trạng phá rừng không còn, song việc khai thác nguồn tài nguyên phi lâm sản (song mây, dược liệu, hoa quả rừng…) vẫn diễn ra hàng ngày, nên đã làm giảm đáng kể tính đa dạng sinh học nói chung, đặc biệt là nguồn dược liệu

Trang 8

Từ lẽ đó, chúng tôi chọn đề tài: "Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tính đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc ở một số kiểu thảm thực vật tại xã Xuân Sơn, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ''

2 GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU

Chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu: - Cấu trúc, thành phần loài thực vật

- Thành phần loài cây thuốc trong một số kiểu thảm thực vật: rừng tự nhiên (80 tuổi), rừng thứ sinh (30 tuổi), thảm cây bụi (12 tuổi), thảm cỏ (8 tuổi) và rừng trồng keo tai tượng (10 tuổi) ở độ cao dưới 800m so với mực nước biển

Vì thời gian có hạn nên đề tài không tiến hành thực nghiệm về các loài thực vật làm thuốc và các bài thuốc chữa bệnh

3 ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN

- Bước đầu xác định được thành phần loài, đặc điểm của một số loài cây thuốc trong 5 kiểu thảm thực vật ở xã Xuân Sơn, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ

- Xác định được một số loài thực vật có nguy cơ bị tuyệt chủng theo Sách đỏ Việt Nam (2007) và Danh lục đỏ IUCN (2001)

- Có được một bộ ảnh chụp các loài cây quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng ở xã Xuân Sơn, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ, để có biện pháp bảo tồn và phát triển nguồn tài nguyên dược liệu quan trọng ở địa phương

Trang 9

Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất của các hệ thống phân loại thảm thực vật nói trên là không thấy rõ mối quan hệ nhân quả giữa các yếu tố sinh thái với thảm thực vật, hoặc là không làm nổi bật mối quan hệ qua lại giữa các nhân tố sinh thái với nhau [56]

Năm 1973, UNESCO đã công bố một khung phân loại thảm thực vật thế giới dựa trên nguyên tắc ngoại mạo và cấu trúc, chia thảm thực vật thế giới thành 5 lớp quần hệ (Lớp quần hệ rừng kín, lớp quần hệ rừng thưa, lớp quần hệ cây bụi, lớp quần hệ cây bụi lùn, lớp quần hệ cây thảo) [56]

Ở Việt Nam, bảng phân loại thảm thực vật đầu tiên là của A.Chevalier (1918), ông đã phân loại rừng Bắc bộ với 10 kiểu khác nhau [56]

Maurand (1943) nghiên cứu về thảm thực vật Đông Dương và ông đã chia thảm thực vật Đông Dương làm 3 vùng: Bắc Đông Dương, Nam Đông Dương và vùng trung gian Đồng thời, ông đã kể ra 8 kiểu quần lạc trong các vùng [54] Sau đó là các tác giả: Rollet, Lý Văn Hội, Neangéiam Oli (1952), Dương Hàm Hi (1956) và M.Schmid (1962) [56]

Trang 10

Năm 1960, Cục Điều tra quy hoạch rừng đã áp dụng cách phân loại rừng theo trạng thái của Loschau Hệ thống này chia thảm thực vật thành 4 loại hình lớn:

- Loại hình I: Gồm những đất đai hoang trọc, trảng cỏ và trảng cây bụi - Loại hình II: Gồm những rừng non mới mọc

- Loại hình III: Gồm tất cả các loại rừng bị khai thác lạm dụng nên trở thành nghèo kiệt

- Loại hình IV: Gồm những rừng già nguyên sinh chưa bị khai phá [56] Năm 1970, Thái Văn Trừng đã đưa ra một số kiểu quần lạc lớn: Quần lạc thân gỗ kín tán, quần lạc thân cỏ kín rậm, quần lạc thân cỏ thưa và hoang mạc [ 56]

Trần Ngũ Phương (1970) trong bảng phân loại rừng miền Bắc Việt Nam, ông đã phân loại thành các đai: Đai nhiệt đới gió mùa, đai á nhiệt đới mưa mùa và đai á nhiệt đới mưa mùa núi cao Mỗi đai ông lại chia ra các kiểu rừng Mỗi kiểu rừng lại phân ra nhỏ hơn như loại hình khí hậu và các kiểu phụ: Kiểu phụ khí hậu và kiểu phụ thứ sinh [56]

Phan Kế Lộc (1977), áp dụng khung phân loại thảm thực vật thế giới của UNESCO (1973) để xây dựng bảng phân loại thảm thực vật Việt Nam Bảng này gồm có 4 lớp quần hệ: rừng rậm, rừng thưa, trảng cây bụi và trảng cỏ [33]

Hoàng Chung (1980), nghiên cứu về đồng cỏ vùng núi phía Bắc Việt Nam đã công bố 233 loài thực vật thuộc 54 họ và 44 bộ [22]

Theo Phạm Hoàng Hộ (1991 - 1993) trong cuốn "Cây cỏ Việt Nam" đã thống kê được số loài hiện có của hệ thực vật Việt Nam là 10.500 loài [28]

Lê Ngọc Công (1998) khi nghiên cứu tác dụng cải tạo môi trường của một số mô hình rừng trồng ở Quảng Ninh đã công bố một danh sách gồm 211 loài thuộc 64 họ [9]

Lê Đồng Tấn (1999), khi nghiên cứu quá trình phục hồi rừng tự nhiên sau nương rẫy ở Sơn La đã kết luận: Mật độ cây giảm khi độ dốc tăng, mật độ

Trang 11

cây giảm từ chân lên đỉnh đồi, mức độ thoái hoá đất ảnh hưởng đến mật độ, số lượng loài cây và tổ thành loài cây Kết quả cho thấy ở tuổi 4 có 41 loài, tuổi 10 có 56 loài, tuổi 14 có 53 loài [43]

Phạm Hồng Ban (2000) nghiên cứu tính đa dạng sinh học của hệ sinh thái rừng sau nương rẫy ở vùng Tây Nam Nghệ An Tác giả đã xác định thành phần loài, mật độ cá thể và phổ dạng sống của thảm thực vật phục hồi sau nương rẫy theo thời gian bỏ hoá Theo tác giả, hệ thực vật sau nương rẫy ở vùng đệm Pù Mát (Nghệ An) khá đa dạng về thành phần loài, gồm 586 loài thuộc 344 chi, 105 họ thực vật bậc cao có mạch [4]

Đặng Kim Vui (2002), nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng sau nương rẫy ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên, cho thấy 1-2 tuổi có 76 loài thuộc 36 họ, 3-5 tuổi có 65 loài thuộc 34 họ, 5 - 10 tuổi có 56 loài thuộc 36 họ, 11-15 tuổi có 57 loài thuộc 31 họ [59]

Phạm Ngọc Thường (2003) khi nghiên cứu đặc điểm quá trình tái sinh tự nhiên sau nương rẫy ở Bắc Kạn, đã kết luận quá trình phục hồi sau nương rẫy chịu tác động tổng hợp của các nhóm nhân tố sinh thái như nguồn giống, địa hình, thoái hoá đất, con người Mật độ cây giảm dần theo thời gian phục hồi của thảm thực vật, cây gỗ trên đất tốt nhiều nhất 11 - 25 loài, trên đất xấu 8 - 12 loài [53]

Nguyễn Thế Hưng (2003) nghiên cứu tổ thành loài thực vật trong các trạng thái thực bì sau nương rẫy ở Quảng Ninh Kết quả thu được 324 loài thuộc 251 chi, 93 họ [30]

Vũ Thị Liên (2005) khi nghiên cứu một số kiểu thảm thực vật ở Sơn La đã thu được 452 loài thuộc 326 chi và 153 họ [32]

Lê Ngọc Công (2004) khi nghiên cứu quá trình phục hồi bằng khoanh nuôi trên một số thảm thực vật ở Thái Nguyên đã xếp thảm thực vật tỉnh Thái Nguyên vào 4 lớp quần hệ: lớp quần hệ rừng kín, lớp quần hệ rừng thưa, lớp

Trang 12

quần hệ cây bụi và lớp quần hệ cỏ Thành phần loài thực vật ở đây đã thống kê sơ bộ được 654 loài thuộc 468 chi, 160 họ [10]

Trần Đình Lý (2006), căn cứ vào hệ thống phân loại thảm thực vật của UNESCO (1973) đã phân loại thảm thực vật các tỉnh Bắc Trung bộ (Việt Nam) thành 4 lớp quần hệ: Lớp quần hệ rừng kín, lớp quần hệ rừng thưa, lớp quần hệ cây bụi và lớp quần hệ thảm cỏ Tác giả đã thống kê được hệ thực vật ở khu vực này là 1.750 loài thực vật bậc cao có mạch, chỉ chiếm khoảng 50% số loài thực vật có thể có ở vùng này [36]

Từ những dẫn liệu trên cho thấy, các công trình đã công bố chủ yếu tập trung điều tra cơ bản về thành phần loài thực vật trong các quần xã rừng tự nhiên, hoặc trong quần xã rừng phục hồi sau nương rẫy mà chưa đề cập đến thành phần, số lượng loài tái sinh trong các quần xã rừng trồng

1.2 Những nghiên cứu về cây thuốc, vị thuốc trên thế giới

Lịch sử nghiên cứu cây thuốc và vị thuốc đã xuất hiện cách đây hàng nghìn năm Nước ta cũng như nhiều nước trên thế giới (Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Ấn Độ…) đã chú ý sử dụng cây thuốc trong phòng và chữa bệnh, đặc biệt phát triển rộng rãi ở các nước phương Đông

Tài liệu cổ về cây thuốc hiện còn lại không nhiều, tuy nhiên có thể coi năm 2838 trước Công nguyên (TCN) là năm hình thành bộ môn nghiên cứu cây thuốc và dược liệu Cuốn "Kinh Thần Nông" (Shen' nong Bencạoing, vào thế kỷ I SCN) đã ghi chép 364 vị thuốc Đây là cuốn sách tạo nền tảng cho sự phát triển liên tục của nền y học dược thảo Trung Quốc cho đến ngày nay [1]

Năm 1595, Lý Thời Trân (Trung Quốc) đã tổng kết tất cả kinh nghiệm về cây thuốc và dược liệu để soạn thành quyển: "Bản thảo cương mục" Đây là cuốn sách vĩ đại nhất của Trung Quốc về lĩnh vực này Tác giả đã mô tả và giới thiệu 1.094 cây thuốc và vị thuốc từ cây cỏ [54]

Trang 13

Năm 384 - 322 (TCN), Aristote người Hy Lạp đã ghi chép và lưu giữ sớm nhất về kiến thức cây cỏ ở nước này Sau đó, năm 340 (TCN) Theophraste với tác phẩm "Lịch sử thực vật" đã giới thiệu gần 480 loài cây cỏ và công dụng của chúng Tuy công trình của ông mới chỉ dừng lại ở mức mô tả, thống kê, song nó mở đầu cho một giai đoạn tìm tòi, nghiên cứu sâu về lĩnh vực này [23]

Thầy thuốc người Hy Lạp Dioscorides năm 60 - 20 (TCN) giới thiệu 600 loài cây cỏ chủ yếu để chữa bệnh Đồng thời, ông cũng là người đặt nền móng cho nền y dược học [23]

Năm 79 - 24 (TCN), nhà tự nhiên học người La Mã Plinus soạn thảo bộ sách "Vạn vật học" gồm 37 tập giới thiệu 1000 loài cây có ích [23]

Năm 1952, tác giả người Pháp A.Pétélot có công trình "Les phantes de médicinales du Cambodye, du Laos et du Viet nam" gồm 4 tập nghiên cứu về cây thuốc và sản phẩm làm thuốc từ thực vật ở Đông Dương [66]

Như vậy, những công trình nghiên cứu về dược liệu đã có từ lâu đời, hình thành và phát triển cùng với tiến trình lịch sử của nhân loại Tuy nhiên, do sự hạn chế của trình độ khoa học đương thời nên những công trình này chỉ dừng lại ở mức độ mô tả, thống kê và chỉ ra công dụng của chúng, chưa có cơ sở khoa học để chứng minh thành phần hoá học của chúng có tồn tại trong đó và tham gia vào việc chữa bệnh như thế nào Chỉ đến khi khoa học kỹ thuật phát triển thì vấn đề này mới được làm sáng tỏ, tạo độ tin cậy đối với người bệnh khi sử dụng

1.3 Những nghiên cứu về cây thuốc và vị thuốc ở Việt Nam

Ở Việt Nam, tập quán sử dụng cây thuốc đã có từ lâu Có thể nói, nó xuất hiện từ buổi đầu sơ khai, khi con người còn sống theo lối nguyên thuỷ Trong quá trình tìm kiếm thức ăn, tổ tiên chúng ta đã ngẫu nhiên phát hiện ra công dụng và tác hại của nhiều loại cây Suốt một thời gian dài như vậy, tổ tiên chúng ta đã dần dần tích luỹ được nhiều kinh nghiệm, biết lợi dụng tính chất của cây rừng để làm thức ăn và làm thuốc chữa bệnh

Trang 14

Từ những buổi đầu dựng nước, dưới thời các vua Hùng, ông cha ta đã biết sử dụng hành, tỏi, gừng, riềng… làm gia vị trong những bữa ăn hàng ngày

Thế kỷ XI (TCN), nhân dân ta có tục ăn trầu cho ấm người, thơm miệng, uống nước chè xanh cho mát, nụ vối cho dễ tiêu… Điều đó nói lên những hiểu biết về dinh dưỡng và sử dụng thuốc của dân tộc [37]

Thế kỷ II (TCN), hàng trăm loại thuốc đã được phát hiện như: sắn dây, khoai lang, mơ, quýt… và trong thời kỳ Bắc thuộc, nhiều vị thuốc của ta đã được xuất sang Trung Quốc [27]

Dưới triều vua nhà Lý (1010 - 1244) có nhiều lương y nổi tiếng, trong đó có nhà sư Minh Không (Nguyễn Chí Thành) ở chùa Giao Thuỷ đã có công chữa bệnh cho Lý Thần Tông Nhà Lý đặt quan hệ với Tống Huy Tông (Trung Quốc) trao đổi thuốc Nam lấy thuốc Bắc [27]

Dưới triều Trần (1244 - 1399), đã có kế hoạch tự túc thuốc Nam để kháng chiến Tướng Phạm Ngũ Lão đã trồng cây thuốc ở Vạn An và Dược Sơn (xã Hưng Đạo - Chí Linh - Hải Dương) để cung cấp cho quân y [26]

Ở địa phương hạt Giao Thuỷ, Sơn Nam (Nam Định), Dạ Cẩm, Hồng Châu (Cẩm Bình, Hải Dương) Tuệ Tĩnh đã mở nhiều cơ sở chữa bệnh làm phúc ở các chùa và gây phong trào trồng cây thuốc ở gia đình Ông là một đại sư nước Việt dùng thuốc Nam, sắc thuốc chữa bệnh cho nhân dân với phương châm: "Thuốc Nam chữa bệnh người Nam" ông đã truyền bá y dược cổ truyền cho nhân dân trong các tác phẩm:

- "Nam dược thần hiệu": gồm 499 vị và 3.932 phương thuốc trị 184 loại

bệnh, chia làm 10 khoa (năm 1725) Đây là tập sách thứ hai xuất hiện trong lịch sử nghiên cứu cây thuốc ở nước ta sau tập "Bản thảo thực vật toàn yếu" do Phan Chu Tiên biên soạn (1429) là tập cây thuốc và dược liệu đầu tiên của Việt Nam

- "Các bài thuốc Nam và thập tam phương gia giảm": chép 13 cổ

phương với bổ âm đơn do ông sáng chế để chữa các bệnh gia giảm theo

Trang 15

chứng Các tài liệu này được in lại trong "Nam dược chính bản" Sau được triều hậu Lê in lại trong "Hồng Nghĩa giác tư y thư" (1717 và 1723) và được lưu truyền đến nay [44]

Thế kỷ XVIII, Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (1729 - 1791) đã thừa kế dược học của Tuệ Tĩnh chép vào tập "Lĩnh Nam bản thảo", nội dung gồm 496 vị thuốc Nam của "Nam dược thần hiệu" và phát hiện thêm hơn 300 vị nữa Tư liệu vĩ đại nhất của ông là bộ sách: "Hải Thượng y tông tâm lĩnh" gồm 66 quyển viết về lý luận cơ bản, phương pháp chẩn đoán, trị bệnh [25]

Ngoài các bộ sách trên, còn kể đến tập "Vạn phương thập nghiệm" của Nguyễn Nho và Ngô Văn Tĩnh gồm 8 tập, xuất bản năm 1763 Tập "Nam bang thảo mộc" của Trần Nguyệt Phương mô tả 100 loài cây thuốc Nam, xuất bản năm 1858 [27]

Triều Tây Sơn (1788 - 1808) Nguyễn Hoành đã để lại tập "Nam dược" với 620 vị thuốc, với các phương thuốc kinh nghiệm gia truyền [26]

Triều Nguyễn (1802 - 1845) có quyển "Nam dược tập nghiệm quốc âm" của Nguyễn Quang Lượng về phương thuốc dân gian [26]

Công trình nghiên cứu của Ch.Crévost và A.Pétélote (1928 - 1935), đã nghiên cứu và công bố kết quả điều tra về tài nguyên thực vật ở Việt Nam và Đông Dương [63]

Sau cách mạng tháng 8-1945, y dược học cổ truyền đạt được những thành tựu to lớn Dưới sự lãnh đạo của Bộ Y tế cùng y học hiện đại, sức khoẻ của người dân được quan tâm và chăm lo chu đáo hơn

Sau khi nước nhà thống nhất (năm 1975), việc nghiên cứu cây thuốc ở nước ta được quan tâm nhiều Có nhiều tác giả đi sâu nghiên cứu, tìm tòi và phát hiện thêm nhiều loài cây thuốc mới

Dược điển Việt Nam tập 2 (1983) của NXB Y học do nhiều thành viên và các cơ quan tham gia xây dựng, đã mô tả và nêu công dụng của hơn 430 loài cây thuốc [ 3]

Trang 16

Trần Đình Lý (1995) đã xuất bản "1900 loài cây có ích" cho biết trong số các loài thực vật bậc cao có mạch đã biết ở Việt Nam, có 76 loài cho nhựa thơm, 160 loài có tinh dầu, 260 loài cho dầu béo, 600 loài chứa tanin, 50 loài cây gỗ có giá trị, 40 loài tre nứa, 40 loài song mây [35]

Lương y lão thành, thầy thuốc ưu tú Lê Trần Đức với tác phẩm "Cây thuốc Việt Nam" (1995) đã mô tả hơn 830 loài cây thuốc và giới thiệu cách trồng, hái, chế biến, trị bệnh ban đầu [27]

Đỗ Tất Lợi (1970 - 2005) khi nghiên cứu các loài cây thuốc và vị thuốc Việt Nam đã công bố 793 loài thuộc 164 họ ở hầu hết các tỉnh nước ta Trong tài liệu này, tác giả cũng tiến hành mô tả từng cây, cách thu hái và chế biến, thành phần hoá học, công dụng và liều dùng Tuy nhiên, nơi phân bố của từng loài tác giả giới thiệu rất khái quát [34]

Võ Văn Chi (1996) với bộ sách "Từ điển cây thuốc Việt Nam" đã giới thiệu 3.200 loài cây mọc hoang và trồng ở Việt Nam Tác giả đã mô tả khá chi tiết từng loài, bộ phận dùng, nơi sống và thu hái, tính vị, công dụng của chúng Ngoài ra, sách còn có hình vẽ và ảnh chụp một số loài cây nên thuận lợi cho việc tra cứu [18]

Đặng Quang Châu (2001) đã công bố một số dẫn liệu về cây thuốc của dân tộc Thái ở huyện Nghĩa Đàn (Nghệ An) gồm 177 loài, thuộc 149 chi, thuộc 71 họ khác nhau [16]

Đặng Quang Châu, Bùi Hồng Hải (2003), khi điều tra các loài cây thuốc của dân tộc Thái ở huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã thu được 93 loài thuộc 7 chi, 42 họ [17]

Các tác giả đã phân loại cây được sử dụng theo các nhóm bệnh: bệnh ngoài da, bệnh về đường tiêu hoá, bệnh về gan, bệnh về xương…

Lưu Đàm Cư, Hà Tuấn Anh, Trương Anh Thư (2004), khi điều tra các loài cây có ích của dân tộc H'Mông ở vùng núi cao phía Bắc đã phân loại

Trang 17

được 4 nhóm theo công dụng: cây lương thực - thực phẩm, cây làm thuốc, cây có độc, cây để nhuộm màu, cây ăn quả Trong nhóm cây làm thuốc, các tác giả đã thống kê được 657 loài thuộc 118 họ mà người H'Mông sử dụng làm thuốc chữa bệnh cho người và gia súc [13]

Nguyễn Thị Thuỷ, Lưu Đàm Cư, Phạm Văn Thính, Bùi Văn Thanh (2005), khi nghiên cứu việc thu hái và sử dụng cây thuốc của đồng bào dân tộc Tày khu vực Việt Lâm (Vị Xuyên, Hà Giang) đã cho biết: Có hơn 400 loài cây thuốc thường xuyên bị thu hái thuộc 104 họ thực vật, trong đó những họ

có số loài được sử dụng nhiều nhất là Fabaceae (25 loài), Euphorbiaceae (19 loài), Asteraceae (18 loài), Rutaceae (12 loài)… [ 51]

Nguyễn Thị Phương Thảo, Nguyễn Thị Thuỷ, Phạm Văn Thính (2005), đã điều tra các nhóm cây có ích trong cộng đồng dân tộc Mường và Dao tại xã Chiềng Yên (Mộc Châu, Sơn La), cho biết: Người Mường đã khai thác và sử dụng thường xuyên 12 nhóm cây tài nguyên, trong đó nhóm cây thuốc gồm 198 loài… Người Dao thường xuyên khai thác và sử dụng 165 loài cây thuốc, bao gồm 22 loài cây rau ăn, 10 loài cây ăn quả, 9 loài cây lấy gỗ, 5 loài cây độc… [ 45]

Lưu Đàm Cư, Trương Anh Thư, Hà Tuấn Anh (2005), đã điều tra việc sử dụng cây thuốc hoang dại của người H'Mông ở xã SaPả (huyện SaPa, tỉnh Lào Cai) cho thấy, họ thường xuyên thu hái và sử dụng 251 loài cây thuốc thuộc 148 chi, 72 họ để điều trị 86 chứng bệnh của 21 nhóm bệnh Trong đó, các nhóm bệnh sử dụng nhiều loài cây thuốc để điều trị gồm: bệnh về tiêu hoá (18 loài), các bệnh phụ nữ (18 loài), các bệnh tiết niệu (15 loài), các bệnh cơ - xương (12 loài)… Các tác giả còn xác nhận có 38 loài được ghi trong Sách đỏ Việt Nam [14]

Lê Ngọc Công, Nguyễn Văn Hoàn (2006), nghiên cứu đa dạng các loài cây thuốc ở khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử (Bắc Giang) đã thống kê

Trang 18

được 152 loài, 133 chi thuộc 72 họ, có tác dụng chữa trị 19 nhóm bệnh khác nhau Các tác giả chưa mô tả được đặc điểm hình thái từng loài cũng như nơi sống của chúng [11]

Lê Ngọc Công, Bùi Thị Dậu, Đinh Thị Phượng (2007), nghiên cứu sự đa dạng các loài cây có ích ở Phú Lương (Thái Nguyên), trong đó nhóm cây làm thuốc có 296 loài, 90 họ thuộc 4 ngành thực vật bậc cao có mạch [12]

Cùng với sự ra đời của các công trình nghiên cứu, nhiều tổ chức về y học dân tộc được thành lập: Hội Đông y Việt Nam, Viện nghiên cứu Đông y… đã thành công trong việc điều tra, sưu tầm dược liệu: sưu tầm được 1.863 loài cây thuốc thuộc 238 họ thực vật, thu thập 8.000 tiêu bản của 1.296 loài [17]

Trong những năm gần đây, có rất nhiều công trình mới nghiên cứu về cây thuốc và được đúc rút thành những cuốn sách có giá trị Cuốn "Cây thuốc, bài thuốc và biệt dược" của các tác giả Phạm Thiệp, Lê Văn Thuần và Bùi Xuân Chương, xuất bản năm 2000, đề cập đến 327 cây thuốc thường dùng trong thực tế cùng với các bài thuốc kèm theo được sử dụng [48] Đến năm 2002, công trình nghiên cứu của Đỗ Huy Bích và cộng sự đã được công bố trong 2 tập "Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam" [5] Đồng thời, nhằm đào tạo và nâng cao kiến thức cho nghiên cứu sinh và thực tập sinh về điều tra, bảo tồn và tạo nguồn nguyên liệu chất lượng cao làm thuốc phòng và chữa bệnh, Viện Dược liệu, năm 2006, đã cho ra đời cuốn "Nghiên cứu thuốc từ thảo dược" [2] Cùng năm, cuốn "Cây có vị thuốc ở Việt Nam" của Phạm Hoàng Hộ đã góp phần quan trọng cho việc điều tra về y dược thiên nhiên và y dược dân tộc của nước ta [28] Gần đây nhất, Tào Duy Cần và Trần Sỹ Viên (2007) đã thống kê trên 500 vị thuốc Nam - Bắc thường dùng với hàng chục ngàn bài thuốc trong cuốn "Cây thuốc, vị thuốc, bài thuốc Việt Nam" [6]

Trang 19

Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu về y học cổ truyền bản địa của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam còn ít đề cập đến, có thể nói công trình đầu tiên của Võ Thị Thường (1986) đã nghiên cứu các loài cây ăn được của đồng bào Mường Trong đó, tác giả đã giới thiệu 89 loài thuộc 38 họ, đồng thời đưa ra một số nhận xét về mối quan hệ giữa việc sử dụng cây thuốc của đồng bào Mường với điều kiện sống và nơi ở của họ [52] Năm 1994 Lê Nguyên Khanh và Trần Thiện Quyền đã xuất bản cuốn "Những bài thuốc kinh nghiệm bí truyền của các ông lang bà mế miền núi" [31] Công trình nghiên cứu của Nguyễn Nghĩa Thìn, Nguyễn Thị Hạnh và Ngô Trực Nhã (2001) về vấn đề Thực vật học dân tộc: Cây thuốc của đồng bào Thái ở Con Cuông - Nghệ An Trong đó, các tác giả đã đánh giá tính đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc, vấn đề sử dụng cây thuốc và đặc biệt là đánh giá tính hiệu quả của cây thuốc mà đồng bào dân tộc Thái sử dụng [49] Gần đây, năm 2003, Trần Văn Ơn trong luận án Tiến sĩ Dược học "Góp phần nghiên cứu bảo tồn cây thuốc ở Vườn Quốc gia Ba Vì", ông đã điều tra được 503 loài cây thuốc được người Dao sử dụng thuộc 321 chi, 118 họ của 5 ngành thực vật [39]

Trên thế giới cũng như ở Việt Nam đều đánh giá cao sự phong phú, ý nghĩa thực tiễn, giá trị khoa học cũng như giá trị kinh tế của nguồn tài nguyên cây thuốc Cây thuốc dân tộc và đặc biệt tri thức y học dân tộc cổ truyền Việt Nam đã góp phần không nhỏ trong việc duy trì, tồn tại và phát triển của dân tộc ta từ xa xưa đến nay Việc ứng dụng những kinh nghiệm dân gian và nghiên cứu Thực vật học dân tộc ở Việt Nam nói chung, và các dân tộc thiểu số nói riêng là rất cần thiết để góp phần phát triển nền kinh tế của đồng bào dân tộc Vì vậy, để phát huy truyền thống văn hoá tốt đẹp cũng như góp phần bảo tồn đa dạng sinh học, bảo tồn nguồn gen, bảo tồn những kinh nghiệm phong phú và quý báu của đồng bào dân tộc thì vấn đề điều tra,

Trang 20

thu thập cây thuốc và kinh nghiệm sử dụng của cộng đồng là hoạt động quan trọng nhất trong công tác bảo tồn

Các công trình nói trên đều có một hướng nghiên cứu chung là mô tả các loài, nêu thành phần hoá học, đặc biệt nói đến công dụng, cách chế biến và liều lượng Nhờ đó giúp cho người sử dụng có thêm hiểu biết cơ bản về loại dược liệu mình sử dụng, có độ tin cậy cao Tuy nhiên, hầu hết các tác giả chưa quan tâm chú ý đến việc mô tả từng loài cây thuốc, nơi sống của chúng Đây cũng là một vấn đề mà nội dung luận văn này cần giải quyết

1.4 Ý nghĩa kinh tế - xã hội của cây thuốc

Để duy trì sự tồn tại và phát triển của con người, ngoài các yếu tố dinh dưỡng, môi trường sống và các yếu tố xã hội khác thì chống lại bệnh tật, phòng và chữa bệnh là một trong những yếu tố quan trọng giúp con người thích nghi, sống khoẻ và sống lâu hơn Vì vậy, có thể nói thuốc nói chung, trong đó cây thuốc nói riêng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng

Theo đánh giá của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), 80% dân số thế giới sử dụng cây thuốc cho việc chăm sóc sức khoẻ ban đầu Một số tài liệu khác cũng cho thấy ở các nước đang phát triển, 70 - 80% dân số vùng nông thôn sử dụng cây thuốc là nguồn chữa bệnh chủ yếu Qua số liệu trên cho thấy, mặc dù hiện nay khoa học công nghệ phát triển, việc sử dụng cây thuốc và y học cổ truyền vẫn có vai trò vô cùng quan trọng [2]

Ngoài việc sử dụng trực tiếp cây thuốc để chữa bệnh, hàng năm ngành bào chế dược phẩm trên thế giới tiêu thụ một khối lượng rất lớn dược liệu cho các dây chuyền sản xuất Ở Mĩ, hàng năm có 25% nguyên liệu làm thuốc lấy từ thực vật Sản phẩm này đóng góp 1,5 tỷ đô la và giữ vai trò đáng kể trong cán cân thương mại [37]

Tinh dầu được chiết xuất từ các loài cây làm thuốc có tác dụng rõ rệt lên hệ tuần hoàn, hô hấp, thần kinh Hiện nay, trong một số xí nghiệp ở Mĩ, Nga,

Trang 21

người ta đã thử nghiệm thành công trong việc làm tăng năng suất lao động, chống mệt mỏi, giảm các lỗi kỹ thuật trong dây chuyền sản xuất khi phun một lượng nhỏ tinh dầu vào không khí Kim ngạch xuất khẩu tinh dầu hàng năm sang các nước: Mĩ, Nhật, Pháp, Ý, Hà Lan, Đức lên tới 40 tỷ đô la Mĩ/năm

Ngoài lợi ích kinh tế, xã hội nói trên, việc sử dụng, phát triển cây thuốc còn mang lại lợi ích về môi trường, sinh thái rất to lớn

1.5 Tiềm năng, tình hình khai thác và sử dụng cây thuốc ở nước ta

Nước ta nằm trong vành đai nhiệt đới gió mùa, có hệ thực vật phong phú và đa dạng nên tiềm năng về cây thuốc là rất lớn Theo tài liệu thống kê của Hội nghị châu Á về cây thuốc và cây tinh dầu ở Băng Cốc (12/1996), Việt Nam có khoảng 3.200 loài làm thuốc Con số này sẽ không ngừng tăng lên trong những năm tới đây, do nhiều loài cây thuốc Việt Nam được sử dụng trong y học cổ truyền của các dân tộc chưa được điều tra nghiên cứu

Các cây làm thuốc phân bố chủ yếu ở các vùng trung du và miền núi (70%) Những vùng có nhiều loài cây thuốc tập trung chủ yếu ở các loại hình rừng nhiệt đới thường xanh Đặc biệt là các Khu bảo tồn thiên nhiên, Vườn Quốc gia, rừng rậm nguyên sinh như: Cúc Phương, vườn quốc gia Cát Bà, Ba Vì, Tam Đảo, Nam Cát Tiên… Đây là những nơi thảm thực vật được bảo vệ tương đối tốt, là môi trường thuận lợi cho các nhà nghiên cứu điều tra thống kê, khám phá thêm những loài mới

Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thư gửi Hội nghị cán bộ y tế ngày

27/2/1955 đã chỉ thị: "Ông cha ta ngày trước có nhiều kinh nghiệm quý báu

về cách chữa bệnh bằng thuốc ta, thuốc bắc Để mở rộng phạm vi y học, các cô các chú cũng nên chú trọng nghiên cứu, phối hợp thuốc đông và thuốc tây"

Thấy được những tiềm năng to lớn của cây thuốc Việt Nam, trong những năm 60, 70 của thế kỷ 20, phong trào phát triển và sử dụng cây thuốc

Trang 22

Nam được khuyến khích và phát triển rầm rộ Vào thời gian này, 60% số xã ở miền Bắc có vườn thuốc Nam, các cơ sở y tế địa phương và trong nhân dân sử dụng cây thuốc để phòng và chữa bệnh là chính và đạt nhiều kết quả tốt

Hiện nay, y học hiện đại đang phát triển như vũ bão Những thành tựu mà y học hiện đại đạt được thật đáng kinh ngạc, đã đưa con người thoát khỏi một số căn bệnh hiểm nghèo, giành lấy sự sống cho mình Thị trường thuốc Tây ở nước ta cũng đang ngày một mở rộng Tuy vậy, việc sử dụng cây thuốc trong nước vẫn được dùng nhiều ở một số bộ phận cư dân vùng đồng bằng Bắc Bộ, các dân tộc miền núi

Trong công tác trị liệu bằng y học cổ truyền, mặc dù bị ảnh hưởng nặng nề của y học Trung Quốc (thuốc Bắc), nhưng các vị thuốc trong nước vẫn chiếm vị trí quan trọng Nhiều vị thuốc hoàn toàn trồng ở Việt Nam, chưa từng nhập ở Trung Quốc (Bồ công anh, Sài đất, Kim ngân, Quế…) Nhiều loài có thể thay thế cho dược liệu nhập nội, mặc dù chất lượng chưa cao (Đảng sâm, Bạch truật, Cánh kiến, Kỷ tử…) Nhiều loài cây thuốc khai thác ở Việt Nam có chất lượng cao hơn sản phẩm cùng loại ở Trung Quốc Rõ ràng, cây thuốc đã có khả năng đáp ứng nhu cầu phòng và chữa bệnh bằng y học cổ truyền

Trong những năm qua, một số loài cây thuốc đã là những nguyên liệu không thể thiếu trong công nghiệp dược liệu hiện đại Những thành tựu quan trọng đã thu được là:

- Chiết xuất Berberin từ cây Vàng đắng; sản xuất nhiều loại tinh dầu thực vật; sản xuất Rotundin, Stihox từ củ Bình vôi; chiết xuất Rutin từ Hoa hoè

Ngoài ra, chúng ta đã có những thành công bước đầu trong việc sử dụng cây thuốc để chữa một vài căn bệnh hiểm nghèo và bệnh xã hội Đáng kể trong lĩnh vực này là sử dụng cây thuốc chữa bệnh ung thư tuyến tiền liệt, hạn chế phát triển khối u sau phẫu thuật, tiếp đến là các bài thuốc đông y đang có triển vọng trong việc cắt cơn nghiện ma tuý…

Trang 23

Do chính sách mở cửa cũng như sự phát triển của nền kinh tế hàng hoá, trong những năm gần đây, một số loài cây thuốc đã bị khai thác quá mức, không được bảo vệ và dần đi tới khan hiếm hoặc có nguy cơ tuyệt chủng như: Hoàng đằng, Hoàng liên, Trầm hương… Vì vậy, việc điều tra nghiên cứu các loài cây thuốc có vai trò quan trọng, góp phần bảo tồn và phát triển nguồn tài nguyên quý giá này

1.6 Tình hình nghiên cứu thảm thực vật và cây thuốc ở xã Xuân Sơn - huyện Tân Sơn - tỉnh Phú Thọ

Có thể nói các công trình nghiên cứu về thảm thực vật và cây thuốc ở xã Xuân Sơn, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ còn rất ít

Xuân Sơn là một trong 4 xã (Xuân Sơn, Đồng Sơn, Xuân Đài và Kim Thượng) nằm trong Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Sơn với tổng diện tích tự nhiên là 15.000 ha (được thành lập năm 1986) Đến năm 2002 chính thức được chuyển thành Vườn Quốc gia Xuân Sơn Để đánh giá đầy đủ về giá trị nguồn tài nguyên sinh vật và hệ sinh thái ở Vườn Quốc gia Xuân Sơn làm cơ sở cho công tác quản lý, bảo tồn đa dạng sinh học, đã có nhiều cơ quan chức năng tiến hành nghiên cứu hệ động, thực vật ở đây Năm 1992, Viện điều tra quy hoạch rừng đã thống kê được 314 loài thực vật bậc cao có mạch Năm 2002, Viện điều tra quy hoạch rừng phối hợp với Ban quản lý Vườn Quốc gia Xuân Sơn và Chi cục kiểm lâm tỉnh Phú Thọ đã thống kê được 726 loài, 475 chi, 134 họ thuộc 6 ngành thực vật bậc cao có mạch

Đồng bào dân tộc (Dao, Mường) ở xã Xuân Sơn từ lâu đời đã có tập quán sử dụng thực vật để làm thuốc chữa bệnh Một phần do thói quen, một phần do điều kiện sống nên ít được tiếp cận và sử dụng thuốc Tây, từ lẽ đó ngày càng có nhiều người sử dụng thực vật để làm thuốc, chính vì vậy mà ở

Trang 24

mỗi xóm đều có các ông lang, bà mế hành nghề cắt thuốc trị các bệnh thông thường Thống kê sơ bộ toàn xã có 8 ông lang, bà mế hành nghề cắt thuốc phục vụ nhân dân trong xã và các huyện, tỉnh lân cận [58] Các cây thuốc thường được sử dụng để chữa bệnh gồm:

Gừng gió: Trị tê liệt do gió

Gió đôm (Mường): Trị đau thần kinh

Dây máu người: Bổ máu, phụ nữ sau sinh (Người Dao còn gọi là Đéng nhung ton)

Cây găng rừng, cỏ soi, cây kén con (trắng): Trẻ em ra mồ hôi trộm, còi xương, suy dinh dưỡng

Chùm gửi, cỏ soi, lài liểu (tiếng Dao): Phụ nữ sau sinh dùng tắm rửa, chắc xương

Điền dợi lình (tiếng Dao), ngũ gia bì: Chữa đái dắt

Chanh rừng (tiếng Dao: Triệu Phốc): Trị ho trẻ em, chó cắn Củ đòm (tiếng Dao): Trị chứng mất ngủ ở người già

Lai liều đéng, Huôi sán (tiếng Dao): Phụ nữ sau sinh chống hậu sản Phà pinh rùa (tiếng Dao): Trị ghẻ, lở, ngứa…

Nguồn dược liệu ở đây phong phú và đa dạng, có nhiều loài cây thuốc quý hiếm được ghi trong Sách đỏ, tuy nhiên hiện tượng thu hái thực vật về làm thuốc là thói quen trong nhân dân, lên rừng lấy về sử dụng mà không có kế hoạch trồng thêm hay gìn giữ cho sau này Bên cạnh đó còn có hiện tượng một bộ phận người dân thu hái cây thuốc về sơ chế và đem bán sang các tỉnh lân cận Trạm xá của xã có vườn cây thuốc, trong đó có nhiều loài quý hiếm Cán bộ y tế ở đây cũng tư vấn cho người dân sử dụng thực vật để làm thuốc, khuyến khích trồng cây thuốc ở vườn nhà

Trang 25

Nhìn chung, các kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ đa dạng sinh học ở Vườn Quốc gia Xuân Sơn là khá cao Tuy nhiên, những nghiên cứu chi tiết nguồn tài nguyên thực vật (đặc biệt là nguồn tài nguyên cây thuốc) ở từng xã, ở từng hệ sinh thái cụ thể chưa được quan tâm hoặc chưa có điều kiện triển

khai Vì vậy, nội dung của luận văn chúng tôi tiến hành là: "Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tính đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc ở một số kiểu thảm thực vật tại xã Xuân Sơn, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ", làm cơ sở

cho việc đề xuất các biện pháp nhằm bảo tồn và phát triển nguồn dược liệu quan trọng này ở địa phương

Trang 26

Chương 2

MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Mục tiêu nghiên cứu

* Về lý luận: Kết quả nghiên cứu sẽ bổ sung thêm những tư liệu về tính

đa dạng nguồn gen cây thuốc và đặc điểm của chúng trong một số kiểu thảm thực vật ở xã Xuân Sơn Đồng thời, góp phần đánh giá đầy đủ giá trị nguồn tài nguyên sinh vật và hệ sinh thái của Vườn Quốc gia Xuân Sơn

* Về thực tiễn: Góp phần xây dựng cơ sở khoa học cho công tác quản lý

và bảo tồn nguồn tài nguyên sinh vật và hệ sinh thái của xã Xuân Sơn nói riêng và Vườn Quốc gia Xuân Sơn nói chung

2.2 Đối tượng và địa điểm nghiên cứu

2.2.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là toàn bộ các loài thực vật bậc cao có mạch trong một số kiểu thảm thực vật: rừng tự nhiên trưởng thành (80 tuổi), rừng thứ sinh (30 tuổi), thảm cây bụi (12 tuổi), thảm cỏ (8 tuổi) và rừng trồng keo tai tượng (10 tuổi) tại xã Xuân Sơn, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ

Trên cơ sở đó phân loại xác định các loài cây có giá trị làm thuốc và đặc điểm của chúng Đồng thời xác định các loài cây thuốc có nguy cơ bị tuyệt chủng theo Sách đỏ Việt Nam (2007) và Danh lục đỏ IUCN (2001)

2.2.2 Địa điểm nghiên cứu

- Xã Xuân Sơn - huyện Tân Sơn - tỉnh Phú Thọ

2.3 Nội dung nghiên cứu

- Đặc điểm về tính đa dạng hệ sinh thái và hệ thực vật ở xã Xuân Sơn - Đặc điểm về tính đa dạng thành phần cây thuốc ở trong các kiểu thảm nghiên cứu

- Các loài thực vật có nguy cơ bị tuyệt chủng ở khu vực nghiên cứu

Trang 27

- Đặc điểm và công dụng của một số loài cây thuốc trong các kiểu thảm nghiên cứu

- Điều tra tình hình sử dụng cây thuốc ở địa phương

- Đề xuất một số biện pháp bảo tồn các loài cây thuốc quý hiếm

- Chụp ảnh một số loài cây thuốc đặc trưng và một số loài có nguy cơ tuyệt chủng ở khu vực nghiên cứu

2.4 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp tổng quát được áp dụng để giải quyết các nội dung nghiên cứu của đề tài là điều tra thu thập mẫu thực vật và các số liệu ngoài thực địa

Phương pháp cụ thể được áp dụng để tiến hành nghiên cứu các nội dung của đề tài là phương pháp ô tiêu chuẩn và tuyến điều tra của Nguyễn Nghĩa Thìn (2005) [46] và Hoàng Chung (2006) [22]

2.4.1 Phương pháp ô tiêu chuẩn và tuyến điều tra

Để mô tả một quần xã thực vật, số liệu cần phải được thu thập trên một diện tích đủ lớn gọi là ô tiêu chuẩn (OTC)

Việc áp dụng phương pháp điều tra theo OTC đang được áp dụng rộng rãi trên thế giới cũng như trong nước Tuy nhiên, cho đến nay chúng tôi chưa thấy một công bố nào quy định một cách cụ thể, thống nhất về diện tích tối thiểu của OTC

Khi nghiên cứu về rừng nhiệt đới, để xác định diện tích OTC, H.Lamprecht (1979) đã tiến hành điều tra số lượng loài cây trên diện tích ô cơ sở (400m2), sau đó ghép dần các ô cho đến khi không có loài cây mới xuất hiện Tổng diện tích của các ô là diện tích tối thiểu của OTC Phương pháp này cho phép xác định diện tích OTC một cách chính xác, đặc biệt là đối với những kiểu thảm thực vật có thành phần loài cây và địa hình đơn giản, còn đối với những kiểu thảm có thành phần loài và điều kiện địa hình phức tạp như rừng nhiệt đới thì sẽ khó áp dụng hơn

Trang 28

Thái Văn Trừng (1978) [56] đề nghị dùng OTC dạng bản nhỏ 100m2(10x10m) để điều tra nhanh ngoài thực địa và ô kích thước từ 400m2(20x20m) cho đến 1ha tuỳ theo thành phần và quần thể phức tạp hay đơn giản khi điều tra chi tiết

Lâm Phúc Cố (1996) [8] sử dụng OTC 400m2 cho cả 5 giai đoạn diễn thế phục hồi rừng sau nương rẫy ở Lâm trường Púng Luông, Mù Cang Chải - Yên Bái

Các tác giả Lê Đồng Tấn (2000) [43], Lê Ngọc Công (2004) [10] đã áp dụng OTC 400m2 cho các đối tượng là thảm thực vật rừng phục hồi sau nương rẫy

Phạm Ngọc Thường (2003) [53] đã xác định diện tích ô tiêu chuẩn là 500m2 (20x25m) áp dụng cho cả 5 giai đoạn trong quá trình tái sinh tự nhiên phục hồi rừng sau nương rẫy tại 2 tỉnh Bắc Kạn và Thái Nguyên Đối với thảm vầu, nứa phục hồi tự nhiên tác giả đã áp dụng diện tích OTC là 100m2 (10x10m) Như vậy, mỗi tác giả khi tiến hành điều tra, thu thập số liệu ngoài thực địa đều đưa ra một tiêu chuẩn và kích thước OTC khác nhau Tuy có khác nhau, nhưng các tác giả đều thống nhất số lượng và kích thước OTC phải đủ lớn thì số liệu thu thập được mới đủ độ tin cậy

Trong thời gian 2 năm (từ 2006 đến 2008), chúng tôi đã tiến hành điều tra, nghiên cứu ngoài thực địa nhiều đợt Để thu thập số liệu chúng tôi thực hiện phương pháp điều tra theo OTC và theo 3 tuyến khảo sát (tuyến điều tra): - Xóm Dù (toạ độ: 21007'29"N-104057'28"E) - núi Ten (toạ độ: 21007'23"N-104056'05"E);

- Xóm Dù - xóm Lấp (toạ độ 21008'39"N-104056'45"E)- xóm Cỏi (toạ độ: 21009'39"N-104056'45"E);

- Xóm Dù - xóm Lạng (toạ độ: 21006'19"N-104057'27"E)

Tuyến điều tra: Được xác định theo hai hướng song song và vuông góc với đường đồng mức Cự ly giữa hai tuyến là 50 - 100m tuỳ theo địa hình cho

Trang 29

phép Dọc theo hai bên tuyến điều tra bố trí OTC và ô dạng bản (2 x 2m) để thu thập số liệu OTC Để thu thập số liệu thảm thực vật, chúng tôi áp dụng OTC 400m2 (20x20m) cho tất cả các trạng thái Ô dạng bản được bố trí trên các đường chéo, đường vuông góc và các cạnh của OTC Tổng diện tích các ô dạng bản phải đạt ít nhất là 1/3 diện tích OTC Ngoài ra dọc hai bên tuyến điều tra cũng đặt thêm các ô dạng bản phụ để thu thập số liệu bổ sung

2.4.2 Phương pháp thu mẫu thực vật

Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi áp dụng các phương pháp thu mẫu thực vật như sau:

- Đối với tuyến điều tra, tiến hành ghi chép các thông tin về từng loài cây bắt gặp trên tuyến như: tên Việt Nam (hoặc tên Latinh), dạng sống (cây thân gỗ, thân bụi, thân thảo, thân leo) Những loài cây chưa xác định được tên thì thu thập mẫu về phân loại sau

- Đối với ô tiêu chuẩn, tiến hành thu thập mẫu trong các ô nhỏ (ô dạng bản) có diện tích 4m2 (2x2m), cách thu mẫu cũng giống như ở tuyến điều tra

2.4.3 Phương pháp phân tích mẫu thực vật

- Tên các loài cây (tên khoa học và tên Việt Nam) và thành phần dạng sống được xác định theo các tài liệu: Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực vật hạt kín ở Việt Nam (1997) của Nguyễn Tiến Bân [5], Cây cỏ Việt Nam (1991 - 1993) của Phạm Hoàng Hộ [28]; Danh lục các loài thực vật Việt Nam của tập thể tác giả (2001 - 2005) [55]…

- Phân loại và xác định tên các loài, dạng sống của cây thuốc (tên khoa học và tên Việt Nam) theo các tài liệu: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của Đỗ Tất Lợi (2005) [34]; Cây thuốc Việt Nam của Lê Trần Đức (1995) [27]; Từ điển cây thuốc Việt Nam của Võ Văn Chi (1996) [18]; 1900 loài cây có ích ở Việt Nam của Trần Đình Lý (1995) [35]; Tài nguyên thực vật có tinh dầu ở Việt Nam của tập thể tác giả (Lã Đình Mỡi - chủ biên) 2 tập (2002) [38]…

Trang 30

- Phân loại và xác định các loài cây thuốc có nguy cơ bị tuyệt chủng trong khu vực nghiên cứu theo Sách đỏ Việt Nam của Bộ Khoa học và Công nghệ (2007), phần Thực vật [42] và Danh lục đỏ IUCN (2001) [64]

2.4.4 Phương pháp điều tra trong nhân dân

- Điều tra trong nhân dân địa phương để tìm hiểu thói quen, tập quán sử dụng thực vật và thực vật để làm thuốc theo các phương pháp của Bộ môn Thực vật dân tộc học

Phương pháp này là phương pháp quan trọng nhất để xác định cây được sử dụng làm thuốc ở vùng nghiên cứu

Trang 31

Chương 3

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU

3.1 Điều kiện tự nhiên

3.1.1 Vị trí địa lý, ranh giới

Huyện Tân Sơn là một huyện miền núi với 100% dân số toàn xã là đồng bào dân tộc ít người sinh sống, được thành lập sau khi điều chỉnh địa giới hành chính huyện Thanh Sơn (tháng 4/2007), có diện tích tự nhiên là 68.984,58 ha, dân số 73.406 người

- Phía Bắc giáp huyện Yên Lập - tỉnh Phú Thọ và huyện Văn Chấn - tỉnh Yên Bái

- Phía Nam giáp huyện Đà Bắc - tỉnh Hoà Bình - Phía Đông giáp huyện Thanh Sơn - tỉnh Phú Thọ - Phía Tây giáp huyện Phù Yên - tỉnh Sơn La

Có 03 xã miền núi khu vực II: Mĩ Thuận, Minh Đài, Văn Luông

Xã Xuân Sơn (huyện Tân Sơn) là khu vực nghiên cứu có ranh giới như sau: + Phía Đông giáp xã Xuân Đài (huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ)

+ Phía Tây giáp huyện Phù Yên (Sơn La) và huyện Đà Bắc (Hoà Bình) + Phía Tây Bắc giáp xã Đồng Sơn, Lai Đồng và Tân Sơn (huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ)

+ Phía Nam giáp xã Kim Thượng (huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ)

3.1.2 Địa hình và thổ nhưỡng

3.1.2.1 Địa hình địa mạo

Huyện Tân Sơn chủ yếu là đất rừng tự nhiên, núi cao, riêng vùng lõi và vùng đệm (phòng hộ) của Vườn Quốc gia Xuân Sơn chiếm trên 15.000ha nằm trong một vùng đối núi thấp và trung bình thuộc lưu vực sông Bứa, nơi kết thúc của dãy Hoàng Liên Sơn Vùng đồi núi thấp này toả rộng từ hữu ngạn sông Hồng sang đến tả ngạn sông Đà, bao gồm cả huyện Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ

Trang 32

Sông Bứa và các chi lưu của nó toả nhiều nhánh ra gần như khắp vùng Nhìn toàn cảnh các dãy đồi núi chỉ cao chừng 600 - 700m, hình dáng khá mềm mại vì chúng được cấu tạo nên bởi các loại đá phiến biến chất quen thuộc Cao nhất là đỉnh Voi (1.386m), tiếp đến là núi Ten (1.244m), núi Cẩn (1.144m)

Các thung lũng trong vùng mở rộng và uốn lượn khá phức tạp Nhìn chung địa hình trong khu vực có những kiểu chính như sau:

- Kiểu địa hình núi trung bình: Hình thành trên đá phiến biến chất, có độ cao từ 700 - 1.386m; chiếm tỷ lệ 10,4% diện tích tự nhiên Kiểu này phân bố chủ yếu ở phía Tây và Tây nam Vườn Quốc gia, bao gồm phần lớn hệ đá vôi Xuân Sơn và các dãy núi đất xen kẽ Tác dụng xâm thực mạnh, độ dốc lớn, trung bình 30o, mức độ chia cắt phức tạp và là đầu nguồn của hệ sông suối đổ ra sông Bứa

- Kiểu địa hình núi thấp: Được hình thành trên các đá trầm tích lục nguyên uốn nếp, tác dụng xâm thực, bóc mòn, thuộc địa hình này là các núi có độ cao từ 300 - 700m, phân bố chủ yếu từ Nam, Tây nam đến phía Bắc khu vực Núi ở đây có hình dạng mềm mại, đỉnh tròn, sườn thoải, độ dốc trung bình chỉ 20o, có những thung lũng mở rộng hơn ở núi vùng núi phía Tây Bắc

- Kiểu đồi: Có độ cao dưới 300m, phân bố chủ yếu về phía Đông khu vực Có hình dạng đồi lượn sóng mềm mại được cấu tạo từ các loại đá trầm tích và biến chất hạt mịn, hiện nay đã được trồng chè Xanh, chè Shan

- Thung lũng và bồn địa: Đó là những vùng trũng kiến tạo giữa núi phân bố chủ yếu ở các xã Đồng Sơn, Xuân Đài và Kim Thượng Đây là các thung lũng sông suối mở rộng, địa hình bằng phẳng, độ dốc rất thoải, trong đó có trầm tích phù sa rất thuận lợi cho canh tác nông nghiệp Thung lũng lớn nhất là Mường Tằn trên 400ha ruộng nước

- Xã Xuân Sơn có duy nhất núi Ten cao 1.244m so với mặt nước biển, còn lại là các dãy núi thấp và vùng đồi Có nhiều suối nhỏ chảy giữa các đồi núi thấp

Trang 33

3.1.2.2 Khí hậu - thuỷ văn

- Chế độ mưa: Lượng mưa đạt mức trung bình từ 1.660mm ở Thanh Sơn đến 1.826mm ở Minh Đài Tập trung gần 90% vào mùa mưa (từ tháng 4 đến tháng 10 hàng năm), hai tháng có lượng mưa cao nhất là tháng 8 và tháng 9 hàng năm Mùa khô hạn từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau Lượng mưa chỉ còn chiếm trên 10% tổng lượng mưa trong năm, nhưng hạn hán ít xảy ra vì có mưa phùn (mỗi năm có trên 20 ngày) hạn chế sự khô hạn trong mùa khô Tháng 12 và tháng 1 là những tháng hanh khô nhất và lượng bốc hơi cũng thường lớn hơn lượng nước rơi Độ ẩm không khí trong vùng bình quân đạt 86%, những tháng có mưa phùn thường độ ẩm không khí đạt chỉ số cao nhất Lượng bốc hơi không cao (653mm/n), điều đó đánh giá khả năng che phủ đất của lớp thảm thực bì còn cao, hạn chế được lượng nước bốc hơi, làm tăng lượng nước thấm, duy trì được nguồn nước ngầm trong khu vực

* Thủy văn:

- Địa phận xã Xuân Sơn không có các sông lớn chảy qua mà chỉ có nhiều các suối và khe đầu nguồn đổ ra sông Bứa

Trang 34

+ Suối Thang bắt nguồn từ xóm Lấp, qua xóm Cỏi chảy qua xã Xuân Đài, xã Minh Đài đổ ra sông Bứa

+ Suối Chiềng bắt nguồn từ khe đầu nguồn của xóm Lạng chảy qua xã Kim Thượng, xã Xuân Đài, xã Minh Đài và đổ ra sông Bứa

3.1.2.3 Địa chất - thổ nhưỡng

* Địa chất:

Theo tài liệu địa chất miền Bắc Việt Nam năm 1984 cho biết: Khu vực Vườn Quốc gia có các quá trình phát triển địa chất phức tạp Theo các nhà địa chất, đây là vùng đồi núi thấp sông Mua Toàn vùng có cấu trúc dạng phức nếp lồi Nham thạch gồm nhiều loại và có tuổi khác nhau nằm xen kẽ thành các dải nhỏ hẹp

Phía Tây và Tây nam có các dãy núi thấp và trung bình được cấu tạo bằng các loại đá trầm tích và biến chất màu đỏ có kết cấu hạt mịn, tuổi Jura-creta

Từ trung tâm xã Xuân Sơn (theo hướng Tây Bắc) có dãy núi đá vôi, cao nhất là đỉnh Ten 1.244m Đá vôi có màu trắng xám, cấu tạo khối, tuổi Triat trung Trong dãy núi đá vôi này thường gặp các thung tròn có nước chảy trên mặt như thung làng Lạng, làng Dù và làng Lấp… Các thung được lấp đầy các tàn tích đá vôi và có suối nước chảy quanh năm Những thung biến thành cánh đồng dạng này khá rộng và trở thành các cánh đồng phù sa màu mỡ

* Thổ nhưỡng:

Được hình thành trong một nền địa chất phức tạp (có nhiều kiểu địa hình và nhiều loại đá mẹ tạo đất khác nhau) cùng với sự phân hoá khí hậu, thuỷ văn đa dạng và phong phú… nên có nhiều loại đất được tạo thành trong khu vực này

Một số loại đất chính có nhiều giá trị trong khu vực:

- Đất feralit có mùn trên núi trung bình (FH): Được hình thành trong điều kiện mát ẩm, độ dốc lớn, không có nước đọng, không có kết von và tầng mùn dày, tỷ lệ mùn cao (8-10%) Phân bố ở độ cao từ 700 - 1500m, tập trung ở phía Tây của khu vực, giáp với huyện Đà Bắc (tỉnh Hoà Bình), huyện Phù Yên (tỉnh Sơn La)

Trang 35

- Đất feralit đỏ vàng phát triển ở vùng đồi núi thấp (F): Là loại đất có quá trình feralit mạnh và điển hình, màu sắc phụ thuộc vào từng loại đá mẹ và độ ẩm của đất Loại đất này phân bố dưới 700m, có thành phần cơ giới nặng, tầng đất dày, ít đá lẫn, khá màu mỡ, thích hợp cho các loại cây rừng phát triển

- Đất rangin (hay đất hình thành trong vùng núi đá vôi): Đá vôi là loại đá cứng, khó phong hoá, địa hình lại dốc đứng nên khi phong hoá đến đâu lại bị rửa trôi đến đó, nên đất chỉ hình thành trong các hang hốc hoặc chân núi đá

- Đất dốc tụ và phù sa sông suối trong các bồn địa và thung lũng (DL): Là loại đất phì nhiêu, tầng dày, màu nâu, thành phần cơ giới chủ yếu là mimon (L) Hàng năm thường được bồi thêm một lớp phù sa mới khá màu mỡ

Toàn huyện Tân Sơn còn 8.897,62 ha đất chưa sử dụng, trong đó: + Đất bằng chưa sử dụng: 15,58 ha

+ Đất đồi núi chưa sử dụng: 8.583,5 ha + Núi đá không có rừng cây: 298,54 ha

Từ các số liệu thống kê trên cho thấy, diện tích đất chưa sử dụng còn khá lớn, có thể chuyển sang mục đích phát triển nông - lâm nghiệp

Xã Xuân Sơn với tổng diện tích tự nhiên 6.548ha, diện tích đất chưa sử dụng là 853,2ha (chiếm 13% diện tích đất tự nhiên) Hoàn toàn có thể chuyển sang mục đích phát triển nông - lâm nghiệp

Bảng 3.1: Quỹ đất phát triển nông - lâm nghiệp của xã Xuân Sơn

Trang 36

3.2 Tài nguyên thiên nhiên

3.2.1 Tài nguyên nước

Hệ thống sông Bứa với các chi lưu của nó toả rộng ra khắp các vùng Lượng mưa khá dồi dào, trung bình năm từ 1.500 - 2.000mm, lượng mưa cực đại có thể tới 2.453 mm nhưng có năm chỉ đo được 1.414mm

Trong vùng này khá giàu nước, mô đun dòng chảy gần 40 l/s/km2 Dòng chảy cực tiểu khoảng 6 - 7 l/s/km2, lưu vực sông Bứa khá rộng Địa hình lưu vực lại thuận lợi cho việc xây dựng các hồ thuỷ lợi để phục vụ sản xuất nông nghiệp Sông Bứa có hai chi lưu lớn, đó là sông Vèo bắt nguồn từ các vùng núi cao phía Đông huyện Phù Yên (tỉnh Sơn La) và sông Giày bắt nguồn từ các dãy núi cao trung bình ở ranh giới giữa Phú Thọ và Hoà Bình Hai sông này hợp nhau tại làng Kệ Sơn, rồi đổ vào sông Hồng tại xã Phong Vực Tổng chiều dài của sông 120km, chiều rộng trung bình 200m có khả năng vận chuyển lâm thổ sản từ thượng nguồn về sông Hồng khá thuận lợi

3.2.2 Tài nguyên rừng

Huyện Tân Sơn có thế mạnh về tài nguyên rừng Phần lớn diện tích của Vườn Quốc gia nằm ở địa phận xã Xuân Sơn, với diện tích gần 15.000 ha, nó được coi là "lá phổi xanh" của tỉnh Phú Thọ, bởi lẽ cả tỉnh giờ đây chỉ còn Xuân Sơn có rừng tốt và giàu có nhất Theo kết quả điều tra bước đầu của một số cơ quan (Viện Điều tra quy hoạch rừng, trường Đại học Lâm nghiệp, Viện sinh thái và tài nguyên sinh vật, trường ĐHSP Hà Nội) thì Vườn Quốc gia Xuân Sơn có giá trị cao về đa dạng sinh học, trong đó có nhiều loài động vật, thực vật quý hiếm đang bị đe doạ ở mức quốc gia và toàn cầu

Diện tích đất lâm nghiệp có 51.028 ha chiếm 73% diện tích đất tự nhiên

Trang 37

Bảng 3.2: Hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp của huyện Tân Sơn

Tổng diện tích đất lâm nghiệp 51.028,0 100,0

1 Đất rừng

- Rừng đặc dụng

- Rừng tự nhiên phòng hộ - Rừng sản xuất

5.406,4 13.642,3 31.978,0

10,5 26,8 62,6

2 Đất trồng chè 2.104,9 4,1

(Nguồn: Phòng Thống kê, huyện Tân Sơn, năm 2007) [41]

Xã Xuân Sơn có diện tích rừng tự nhiên đặc dụng lớn, chiếm tới 5.403,6 ha Ngoài ra cây trồng chủ yếu là chè Shan, trồng Keo, gỗ Dổi và một số loại cây gỗ khác nhƣ: De, Lát…

Trong đó:

Diện tích rừng trồng chè Shan: 30 ha Diện tích rừng trồng Keo: 38 ha

Diện tích rừng trồng các loại cây gỗ khác xấp xỉ 10 ha

3.2.3 Tài nguyên khoáng sản

Trên địa bàn huyện Tân Sơn có một số khoáng sản quan trọng để phục vụ cho việc phát triển các ngành công nghiệp nhƣ: Quặng sắt ở các xã Thu Cúc, Thạch Kiệt, Tân Phú, Mĩ Thuận, Văn Luông, Minh Đài với trữ lƣợng 10 triệu tấn Mỏ chì có ở các xã Đồng Sơn, Thu Ngạc với trữ lƣợng 1 triệu tấn Amiăng có ở các xã Đồng Sơn, Tân Phú, Thu Ngạc Tale (Tan) có ở các xã Thu Cúc, Tân Phú, Mĩ Thuận, Thu Ngạc (mỏ chính ở Thu Ngạc) có thể làm Tan công nghiệp, Tan rƣợu và Tan phân bón Bên cạnh đó, một khối lƣợng lớn cát, sỏi làm vật liệu xây dựng có trữ lƣợng lớn 2,5 triệu m3 tập trung ở các con sông, suối của địa bàn huyện

Trang 38

3.3 Đặc điểm kinh tế - xã hội

3.3.1 Dân số, dân tộc và phân bố dân cư

Theo số liệu điều tra của Phòng Thống kê huyện Tân Sơn (tính đến 31/12/2007), dân số của huyện là 75.680 người; trong đó dân số trong tuổi lao động là 44.651 người (chiếm 58% dân số toàn huyện) Đây là con số người lao động làm việc trong các ngành kinh tế: nông, lâm nghiệp và thuỷ sản; công nghiệp và xây dựng; các ngành dịch vụ khác (thương mại, vận tải…) Ngoài ra còn một số lao động phổ thông, làm thuê theo định kỳ công việc không cố định

Trên địa bàn huyện Tân Sơn có 8 thành phần dân tộc chính cùng sinh sống, đó là: Mường, Dao, Kinh, Tày, Nùng, Hoa, Sán Dìu, Cao Lan

Xã Xuân Sơn với tổng số 225 hộ, có 1.025 nhân khẩu Có hai dân tộc sinh sống trên địa bàn là: Mường (49%); Dao (hay còn gọi là người Mán) chiếm 51%

Số người trong độ tuổi lao động là: 600 người (chiếm khoảng gần 60% dân số)

Mật độ dân số bình quân của xã là: 23 người/1 km2

3.3.2 Đặc điểm kinh tế và xã hội

3.3.2.1 Thực trạng kinh tế

Huyện Tân Sơn là một huyện mới được tách ra từ huyện Thanh Sơn Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt mức khá: 8,7%/ năm (thống kê năm 2006), chủ yếu là phát triển nông - lâm nghiệp và thuỷ sản với tỷ lệ như sau:

+ Nông - lâm - thuỷ sản: 71% + Dịch vụ: 16%

+ Công nghiệp - xây dựng: 13%

Thế mạnh của huyện là rất giàu nguồn tài nguyên khoáng sản, tuy nhiên lại chưa phát triển các ngành công nghiệp để tận dụng được thế mạnh này Định hướng đến năm 2020 là phải khai thác tối đa nguồn lợi của địa phương, phát triển mạnh hơn nữa ngành công nghiệp Có 2 nhà máy chè đang xây dựng: Nhà máy chè Tân Phú và Minh Đài

Trang 39

Ngành nông - lâm - thuỷ sản chiếm tỷ trọng về tăng trưởng là rất lớn Xu hướng của huyện là đẩy mạnh việc trồng rừng, nhất là trồng cây nguyên liệu gỗ phục vụ cho nhà máy giấy Bãi Bằng của tỉnh, đồng thời trồng cây ăn quả là thế mạnh của từng xã như: xoài, vải, nhãn, dứa, cam… Các ngành dịch vụ được chú trọng, vì lợi thế của huyện là cửa ngõ giao thông của nhiều tỉnh như Sơn La, Hoà Bình và thủ đô Hà Nội Chủ trương của huyện là cùng với sự phát triển của giao thông vận tải đã tạo điều kiện cho phát triển, lưu thông hàng hoá

3.3.2.2 Thực trạng xã hội và cơ sở hạ tầng

* Hệ thống giao thông vận tải:

Trước đây xã Xuân Sơn hoàn toàn tách biệt với bên ngoài do không có đường cho xe ôtô tiếp cận tới Từ năm 2000, tỉnh đã đầu tư xây dựng đường cấp phối từ Minh Đài tới xóm Dù (Xuân Sơn) Quãng đường này đã được trải nhựa khá tốt Dự án này do Ban quản lý Vườn Quốc gia làm chủ đầu tư Con đường này đã khai thông khu vực với bên ngoài tạo điều kiện để phát triển kinh tế, xã hội và giao lưu văn hoá, cũng như công tác phát triển du lịch sinh thái Dự án này tiếp tục làm đường tới 3 xóm Lạng, Lấp và Cỏi Các xóm còn lại chưa có đường xe tới xóm, đường giao thông nội xóm nhỏ, hẹp, dốc, lầy lội gây mất vệ sinh, đặc biệt là trong mùa mưa

* Hệ thống điện cung cấp cho sinh hoạt và sản xuất:

Toàn xã có 4 xóm, trong đó 1 xóm đã có điện lưới quốc gia, 3 xóm còn lại đã có đường dây kéo đến nhưng chưa được đóng điện để hoà mạng

* Y tế, giáo dục:

- Về y tế: Xã Xuân Sơn có 1 trạm y tế đóng tại trung tâm xã, được xây dựng kiên cố với 4 giường bệnh, 1 y sỹ, 2 y tá, mỗi xóm có 1 y tá Cơ sở, dụng cụ khám chữa bệnh còn rất đơn sơ, nhưng công tác y tế ở đây đã có nhiều cố gắng như phát thuốc sốt rét, sốt xuất huyết, tuyên truyền vệ sinh

Trang 40

phòng bệnh Tuy nhiên, do điều kiện giao thông chưa thuận lợi nên việc chữa chạy bệnh nhân trong trường hợp nguy cấp chưa kịp thời Các loại bệnh phổ biến trong khu vực như: sốt xuất huyết, đau bụng ỉa chảy, cảm cúm, viêm phế quản, phổi ở trẻ em…

- Về giáo dục: Xã Xuân Sơn chưa có trường THPT, chỉ có 1 trường PTCS với 9 lớp, (172 học sinh) Trong đó số học sinh cấp 2 là 72 em (5 lớp); số học sinh cấp 1 là 100 em (4 lớp) Có 1 trường mầm non rất sơ sài về cơ sở vật chất: với 43 em

Trong những năm gần đây, dự án 135 của Chính phủ đã xoá được nhiều phòng học tạm, thay vào đó là những ngôi trường khang trang, phòng khám kiên cố, cơ sở vật chất tương đối đầy đủ hơn

Tập quán sinh sống của nhân dân các xã trong huyện là sống nhờ vào rừng: Lấy củi bán, rau quả rừng, săn bắn thú… Vì vậy đã làm cho nguồn tài nguyên rừng bị suy thoái, nhiều loại gỗ quý, động vật quý bị mất dần thay vào đó là các thảm cây bụi Huyện đã thực hiện chính sách giao đất giao rừng cho từng hộ dân, để đảm bảo việc quản lý, bảo vệ, khoanh nuôi và phục hồi được tốt hơn, hiệu quả hơn Nhiều diện tích đất được phủ xanh bằng cây chè, cây nguyên liệu giấy, cây ăn quả và một số loại rừng trồng như keo, lát, bạch đàn…

Ngày đăng: 13/11/2012, 16:59

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN