1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Agribank hà nội

76 1,3K 10
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 76
Dung lượng 677 KB

Nội dung

Nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Agribank hà nội

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

Trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế đất nước đangtừng bước vào đời sống kinh tế xã hội Tuy nhiên hiện nay tốc độ công nghiệp hoá,hiện đại hoá đang bị chững lại bởi nhiều nguyên nhân khác nhau mà một trongnhững nguyên nhân quan trọng nhất là vấn đề về vốn Có thể nói vốn là tiền đề, làcơ sở đầu tiên để các doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh và đổi mới côngnghệ Các doanh nghiệp có thể tạo vốn bằng nhiều cách khác nhau: có thể tích luỹtừ hoạt động sản xuất kinh doanh, huy động vốn, liên doanh liên kết, hay vaymượn chiếm dụng vốn của các doanh nghiệp khác Nhưng muốn ổn định và có lợithế nhất giúp các doanh nghiệp tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, đổi mới côngnghệ là nguồn vốn trung và dài hạn từ các Ngân hàng thương mại.

Hiện nay các doanh nghiệp đang thiếu vốn nhất là vốn trung và dài hạntrong khi vốn tồn đọng trong các Ngân hàng thương mại không phải là ít Như vậy,không phải chúng ta thiếu vốn mà là chúng ta chưa có cách chuyển vốn huy độngđược vào sản xuất kinh doanh NHNo&PTNT Hà Nội cũng không nằm ngoài tìnhtrạng đó Hiện nay nguồn vốn cho vay trung và dài hạn của Ngân hàng kém đadạng vê cơ cấu khách hàng Hầu như Ngân hàng chỉ tập trung vào doanh nghiệpNhà nước, chưa quan tâm tới các đối tượng khách hàng khác đặc biệt là các doanhnghiệp ngoài quốc doanh.

Vì lý do đó “Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tạiNHNo&PTNT Hà Nội được chọn làm đề tài nhằm đáp ứng đòi hỏi thiết thực của

thực tiễn, vừa mang tính thời sự trong kinh doanh tiền tệ của Ngân hàng hiện nay.Từ những lý luận cơ bản về tín dụng trung và dài hạn của Ngân hàngthương mại, bài viết này sẽ phân tích và đánh giá thực trạng, tìm nguyên nhân dẫnđến các mặt hạn chế hiện nay tại NHNo&PTNT Hà Nội.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của bài viết này là hoạt động tín dụngtrung và dài hạn tại NHNo&PTNT Hà Nội từ 2000 đến năm 2002 Bài viết nàyđược kết cấu như sau:

Chương I Tín dụng Ngân hàng và chất lượng tín dụng trung và dài hạn

Trang 2

Chương II Thực trạng chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng Nông

nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội.

Chương III Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội.

Do trình độ còn hạn chế nên bài viết sẽ không tránh khỏi thiếu sót, em rấtmong sẽ nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và bạn bè để vấn đềnghiên cứu được hoàn thiện hơn.

Trang 3

Theo luật Ngân hàng của Pháp thì Ngân hàng được định nghĩa:”Ngân hàngthương mại là những xí nghiệp hay cơ sở nào đó thường xuyên nhận của côngchúng dưới hình thức ký thác, hay hình thức khác số tiền mà họ dùng cho chính họvào nghiệp vụ chiết khấu, tín dụng hay dịch vụ tài chính.”

Còn luật pháp Ấn Độ lại có cái nhìn về Ngân hàng như sau, họ định nghĩa:”Ngân hàng thương mại là cơ sở nhận các khoản ký thác để cho vay hay tài trợ vàđầu tư.”

Đó là các quan niệm về Ngân hàng đứng trên giác độ luật pháp Còn đứngtrên giác độ tài chính Ngân hàng thì sao? Một định nghĩa khác về Ngân hàng đượcGiáo sư Peter Rose đưa ra như sau: ”Ngân hàng là loại hình tổ chức tàt chính cungcấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất - đặc biệt là tín dụng, tiếtkiệm và dịch vụ thanh toán – và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so vớibất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế.”

Ơ Việt Nam, theo quy định tại luật các tổ chức tín dụng thì Ngân hàng được

định nghĩa như sau: “ Ngân hàng thương mại là loại hình tổ chức tín dụng đượcthực hiện toàn bộ hoạt động Ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liênquan Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình Ngân hàng gồm Ngân

Trang 4

hàng thương mại, Ngân hàng đầu tư, Ngân hàng chính sách, Ngân hàng hợp tácvà các loại hình Ngân hàng khác” (trích trang 12 Luật các tổ chức tín dụng) Như

vậy thông quâ một số kháI niệm về Ngân hàng thương mại, ta có thể hiểu Ngânhàng thương mại là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt kinh doanh trên lĩnh tíndụng với mục đích thu lợi nhuận, và nó có những đặc trưng như sau:

-Ngân hàng thương mại là một tổ chức được phép nhận ký thác của côngchúng với trách nhiệm hoàn trả.

-Ngân hàng thương mại là một tổ chức được phép sử dụng ký thác của côngchúng để cho vay, chiết khấu và thực hiện các dịch vụ tàI chính khác.

Căn cứ vào tính chất và mục tiêu hoạt động, ở nước ta các loại hình Ngânhàng thương mại được hoạt phép hoạt động theo luật tổ chức tín dụng bao gồm:Ngân hàng thương mại, Ngân hàng phát triển, Ngân hàng đầu tư, Ngân hàng chínhsách, Ngân hàng hợp tác và các loại hình Ngân hàng khác.

2 Các hoạt động cơ bản của Ngân hàng thương mại trong nền kinh tếthị trường.

Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động chủ yếu của Ngân hàng thương mạitập trung chủ yếu vào nhiệm vụ nhận tiền gửi và cho vay, đó là hai mặt hoạt độngtín dụng Trong xu thế hiện nay, các Ngân hàng thương mại hoạt động theo loạihình đa năng thì hoạt động của nó tập trung vào ba hoạt động chính: hoạt động huyđộng vốn, hoạt động sử dụng vốn, hoạt động trung gian.

Hoạt động huy động vốn đối với Ngân hàng đây là hoạt động “đầu vào” củaNgân hàng Nguồn vốn hoạt động chủ yếu của một Ngân hàng được hình thành từnhững nguồn chính sau đây: vốn tự có của doanh nghiệp, vốn vay (vay của các tổchức tài chính, vay của dân cư, vay của Ngân hàng trung ương), lợi nhuận để lại,ngoài ra đối với một số Ngân hàng nguồn vốn hoạt động có thể hình thành từ vốnđIều lệ hay vốn uỷ thác Trong quá trình hoạt động của mình, Ngân hàng thươngmại phần lớn dựa vào việc huy động các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong nềnkinh tế.

Hoạt động nguyên thuỷ của Ngân hàng là nhận tiền gửi của khách hàng vàđây vẫn là nguồn đầu vào chủ yếu của Ngân hàng Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tớiquy mô tiền gửi của khách hàng tại Ngân hàng như: lãi suất, phương thức huy

Trang 5

động của Ngân hàng, tình hình kinh tế xã hội từng thời kỳ, phong tục tập quán củatừng vùng, uy tín của từng Ngân hàng, các dịch vụ do Ngân hàng cung cấp vv.Nắm được yếu tố đó, Ngân hàng có thể đIều chỉnh lượng vốn huy động sao chophù hợp với nhu cầu vốn của mình.

Các loại tiền gửi mà Ngân hàng cung cấp để huy động vốn là: tiền gửi thanhtoán không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm.

Ngoài ra, để đáp ứng nhu cầu tín dụng và đa dạng hoá hoạt động kinh doanh,Ngân hàng có thể vay vốn từ dân cư , các đơn vị kinh tế, các tổ chức tín dụng khácthông qua một số hình thức như: phát hành trái phiếu, kỳ phiếu hoặc vay tái chiếtkhấu từ Ngân hàng trung ương.

Để được hoạt động và thực hiện huy động vốn, Ngân hàng phải có một lượngnhất định gọi là vốn tự có Lượng vốn này chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong tổng vốnsử dụng song nó có ý nghĩa rất quan trọng đối với hoạt động của Ngân hàng Vốntự có là đIều kiện bắt buộc để Ngân hàng có được giấy phép tổ chức và hoạt độngtrước khi nó có thể huy động được những khoản tiền gửi đầu tiên Vốn tự có cònđóng vai trò là một tấm đệm giúp chống lại rủi ro phá sản, những thua lỗ về tàIchính trong hoạt động tạm thời Nó tạo niềm tin cho công chúng và là sự đảm bảođối với chủ nợ về sức mạnh tài chính của Ngân hàng Và nó còn cung cấp năng lựctài chính cho sự tăng trưởng và sự phát triển dịch vụ mới, cho những chương trìnhvà trang thiết bị mới.

Đối với hoạt động sử dụng vốn, đây là hoạt động cho vay và đầu tư bao gồmhoạt động ngân quỹ, hoạt động cho vay, hoạt động đầu tư chứng khoán.

Hoạt động ngân quỹ nhằm bảo đảm khả năng thanh toán thường xuyên củaNgân hàng cho khách hàng Đây là tài sản không sinh lời hoặc sinh lời thấp nhưngtính lỏng cao được coi như tiền mặt Do đó Ngân hàng phải duy trì lượng tiền mặtở một mức độ hợp lý sao cho vừa đảm bảo tính thanh khoản vừa đảm bảo tính sinhlời.

Hoạt động cho vay là hoạt động quan trọng nhất quyết định sự thành bại củaNgân hàng vì đây là hoạt động sinh lời chủ yếu của Ngân hàng Cũng vì vậy màđây là hoạt động chứa nhiều rủi ro nhất Để tránh đIều đó, việc quản lý tiền cho

Trang 6

vay được tiến hành rất chặt chẽ, đặc biệt là món vay lớn, với thời hạn dài Ngânhàng thương mại có thể cho vay theo nhiều hình thức khác nhau.

Ngoài ra Ngân hàng còn sử dụng vốn vào hoạt động đầu tư chứng khoán trênthị trường để thu lợi nhuận và một phần đảm bảo khả năng thanh toán của Ngânhàng.

Hoạt động trung gian là việc Ngân hàng cung cấp cho khách hàng một loạtcác dịch vụ có liên quan Ngân hàng sẽ nhận được một khoản thu dưới hình thứchoa hồng Công nghệ Ngân hàng càng phát triển thì hoạt động này càng phong phúvà doanh thu càng lớn Các hoạt động tiêu biểu là: chuyển tiền, thanh toán hộkhách hàng thông qua các hình thức ghi chép trên tài khoản của khách hàng tạiNgân hàng, phát hành séc, uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi, thư tín dụng, môi giới muabán chứng khoán, quản lý hộ tài sản cho khách hàng, tư vấn cho doanh nghiệp vv.Ngày nay, xu hướng của Ngân hàng là hoạt động đa năng trên nhiều lĩnh vựcvới nhiều nghiệp vụ khác nhau Các nghiệp vụ có quan hệ chặt chẽ, hỗ trợ chonhau nhằm đạt được mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận cao nhất.

Tín dụng ngắn hạn thường gắn với những khoản vay của doanh nghiệp để bổsung vào tài sản lưu động, bởi vì tài sản lưu động thường có vòng quay trên mộtvòng thấp hơn một năm Do vậy trong một năm doanh nghiệp có thể hoàn trả đượcsố tiền vay ở Ngân hàng.

Trang 7

Các tài sản cố định như phương tiện sản xuất, phương tiện vận tải, một số câytrồng vật nuôi các trang thiết bị nhanh hao mòn có nhu cầu nguồn vốn từ 1 nămđến 5 năm.

Ngược lại, những công trình đầu tư lớn, thu hồi vốn lâu, thuộc tầm vĩ mô như:máy móc thiết bị công nghiệp nặng, xây dựng cầu đường có nhu cầu nguồn vốntừ 5 năm đến 10 năm có khi tới 20 năm.

Tất nhiên cùng với độ dài của thời gian, việc thu hồi vốn đối với các dự án cóthời hạn dài gặp nhiều khó khăn hơn do ở thời điểm hiện tại doanh nghiệp khó cóthể tính được hết khó khăn sẽ gặp trong tương lai Do vậy mức độ rủi ro của cáckhoản tín dụng có thời gian lớn đối với Ngân hàng sẽ tăng nên Điều này một phầnlý giải tại sao lãi suất các khoản cho vay dài hạn thường cao hơn các khoản cáckhoản cho vay ngắn hạn.

Phân loại Tín dụng theo thời gian có ý nghĩa rất quan trọng đối với Ngân hàngThương mại Nó phản ánh khả năng hoàn trả, độ rủi ro cũng như ảnh hưởng trựctiếp đến tính an toàn và sinh lợi của một Ngân hàng Thương mại.

3.2 Phân loại theo hình thức cho vay.

Căn cứ theo hình thức cho vay ta có các loại tín dụng sau:

- Chiết khấu là việc Ngân hàng Thương mại ứng trước tiền cho khách hàngtương ứng với giá trị của thương phiếu sau khi đã trừ đi phần thu nhập của Ngânhàng để sở hữu một thương phiếu chưa đến hạn Về mặt pháp lý thì Ngân hàngkhông phải là nhà cho vay với chủ sở hữu thương phiếu và chỉ là hình thức trao đổitrái quyền Tuy nhiên đối với Ngân hàng, việc bỏ tiền ở thời điểm hiện tại để thuvề một khoản tiền lớn hơn trong tương lai với lãi suất ấn định trước được coi nhưlà hoạt động tín dụng, nhưng có lẽ coi đây là một hoạt động đầu tư của Ngân hànghơn là một hoạt động tín dụng.

- Cho vay được hiểu là việc Ngân hàng cấp tín dụng cho khách hàng với sựcam kết khách hàng phải hoàn trả gốc và lãi trong khoảng thời gian xác định vớimức lãi suất cam kết Cho vay được gọi là một trong các nghiệp truyền thống củaNgân hàng Thương mại, nó được hình thành ngay từ buổi sơ khai của các Ngânhàng, và được đánh giá là hoạt động sinh lời cao nhất cho các Ngân hàng Thươngmại.

Trang 8

- Bảo lãnh là việc Ngân hàng cam kết thực hiện các nghĩa vụ tài chính thaykhách hàng của mình khi khách hàng của mình không có khả năng trả nợ Mặc dùkhông phải xuất tiền ra, song Ngân hàng vẫn thu được lợi từ khách hàng nhờ uy tíncủa mình Nghiệp vụ này được đưa vào tài khoản ngoại bảng của Ngân hàng Tuynhiên nếu có nghiệp vụ phát sinh tức là Ngân hàng đứng ra thực hiện nghĩa vụ tàichính thay cho khách hàng của mình thì nó lại được đưa vào tài khoản nội bảng.

- Cho thuê đó là việc Ngân hàng đứng ra bỏ tiền mua tài sản để cho kháchhàng thuê theo những điều kiện nhất định Sau thời gian đó khách hàng phải trả cảgốc lẫn lãi cho Ngân hàng Đây là hoạt động khá mới mẻ với Ngân hàng Tuynhiên hoạt động này sinh lời khá cao, nhưng nó cũng chứa đựng nhiều rủi ro trongđó có yếu tố về công nghệ Điều này đòi hỏi cán bộ tín dụng không những phải cóchuyên môn về nghề nghiệp mà còn có cả sự hiểu biết về kỹ thuật, về công nghệ.

3.3 Phân loại tín dụng theo tài sản đảm bảo.

Nếu căn cứ vào tài sản đảm bảo thì ta có các loại hình tín dụng sau đây:

- Tín dụng đảm bảo đó là sự cam kết của người nhận tín dụng về việc dùngtài sản đảm bảo thuộc sở hữu của mình để thực hiện nghĩa vụ tài chính đối vớiNgân hàng trong trường hợp không trả được nợ Trong trường hợp này khi kháchhàng không trả được nợ, hoặc vì sử dụng sai mục đích nguồn vốn vay dẫn đếnkhông thanh toán được thì Ngân hàng sẽ bán tài sản đi để thu hồi nguồn vốn Tíndụng đảm bảo được áp dụng đối với các khách hàng có độ rủi ro cao như kháchhàng mới hay những khách hàng có tình hình tài chính không tốt

- Tín dụng không có tài sản đảm bảo đó là loại hình tín dụng mà khách hàngcó nhu cầu vay vốn với một hạn mức nhất định mà không cần tài sản đảm bảo.Loại tín dụng này thường được cấp cho các khách hàng có uy tín cao, những kháchhàng có mối quan hệ tốt và lâu dàI đối với Ngân hàng, họ có tình hình tài chínhlành mạnh, có mối quan hệ tốt với các tổ chức tài chính Cũng có thể là các khoảnvay thực hiên theo chỉ thị của Chính phủ, hay Chính phủ yêu cầu không cần tài sảnđảm bảo.

Bên cạnh những tiêu thức phân loại trên, các Ngân hàng Thương mại còn sửdụng các tiêu thức khác tuỳ theo đối tượng cho vay, tính đa dạng của sản phẩm hay

Trang 9

tính chuyên môn hoá trong ngành để phân chia ví dụ như: Tín dụng lành mạnh, tíndụng có vấn đề, tín dụng sản xuất, tín dụng tiêu dùng

II VAI TRÒ TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN CỦA NGÂN HÀNGTHƯƠNG MẠI TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

1 Tín dụng trung và dài hạn

Tín dụng trung và dài hạn “ là hoạt động tài chính cho khách hàng vay vốntrung và dài hạn nhằm thực hiện các dự án phát triển sản xuất kinh doanh, phụcvụ đời sống” Tín dụng là một trong những hoạt động mang lại nguồn thu nhập

chủ yếu và nó chiếm phần lớn hoạt động trong các Ngân hàng Thương mại, songkhông phải tất cả các Ngân hàng Thương mại đều thực hiện tốt hoạt động này Mộtsố Ngân hàng gặp khó khăn trong việc quản lý và thu hồi nợ, một số khác lại gặpkhó khăn trong việc không thể tìm được dự án thích hợp để cho vay hoặc gặp khókhăn trong việc huy động vốn Vì vậy việc xem xét chất lượng hiệu quả hoạt độngtín dụng nhất là tín dụng trung và dài hạn là hết sức cần thiết Nó giúp các Ngânhàng có thể đánh giá lại hoạt động tín dụng của mình từ đó đưa ra các giải phápnhằm khắc phục những tồn tại, thiếu sót và đẩy mạnh hơn nữa hoạt động tín dụng.

Chất lượng, hiệu quả công tác tín dụng Ngân hàng được nhìn nhận từ 3 phía:các nhà Ngân hàng, các doanh nghiệp, và từ nền kinh tế Trong bài viết này, chúngta tạm giới hạn việc nghiên cứu chất lượng tín dụng dưới giác độ của Ngân hàng.Nếu xét theo quan điểm của các nhà Ngân hàng thì hoạt động tín dụng trung và dàihạn được xem là có hiệu quả khi nó đảm bảo được 3 yếu tố: khả năng sinh lợi, khảnăng thu hồi cả gốc và lãi đúng hạn và khả năng thanh khoản từ phía nguồn Điềunày có nghĩa là các Ngân hàng khi tiến hành cho vay trung dài hạn thì khoản vayđó phải đảm bảo trang trải được chi phí trả cho lãi suất huy động hoặc đi vay, chiphí hoạt động của Ngân hàng và lãi dự tính Song không phải các Ngân hàng cứcho vay nhiều, mang lại nhiều lợi nhuận là có hiệu quả cao bởi vì nếu chỉ cho vayra mà không thu hồi được vốn cho vay hoặc cho vay không cân xứng với nguồnhuy động được thì sớm hay muộn, Ngân hàng cũng rơi vào tình trạng thua lỗ, đổbể.

Hoạt động tín dụng trung và dài hạn có các hình thức sau:

Trang 10

- Hoạt động tín dụng theo hình thức dự án đầu tư- Hình thức cho thuê tài chính

- Thấu chi

- Bảo lãnh trung và dài hạn

2 Vai trò của tín dụng trung và dài hạn.

2.1 Vai trò của tín dụng trung và dài hạn đối với các doanh nghiệp

- Tín dụng trung và dài hạn là nguồn tài trợ giúp doanh nghiệp có điều kiệnmở rộng quy mô sản xuất, mở rộng thị trường Đó là mục tiêu hàng đầu của doanh

nghiệp Bất cứ doanh nghiệp nào cũng muốn mở rộng thị trường hoạt động củamình và nếu vậy phải mở rộng sản xuất Mở rộng sản xuất không phải là hoạt độngmà doanh nghiệp có thể tiến hành một sớm một chiều Đó là hoạt động lâu dài vàcần có nguồn vốn dài hạn Nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng đủ vốn đểtiến hành mở rộng sản xuất kinh doanh Do vậy nhu cầu vốn để mở rộng sản xuấtkinh doanh đối với doanh nghiệp rất cần thiết Với những lợi thế đặc thù, tín dụngtrung và dài hạn của ngân hàng được các doanh nghiệp ưa thích hơn hình thức pháthành cổ phiếu.

- Tín dụng trung và dài hạn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đổi mới côngnghệ, thay đổi cơ cấu sản xuất Điều đó giúp doanh nghiệp thích nghi với tình hình

thị trường cũng như đặc thù của chính doanh nghiệp tạo điều kiện cho doanhnghiệp hoạt động có hiệu quả hơn Về dài hạn, các doanh nghiệp luôn chú trọngđến việc mở rộng sản xuất, xây dựng nhà xưởng, mua sắm máy móc, đổi mới côngnghệ để không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và giảm chi phíđến mức tối thiểu Đặc biệt đối với nền kinh tế Việt Nam hiện nay, nhu cầu vốnxây dựng cơ bản là rất lớn trong lúc các nhà kinh doanh chưa tích luỹ được nhiều,chưa có nhiều thời gian để tích luỹ vốn, tâm lý đầu tư trực tiếp của công chúng vàocác doanh nghiệp còn hạn chế.

Việc vay vốn trung và dài hạn ở ngân hàng thương mại sẽ làm cho doanhnghiệp có thể tự chủ và có khả năng kiểm soát độc lập được hoạt động sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp mình mà không phải phân chia quyền kiểm soát vớicác cổ đông nếu huy động vốn bằng phát hành cổ phiếu.

Trang 11

- Tín dụng trung và dài hạn còn là trợ thủ đắc lực của doanh nghiệp trongviệc thoả mãn và chớp cơ hội kinh doanh Khi có cơ hội kinh doanh, các doanh

nghiệp có thể nhanh chóng vay vốn của Ngân hàng để mở rộng sản xuất kinhdoanh, gia tăng sản lượng để chiếm lĩnh thị trường Khi doanh nghiệp đi vay vốntrung dài hạn tại Ngân hàng thương mại sẽ có thể điều chỉnh được kỳ hạn nợ,nghĩa là họ có thể trả nợ sớm hơn thời gian đến hạn trả nợ khi họ không cần đếnviệc sử dụng vốn trung và dài hạn nữa Khi doanh nghiệp gặp khó khăn trong việctrả nợ tại một thời điểm nhất định nào đó thì có xin Ngân hàng gia hạn nợ Ngoàira, tín dụng trung và dài hạn tránh được các chi phí phát hành, lệ phí bảo hiểm, lệphí đăng ký

Việc trả nợ trung và dài hạn cũng được xây dựng theo một sự phân chia ổnđịnh và hợp lý do đó doanh nghiệp có thể chủ động tìm kiếm các nguồn trả nợ mộtcách dễ dàng hơn.

2.2 Vai trò của tín dụng trung dài hạn đối với nền kinh tế

- Tín dụng trung và dài hạn thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung vốn, điềuhoà lượng cung cầu về vốn trong nền kinh tế Với chức năng là trung gian tài

chính, các Ngân hàng tập trung các nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế và chovay đối với các đối tượng có nhu cầu điều đó được thể hiện rõ trong hoạt động tíndụng trung và dài hạn của Ngân hàng, nó giúp các doanh nghiệp nói riêng và cảnền kinh tế nói chung hoạt động một cách liền mạch không ngắt quãng và là mộtkênh truyền dẫn vốn có hiệu quả Thông qua cho vay trung và dài hạn mà xâydựng cơ sở hạ tầng, đổi mới công nghệ, góp phần đẩy nhanh quá trình tái sản xuấtmở rộng, đầu tư phát triển nền kinh tế Hoạt động tín dụng thúc đẩy lưu thônghàng hoá, đẩy nhanh chu chuyển tiền tệ, thúc đẩy tái sản xuất mở rộng.

- Tín dụng trung và dài hạn cũng có vai trò quan trọng trong quá trìnhchuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn, tăng tỷ

trọng các ngành sản xuất vật chất là nền tảng cho phát triển kinh tế đất nước, đápứng nhu cầu trước mắt cũng như lâu dài Đầu tư cho vay trung dài hạn trực tiếphay gián tiếp góp phần phát triển khoa học công nghệ, tạo công ăn việc làm, ổn

Trang 12

định lạm phát, nâng cao đời sống của dân cư, phát triển lực lượng lao động, giúpnền kinh tế tăng trưởng ổn định.

- Tín dụng trung và dài hạn tạo điều kiện phát triển các quan hệ kinh tế đốingoại trong điều kiện hiện nay sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia luôn gắn với

thị trường thế giới, nền kinh tế đóng trước đây đã nhường bước cho nền kinh tế mởphát triển Tín dụng trung và dài hạn đã trở thành một trong những phương tiện nốiliền kinh tế các nước với nhau dưới các hình thức: tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu,tín dụng hỗ trợ phát triển, cho vay viện trợ

Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng là nhiệm vụ có ý nghĩa với sự pháttriển kinh tế trong cả hiện tại và tương lai Vấn đề này càng trở nên cấp thiết vớithực trạng nền kinh tế nước ta hiện nay: Nhu cầu vốn cho sự nghiệp công nghiệphoá, hiện đại hoá là rất lớn trong khi việc sử dụng vốn còn có nhiều bất cập, hiệuquả sử dụng vốn không cao, còn thất thoát và gây lãng phí lớn.

2.3 Vai trò của tín dụng trung và dài hạn đối với hoạt động của Ngân hàngThương mại

- Tín dụng trung và dài hạn mang lại lợi nhuận chủ yếu cho Ngân hàng,đồng thời nâng cao khả năng cạnh tranh của Ngân hàng Tín dụng trung dài hạn

cả về số lượng và chất lượng là hoạt động mang tính chiến lược của các Ngân hàngThương mại Với những khoản tín dụng trung và dài hạn có quy mô lớn và lãi suấtcao, thời gian dài, tín dụng trung và dài hạn mang lại lợi nhuận chủ yếu cho Ngânhàng Do vậy tín dụng trung và dài hạn mang lại thu nhập chủ yếu trong tổng thểcác hoạt động của Ngân hàng Thương mại từ trước đến nay.

- Khi ngân hàng cấp tín dụng cho khách hàng chính là ngân hàng đang tạora và duy trì khách hàng của mình trong tương lai Tạo điều kiện để Ngân hàng

mở rộng phạm vi hoạt động của mình và ngày càng khẳng định vai trò, vị thế củamình trong nền kinh tế Khi Ngân hàng không đa dạng hoá hoạt động cho vay, đadạng hoá khách hàng, thời hạn vay tiền thì ngân hàng không thể đứng vững đượctrong nền kinh tế thị trường với sự cạnh tranh gay gắt của các Ngân hàng khác.Mặt khác, tín dụng trung và dài hạn còn là công cụ cạnh tranh hiệu quả của Ngân

Trang 13

hàng nhằm thu hút khách hàng về phía mình Khi có được mối quan hệ, Ngân hàngcó điều kiện lôi kéo khách hàng sử dụng các dịch vụ khác do mình cung cấp

- Mặt khác tín dụng trung và dài hạn còn là cách thức khả thi để giải quyếtnguồn vốn huy động còn dư thừa tại mỗi ngân hàng thương mại Đồng thời là cách

để Ngân hàng gọi vốn từ nền kinh tế đáp ứng nhu cầu về vốn cho các doanhnghiệp Vì vậy cần phải nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn để giảiquyết vấn đề huy động và sử dụng vốn có hiệu quả, thu được lợi nhuận qua đó pháttriển hoạt động của mình, tăng cường khả năng cạnh tranh với các Ngân hàngkhác.

III NỘI DUNG NGHIỆP VỤ CHO VAY TRUNG VÀ DÀI HẠN.

3.1 Mục đích cho vay.

Nếu như tín dụng ngắn hạn được cho vay chủ yếu để bổ sung vào nguồn vốnlưu động của doanh nghiệp, thì tín dụng trung và dài hạn lại nhằm đầu tư vào cácdự án có thời gian tương đối dài như mua sắm máy móc thiết bị, đổi mới trangthiết bị và công nghệ, xây dựng sửa chữa nhà xưởng cơ sở vật chất kỹ thuật nhằmđáp ứng cho nhu cầu sản xuất kinh doanh, và phát triển trong tương lai của doanhnghiệp.

3.2 Đối tượng cho vay.

Với mục đích cho vay như trên, nên đối tượng cho vay của tín dụng trung vàdài hạn là các chi phí cấu thành trong tổng mức đầu tư của dự án không phân biệtthành phần kinh tế, là tổ chức, cá nhân hay là doanh nghiệp, bao gồm: giá trị vậttư, máy móc thiết bị, công nghệ chuyển giao, chi phí nhân công, giá thuế vàchuyển nhượng đất đai, giá thuê mua các tài sản, chi phí mua bảo hiểm và các chiphí khác.

3.3 Điều kiện cho vay

Để được vay vốn, đơn vị xin vay phải gửi đến ngân hàng đơn xin vay, luậnchứng kinh tế, kỹ thuật và dự toán đã được thẩm định và cấp trên phê duyệt và cácbáo cáo tài chính của mình trong một vài năm trước Ngoài ra, đơn vị xin vay phảigửi đến Ngân hàng bản tính toán hiệu quả của dự án, lợi nhuận mà dự án mang lạiqua các năm, các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lợi của dự án như NPV,

Trang 14

IRR Bên cạnh đó có tính toán đầy đủ các số tiền xin vay, các nguồn trả nợ vàlệnh trả nợ Ngân hàng cho vay sẽ xem xét kỹ các tài liệu nhằm đánh giá đầy đủkhả năng của đơn vị vay vốn trước khi quyết định cho vay, tình hình tài chính vànghiã vụ của họ với Nhà nước và các tổ chức tàichính như thế nào.

Khi ngân hàng quyết định cho các doanh nghiệp vay trung và dài hạn, ngânhàng cần phải nắm chắc hiệu quả của phương án, dự án, chương trình sản xuất củabên vay vốn.

Một trong các điều kiện để cho các Ngân hàng Thương mại cho vay là thếchấp Đó cũng là đảm bảo tín dụng được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhaunhưng nhìn chung có thể chia làm hai loại: đảm bảo đối vật và đảm bảo đối nhân.

- Đảm bảo đối vật: đảm bảo đối vật là hình thức đảm bảo tín dụng mà trong

đó Ngân hàng đóng vai trò là chủ nợ được thừa hưởng một số quyền hạn nhất địnhđối với tài sản của khách hàng nhằm làm căn cứ để thu hồi nợ trong trường hợpkhách hàng không trả hoặc không có khả năng trả nợ Có 2 hình thức đảm bảo đốivật chính là thế chấp và cầm cố.

+ Thế chấp là phương tiện chuyển dịch quyền lợi về tài sản sang cho chủ nợ

với mục đích làm đảm bảo cho món nợ hoặc miễn trừ một nghĩa vụ Người đi vayđược gọi là người thế chấp và người cho vay được gọi là người được thế chấp

+ Cầm cố là hành vi giao nộp tài sản hoặc các chứng từ chứng nhận quyền sở

hữu tài sản của con nợ (người được cầm cố) để thực hiện một nghĩa vụ Nghĩa vụcầm cố trong quan hệ tín dụng là người đi vay thực hiện nghĩa vụ hoàn trả nợ đúnghạn hợp đồng Trong trường hợp người đi vay không thanh toán nợ đúng hạn theohợp đồng thì Ngân hàng có quyền bán tài sản cầm cố và được ưu tiên thu nợ trướccác chủ nợ khác Những loại tài sản cầm cố thông dụng để đảm bảo cho vay Ngânhàng gồm: cầm cố hàng hoá, chiết khấu thương phiếu, cầm cố các chứng khoánkhác.

- Đảm bảo đối nhân: Đảm bảo đối nhân là sự cam kết của một hoặc nhiều

người về việc trả nợ Ngân hàng thay cho khách hàng vay vốn khi người này khôngtrả được nợ Trong đảm bảo đối nhân có 3 chủ thể liên quan với nhau như sau:

Trang 15

1: Hợp đồng tín dụng được ký giữa ngân hàng và người đi vay.2: Hợp đồng bảo lãnh được ký giữa ngân hàng và người bảo lãnh.Khi xét duyệt một bảo lãnh ngân hàng cần chú ý đến một số điểm như sau:

+ Người bảo lãnh phải có đủ năng lực bảo lãnh theo quy định của pháp luật.Nếu là pháp nhân thì người đứng ra bảo lãnh phải là người đại diện hợp pháp củapháp nhân.

+ Thể nhân hoặc pháp nhân đứng ra bảo lãnh phải có đủ năng lực tài chính đểthực hiện nghĩa vụ đã cam kết

+ Uy tín của người bảo lãnh.

Đảm bảo tín dụng được coi là tiêu chuẩn khi xét duyệt cho vay nhưng phải thấyrằng đây không phải là tiêu chuẩn quan trọng nhất hay nói cách khác không phải làtiêu chuẩn mang tính nguyên tắc Tuy nhiên trong thời gian qua, các Ngân hàngthương mại nước ta vẫn xếp đảm bảo tiền vay vào vị trí số một

- Ngân hàng có thể huy động vốn của dân cư dưới hình thức phát hành tráiphiếu dài hạn hoặc huy động tiền gửi định kỳ dài hạn để cho vay trung dài hạn.

Trang 16

Nguồn vốn này hiện nay rất hạn chế do dân chúng ít người muốn gửi tiền dài hạnvà kỳ hạn của trái phiếu huy động không dài

- Vốn vay từ Ngân hàng Trung ương: Nguồn tiền này cũng bị hạn chế vàochính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương

- Vay nợ nước ngoài để cho vay trung dài hạn: Đây là một hình thức được cácNgân hàng trên thế giới sử dụng thường xuyên với khối lượng lớn Ưu điểm củanguồn vốn này là có khối lượng lớn và lãi suất chấp nhận được nhưng các Ngânhàng chỉ nên sử dụng nguồn vốn này nếu có dự án đầu tư có hiệu quả cao tránhviệc không hoàn trả được nợ vay.

- Vốn nhận uỷ thác và vốn tài trợ để cho vay theo chương trình hoặc dự án đầutư của Nhà nước, tổ chức kinh tế-tài chính, tín dụng, xã hội trong và ngoài nước.Đặc điểm của nguồn vốn này là không ổn định, các dự án đầu tư thường được chỉđịnh trước, Ngân hàng chỉ là người trung gian đóng vai trò quản lý, giải ngân vàthu hồi vốn đầu tư mà không có quyền lựa chọn.

- Ngoài những nguồn vốn trên, đối với các Ngân hàng quốc doanh Việt namthì hàng năm các Ngân hàng này còn nhận được một khoản vốn điều lệ từ Ngânhàng Trung ương Đó cũng là nguồn vốn hình thành vốn vay trung và dài hạn tạicác Ngân hàng Thương mại, nhất là đối với dự án vay theo sự chỉ định của Chínhphủ.

3.5 Thời hạn cho vay

Thời hạn cho vay là trên 1 năm, được xác định căn cứ vào yêu cầu của dự án,khả năng trả vốn của dự án đầu tư và tính chất nguồn vốn của bên cho vay Thờigian cho vay được tính từ khi bên vay nhận được khoản vốn đầu tiên cho đến khitrả hết nợ Thông thường, Ngân hàng căn cứ vào thời gian khấu hao để để xác địnhthời gian cho vay Thời gian cho vay ngắn hơn hoặc dài hơn quá nhiều so với thờigian khấu hao đều ảnh hưởng tới quá trình hoàn trả của khách hàng vì khấu hao từtài sản là một trong những nguồn chủ yếu để trả nợ cho khách hàng Thời hạn chovay bao gồm thời gian ân hạn (nếu có) và thời gian trả nợ.

- Thời gian ân hạn được tính tương xứng với thời gian xây dựng công trình,thời gian lắp đặt máy móc và sản xuất thử sản phẩm.

Trang 17

- Thời gian trả nợ: tuỳ vào đặc điểm sản xuất kinh doanh của đơn vị vay, tuỳvào khả năng thu nhập của bên vay mà hai bên thoả thuận kỳ hạn trả nợ và số tiềntrả nợ từng kỳ.

3.6 Lãi suất cho vay

Về cơ bản, khoản đầu tư có kỳ hạn càng dài thì rủi ro càng lớn Vì thế lãi suấtcho vay trung dài hạn thường cao hơn lãi suất cho vay ngắn hạn Lãi suất cho vayđược xác định tuỳ vào dự án, ngành nghề, lĩnh vực đầu tư, chính sách của ngânhàng cũng như sự thoả thuận giữa Ngân hàng và khách hàng.

Lãi suất cho vay có thể được tính theo lãi suất cố định hoặc lãi suất biến động Lãisuất cố định là lãi suất giữ nguyên không thay đổi trong suốt thời kỳ thực hiện hợpđồng Lãi suất biến đổi là lãi suất có thể thay đổi lên xuống trong thời hạn vay.Trong cho vay trung dài hạn, phần lớn các ngân hàng sử dụng lãi suất biến đổi đểtránh rủi ro cho ngân hàng và người vay khi lãi suất trên thị trường biến động.Thông thường, đối với các khoản vay trung và dàI hạn tại các Ngân hàng Thươngmại thì lãi suất được đIều chỉnh 6 tháng một lần và được tính theo công thức sau:lãi suất đIều chỉnh = lãi suất huy động tiết kiệm 12 tháng + 0,1%/tháng

3.7 Hạn mức tín dụng

Hạn mức tín dụng là mức dư nợ vay tối đa được duy trì trong một thời hạn nhấtđịnh mà Ngân hàng có thể cung cấp cho một khách hàng theo thoả thuận trong hợpđồng tín dụng.

Hạn mức tín dụng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố:

- Quy định của Ngân hàng Nhà nước, mục tiêu của chính sách tiền tệ trong từngthời kỳ

- Hạn mức tín dụng còn phụ thuộc vào chính bản thân các Ngân hàng Thươngmại, vào khối lượng vốn huy động của Ngân hàng càng lớn thì mức tín dụng màNgân hàng có thể cung cấp cho từng khách hàng càng nhiều, và vào chính sách tíndụng của Ngân hàng Thương mại từng thời kỳ và đối với mỗi dự án cũng có khácnhau.

- Nhu cầu vay vốn của người vay, tình hình tài chính và uy tín của ngườivay ảnh hưởng trực tiếp tới hạn mức tín dụng Các Ngân hàng Thương mại thường

Trang 18

căn cứ vào tình hình tài chính của khách hàng có tốt hay không, uy tín của họ vớicác tổ chức tài chính để ra quyết định hạn mức tín dụng.

- Sự ổn định hay bất ổn của nền kinh tế Khi nền kinh tế bất ổn thì rủi ro trênthị trường sẽ cao nên Do vậy khả năng thu hồi vốn sẽ xấu đi.

8 Thẩm định dự án

Khi tiến hành thẩm định hồ sơ vay vốn, Ngân hàng cần chú ý thẩm định hainội dung: Thẩm định chủ đầu tư và thẩm định dự án đầu tư Trong khâu thẩm định,Ngân hàng cần nắm chắc phương diện tài chính của dự án nhằm xác định được đầyđủ hiệu quả của dự án thể hiện trên các chỉ tiêu: khả năng sinh lời, thời gian hoànvốn và điểm hoà vốn.

* Thẩm định chủ đầu tư

Mục đích của việc thẩm định chủ đầu tư là để xem xét chủ đầu tư có nguyệnvọng cũng như khả năng trả nợ cho Ngân hàng hay không, nói cách khác là đểthẩm định xem có nhu cầu vay vốn thực sự, tránh trường hợp khách sử dụng vốnvào mục đích khác Khi thẩm định chủ đầu tư, Ngân hàng cần xem xét các vấn đềsau đây:

- Xem xét về tư cách pháp nhân của chủ đầu tư để có thể biết được chủ đầutư có khả năng chịu trách nhiệm trước pháp luật hay không.

- Phân tích về uy tín của chủ đầu tư nhằm thấy được địa vị của chủ đầu tư.Uy tín của chủ đầu tư rất quan trọng vì những người chủ đầu tư có uy tín lớn thì họsẵn sàng tìm mọi cách để trả nợ Ngân hàng.

- Phân tích năng lực tài chính của chủ đầu tư nhằm thấy được khả năng tựcân đối các nguồn tiền của chủ đầu tư có thể sử dụng được khi cần thiết Các chỉtiêu thường được sử dụng để đánh giá năng lực tài chính của doanh nghiệp là: hệsố tài trợ, khả năng thanh toán chung, khả năng thanh toán nhanh và khả năngthanh toán tức thời.

Sau khi phân tích khả năng tài chính, Ngân hàng cần xem xét đến khả năngđiều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, sự tín nhiệm và năng lực sản xuất.

* Thẩm định dự án đầu tư

Sau khi tiến hành thẩm định chủ đầu tư, Ngân hàng tiến hành thẩm định dựán đầu tư.

Trang 19

- Thẩm định phương diện thị trường: Bước thẩm định này rất quan trọng

đối với dự án sản phẩm mới, mở rộng thị trường sản phẩm.

Nghiên cứu thị trường nhằm giúp Ngân hàng thấy được xu thế tương lai củasản phẩm mà dự án sản xuất ra: sản phẩm đó có được thị trường chấp nhận haykhông, nhiều hay ít, thị hiếu của người tiêu dùng đối với sản phẩm, các sản phẩmcùng loại trên thị trường

+ Nghiên cứu khả năng tiêu thụ sản phẩm cùng loại trong thời gian qua, cáchợp đồng bao tiêu sản phẩm cùng các văn bản giao dịch về sản phẩm như đơn đặthàng, biên bản đàm phán Để thấy được doanh thu ước lượng của dự án qua cácnăm.

+ Nghiên cứu khả năng cạnh tranh: Nghiên cứu khả năng cạnh tranh củasản phẩm trên thị trường là rất quan trọng Có tiêu thụ được sản phẩm mới thuđược lợi nhuận, điều này phản ánh sự tồn tại của sản phẩm cũng như của doanhnghiệp trên thị trường Bên cạnh đó còn phải đánh gia sản phẩm các đối thủ cạnhtranh trên thị trường, giá cả của nó, tỷ trọng chiếm lĩnh thị trường, đánh gía củangười tiêu dùng về sản phẩm của đối thủ cạnh tranh Ngoài ra, còn phải tính đếncác sản phẩm thay thế đang lưu hành trên thị trường và giá cả của nó cũng như các

đối thủ tiềm tàng trong tương lai - Thẩm định phương diện kỹ thuật: Phân tích

quy mô dự án và công nghệ, trang thiết bị nhằm thấy được sự phù hợp của dự ánvới sự tiêu thụ sản phẩm cũng như sử dụng trang thiết bị hợp lý Thẩm định trìnhđộ tiên tiến của công nghệ, thời gian ra đời công nghệ mới Thẩm định khả năngcung cấp nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào khác Thẩm định phương diện tổchức, quản lý thực hiện và vận hành dự án để có thể chọn được đơn vị thiết kế, thicông làm việc có hiệu quả nhất.

- Thẩm định tài chính dự án đầu tư: Cán bộ tín dụng tiến hành phân tích các

chỉ tiêu về mặt tài chính của dự án xin vay bao gồm khả năng trả nợ, sản lượng hoàvốn, điểm hoà vốn tiền tệ, điểm hoà vốn trả nợ, NPV, IRR.

- Phân tích các trường hợp rủi ro có thể xảy ra đối với dự án: Trường hợp

sản lượng giảm, chi phí biến đổi tăng, đơn vị giá bán giảm, sự lạc hậu của côngnghệ dẫn đến sự cạnh tranh của các sản phẩm giảm, các thay đổi về chính sáchkinh tế của Nhà nước

Trang 20

Sau khi tiến hành giải ngân, cán bộ tín dụng phải thường xuyên kiểm tra việcsử dụng vốn vay có đúng với mục đích xin vay hay không, định kỳ kiểm tra tìnhhình vận hành dự án trong sản xuất kinh doanh Nếu thấy doanh nghiệp sử dụngsai mục đích thì phải báo cáo ngay với lãnh đạo để xử lý kịp thời và áp dụng cácchế tài đã ghi trong hợp đồng tín dụng.Chuẩn bị đến thời kỳ trả nợ gốc và lãi, cánbộ tín dụng phải lập phiếu nhắc thu nợ để doanh nghiệp chuẩn bị đồng thời phốihợp với nhân viên kế toán theo dõi thu nợ gốc và thu lãi.

Khi hết hạn hợp đồng tín dụng mà khách hàng không trả được hết nợ thì cán bộtín dụng chuyển phần dư nợ tín dụng còn lại sang theo dõi trên tài khoản nợ quáhạn, xác định nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó, có biện pháp xử lý kịp thời, cóthể gia hạn nợ hoặc có thể phát mại tài sản thế chấp, cầm cố để thu hồi nợ Nếu hếthạn hợp đồng tín dụng khách hàng đã thanh toán đầy đủ cả gốc và lãi thì cán bộ tíndụng cùng khách hàng tiến hành thanh lý hợp đồng tín dụng.

IV CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN1 Quan niệm về chất lượng tín dụng trung và dài hạn.

Trong nền kinh tế thị trường để tồn tại và phát triển được, các doanh nghiệpphải trả lời ba câu hỏi lớn đó là: sản xuất cái gi? Sản xuất cho ai? Và sản xuất bằngcách nào? đây là ba vấn đề cơ bản mà các doanh nghiệp gặp phải trong nền kinh tếthị trường Để làm được đIều này các doanh nghiệp phảI quan tâm đến một yếu tốrất quan trọng đó là chất lượng của sản phẩm Ngân hàng cũng là một doanhnghiệp kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ trên thị trường, những khoản cho vay cũnglà một sản phẩm, nó cũng có giá cả và chất lượng như những hàng hoá khác.

Chất lượng của một khoản tín dụng là : "Mức độ đáp ứng yêu cầu của kháchhàng (cả người vay lẫn người cho vay tiền), phù hợp với các điều kiện kinh tế - xãhội và điều kiện đặc thù của bản thân ngân hàng, đảm bảo sự tồn tại và phát triểncủa ngân hàng “

Chất lượng cho vay được xem xét trên những góc độ:

- Đối với khách hàng: Đó là vay được tiền phù hợp với mục đích sử dụng vớicác điều khoản về lãi suất, kỳ hạn nợ, thủ tục đơn giản, thuận tiện đảm bảo thanhtoán phù hợp với lợi ích của khách hàng và luật pháp hiện hành nhằm đảm bảo khả

Trang 21

năng duy trì và mở rộng sản xuất, tăng cường hiệu quả sản xuất kinh doanh củakhách hàng.

- Đối với Ngân hàng thương mại: cho vay cung cấp phù hợp với thực lực tàichính và quản lý của Ngân hàng, phù hợp với chiến lược khách hàng, phù hợp vớinguyên tắc cho vay, chiến lược cạnh tranh và phát triển, đảm bảo nguyên tắc hoàntrả đúng hạn và có lãi với giá thành hợp lý, đảm bảo việc tuân thủ pháp luật hiệnhành và thực hiện vai trò của Ngân hàng trong nền kinh tế thị trường.

- Đối với nền kinh tế: Cho vay cung cấp đáp ứng được nhu cầu vốn cho sảnxuất kinh doanh hàng hóa, đảm bảo cung cấp vốn đầy đủ, kịp thời và có hiệu quảcho việc duy trì sản xuất Mở rộng kinh doanh, tăng cường hiệu quả và năng lựchoạt động của các doanh nghiệp, góp phần giải quyết các vấn đề xã hội như tạoviệc làm, xoá đói giảm nghèo, xây dựng các vùng kinh tế mới, tạo điều kiện đểthực thi chính sách tiền tệ quốc gia

Như vậy, chúng ta có thể rút ra một số vấn đề về cách tiếp cận khái niệm chấtlượng cho vay hay chất lượng tín dụng:

-Đây là một khái niệm tương đối: nó vừa cụ thể (thể hiện qua các chỉ tiêu tínhtoán như kết quả kinh doanh, nợ quá hạn ) lại vừa trừu tượng (thể hiện qua nănglực thu hút khách hàng, tác động đến nền kinh tế ).

- Chất lượng cho vay là một chỉ tiêu tổng hợp và được xác định qua nhiềuyếu tố như: lãi, mức độ an toàn vốn của kinh doanh, khả năng đáp ứng nhu cầu vốncủa khách hàng

2 Chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng trung và dài hạn

Như ta đã phân tích ở trên dựa vào quan điểm về chất lượng tín dụng ta thấychất lượng tín dụng thể hiện ở sự hài lòng của khách hàng khi đến với Ngân hàngtuy không đưa ra những chỉ tiêu cụ thể nhưng qua giao dịch hàng ngày với kháchhàng Ngân hàng sẽ nhận thấy hiệu quả của chất lượng tín dụng qua số lượng kháchhàng qua các thời kỳ lượng tín dụng cấp được độ thoả mãn của khách hàng quathái độ của họ cũng như truyền thống giao dịch của họ cũng như góp ý của khách

Trang 22

hàng Để biết những phản ứng của khách hàng trong chiến lược khách hàng ngânhàng nên tìm hiểu để có những điều chỉnh phù hợp để đạt mục tiêu đề ra.

Để đánh giá chất lượng công tác tín dụng của Ngân hàng, người ta thường sosánh kết quả hoạt động năm nay với năm trước, của Ngân hàng với tình hình củatoàn hệ thống Ngân hàng và chủ yếu sử dụng các chỉ số tương đối Các chỉ tiêuđánh giá chất lượng, hiệu quả công tác tín dụng thường được sử dụng

* Chỉ tiêu về huy động vốn trung và dài hạn :

Vốn trung và dài hạn /Tổng nguồn vốn huy động : phản ánh cơ câu vốn trungvà dài hạn của Ngân hàng và khả năng cung ứng vốn cho đầu tư và phát triển.Ngân hàng không có cơ hội mở rộng hoạt động tín dụng nếu như tỷ lệ này quáthấp

* Mức tăng doanh số cho vay: Trong điều kiện đáp ứng yêu cầu về giới hạnan toàn do Ngân hàng Trung ương qui định trong từng thời kỳ thì mức tăng nàycàng lớn càng tốt Chỉ tiêu mức tăng doanh số cho vay trên thị trường I trên tổngtài sản thể hiện khả năng sinh lời của các sản phẩm cho vay của các Ngân hàngthương mại và được dùng để đánh giá chất lượng cho vay trong từng thời kỳ.

* Dư nợ tín dụng trung và dài hạn: phản ánh lượng vốn trung và dài hạn đãđược giải ngân tại một thời điểm cụ thể

* Vòng quay vốn tín dụng: Được xác định bằng doanh số cho vay trong kỳchia cho dư nợ bình quân trong kỳ Chỉ tiêu này thể hiện khả năng tổ chức, quản lývốn tín dụng, đồng thời thể hiện chất lượng cho vay của Ngân hàng trong việc sửdụng hiệu quả nguồn vốn cho vay và đáp ứng nhu cầu của khách hàng, để có thểđánh giá chính xác chất lượng tín dụng, hoặc được qui đổi đồng nhất trong việc ápdụng cho từng loại vay cụ thể.

* Ngân hàng cũng cần quan tâm xem xét đến chỉ tiêu: Dư nợ tín dụng trung vàdài hạn / Tổng dư nợ : cho biết tỷ trọng vốn trung dài hạn lớn hay nhỏ trong tổngdư nợ

* Doanh số thu nợ trung và dài hạn : Phản ánh lượng vốn trung và dài hạnmà ngân hàng đã cho vay và đã thu hồi về

Trang 23

* Hiệu quả sử dụng vốn vay: lợi nhuận hoặc hiệu quả xã hội được tạo ra từvốn vay ngân hàng) Thông thường ngân hàng đánh giá định kỳ xem xét mức độhiệu quả này từ đó tìm kiếm các biện pháp hợp lý để quản lý và nâng cao chấtlượng tín dụng.

Nhóm chỉ tiêu phản ánh các khoản nợ có vấn đề:

* Tỷ lệ nợ quá hạn= Nợ quá hạn các loại trong kỳ/Tổng dư nợ bình quânĐể tỷ lệ này phản ánh đúng chất lượng cho vay nên loại trừ các khoản nợ khoanhra khỏi nợ quá hạn cũng như loại trừ các khoản cho vay ưu đãi và cho vay theo chỉđịnh của Nhà nước ra khỏi tổng dư nợ.

* Tỷ lệ nợ quá hạn thông thường (cho các khoản nợ dưới 180 ngày) chỉ tiêunày có ý nghĩa với ban lãnh đạo ngân hàng thương mại trong việc đốc thúc cán bộcho vay thu nợ đúng hạn Tuy vậy, nó chưa phản ánh chính xác chất lượng cho vaybởi có những khoản vay do khách quan mà doanh nghiệp không tính toán đượchợp lý nguồn tiền mặt để trả nợ đúng hạn nhưng doanh nghiệp có khả năng trả nợvào một thời gian ngắn sau đó.

* Tỷ lệ nợ quá hạn khê đọng: áp dụng cho các khoản nợ quá hạn từ 6-12tháng Đây là khoản nợ quá hạn có vấn đề với ngân hàng, thể hiện chất lượng chovay của khoản vay kém Ngân hàng nếu không có biện pháp xử lý khoản nợ này sẽphải gánh chịu những tổn thất.

* Tỷ lệ nợ quá hạn khó đòi (nợ quá hạn có khả năng mất trắng): áp dụng chonợ quá hạn trên một năm Nếu tỷ lệ này cao, ngân hàng không những phải gánhchịu rủi ro cho vay cao, chất lượng cho vay kém mà ngân hàng còn có nguy cơ mấtkhả năng thanh toán Việc đòi nợ với những khoản vay này là rất khó khăn và tổnthất là điều rất có thể xảy ra.

* Tỷ lệ tổn thất so với tổng nguồn vốn: qui mô các khoản nợ tổn thất được thểhiện qua các khoản nợ trình hội đồng cho vay của ngân hàng xem xét xoá nợ hàngkỳ Nếu tỷ lệ này quá lớn, chất lượng cho vay không được cải thiện đồng thời khảnăng thanh toán của ngân hàng cũng bị lung lay, Ngân hàng cần phải duy trì tỷ lệnày ở mức càng gần bằng không càng tốt

Trang 24

3 Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động tín dụng trung vàdài hạn của Ngân hàng Thương mại

3.1 Các nhân tố bên ngoài

3.1.1 Môi trường pháp lý:

Các nhân tố pháp lý bao gồm tính đồng bộ của hệ thống pháp luật Tính đẩyđủ và thống nhất của các văn bản dưới luật, đồng thời gắn liền với quá trình chấphành pháp luật và trình độ dân trí

Môi trường pháp lý tạo hành lang cho kinh doanh tín dụng Ngân hàng, Ngânhàng hoạt động trong hành lang hẹp được kiểm soát chặt chẽ bởi Nhà nước vì đâylà lĩnh vực quan trọng và nhạy cảm cần phải kiểm soát hậu quả của nó, tuy vậykhông phải là không cần còn nhiều bất cập Hiện nay, điều kiện cho vay đặc biệtđối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh gần như bắt buộc là phải thế chấp tàisản trong khi đó chúng ta chưa có Luật về sở hữu nên không có cơ quan nào chịutrách nhiệm cấp chứng thư sở hữu tài sản và quản lý quá trình chuyển dịch sở hữutài sản Vì thế trong nhiều trường hợp Ngân hàng khó có thể xác định chính xácchủ sở hữu của tài sản đó, hoặc phải lấy chứng nhận của cơ quan nào về nguồn gốctài sản thế chấp, cầm cố hoặc nguồn gốc số tiền trả nợ là hợp pháp Mặt khác, phápluật cho phép các doanh nghiệp thế chấp giá trị quyền sử dụng đất nhưng lại phảicó điều kiện gắn với tài sản thuộc quyền sở hữu của chính mình cho nên quy địnhnày khó có thể được áp dụng đối với các doanh nghiệp Nhà nước.

Các qui định của pháp luật và các yêu cầu giải quyết các tranh chấp tố tụngvề hợp đồng kinh tế, hợp đồng dân sự phát mại tài sản, bán đấu giá còn chưa rõ

ràng, cụ thể Có văn bản thì qui định cho ngân hàng có quyền phát mại tài sản trên

đất để thu hồi vốn và lãi, có văn bản thì qui định ngân hàng có quyền yêu cầu bánđấu giá tài sản thế chấp (cả quyền sử dụng đất - Điều 359 BLDS) Nhưng đến nghịđịnh 86/Chính phủ thì ngân hàng không có quyền phát mại, bán đấu giá tài sảncầm cố, thế chấp Việc bán đấu giá quyền sử dụng đất lại phải có sự chấp nhận củaUBND cấp có thẩm quyền cho phép Thời gian khởi kiện vụ án kinh tế quá dài, tốtụng về hợp đồng kinh tế, hợp đồng dân sự thì rườm rà, phức tạp Quy định về việcvô hiệu hợp đồng quá rộng, các biện pháp cưỡng chế dân sự để thu hồi tài sản trả

Trang 25

cho ngân hàng còn chưa đầy đủ và tính khả thi trong thực tế còn chưa cao Thựcchất là các ngân hàng còn rất ngại khởi kiện để tranh tụng về kinh tế và dân sự.Đặc biệt là pháp luật còn chưa quy định rõ cụ thể trách nhiệm của người trực tiếpcầm tiền, người sử dụng tiền vay để ngăn chặn hành vi lừa đảo, lẫn lộn giữa tráchnhiệm của người vay với trách nhiệm của cán bộ ngân hàng, đồng thời còn rất khóphân biệt giữa kinh tế với dân sự, hình sự, lẫn lộn trách nhiệm hành chính, hình sự.Việc quản lý của Nhà nước, quản lý kinh doanh của NHNN đối với ngânhàng cấp dưới, các ngân hàng cổ phần còn chưa chặt chẽ, đầy đủ đúng với chức

năng là ngân hàng của các ngân hàng NHNN chủ yếu mới chỉ quản lý điều hành

bằng mệnh lệnh, văn bản vừa cứng nhắc vừa không cụ thể và không nắm được tìnhhình và hỗ trợ cho ngân hàng cấp dưới.

3.1.2 Môi trường kinh tế

Môi trường kinh doanh còn chưa ổn định Các chính sách và cơ chế quản lýkinh tế vĩ mô của Nhà nước ta đang trong quá trình đổi mới và hoàn thiện, đòi hỏiphải thật năng động, nhiều doanh nghiệp chưa điều chỉnh kịp kế hoạch kinh doanhvới sự thay đổi của chính sách kinh tế vĩ mô hoặc có trường hợp ngộ nhận nhu cầuthị trường dẫn đến phát triển tràn lan quá mức Ví dụ về các trường họp phát triểnxi măng, mía đường, gốm sứ xây dựng, gạch cao cấp vẫn còn đang rất nóng hổi.Vì thế có nhiều doanh nghiệp bị thua lỗ do không theo kịp với quá trình thay đổichính sách quản lý kinh tế mà hậu quả là ngân hàng cho vay phải gánh chịu Sựbiến động về chính trị, thay đổi về chính quyền cũng tác động tới niềm tin của dânchúng, của các nhà đầu tư qua đó ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động tín dụngngân hàng.

Nhu cầu tín dụng trong nền kinh tế phụ thuộc rất nhiều vào sự tăng trưởngkinh tế Một nền kinh tế đang trong giai đoạn tăng trưởng ổn định, môi trườngkinh doanh thuận lợi, nhu cầu tiêu dùng của dân cư tăng là cơ hội rất tốt cho cácdoanh nghiệp đẩu tư mở rộng sản xuất do đó nhu cầu tín dụng ngân hàng trong giaiđoạn này là rất cao Ngân hàng cũng dễ dàng cho vay vì khả năng gặp rủi ro mấtvốn là rất thấp Trái lại trong giai đoạn kinh tế trì trệ, giảm phát, thất nghiệp cao,đầu tư không mang lại hiệu quả, dễ thất bại, ngay cả nếu có thành công thì chưa

Trang 26

chắc thu nhập đó đã cao bằng tiền gửi ngân hàng cùng kỳ hạn Thay vì đầu tư vàosản xuất, các doanh nghiệp đem số tiền đó gửi vào ngân hàng để hưởng lãi Ngânhàng không cho vay được cũng không thể không nhận tiền gửi của khách hàng,hoạt động của ngân hàng bi ngưng trệ, vốn của ngân hàng nằm trong tình trạng bịđóng băng không cho vay được Không chỉ tình hình kinh tế trong nước mà tìnhhình kinh tế thế giới cũng có ảnh hưởng tới chất lượng công tác tín dụng ngânhàng Khi thị trường thế giới biến động mạnh, đặc biệt là ở các thị trường xuấtnhập khẩu truyền thống làm cho hoạt động xuất nhập khẩu giảm sút, các doanhnghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu không bán được hàng, chịu thua lỗ, ảnh hưởngtới công tác trả nợ ngân hàng.

3.2 Các nhân tố từ phía khách hàng

Năng lực, kinh nghiệm quản lý kinh doanh của khách hàng bị hạn chế là

một nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng Hồ sơ xin vay ban đầu của khách hàng làcó hiệu quả và có tính khả thi cao nhưng trong quá trình thực hiện do trình độ quảnlý còn thấp nên năng suất, chất lượng, hiệu quả không đạt được như kế hoạch Khithị trường biến động lại không có biện pháp xử lý kịp thời nên không ứng phóđược, sản phẩm sản xuất ra tiêu thụ khó khăn dẫn đến không trả được nợ đúng hạncho ngân hàng.

Khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích, không đúng với phương án kinhdoanh đã đề ra Nhiều khách hàng dùng tiền vay được đầu tư vào những kế hoạch

sản xuất có rủi ro cao nhằm tìm kiếm nhiều lợi nhuận, sử dụng vốn của ngân hàngđể vui chơi, dùng vốn ngân hàng đầu tư vào tài sản cố định, kinh doanh bất độngsản nên không trả được nợ cho ngân hàng Trong thực tế, hoạt động thẩm định đãxuất hiện nhiều trường hợp khách hàng lập phương án kinh doanh (thực chất làphương án kinh doanh giả, thậm chí nhờ tư vấn lập phương án kinh doanh chỉ đểrút được tiền của ngân hàng) có vẻ rất hiệu quả, ký kết hợp đồng kinh tế chứngminh đầu vào, đầu ra rất khả thi, tài sản thế chấp rất cụ thể nhưng đến khi vayđược vốn ngân hàng lại không kinh doanh lại cho vay lại hoặc bỏ trốn để chiếm sốtiền vay, vật tư hàng hóa thế chấp là hàng chậm luân chuyển, ứ đọng hoặc bất độngsản rất khó chuyển thành tiền để thu nợ.

Trang 27

Các doanh nghiệp chiếm dụng vốn lẫn nhau Tín dụng thương mại ngày

càng giữ vai trò quan trọng trong hoạt động kinh tế Để cạnh tranh, để thu hútkhách hàng Để tiêu thụ được sản phẩm doanh nghiệp thường chấp nhận cho kháchhàng thanh toán chậm Tuy nhiên do nước ta chưa có luật về thương phiếu, việcgiải quyết tranh chấp còn nhiều khúc mắc nên nhiều doanh nghiệp đã sử dụng tíndụng thương mại như một phương tiện để chiếm dụng vốn lẫn nhau vì đây làlượng vốn không phải trả hoặc chỉ phải trả với chi phí rất thấp so với lãi suất đivay cùng loại và các hình thức hoạt động khác Thậm chí một số doanh nghiệp làmăn thua lỗ nên có hành vi lừa đảo, cố tình chiếm dụng vốn của người khác Chínhđiều này ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của khách hàng, đến các nguồn thucủa khách hàng dành trả nợ qua đó ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng.

Nhiều doanh nghiệp Nhà nước không theo kịp với sự đổi mới, thường có

thói quen dựa dẫm, trông chờ vào Nhà nước, vốn tự có của họ rất ít nhưng lại đượcgiao những nhiệm vụ kinh doanh sản xuất lớn Hơn nữa, họ quen với kiểu làm ănbao cấp cho nên khi chuyển sang cơ chế thị trường tự hạch toán kinh doanh, họvay vốn ngân hàng để kinh doanh nhưng khi thua lỗ vẫn trông chờ vào sự giúp đỡcủa Nhà nước như trước đây Điều này ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng trungvà dài hạn của ngân hàng thương mại vì tín dụng trung và dài hạn cấp cho cácdoanh nghiệp Nhà nước đang chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu cho vay của ngânhàng.

Khách hàng thiếu các điều kiện cần và đủ để thực hiện các nguyên tắc vàquy định cho vay, thế chấp ngân hàng ước tính sơ bộ hiện nay có đến 80% tài sản

của các pháp nhân và cá nhân khu vực kinh tế ngoài quốc doanh và gần 100% tàisản của doanh nghiệp Nhà nước không có giấy chứng nhận sở hữu tài sản cố địnhphần lớn là nhà xưởng (theo báo cáo kết quả kinh doanh năm 2002 củaNHNo&PTNT Hà Nội), máy móc, thiết bị lạc hậu không đủ các tiêu chuẩn để thếchấp Trong khi đó, yêu cầu vay vốn của khác hàng gấp 20 đến 50 lần, có doanhnghiệp lên đến hàng trăm lần, như vậy thì nếu cho vay theo đúng chế độ thì hầu hếtcác doanh nghiệp không đủ điều kiện để cho vay hoặc được vay không đáng kể Vì

Trang 28

vậy chúng ta cần phải xem xét cả hai mặt cơ chế, chính sách và tồn tại thực tếkhách quan để có các giải pháp thích hợp hơn.

3.3 Các nhân tố từ phía ngân hàng

3.3.1 Chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư

Ngân hàng thẩm định dự án nhằm rút ra những kết luận chính xác về tính khảthi, khả năng trả nợ và những rủi ro có thể xảy ra của dự án để ra quyết định chovay hay từ chối cho vay Mặt khác, thẩm định dự án là cơ sở để ngân hàng xácđịnh số tiền cho vay, thời gian cho vay, mức thu nợ hợp lý, tạo điều kiện cho dự ánhoạt động có hiệu quả tối ưu Qua việc thẩm định dự án, cán bộ tín dụng xác địnhcơ cấu vốn đầu tư của dự án, xác định tỷ trọng của vốn đầu tư từ đó đánh giá mứcđộ tự chủ về vốn của doanh nghiệp trong phương án đầu tư, vốn bổ sung là baonhiêu, từ những nguồn nào Ngân hàng rất chú ý đến cơ cấu vốn của dự án đầu tưvì nó là cơ sở để ngân hàng hạch toán thu hồi vốn và lãi, để ngân hàng lựa chọnphương án về thời gian và phương thức thu hồi vốn, lãi phù hợp với hoạt động củadự án.

Do đó, công tác thẩm định dự án nếu được thực hiện một cách nghiêm túc,chặt chẽ, cẩn thận với chất lượng cao sẽ mang lại các quyết định chính xác, hạnchế được rủi ro đảm bảo khả năng thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận cho ngân hàng.Trái lại, nếu chỉ thẩm định một cách qua loa, hình thức, thiếu cẩn thận sẽ dẫn đếnsự "lựa chọn đối nghịch", cho vay những dự án khả năng hoàn vốn thấp bởi vìnhững cá nhân và doanh nghiệp với những dự án đầu tư rủi ro cao nhất là nhữngngười sẵn sàng vay nhất kể cả với lãi suất cao Họ sẽ trở nên giàu có nhanh chóngnếu thực hiện thành công một cuộc đầu tư rủi ro cao nhưng đối với ngân hàng khảnăng dự án không thành công là rất cao và ngân hàng sẽ không được thanh toán.Các sai lầm ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định dự án đầu tư mà ngân hàngthường gặp phải là:

Ngân hàng đánh giá sai về năng lực pháp lý của chủ đầu tư, về tư cáchpháp nhân, về giấy phép thành lập, lĩnh vực và ngành nghề được phép kinh doanh,uy tín của chủ đầu tư cũng như năng lực tài chính của họ Trên thực tế, một số kẻ

lừa đảo thành lập "công ty ma" để rút vốn ngân hàng sử dụng vào các mục đích

Trang 29

kinh doanh bất hợp pháp và khi đổ bể ngân hàng khó có thể thu hồi được vốn củamình

Sai lầm thứ hai có thể ảnh hưởng đến chất lượng của hoạt động thẩm địnhdự án đầu tư là phân tích đánh giá sai về thị trường Phần lớn các dự án cấp thẩm

định tín dụng trung và dài hạn là các kế hoạch của doanh nghiệp cung cấp trongtương lai Thị phần sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp trong tương lai tất nhiênsẽ khác rất nhiều với thị phần trong giai đoạn hiện nay Nó phụ thuộc vào rất nhiềuyếu tố Đánh giá, dự đoán không chính xác về thị trường tương lai có thể dẫn đếnsau khi đầu tư, sản phẩm sản xuất ra khó tiêu thụ, doanh nghiệp hoạt động khôngcó lãi, không thu hồi được vốn do đó không trả nợ được cho ngân hàng.

Một sai lầm nữa là đánh giá sai về phương diện kỹ thuật và phương diện tàichính của dự án Máy móc, trang thiết bị mà doanh nghiệp đầu tư quá hiện đại,

doanh nghiệp chưa có khả năng sử dụng, sửa chữa, không phù hợp với cơ sở vậtchất, trang thiết bị hiện có hay quá lạc hậu, sử dụng không hiệu quả Năng suất dựkiến đặt quá cao không thể thực hiện được, phân bổ chi phí, xác định giá thành sảnphẩm không hợp lý, sự sẵn có hay khả năng cung cấp các yếu tố đầu vào của sảnphẩm tất cả sẽ tác động tới kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Thẩmđịnh dự án đầu tư về khía cạnh kỹ thuật là một điểm hạn chế vượt quá khả năngcủa cán bộ tín dụng do đó đây cũng là một khâu rất dễ dẫn đến sai lầm.

Định giá tài sản cầm cố chênh lệch so với giá trị thực tế của nó Giá trị của

tài sản thế chấp, cầm cố là cơ sở để ngân hàng xác định số tiền cho vay, là vật đảmbảo ngân hàng thu hồi vốn đầu tư khi khách hàng mất khả năng trả nợ Định giá tàisản thế chấp quá cao sẽ dẫn tới quyết định cho vay quá nhiều không phù hợp vớikhả năng trả nợ của khách hàng Ngược lại, định giá tài sản quá thấp thì kháchhàng không vay được đủ lượng vốn cần thiết cho đầu tư, họ phải đi vay thêm ởngoài hay dùng vào việc khác dẫn đến việc sử dụng vốn không đúng với mục đíchxin vay Cung cấp thừa hoặc thiếu vốn cho khách hàng đều ảnh hưởng tới chấtlượng tín dụng Bên cạnh đó, cán bộ tín dụng cũng không thực sự có nhiều kinhnghiệm, chuyên môn trong việc định giá tài sản nên rất dễ sai sót nhất là khi giá trịtài sản lại phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố không định lượng được như tiến bộ của

Trang 30

khoa học kỹ thuật, ý thức bảo quản giữ gìn của công nhân, giá trị tài sản, cách thứckhấu hao máy

3.3.2 Công tác tổ chức Ngân hàng

Tổ chức của ngân hàng cần cụ thể hóa và sắp xếp một cách có khoa học, cótính linh hoạt trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc tín dụng đã qui định cả về huyđộng vốn lẫn cho vay, quản lý tài sản nợ, tài sản có của ngân hàng Đây là cơ sởtiến hành nghiệp vụ tín dụng lành mạnh Do hoạt động tín dụng có khả năng rủi rolớn hơn tất cả các loại hình kinh doanh khác nên cần có sự phối hợp chặt chẽ, nhịpnhàng giữa các phòng ban, các bộ phận trong ngân hàng cũng như thiết lập quanhệ với các cơ quan tài chính, pháp luật Thiết lập mối quan hệ này sẽ tạo điều kiệnquản lý có hiệu quả các khoản vốn tín dụng,

phát hiện và giải quyết kịp thời các khoản tín dụng có vấn đề.

3.3.3 Đội ngũ cán bộ tín dụng

Khả năng, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức của cán bộ tín dụng cóý nghĩa quyết định đến hiệu quả tín dụng nói chung và hoạt động tín dụng trungdài hạn nói riêng Cán bộ tín dụng mà không có đạo đức nghề nghiệp, coi tiền

ngân hàng như thứ "tiền chùa", coi việc cho vay như là một sự ban phát, làm việcthiếu tinh thần trách nhiệm, cố ý làm trái, thậm chí tham nhũng, nhận phong bao,quà cáp để rồi cho vay trái pháp luật: cho vay không cần thế chấp, nhận thế chấpkhông cần kiểm soát để rồi đến khi vụ việc đổ bể thì để lại cho ngân hàng cả mộtkhoản nợ không thu hồi được ảnh hưởng đến uy tín chất lượng hoạt động của ngânhàng.

Trình độ chuyên môn nghiệp vụ cũng quyết định đến sự thành công củacông tác tín dụng Cán bộ tín dụng giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, có kỹ năng,kinh nghiệm đánh giá chính xác tính khả thi của dự án, xác định được tính chânthực của các báo cáo tài chính, phát hiện các hành vi cố tình lừa đảo của kháchhàng như: sửa chữa báo cáo tài chính, lập hồ sơ thế chấp giả, dùng một tài sản thếchấp để đi vay ở nhiều nơi từ đó phân tích được khả năng quản lý doanh nghiệpvà năng lực thực sự của khách hàng để quyết định có cho vay hay không

Trang 31

Ngoài trình độ chuyên môn nghiệp vụ, cán bộ tín dụng cần có sự hiểu biếtrộng về pháp luật, môi trường kinh tế xã hội, đường lối phát triển của đất nước,của thị trường dự đoán trước được những biến động có thể xảy ra từ đó tư vấn

cho khách hàng xây dựng lại phương án kinh doanh cho phù hợp Nghiệp vụ hoạtđộng ngân hàng càng phát triển đòi hỏi chất lượng nhân sự ngày càng cao để sửdụng các phương tiện, phương pháp làm việc hiện đại thích ứng với sự phát triểnkhông ngừng của xã hội Cán bộ tín dụng giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, có đạođức nghề nghiệp và sự hiểu biết rộng chính là cơ sở để nâng cao chất lượng côngtác tín dụng trong hoạt động của các ngân

hàng thương mại.

3.3.4 Thông tin tín dụng

Thông tin tín dụng là yếu tố cơ bản trong quản lý tín dụng theo nghĩa rộng.Nhờ có thông tin tín dụng, ngân hàng có thêm cơ sở để đánh giá uy tín, năng lựcthực sự của khách hàng Thông tin tín dụng càng nhanh càng chính xác và toàndiện thì khả năng phòng chống rủi ro trong hoạt động kinh doanh càng tốt Hiệnnay pháp lệnh kế toán thống kê chưa đủ hiệu lực bắt buộc các doanh nghiệp thựchiện chế độ kế toán thống kê kịp thời Do số liệu báo cáo tài chính của doanhnghiệp chưa thực hiện chế độ kiểm toán do vậy không phản ánh chính xác tìnhtrạng tài chính của doanh nghiệp khi xét duyệt cho vay thậm chí họ còn cố tình đưasố liệu sai lệch Những món vay trên thiếu cơ sở thiếu thông tin sẽ gặp rủi ro.Thông tin tín dụng có thể thu thập được từ rất nhiều nguồn: từ trung tâm thông tintín dụng của Ngân hàng Nhà nước, từ phòng thông tin tín dụng của các ngân hàngthương mại, qua báo chí, các tổ chức nghề nghiệp Tương lai với sự phát triển củakhoa học kỹ thuật, với sự lớn mạnh trong hoạt động và sự hợp tác mạnh mẽ giữacác ngân hàng thì việc khai thác và xử lý thông tin sẽ đem lại kết quả tích cực đốivới các hoạt động tín dụng của ngân hàng.

3.3.5 Các yếu tố khác

Tình hình huy động vốn cũng ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng trung vàdài hạn Vốn huy động trung và dài hạn là nguồn chủ yếu để cho vay trung dài hạn.Vốn huy động càng lớn, ngân hàng càng có khả năng cho vay những dự án có quy

Trang 32

mô lớn, mở rộng hoạt động thẩm định Nếu ngân hàng sử dụng những nguồn vốnhuy động ngắn hơn kỳ hạn mà ngân hàng cho vay đối với khách hàng mà không dựkiến được nguồn vốn bù đắp thì rủi ro thanh khoản sẽ xảy ra Tương tự như vậy,nếu ngân hàng cho vay dài hạn với lãi suất cố định trong khi lãi suất huy độngthường xuyên thay đổi thì tiền thu được từ cho vay có khi không đủ trả lãi tiền gửicho khách hàng.

Công tác phát triển tiền vay, kiểm soát sau khi cho vay, theo dõi nợ gópphần ngăn chặn, hạn chế khách hàng sử dụng tiền vay sai mục đích, đảm bảo đồngvốn được sử dụng đúng kế hoạch đã định.

Trang 33

CHƯƠNG II

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP

VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÀ NỘI.

I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁTTRIỂN NÔNG THÔN HÀ NỘI.

1 Sự hình thành bộ máy tổ chức.

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà nội thành lập theoQuyết định 51 ngày 27 tháng 6 năm 1988 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vềthành lập các ngân hàng thương mại trên địa bàn Hà Nội Khi mới thành lập,NHNo&PTNT Hà nội tại trụ sở chính có các phòng sau: Tín dụng, Kế hoạch, Tiềntệ-Kho quỹ, Tổ chức cán bộ, Văn phòng, Tiết kiệm và nguồn vốn Đồng thờiNHNo&PTNT Hà nội lúc đó có 12 chi nhánh trực thuộc tại các huyện: Đông Anh,Thanh Trì, Từ Liêm, Gia Lâm, Mê Linh, Sóc Sơn, Hoài Đức, Đan Phượng, ThạchThất, Phúc Thọ, Sơn Tây, Ba Vì.

Đến năm 1991, Nghị quyết Quốc hội Khoá 8 bàn giao 6 huyện: Hoài Đức,Thạch Thất, Đan Phượng, Phúc Thọ, Sơn Tây, Ba Vì về tỉnh Hà Tây và huyện MêLinh về tỉnh Vĩnh Phú.

Năm 1995, Quyết định của Tổng giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam bàngiao 5 huyện Đông Anh, Sóc Sơn, Từ Liêm, Gia Lâm, Thanh Trì về trung tâmquản lý.Từ đó đến nay NHNo&PTNT Hà nội thành lập thêm các chi nhánh sau:

-Năm 1994, NHNo&PTNT Hà nội thành lập chi nhánh Chợ Hôm.

-Năm 1995, NHNo&PTNT Hà nội thành lập 2 chi nhánh Đồng Xuân vàThanh Xuân.

-Năm 1996, NHNo&PTNT Hà nội thành lập 2 chi nhánh: Tây Hồ và GiảngVõ.

-Năm 1997, NHNo&PTNT Hà nội thành lập chi nhánh quận Cầu Giấy.-Năm 1999, NHNo&PTNT Hà nội thành lập 2 chi nhánh Đống Đa và Khuvực Tam Trinh.

Trang 34

-Năm 2002, NHNo&PTNT Hà nội thành lập 2 chi nhánh Tràng Tiền vàChương Dương.

Những năm vừa qua, NHNo & PTNT Hà Nội đã có những hoạt động tíchcực trong việc cơ cấu lại bộ máy quản lý cũng như các phòng ban Hiện nay, vớimột mô hình tổ chức hợp lí, ngân hàng đã tập trung vào việc phát huy vai trò vànăng lực của từng bộ phận cũng như từng cá nhân trong việc thúc đẩy hoạt độngcủa ngân hàng ngày càng phát triển Đội ngũ cán bộ được trẻ hoá và có trình độchuyên môn cao, nghiệp vụ vững vàng, 100% cán bộ ngân hàng có trình độ Đạihọc và trên Đại học.

Hiện nay, mạng lưới hoạt động của NHNNo&PTNT Hà nội hiện nay baogồm: 01 Trụ sở chính, 10 chi nhánh Ngân hàng Quận-Khu vực trực thuộc và 33phòng giao dịch dàn trải trên các Quận nội thành Các chi nhánh Ngân hàng trựcthuộc là: NHNo&PTNT Hai Bà Trưng, NHNo&PTNT Hoàn Kiếm,NHNo&PTNT Tây Hồ, NHNo&PTNT Ba Đình, NHNo&PTNT Chương Dương,NHNo&PTNT Thanh Xuân, NHNo&PTNT Cầu Giấy, NHNo&PTNT Đống Đa,NHNo&PTNT khu vực Tam Trinh, NHNo&PTNT khu vực Tràng Tiền

Hiện tai, tại trụ sở chính của NHNo&PTNT Hà Nội có môt giám đốc, haiphó giám đốc và 9 phũng ban là: Kế toán, Kế Hoạch, Ngân quỹ, Kinh doanh, Kiểmsoát, Tổ chức cán bộ-đào tạo, Thanh toán quốc tế, Vi tính, Hành chính; hoạt độngtheo Quyết định 169 ngày 7 tháng 9 năm 2000 của Chủ tịch HĐQT NHNo&PTNTViệt Nam ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Chi nhánh NHNo&PTNTViệt Nam Về nhân sự, NHNo&PTNT Hà nội có 396 cán bộ, nhân viên; trong đó165 người tại trụ sở chính và 231 người tại các chi nhánh Ngân hàng Quận-Khuvực trực thuộc.

2 Cơ cấu tổ chức của chi nhánh

Giám đốc

Trang 35

Cơ cấu tổ chức của NHNo&PTNT Hà Nội bao gồm có một Giám đốc, giúpviệc cho Giám đốc là hai phó Giám đốc Ngân hàng No&PTNT Hà Nội có 9phòng ban để thực hiện chức năng chuyên môn của mình đó là các Phòng: Phòngkế hoặch, Phòng hành chính, Phòng thanh toán quốc tế, Phòng kinh doanh, Phòngkế toán, Phòng Ngân quỹ, Phòng kiểm soát, Phòng vi tính và Phòng tổ chức cán bộ- đào tạo Các Phòng ban này thực hiện chức năng chuyên môn của mình lấy ví dụnhư Phòng kế hoặch có chức năng nghiên cứu đề xuất chiến lược khách hàng,chiến lược huy động vốn trên địa bàn Hà Nội, tổng hợp theo dõi các chỉ tiêu kếhoặch kinh doanh và quyết toán kế hoặch đến các chi nhánh NHNo&PTNT trênđịa bàn vv Phòng thanh toán quốc tế thực hiện các chức năng như: thanh toánquốc tế qua mạng SWIFT, thanh toán nhờ thu, chuyển tiền với nước ngoài, thanhtoán biên mậu Những Phòng ban trên hoạt động và chịu trách nhiệm trực tiếptrước Giám đốc và Phó giám đốc theo lĩnh vực phân công quản lý Bên cạnh đóNHNo& PTNT Hà Nội còn có Hội đồng tín dụng với nhiệm vụ xem xét việc giảitrình của các thành viên, kiểm soát trước về mặt pháp lý của dự án và tham gia ýkiến để giám đốc ra quyết định Thành phần của Hội đồng tín dụng này bao gồm:Giám đốc chi nhánh làm chủ tịch hội đồng tín dụng, Phó giám đốc phụ trách tíndụng, trưởng phòng kinh doanh trực tiếp thẩm định dự án, trưởng phòng kế toán,trưởng phòng ngân quỹ, trưởng phòng kế hoặch, cán bộ trực tiếp công tác phòngngừa rủi ro

3 Tình hình hoạt động

3.1 Huy động vốn

Phònghành chính

soát

Trang 36

Nguồn vốn của kinh doanh của Ngân hàng có thể hình thành từ nhiều nguồnkhác nhau như: vốn điều lệ, vốn vay, vốn huy động, vốn tài trợ, lợi nhuận để lại…song cơ bản nhất và quan trọng nhất vẫn là nguồn vốn huy động – nó minh chứngcho khả năng tồn tại và chức năng trung gian tài chính của một ngân hàng Làmthế nào để tạo ra một chính sách thu hút vốn, tạo tiền đề cho quá trình đầu tư ngắnhạn, trung hạn, dài hạn đạt được hiệu quả cao luôn là mục tiêu được đặt lên hàngđầu của NHNo&PTNT Hà nội Trong nhiều năm qua, sự vận hành của nền kinh tếthị trường đã tạo ra một hệ quả tất yếu là có sự cạnh tranh mạnh mẽ trong hầu khắpcác ngành nghề kinh doanh cũng như giữa các đơn vị, tổ chức kinh tế Hoạt độngngân hàng cũng không nằm ngoài ảnh hưởng của quy luật này-đặc biệt khi nó kinhdoanh một đối tượng khác với mọi ngành kinh tế là tiền tệ Trong những năm qua,NHNo&PTNT Hà nội dã luôn chú trọng trong việc hoạch định chiến lược kháchhàng, chiến lược huy động vốn trên địa bàn thành phố Năm 1999, chi nhánh đã táithành lập phòng Kế hoạch để điều phối việc huy động vốn NHNo&PTNT Hà nộicó những hình thức huy động vốn sau:

+ Nhận tiền gửi của đơn vị, tổ chức kinh tế, cá nhân và tiền gửi tiết kiệm.+ Phát hành giấy tờ có giá như kỳ phiếu, trái phiếu.

+ Vay vốn của NHNN, NHNo&PTNT Việt Nam và các tổ chức tín dụngkhác

Hà nội là trung tâm kinh tế của cả nước nên là địa bàn tập trung của rấtnhiều doanh nghiệp với các ngành nghề kinh doanh vô cùng đa dạng và nhu cầu vềvốn là rất lớn Vì vậy, NHNo&PTNT Hà nội luôn chú trọng mở rộng thêm mạnglưới kinh doanh để thu hút nguồn vốn nội tệ đáp ứng các nhu cầu tín dụng đa dạngcủa các doanh nghiệp; đồng thời khai thác ngoại tệ để thoả mãn nhu cầu thanh toánvới nước ngoài của các doanh nghiệp xuất khẩu Việc mở rộng thêm mạng lướikinh doanh sẽ tạo điều kiện cho chi nhánh phát huy vai trò của mình với chức nănglà trung gian thanh toán Nó cũng chứng tỏ uy tín của chi nhánh trong hoạt độngkinh doanh, đặc biệt là qua khả năng thantoán kịp thời So với những ngày đầu khimới thành lập với nguồn vốn 16 tỷ, sau hơn 10 năm hoạt động, nguồn vốn kinhdoanh của NHNNo&PTNT Hà nội đã tăng trưởng 384 lần, tạo thế và lực vữngchắc cho chi nhánh trong việc cung ứng vốn cho các nhu cầu của các doanh nghiệp

Trang 37

có quan hệ giao dịch, góp phần phát triển kinh tế cho Thủ đô Ngoài ra, trong năm2002 cũng như nhiều năm trước đó, NHNNo&PTNT Hà Nội đã cung ứng mộtkhối lượng lớn vốn đáng kể cho toàn ngành để điều hoà chung trong cả nước Đểtăng trưởng nguồn vốn ổn định và vững chắc, NHNNo&PTNT Hà nội đã thu hútmọi nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của các tầng lớp dân cư, các tổ chức kinh tế, xãhội, các trường học, bệnh viện trên địa bàn Thủ đô nên trong năm 2002, các loạinguồn vốn đều tăng trưởng khá trong đó tiền gửi có kỳ hạn chiếm trên 70% nguồnvốn, tạo điều kiện thuận lợi cho chi nhánh có thể đầu tư cho các dự án vay vốntrung, dài hạn lớn Đặc biệt từ năm 2000, NHNNo&PTNT Hà nội đã triển khai huyđộng nguồn vốn ngoại tệ trong các tầng lớp dân cư, chỉ sau 8 tháng thực hiện, đếncuối năm 2000, NHNNo&PTNT Hà nội đã có 15 triệu USD tiền gửi tiết kiệm,cùng với các nguồn vốn ngoại tệ khác, NHNNo&PTNT Hà Nội đã chủ động đápứng đủ nhu cầu vay vốn ngoại tệ của các doanh nghiệp.

Theo kết quả kinh doanh năm 2002, nguồn vốn của NHNNo&PTNT HàNội đạt 6.152 tỷ, tăng 44,5% so với 2001, trong đó:

+ Nguồn vốn nội tệ: 5.378 tỷ, tăng 39.1% so với 2001, kết cấu như sau:Bảng 1: Kết cấu nguồn vốn nội tệ.

(Nguồn: Phòng kế hoặch kinh doanh NHNo&PTNT Hà Nội)-Tiền gửi tiết kiệm 467 tỷ, chiếm 8.7% nguồn nội tệ, tăng 59,4% so với 2001-Kỳ phiếu 1.982 tỷ, chiếm 36,9% nguồn nội tệ, tăng 73,7% so với 2001-TG TCKT 852 tỷ, chiếm 15,8% nguồn nội tệ, tăng 4% so với 2001

-TG, TV TCTD 1.921 tỷ, chiếm 35.7% nguồn nội tệ, tăng 32,3% so với 2001-TG Kho bạc 156 tỷ, chiếm 2,9% nguồn nội tệ, giảm 2,5% so với năm 2001

+ Nguồn vốn ngoại tệ: 774 tỷ (tương đương với 50 triệu USD), tăng 98% sovới 2001, kết cấu như sau:

Trang 38

Bảng 2: Kết cấu nguồn vốn ngoại tệ.

(Nguồn: Phòng kế hoặch kinh doanh NHNo&PTNT Hà Nội)

-Tiền gửi tiết kiệm 497 tỷ, chiếm 64,2% nguồn ngoại tệ, tăng 43,2% so với 2001-Tiền gửi TCKT 47 tỷ, chiếm 6,1% nguồn ngoại tệ, tăng 9,35 so với 2001

-TG TCTD 149 tỷ, chiếm 19,3% nguồn ngoại tệ,tăng 1,48% so với 2001-Kỳ phiếu 72 tỷ, chiếm 9,3% nguồn ngoại tệ

Để có được những kết quả khả quan trên, NHNNo&PTNT Hà Nội đã cónhững cố gắng không nhỏ trong từng bước thay đổi phong cách giao dịch vớikhách hàng, đồng thời vận dụng lãi suất một cách linh hoạt phù hợp với cơ chế thịtrường; bên cạnh đó còn tổ chức thu tiền gửi tại gia đình những khoản tiền từ 50triệu đồng trở lên Những hoạt động này đã tạo cho người dân một tâm lý yên tâmvà vững tin khi gửi tiền vào NHNNo&PTNT Hà nội Do vậy nguồn vốn tiền gửidân cư tăng trưởng nhanh hơn, từ đó tạo thế chủ động cân đối nguồn vốn vào đầutư tín dụng, nhất là đầu tư trung và dài hạn Một yếu tố rất thuận lợi ở đây là niềmtin của những người dân đối với ngân hàng Trong những năm gần đây, cùng vớisự phát triển của nền kinh tế thị trường, đời sống của đại bộ phận dân cư trongthành phố đã được từng bước cải thiện, nguồn nhàn rỗi nhờ vậy cũng tăng Tiềngửi đã và đang là một nguồn đáng kể chiếm tỷ trọng khá lớn trong nguồn vốn huyđộng của NHNNo&PTNT Hà nội Điều này thể hiện: Năm 2002, NHNNo&PTNTHà Nội đã đạt và vượt mục tiêu tăng trưởng nguồn vốn 40% mà Hội đồng Quản trịNHNNo&PTNT Việt nam đã giao đầu năm, các Ngân hàng Quận-Khu vực trựcthuộc đã quan tâm đến nguồn vốn nên có nguồn vốn tăng trưởng nhanh là TamTrinh 333,3%, Hoàn Kiếm 123,3%, Hai Bà Trưng 82%, Thanh Xuân 38,5%, TâyHồ 38,5%; đặc biệt Ngân hàng Chương Dương và Tràng Tiền tuy mới hoạt động 6tháng cuối năm nhưng đã huy động được nguồn vốn khá lớn Trong huy độngnguồn vốn nội tệ, các ngân hàng vừa chú trọng khối lượng vừa chú trọng đến chất

Ngày đăng: 13/11/2012, 16:55

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

đơn vị vay vốn trước khi quyết định cho vay, tình hình tàichính và nghiã vụ của họ với Nhà nước và các tổ chức tàichính như thế nào. - Nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Agribank hà nội
n vị vay vốn trước khi quyết định cho vay, tình hình tàichính và nghiã vụ của họ với Nhà nước và các tổ chức tàichính như thế nào (Trang 14)
3. Tình hình hoạt động - Nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Agribank hà nội
3. Tình hình hoạt động (Trang 35)
Bảng 2: Kết cấu nguồn vốn ngoại tệ. - Nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Agribank hà nội
Bảng 2 Kết cấu nguồn vốn ngoại tệ (Trang 37)
Bảng 1: Kết cấu nguồn vốn nội tệ. - Nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Agribank hà nội
Bảng 1 Kết cấu nguồn vốn nội tệ (Trang 37)
Nhìn vào bảng ta thấy tỷ trọng dư nợ tín dụng trung và dàI hạn trong các năm vừa qua có sự tăng đều đặn cả về số tương đối và số tuyệt đối - Nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Agribank hà nội
h ìn vào bảng ta thấy tỷ trọng dư nợ tín dụng trung và dàI hạn trong các năm vừa qua có sự tăng đều đặn cả về số tương đối và số tuyệt đối (Trang 48)
Nhìn vào bảng cơ cấu dư nợ ta thấy Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội cho vay hầu hết là cho vay sản xuất công nghiệp, nó chiếm khoảng  80% tổng dư nợ cho vay dài hạn - Nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Agribank hà nội
h ìn vào bảng cơ cấu dư nợ ta thấy Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội cho vay hầu hết là cho vay sản xuất công nghiệp, nó chiếm khoảng 80% tổng dư nợ cho vay dài hạn (Trang 49)
Bảng 4: Cơ  cấu cho vay trung và dài hạn theo ngành kinh tế. - Nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Agribank hà nội
Bảng 4 Cơ cấu cho vay trung và dài hạn theo ngành kinh tế (Trang 49)
Bảng 5. Cơ cấu cho vay trung và dài hạn theo thành phần kinh tế.                                                                                      đơn vị: triệu đồng  - Nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Agribank hà nội
Bảng 5. Cơ cấu cho vay trung và dài hạn theo thành phần kinh tế. đơn vị: triệu đồng (Trang 50)
Bảng 6: Tỷ lệ nợ quá hạn - Nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Agribank hà nội
Bảng 6 Tỷ lệ nợ quá hạn (Trang 51)
Bảng 6: Tỷ lệ nợ  quá hạn - Nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Agribank hà nội
Bảng 6 Tỷ lệ nợ quá hạn (Trang 51)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w