1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Tài liệu VUONGT~1 pdf

3 320 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 35 KB

Nội dung

Vương Trí Nhàn Sài Gòn tiếp thị 06:30' PM - Thứ năm, 30/08/2007 Nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn chia sẻ những cảm nghĩ của mình, sau gần một tháng nghiền ngẫm bài báo của SGTT: “Đâu là những việc cần làm nếu muốn nhìn giới kinh doanh dưới góc độ văn hoá” . Tới lúc này mà chỉ đặt vấn đề xác định đạo kinh doanh của người Việt có lẽ chưa đủ. Còn những đức tính cần thiết của người kinh doanh nêu ra ở đây thì lại có vẻ còn chung chung và tôi ngờ là không đáp ứng nhu cầu của thực tế”. Đó là cảm nghĩ chính của tôi khi đọc bài tường thuật cuộc hội thảo về Đạo kinh doanh của người Việt in trên SGTT số ra 30.7 (có tham khảo một số ý kiến trích đăng trên Tuổi trẻ cuối tuần số ra 5.8). Từ điển Hán Việt của Thiều Chửu ghi “đạo là cái lẽ nhất định ai cũng phải noi đấy mà theo”. Từ điển của Hoàng Phê giảng đạo là “đường lối và nguyên tắc mà con người có bổn phận giữ gìn và tuân theo trong cuộc sống xã hội”. Từ xưa, và đến nay vẫn vậy, các nhà giáo dục ở ta hay nói “tiên học lễ hậu học văn”. Song thực tế cho thấy, thứ đạo đức “đi trước” đó thường chỉ là khô cứng giả tạo khó nảy nở trong lớp trẻ, còn đạo đức chân chính bao giờ cũng đi kèm với học vấn. Với thương nhân doanh nhân cũng vậy. Một hội thảo bàn về doanh nhân lúc này mà chỉ dừng lại ở đạo đức thì bó hẹp quá, phải bắt đầu từ nhận thức. Để lời khuyên doanh nhân nên sống thế này thế kia cho có hiệu quả, cần đặt nó trên những luận cứ khoa học. Cần cho người ta biết doanh nhân Việt Nam là người như thế nào, và từng chịu những quy định nào của lịch sử. Rộng hơn cần cho biết là ở xã hội Việt Nam cách hiểu về doanh nghiệp và doanh nhân thường kèm theo những thiên kiến gì, tại sao người ta khó trở thành những doanh nhân theo nghĩa phổ biến trên thế giới, tại sao lịch sử Việt Nam được viết hôm nay không ghi nhận đóng góp của gần như bất cứ một nhân vật doanh nhân nào . Trong các báo cáo ở hội thảo mà báo chí trích đăng, đã thấy có nói tới các vấn đề này, nhưng mới chỉ là gợi mở xa xôi và lướt đi quá nhanh. Còn phần giáo lý nêu ra, cũng có những bài có ý sâu sắc, nhưng lại không cập nhật và không bám sát tình hình Việt Nam. Bây giờ mà đi khuyên các doanh nhân là phải thật thà, đừng tham lam, phải sòng phẳng… thì có lẽ sơ đẳng ngây thơ quá. Tôi biết có nhiều người muốn tử tế mà không được. Nếu tôi không lầm, các doanh nhân đang cần giúp đỡ để họ hiểu chính họ. Cách đây mấy năm đã có hai cuốn bàn hẳn về lịch sử thương nhân Trung Quốc được dịch ra tiếng Việt. Tài liệu loại này trên thế giới còn nhiều mà ta không biết và cho dịch. Chắc chắn là trước mắt giới doanh nhân cũng phải đặt hàng các nhà nghiên cứu đi vào các vấn đề tương tự. Bao quát thì cần lịch sử thương nghiệp thương nhân Việt Nam nói chung. Cấp bách hơn thì cần lịch sử thương nghiệp thương nhân thế kỷ 20. Việc gì trong xã hội hiện nay thường cũng chỉ bàn theo lối “ ăn xổi”, ở đó người ta thiên về khuyên răn nhau nên làm như thế này như thế kia chứ không thực sự làm những công cuộc nghiên cứu theo nghĩa hiện đại. Nhưng trong giai đoạn hiện nay, buôn bán đang là một ngành mũi nhọn lôi cuốn cả xã hội đi tới. Ở đây lại thường không có những ta-bu, cấm kỵ. Bởi vậy chúng tôi hy vọng ở đây có thể có nhiều cuộc hội thảo sâu sắc hơn. . hai cuốn bàn hẳn về lịch sử thương nhân Trung Quốc được dịch ra tiếng Việt. Tài liệu loại này trên thế giới còn nhiều mà ta không biết và cho dịch. Chắc chắn

Ngày đăng: 17/12/2013, 14:15

w