ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG --- VŨ THỊ HIỀN NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG ĐẾN SỰ PHÂN BỐ MỘT SỐ LOÀI CÂY NGẬP MẶN KHU
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
-
VŨ THỊ HIỀN
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG ĐẾN SỰ PHÂN BỐ MỘT SỐ LOÀI CÂY NGẬP MẶN KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ, THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
Hà Nội, năm 2013
Trang 2ii
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
*********
VŨ THỊ HIỀN
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU
TỐ MÔI TRƯỜNG ĐẾN SỰ PHÂN BỐ MỘT SỐ LOÀI CÂY NGẬP MẶN KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ, THÀNH
PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: Môi trường trong phát triển bền vững
(Chương trình đào tạo thí điểm)
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS Lê Xuân Tuấn
Hà Nội, năm 2013
Trang 3iii
Lời cảm ơn
Qua hai năm học tập và nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường, cùng với sự hướng dẫn khoa học tận tình của các thầy,
cô và sự động viên giúp đỡ của gia đình, đồng nghiệp; tác giả đã hoàn thành
Luận văn thạc sĩ: “Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố môi trường đến sự
phân bố một số loài cây ngập mặn Khu Dự trữ Sinh quyển Rừng ngập mặn Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh ”
Tác giả chân thành cảm ơn các thầy, cô đã truyền đạt những kiến thức quý báu của mình cho tác giả có được một lượng kiến thức về khoa học môi trường để vững bước trên con đường sự nghiệp của bản thân
Cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của thầy hướng dẫn khoa học TS Lê Xuân Tuấn đã hướng dẫn và chỉ bảo tác giả hoàn thành tốt luận văn này
Tác giả cũng chân thành cảm ơn các đồng nghiệp đã ủng hộ để tác giả hoàn thành luận văn được tốt
Và đặc biệt, tác giả chân thành cảm ơn đến gia đình và những người thân luôn động viên, tạo điều kiện để tác giả hoàn thành tốt luận văn
Hà Nội 2013
Tác giả
Trang 4iv
Lời cam đoan
Tôi là Vũ Thị Hiền Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các nội dung và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào
Tác giả
Trang 5v
MỤC LỤC
Lời cảm ơn iii
Lời cam đoan iv
Mục lục v
Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt vi
Danh mục các hình vẽ, đồ thị viii
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU……… 6
1.1 Cơ sở lý luận. 6
1.1.1 Một số yếu tố môi trường chi phối sinh trưởng của rừng ngập mặn 6 1.1.2 Đặc tính sinh học cây ngập mặn 8
1.2 Hiện trạng nghiên cứu……….……… ………16
CHƯƠNG 2: ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19
2.1 Địa điểm nghiên cứu 19
2.1.1 Vị trí địa lý: 19
2.1.2 Địa hình 20
2.1.3 Khí hậu 22
2.1.4 Chế độ thủy triều 23
2.1.5 Độ mặn 23
2.1.6 Hệ thực vật rừng ngập mặn Cần Giờ 25
2.1.7 Vai trò và tiềm năng của RNMCG 29
2.2 Thời gian nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu 33
2.3 Phương pháp luận 33
2.4 Phương pháp nghiên cứu 34
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 37
3.1 Đa dạng sinh học khu hệ thực vật RNMCG 37
3.1.1 Đa dạng thành phần loài 37
3.1.2 Đa dạng hệ sinh thái 41
3.2 Ảnh hưởng của địa hình tới sự phát triển cây ngập mặn Cần Giờ 49
3.2.1 Ảnh hưởng của địa hình tới sự phân bố cây ngập mặn Cần Giờ 49
3.2.2 Ảnh hưởng của địa hình tới sinh trưởng cây ngập mặn Cần Giờ 50
3.3 Tác động của độ ngập triều 54
3.4 Tác động của thể nền 56
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO 72
Trang 7vii
Danh mục các bảng
Bảng 2.1 Thống kê hiện trạng rừng - Đất rừng của 24 tiểu khu RNM Cần Giờ 26
Bảng 2.2 Hiệu quả phòng hộ của rừng ngập mặn Cần Giờ………… 30 Bảng 2.3 Tác dụng phòng hộ của rừng ngập mặn với khối lượng nạo vét… 31
Bảng 3.1 Thành phần các loài cây ngập mặn chủ yếu của RNMCG… 37
Bảng 3.2 Mật độ, đường kính trung bình và sinh khối của cây đước ở các lứa
tuổi khác nhau tại một số tiểu khu……… 43 Bảng 3.3 Các chỉ tiêu sinh trưởng của rừng trên 3 dạng lập địa tại Cần Giờ 50
Bảng 3.4 Kết quả so sánh các giá trị trung bình về đường kính giữa các lâm phần trên 3 dạng lập địa khác nhau……… … 51
Bảng 3.5 Kết quả so sánh các giá trị trung bình về chiều cao……… 52
Bảng 3.6 Kết quả so sánh các giá trị trung bình về chiều dài tán giữa các lâm
phần đước trên 3 dạng lập địa khác nhau ………53
Bảng 3.7 Kết quả so sánh các giá trị trung bình về đường kính tán giữa các
lâm phần đước trên 3 dạng lập địa khác nhau… ………53
Bảng 3.8 Các cấp lập địa và chế độ ngập triều……… 54
Bảng 3.9 Loài tham gia tại vùng có thủy triều ngập trung bình……… 55
Bảng 3.10 Loài tham gia tại vùng có thủy triều ngập ít……… 55
Bảng 3.11 Loài tham gia tại vùng có thủy triều ngập thường xuyên… 55 Bảng 3.12 Mối quan hệ giữ mức độ ngập triều, thể nền và phân bố CNM… 57
Bảng 3.13 Đất rừng Mắm, Hỗn giao và Đước trên khu vực khảo sát… 58
Bảng 3.14 Các loại cây ngập mặn và môi trường sống tương ứng tại rừng
Trang 8viii
Danh mục các hình vẽ, đồ thị
Hình 1.1 Mắm trắng 10
Hình 1.2 Mắm biển 11
Hình 1.3 Mắm đen 12
Hình 1.4 Cây đưng 13
Hình 1.5 Đâng, đước vòi 14
Hình 1.6 Bần trắng, bần đắng 15
Hình 1.7 Bần chua 16
Hình 2.1 Bản đồ huyện Cần Giờ 19
Hình 2.2 Bản đồ độ che phủ thảm thực vật rừng ngập mặn Cần Giờ 25
Hình 2.3 Mắm trắng thường mọc ở các cửa sông ven biển 26
Hình 2.4 Rừng ngập mặn đang tái sinh tự nhiên 26
Hình 2.5 Rừng ngập mặn đang phát triển trên những bãi đất bồi 28
Hình 2.6 Khu vực nghiên cứu 35
Hình 3.1 Rễ chống trên cây đước 45
Trang 9Theo nghiên cứu của Phan Nguyên Hồng (1991), trong các hệ sinh thái rừng ngập mặn (HSTRNM) ở Việt Nam, đã xác định được 98 loài cây ngập mặn khác nhau, thuộc 2 nhóm: (1) nhóm cây ngập mặn "thực thụ" (gồm 37 loài) và (2) nhóm cây ngập mặn “gia nhập” (gồm 61 loài thuộc 36 chi của 28 họ) Trong đó, ở miền Bắc (có 17 loài cây ngập mặn thực thụ trong tổng số 37 loài cây ngập mặn thực thụ ở Việt Nam, chiếm 46% tổng số loài) và ở miền Nam Việt Nam (có 33 loài cây ngập mặn thực thụ trong tổng số 37 loài cây ngập mặn thực thụ ở Việt Nam, chiếm 89 % tổng số loài) Riêng đối với các loài thực vật tham gia hệ sinh thái rừng ngập mặn, ở Việt Nam đến nay đã phát hiện thấy có tới 72 loài cây thuộc 34 họ Phân bố địa lý các quần xã cây rừng ngập mặn đã được đề cập đến trong các công trình nghiên cứu của Phan Nguyên Hồng (1970,1975, 1991, 1996, 1999) Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong hệ sinh thái rừng ngập mặn Việt Nam có tới 45 quần xã cây ngập mặn (Mangrove communites) và 6 quần thể cây rừng ngập mặn (Mangrove populations) và chúng được phân bố theo các vùng như: (1) Vùng ven biển Đông Bắc Việt nam (tỉnh Quảng Ninh), (2) Vùng ven biển Đồng bằng Bắc Bộ, (3) Vùng ven biển Bắc Trung bộ, (4) Vùng ven biển Nam Trung bộ, (5) Vùng ven biển Bà Rịa - Vũng Tàu - thành phố Hồ Chí Minh(miền Đông Nam Bộ), (6) Vùng ven biển đồng bằng sông Cửu Long
Hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển là một hệ sinh hở Trong quá trình
Trang 102
di chuyển lên xuống hàng ngày của nước triều vùng ven biển, đặc biệt ở những nơi có biên độ triều lớn 3m – 4,5m đã mang ra khỏi rừng ngập mặn từ 20% - 40% tổng sản phẩm chất hữu cơ của rừng trả lại cho đất hàng năm qua cành rơi lá rụng Đặc biệt các yếu tố môi trường vật lý của rừng như chế độ ngập nước, độ cao của đất, độ thành thục của đất luôn thay đổi theo thời gian, bãi bồi và rừng ngập mặn luôn phát triển theo hướng tiến dần ra biển và để lại sau lưng nó là các dạng đất bồi ven biển cao hơn được ngập nước triều ít hơn Các cây ngập mặn sinh trưởng ở đó cằn cỗi và ngày càng xấu hơn Nước triều
là nhân tố tác động lớn nhất đến sự phân bố của cây RNM Ở đâu có nước triều vào sâu trong các cửa sông thì RNM cũng phân bố sâu trong nội địa Dòng nước ngọt do các sông, rạch đổ ra làm loãng độ mặn của nước biển, phù hợp với sự phát triển của nhiều loài trong từng giai đoạn sống nhất định của RNM Phù hợp với quá trình biến đổi của bãi bồi là một chuỗi gần như có thứ
tự của các quần xã RNM thay thế nhau, bắt đầu từ các quần xã tiên phong như mắm thuần loại, mắm và đước, đước chiếm ưu thế đến các quần xã ổn định hơn như đước thuần loài, đước hỗn giao với đưng hoặc vẹt, đước hỗn giao với vẹt, vẹt thuần loại, hỗn giao ô rô, giá, bần, cóc, chà là, hỗn giao cây RNM và cây xâm nhập v.v
Một số nghiên cứu đã khẳng định rừng ven biển không chỉ có tác dụng giảm tổn hại của gió bão, bụi muối, xói mòn, các trận lốc và có thể cứu một số người trong sóng thần mà còn làm tăng khả năng của hệ thống ven biển trong việc cung cấp các dịch vụ cho con người, bảo vệ đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường cho nhiều loài tôm cá Nuôi trồng thuỷ sản có thể được xem là một phương thức khai thác lợi ích của hệ sinh thái RNM Tùy điều kiện cụ thể, có thể áp dụng 3 phương thức thuỷ sản khác nhau: nuôi quảng canh, nuôi quảng canh cải tiến và nuôi thâm canh Nuôi quảng canh cải tiến là phương thức được lựa chọn ở nhiều vùng hơn cả, trong đó chẳng những RNM được bảo vệ, môi trường được ổn định mà năng suất tôm còn được tăng lên (Smith, P T., 1999; FAO, 1998; Hanafi, A và T Ahmad, 1999; Jayasinghe, J.M.P.K, 1994;
Trang 11(Rhizophora apiculata) là loài chiếm ưu thế, cùng với các quần xã khác như Bần đắng (Sonneratia alba), Mắm trắng (Avicennia alba), Đưng (R
mucronata), Vẹt (Bruguiera spp.), Xu (Xylocarpus spp), Cóc (Lumnitzera spp.), Chà là (Phoenix paludosa) Giá (Excoecaria agallocha) v.v Trong thời
gian chiến tranh, chất độc hoá học đã rải xuống nhiều lần trong suốt gần 10 năm (1964-1972) làm cho hơn 80% rừng ngập mặn có nhiều cây cổ thụ bị chết, những gốc cây to lớn còn nằm lại trong bùn đất cho tới ngày nay Cho đến nay, sau gần 30 năm khôi phục và phát triển RNMCG, các quần xã động thực vật rừng từ chỗ gần như biến mất nay đã hình thành theo diễn thế tự nhiên của rừng, đúng với quy luật sinh thái Hệ sinh thái RNMCG ngày càng tăng mức độ đa dạng sinh học, phong phú cả về chủng loài và số lượng loài Tuy nhiên, hệ sinh thái RNMCG đang chịu nhiều áp lực từ các hoạt động phát triển kinh tế: nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, du lịch, và vấn đề gia tăng dân số của Thành phố Hồ Chí Minh gây ô nhiễm môi trường Bên cạnh đó, việc xây dựng các hồ chứa là một trong những nguyên nhân làm thay đổi quy luật nhiễm mặn, lượng phù sa đưa xuống cũng giảm, thêm vào đó còn có nước thải của Thành phố và sự lưu thông bằng đường thủy đã xảy ra các vụ tràn dầu đã làm ảnh hưởng đến ít nhiều hệ sinh thái RNMCG Với các điều kiện
Trang 12và mức độ tác động của từng nhân tố cũng chưa thống nhất Hơn thế nữa, một khó khăn lớn thường gặp đó là các loài cây ngập mặn (CNM) có biên độ thích hợp rất rộng với khí hậu, nước, đất, độ mặn Sự tồn tại, sinh trưởng, phát triển
và phân bố của chúng phụ thuộc chặt chẽ vào điều kiện địa hình địa mạo nơi chúng sống Sự thay đổi của điều kiện môi trường vùng đất ngập nước, đến một giới hạn nào đó, sẽ dẫn đến những biến động đối với hệ sinh thái rừng ngập mặn Do đó khi dựa vào một khu phân bố cụ thể nào đó để nhận định về tác động của môi trường, có thể sẽ không áp dụng được ở vùng khác hoặc không thể suy tính ra tính chất chung cho loại thảm thực vật
Vì vậy, việc nghiên cứu và xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố môi trường như độ mặn, độ ngập triều, độ cao nền… đến sự phát triển của một
số loài thực vật rừng ngập mặn Cần Giờ là việc làm cần thiết, nhằm có được các căn cứ khoa học để đề xuất các biện pháp lựa chọn loài cây trồng thích hợp và có các giải pháp tái tạo rừng phòng hộ ven sông một cách bền vững. Mục tiêu nghiên cứu bao gồm
+) Xác định được các yếu tố môi trường ảnh hưởng chính đến sự phát triển của một số loài CNM khu dự trữ sinh quyển RNMCG;
+) Đánh giá được tác động của các yếu tố môi trường đến CNM khu dự trữ sinh quyển RNMCG;
Trang 135
Để thực hiê ̣n mục tiêu như trên, luâ ̣n văn gồm có các nô ̣i dung như sau:
Phần mở đầu: Nêu lên tầm quan trọng của đề tài và mục tiêu của đề tài Phần nội dung:
Chương 1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Chương này trình bày tổng quan về một số yếu tố môi trường có ảnh hưởng đến sự phân bố của cây ngập mặn cũng như đặc điểm sinh học của một
số loài cây ngập mặn chiếm ưu thế tại RNMCG
Chương 2 Địa điểm, thời gian, phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Nội dung của chương: giới thiệu về khu vực nghiên cứu, phạm vi, đối tượng nghiên cứu cũng như các phương pháp sử dụng trong đề tài
Chương 3 Kết quả nghiên cứu
Trên cơ sở kết quả điều tra thực địa, cùng với việc phân tích các kết quả nghiên cứu thu thập được, đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố độ ngập triều, địa hình, thể nền đến sự phân bố cây ngập mặn khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ
Phần Kết luận
Trang 146
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1.Một số yếu tố môi trường chi phối sinh trưởng của rừng ngập mặn
Theo cơ sở sinh thái học, các yếu tố môi trường là các thực thể hay hiện tượng tự nhiên cấu trúc nên môi trường
Cấu trúc và chức năng của hệ sinh thái rừng ngập mặn, thành phần và phân bố các loài cây và các kiểu sinh trưởng của các sinh vật rừng ngập mặn phụ thuộc nhiều vào 8 yếu tố môi trường đó là địa lý ven biển, khí hậu, thủy triều, sóng và dòng chảy, độ mặn, độ oxy hòa tan, đất và các chất dinh dưỡng Clough (1984) đã phân chia các yếu tố môi trường thành 3 nhóm: thủy động học (địa hình, chế độ triều) , đất (độ mặn, pH, thế oxy hóa khử, các tính chất vật lý, nước chứa trong đất) và khí hậu (nhiệt độ, lượng mưa, nắng gió, mây che)
a Khí hậu
Nhiệt độ, ánh sáng, lượng mưa và gió ảnh hưởng mạnh đến hệ sinh thái rừng ngập mặn Đây không những là những yếu tố ảnh hưởng lên sự sinh trưởng và phát triển của thực vật mà còn là nguyên nhân gây ảnh hưởng đến các yếu tố vật lý khác như đất, nước
Nhiệt độ không khí có ảnh hưởng đến sự phân bố, sinh trưởng và phát triển của cây rừng ngập mặn Cây ngập mặn không chịu được lạnh Càng xa xích đạo nhiệt độ càng thấp dần nên rừng ngập mặn cũng kém phát triển Ngoài ra, nhiệt độ nước biển cũng ảnh hưởng đến sự xuất hiện của loài cây rừng ngập mặn
Lượng mưa chi phối sự phân bố và phân vùng của thực vật dọc theo ven biển Cây rừng ngập mặn không phụ thuộc hoàn toàn vào lượng mưa vì chúng
có tuyến tiết muối và cơ chế hút nước ngọt Tuy nhiên nước mưa cũng ảnh hưởng đến rừng ngập mặn thông qua việc vận chuyển phù sa, bùn và làm giảm độ mặn của lớp đất mặt Ngoài ra, lượng mưa còn ảnh hưởng đến các yếu tố khác như nhiệt độ không khí, nhiệt độ nước, độ mặn nước ngầm, độ
Trang 157
mặn lớp đất mặt có ảnh hưởng đến cây rừng ngập mặn
Gió ảnh hưởng đến sự bốc thoát hơi nước của cây rừng ngập mặn và làm giảm nhiệt độ không khí Cây rừng ngập mặn còn nhờ gió để thụ phấn một số loài cây Cùng với nước triều, gió đã góp phần vào sự phân bố và tái sinh tự nhiên của cây rừng ngập mặn Cường độ của gió bão tác động trực tiếp lên hệ sinh thái cây rừng ngập mặn, tùy theo mức độ thiệt hại như rụng lá, gãy cành nhánh đến việc gãy đổ trên diện rộng và sau cùng là gây thiệt hại từng phần của
hệ sinh thái Ngoài ra, gió bão cũng thường gây sóng to, mưa lớn làm nước biển dâng cao, gây xói lở bờ biển, bờ sông, tàn phá rừng ngập mặn ở cửa sông
b Thủy triều
Ở vùng ven biển, thủy triều xác định đến sự phân bố của cây rừng ngập mặn Biên độ triều là yếu tố ảnh hưởng nhiều đến hệ thống rễ cây rừng ngập mặn, ở những nơi có biên độ triều cao thì hệ thống rễ chân nôm phát triển vì đây là loại rễ thích nghi với biên độ triều rộng Thay đổi độ mặn do nước triều là một trong các yếu tố giới hạn sự phân bố cây rừng ngập mặn
Nước triều vận chuyển oxy hòa tan đến hệ thống rễ của cây rừng và tái chế lại các chất dinh dưỡng trong hệ sinh thái Ngoài ra, thủy triều còn dọn CO2 tích lũy, độc tố, mảnh vụn hữu cơ và giữ vững độ mặn của nước
Sự phát tán, phân bố và việc đem trái giống thành công cũng bị ảnh hưởng một phần bởi thủy triều
c.Đất
Đất của rừng ngập mặn thường do bồi tụ của các con sông từ thượng nguồn chảy đến Thường là đất phù sa có pha sét và cát Trong rừng ngập mặn thường có những vùng đất mới bồi tụ, đây là nhóm đất mới chưa phát triển, tiếp đến là nhóm đất phát triển hơn thường xuất hiện một số loài của chi Đước hay Mắm
Độ mặn
Độ mặn là một trong những nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, tỉ lệ sống của loài cây và phân bố rừng ngập mặn và liên
Trang 168
quan đến áp suất thẩm thấu Khi độ mặn tăng lên thì cũng có sự tăng tương ứng về áp suất thẩm thấu và làm cho sự hút nước của rễ cây khó khăn hơn Cây rừng ngập mặn thường sinh trưởng phát triển tốt nơi có nồng độ muối từ
10 – 25‰ Mỗi loài cây rừng ngập mặn có biên độ mặn khác nhau, nếu trong điều kiện độ mặn thích hợp với một loài nào đó thì nó sẽ sinh trưởng và phát triển mạnh, nếu độ mặn quá cao sẽ làm cây sinh trưởng chậm lại và có khi chết
Độ chua của đất pH
Độ chua của đất ảnh hưởng đến sự biến đổi hóa học của hầu hết các chất dinh dưỡng và sự hiện diện của chúng đến cây rừng Hầu hết, đất rừng ngập mặn được coi là có tính đệm tốt với pH từ 6 – 7 nhưng cũng có nơi xuống đến 5
Thế oxy hóa khử (Eh)
Đặc điểm oxy hóa khử trong đất rừng ngập mặn có liên quan đến quá trình ngập triều, thành phần cấp hạt và hàm lượng chất hữu cơ trong đất Đất rừng ngập mặn thường bị ngập úng vì thế đất bị yếm khí, quá trình phân hủy của các vi khuẩn xảy ra, qua đó lượng oxy giảm Thế oxy hóa khử (Eh) của đất yếm khí là thường dưới - 200mV, trong khi đất thoáng khí thì Eh thường trên +300mV Khi Eh = 0 thì đất đó được coi là yếm khí
Các yếu tố môi trường tác động lên đời sống của cá thể, quần thể, quần xã…không phải đơn lẻ mà là một tổ hợp, đồng thời Tuy nhiên, trong nghiên cứu để làm sáng tỏ bản chất của các yếu tố, phải nghiên cứu riêng rẽ từng yếu
tố một bằng cách cô lập ảnh hưởng của các yếu tố khác trên cơ sở duy trì các yếu tố khác ở trạng thái ổn định trong tiến trình nghiên cứu Trong phạm vi luận văn, kết quả nghiên cứu tác động của các yếu tố địa hình, chế độ triều, độ mặn đất tới sự phát triển của CNM tại RNMCG được tác giả trình bày chi tiết tại phần nội dung của luận văn này
1.1.2 Đặc tính sinh học cây ngập mặn
Do đặc điểm sống trong môi trường ngập nước, yếm khí, đất bùn, độ mặn cao, sóng gió nhiều… nên cây rừng ngập mặn phải thích nghi với các điều kiện bất lợi để tồn tại Để thích ứng với điều kiện đất bị yếm khí trong
Trang 179
khi triều ngập và để đứng vững trên nền đất không ổn định, hệ rễ của cây
rừng ngập mặn có các dạng sau: rễ hình tia như Mắm (Avicennia spp.); gốc bạnh to gồm có Trang (Kandelia candel), Sú (Aegiceras corniculatum), Dà quánh (Ceriops tagal); rễ chân nôm, rễ chống như Đước, Đưng (Rhizophora spp.) ngoài tác dụng làm giá đỡ cho cây, còn là cơ quan thu nhận không khí
cho phần trong đất vì trên rễ có nhiều lỗ vỏ trung bình 5-10 lỗ vỏ/cm2 (Phan
Nguyên Hồng, 1991); rễ bạnh vè như Cui (Heritiera littoralis), Vẹt dù (Bruguiera gymnorrhira); rễ đâm ngược từ mặt đất nên như cây Bần (Sonneratia spp.) Ngoài ra còn có nhiệm vụ hô hấp và trên bề mặt của rễ có số
lượng lỗ vỏ lớn: ở chi mắm trung bình 14-16 lỗ vỏ/cm2
, chi bần 9-11 lỗ vỏ/cm2(Phan Nguyên Hồng, 1999) Cũng do sống trong điều kiện môi trường
có độ mặn thay đổi và cao, vì vậy một số cây ngập mặn có cơ chế điều chỉnh nồng độ muối trong cây để tồn tại và phát triển như:
• Bài tiết muối: Một số loài như Sú (Aegiceras spp.), Mắm (Avicennia spp,), Ôrô (Acanthus spp.) có thể thích nghi với điều kiện này do bài tiết muối
qua tuyến muối trong lá
• Giữ muối: Lượng muối dư được giữ trong không bào bài tiết muối rồi
thải qua lá rụng, như Mắm (Avicennia spp.), Vẹt dù (Bruguiera
gymnorrhira), Cóc vàng (Lumnitzera racemosa)
• Cân bằng tiềm năng thẩm thấu: Cây ngập mặn có thể tích lũy trọng lượng phân tử carbonhydrat thấp hơn thế năng thẩm thấu và như vậy cây có thể hấp thu nước từ môi trường mặn
• Loại trừ muối: Tính chất vật lý này nhằm ngăn cản muối vào trong
xylem của rễ bằng cơ chế bơm qua màng như Trang (Kandelia candel), Cóc vàng (Lumnitzera racemosa), Sú (Aegiceras spp.)
Do sống trong môi trường khắc nghiệt, dưới tác dụng của sóng và nền đất không ổn định, tỉ lệ sống không cao nên cây rừng ngập mặn có các đặc điểm để tái sinh như:
Trang 1810
“Hiện tượng sinh con” Một đặc điểm đặc biệt của các loài cây ngập
mặn là có hiện tượng sinh con Hạt của các loài này nảy mầm sau khi chín và
không có thời kỳ nghỉ (Phan Nguyên Hồng, Nguyễn Hoàng Trí, Nguyễn bảo
Khanh , 1984, Phan Nguyên Hồng, Hoàng Thị Sản, 1986; Tulyathorn 1989)
ngay ở trên cây mẹ, tạo ra cây con nối liền với quả gọi là trụ mầm Kích thước
và độ dài của trụ mầm ở các loài cây khác nhau, nhưng đều có dạng thuôn, phần bụng hơi phình to, sau nhọn dần, trù loài vẹt có hình trụ có cạnh đều, hơi nhọn hai đầu Trụ dài nên nó dễ dàng nổi trên mặt nước và phát tán, dễ cắm xuống đất và hướng ngọn lên trên rồi phát triển rễ nhanh chóng Các loài thuộc chi mắm và sú cũng còn có hiện tượng sinh con kín, hạt cũng nảy mầm trên cây mẹ nhưng trụ mầm nằm kín trong vỏ quả, không ló ra ngoài
Tính thích nghi của các loài không có trụ mầm: Như cây Cui (Heritiera
littoralis) sản xuất trái to bao bọc bằng lớp vỏ cứng, lớp vỏ này không thấm
nước làm như chiếc phao Cây Giá, Tra lâm vồ thì trong trái có nhiều hạt
Đặc điểm của một số loài cây ngập mặn:
Avicennia alba Blume,
Tên tiếng Việt: Mắm trắng (Hình 1.1)
Hình 1.1 Mắm trắng
Trang 1911
Đặc điểm hình thái: Cây gỗ lớn cao tới 20m có có rễ thở phát triển Vỏ cây
màu nâu tối, tán rộng ưa sáng Lá hình mũi mác, mặt dưới có màu trắng sáng Hoa rất nhỏ (đường kính 5mm) màu vàng cam tập trung thành chùm, phía cuối
có phần phụ ngắn hoặc chồi tận cùng Trục hoa dài hơn so với mắm biển Đài hoa 4 thùy, 4 cánh hoa hình bầu dục, nhị
4, bầu 4 ô Quả hình nón, thon, hơi cong dài khoảng 4cm, gần giống quả ớt
Phân bố: Long Sơn – Vũng Tàu, Cần Giờ - TP.Hồ Chí Minh, VQG Cà Mau
Là loài tiên phong mọc trên đất bùn mới hình thành gần cửa sông hoặc ven biển, có độ mặn cao, trên các đảo mới hình thành
Avicennia marina (Forsk.) Vierh
Tên tiếng Việt: Mắm biển (Hình 1.2)
Hình 1.2 Mắm biển
Đặc điểm hình thái: Có có rễ thở, rễ chống, thân phân cành nhiều Lá khá đa
dạng, hình ô van, mép lá cong có khi cuộn lại, mặt dưới có màu trắng sáng, đầu lá tròn hoặc hơi nhọn
Hoa rất nhỏ (đường kính 5mm) màu vàng cam tập trung thành chùm phía cuối
có phần phụ ngắn hoặc chồi tận cùng
Trang 2012
Quả hình tim, hoặc tròn và hơi cong, dài 2-3cm, vỏ quả có lông mịn màu vàng, trụ mầm bên trong vỏ quả dài 2cm có nhiều lông ở đầu chồi mầm
Phân bố: Giao Thủy – Nam Định, Đồng Rui – Quảng Ninh, Hưng Hòa –
Quảng Ninh, Kim Sơn – Ninh Bình, Long Sơn – Vũng Tàu, Cần Giờ - TP.Hồ Chí Minh, VQG Cà Mau Là loài tiên phong mọc trên đất bùn mới hình thành gần cửa sông hoặc ven biển, trên các đảo mới hình thành
Avicennia officinalis Linnaeus, 1759
Tên tiếng Việt: Mắm đen, mắm lưỡi đòng (hình 1.3)
Hình 1.3 Mắm đen
Đặc điểm hình thái: Cây gỗ nhỏ, hệ rễ thở phát triển Lá hình bầu dục, đầu lá
tròn, mặt dưới màu hung Hoa tán ở ngọn, hoa màu vàng cam, đường kính 12mm, đài 4-5 thùy lớn phần dưới màu lục, 4 cánh hoa màu vàng cam, 4 nhị đính trên cánh hoa, vòi nhụy chẻ đôi Quả hình tim, có mỏ dài, dài 2,0-2,5cm,
10-vỏ màu vàng nhạt, trụ mầm màu xanh đen, gốc có chùm lông tơ trắng dày
Phân bố: Long Sơn, Cần Giờ - TP.Hồ Chí Minh, VQG Cà Mau Là loài tiên
phong mọc trên đất bùn chặt, ngập triều trung bình
Rhizophora apiculata Blume
Trang 2113
Tên tiếng Việt: Đước đôi
Đặc điểm hình thái: Cây gỗ cao đến 25m, đường kính gốc đến 70cm Lá
thuôn dài, đầu lá nhọn, màu lục đen ở mặt trên Lá kèm có màu hồng hoặc nâu nhạt, sớm rụng Cụm hoa tán, mỗi cặp hoa, 4 lá đài cong về phía sau thành 4 tai nằm trên quả, 4 cánh hoa nhọn, nhỏ mỏng, không lông, 1214 nhị hình thành 4-6 khối Vòi nhụy 0,5-1,0mm, chẻ đôi Quả hình lê, nhỏ, màu nâu Trụ mầm dài 20-30cm phía dưới phình to, kết thúc bằng mũi hơi nhọn Vòng nhẫn
có màu cánh gián
Phân bố: Long Sơn – Vũng Tàu, Cần Giờ - Hồ Chí Minh, Nha Trang, Phú
Yên, Sóc Trăng, Kiên Giang, VQG Cà Mau Mọc trên đất bùn hơi chặt, thủy triều lên xuống hàng ngày
Rhizophora mucronata Poir In Lamk
Tên tiếng Việt: Đưng, đước bộp, đước xanh (Hình 1.4)
Hình 1.4 Cây đưng
Đặc điểm hình thái: Cây gỗ có thể cao 20-30m, rễ chống chân rất phát triển
Lá đơn, mọc đối, hình bầu dục, màu lục tươi, to hơn lá đước đôi và có gai mũi Tụ tán 2-3 lần chia hai với cuống hoa dài hơn đước đôi, 4 cánh hoa có
Trang 2214
nhiều lông mịn màu trắng Quả nâu có 4 cánh đài tồn tại, trụ mầm rất dài 70cm hay hơn, màu xanh sáng, có bì khẩu lồi nổi lốm đốm khắp thân trụ mầm
50-Phân bố: Long Sơn – Vũng Tàu, Cần Giờ - Hồ Chí Minh, Kiên Giang, VQG
Cà Mau Mọc trên đất bùn hơi chặt, thủy triều lên xuống hàng ngày
Rhizophora stylosa Griff
Tên tiếng Việt: Đâng, đước vòi (hình 1.5)
Hình 1.5 Đâng, đước vòi
Đặc điểm hình thái: Cây gỗ cao 2-8m, có rễ chống Lá hình bầu dục, dày, đầu
lá nhọn hình kim, dài 6-13cm, rộng 4-6cm, cuống lá dài 1,5-2 cm, mặt trên màu lục đậm, mặt dưới màu lục nhạt Mép lá quăn hoặc cuộn xuống Cụm hoa tán, có 3-4 nhánh, mỗi nhánh có 5-8 hoa Đài hoa 4 thuỳ màu vàng pha xanh
lá cây, vòi nhụy 5mm Trụ mầm không quá 3Gcm, đài 12-14 thùy trơn, màu đỏ chói Cánh hoa có phần phụ hình sợi Trụ mầm dài 1G-15cm, non màu xanh, già màu nâu xám
Phân bố: Đồng Rui, Hưng Hòa Thích nghi với loại đất bùn pha cát, đôi khi
gặp ở các khe đá, bãi cát sỏi có bùn do các kênh rạch
Sonneratia alba J Smith, 1819
Tên tiếng Việt: Bần trắng, bần đắng (hình 1.6)
Trang 23Phân bố: Long Sơn – Vũng Tàu, Cần Giờ - TP.Hồ Chí Minh, VQG Cà Mau
Là loài cây tiên phong điển hình ở vùng ven kênh rạch, cửa sông ven biển có nước mặn
Sonneratia caseolaris (L.) Engl
Tên tiếng Việt: Bần chua (hình 1.7)
Trang 2416
Hình 1.7 Bần chua
Đặc điểm hình thái: Cây gỗ cao 10-15m, nhánh non đỏ, cành thường rủ
xuống, rễ thở nhiều, mọc dựng đứng từ dưới bùn lên Lá đơn, mọc đối, dày, giòn Phiến lá trưởng thành thon hay bầu dục, đầu nhọn, cuống màu đỏ nhạt Hoa đơn độc hay dạng xim 2 ngả gồm vài hoa, đầu cành Cánh hoa mảnh, đỏ, nhị đực nhiều, chỉ nhị hình sợi, trắng ở phần đầu và đỏ hồng ở đáy Quả mọng, màu xanh, gốc có 6-8 thuỳ đài xoè rộng, hạt nhiều
Phân bố: Đồng Rui – Quảng Ninh, Hưng Hòa – Quảng Ninh, Long Sơn –
Vũng Tàu, Tiên Lãng – Hải Phòng, TP.Hồ Chí Minh, VQG Cà Mau Là loài cây tiên phong điển hình ở vùng ven kênh rạch, cửa sông ven biển có nước lợ
1.2 Hiện trạng nghiên cứu
Theo danh mục các công trình nghiên cứu trong hệ sinh thái rừng ngập mặn từ năm 1900-1975 của B Rollet (1981), có khoảng 97 công trình và bài báo khoa học liên quan đến rừng ngập mặn Việt Nam, nhưng chủ yếu là của các tác giả nước ngoài Tuy nhiên các công trình/bài báo nghiên cứu trên chỉ mới đề cập đến một số vấn đề nhỏ trong việc khai thác tài nguyên hoặc mô tả
sơ bộ về các hệ động thực vật, thảm thực vật tại một số ít vùng rừng ngập mặn ven biển Việt Nam Sau khi chiến tranh kết thúc, việc nghiên cứu trong HST rừng ngập mặn được mở rộng ở cả hai miền Bắc – Nam Một số đề tài cấp Nhà nước được tiến hành, trong đó có các tư liệu điều tra dựa vào các chuyến khảo sát thực địa của Viện điều tra Qui hoạch rừng; nghiên cứu thảm thực vật ven biển Việt Nam của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội I; Đề tài điều tra tổng hợp vùng cửa sông Cửu Long của Trường Đại học sư phạm Hà Nội I thuộc Chương trình điều tra nghiên cứu biển cấp Nhà nước; Điều tra tổng hợp vùng ven biển Thuận Hải – Minh Hải (1978-1980) đã đưa lại một số cơ sở khoa học phục vụ phân vùng tự nhiên và phát triển kinh tế tỉnh Bến Tre Trung tâm nghiên cứu HST rừng ngập mặn thuộc trường Đại học Sư phạm Hà Nội I
đã chủ trì các đề tài Nhà nước: “Nghiên cứu cấu trúc, động thái và năng suất
sơ cấp của HST RNM” thuộc chương trình nhà nước 52.02; “Nghiên cứu HST
Trang 2517
RNM vùng đồng bằng sông Cửu Long” thuộc chương trình 52Đ; các đề tài của chương trình điều tra nghiên cứu biển 48.06 và 48B như: “Nghiên cứu sử dụng hợp lý bãi triều lầy cửa sông dải ven biển Bắc Việt Nam” đã nghiên cứu sâu các yếu tố môi trường trong HST RNM và đề xuất được một số biện pháp
sử dụng hợp lý vùng đất bãi lầy” Hội thảo khoa học toàn quốc về hệ sinh thái RNM lần thứ 1 được tổ chức tại Hà Nội năm 1984 với 28 báo cáo khoa học đã đánh dấu một bước tiến bộ cùng sự quan tâm đặc biệt của các nhà khoa học nghiên cứu trong lĩnh vực rừng ngập mặn Các báo cáo đã tập trung đánh giá, phân tích chủ yếu về các lĩnh vực: yếu tố môi trường, trầm tích, quá trình phân huỷ, tích tụ trầm tích trong HST RNM; mô tả một số đặc điểm của các khu hệ động thực vật trong HST RNM; khai thác tài nguyên trong HST RNM (chủ yếu là khai thác gỗ) Một số công trình và tài liệu nghiên cứu khác như: Đánh giá vai trò của Rừng ngập mặn Việt Nam (Phan Nguyên Hồng, 1997); Đánh giá đặc điểm đất ngập mặn dưới các thảm thực vật rừng ngập mặn ven biển Việt Nam (Nguyễn Ngọc Bình, 2001); Chương trình biển KT03 (1991-1995),
đề tài "Sử dụng hợp lý các hệ sinh thái tiêu biểu vùng biển ven bờ Việt Nam Một số công trình nghiên cứu khác cũng đã bước đầu lượng giá kinh kế
của một số vùng RNM ven biển Việt Nam như: Economic evaluation studies
of Mangrove conservation and Rehabilitation in Nam Ha Province (Nguyễn
Hoàng Trí & Nguyễn Hữu Ninh, 1998); Lượng giá kinh tế của HST RNM Việt Nam (UNEP, 2005-2010); Đánh giá kinh tế sự suy thoái cảnh quan rừng ngập mặn khu vực vịnh Hạ Long (Hoàng Danh Sơn, 2004); Nguyễn Hoàng Trí (2006) đã phân tích một số nghiên cứu điển hình về lượng giá kinh tế hệ sinh thái rừng ngập mặn trên thế giới và Việt Nam tại Hội thảo “Tăng cường phối hợp quản lý tổng hợp vùng bờ, Hải phòng – tháng 11/2006”; Trên cơ sở tổng hợp các công trình nghiên cứu, Nguyễn Hoàng Trí (2006) cũng đã xuất bản cuốn sách “Lượng giá kinh tế hệ sinh thái rừng ngập mặn, Nguyên lý và ứng dụng” Công trình nghiên cứu “Khôi phục và phát triển bền vững hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ” đã đoạt Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học &
Trang 2618
Công nghệ năm 2005 Theo kết quả lượng giá kinh tế của các tác giả, tổng giá trị kinh tế của HST RNM khu vực Cần Giờ (bao gồm giá trị sử dụng trực tiếp
và giá trị sử dụng gián tiếp) được tính ra bằng tiền (theo phương pháp của
IUCN, 1999) là 7.863,4 tỷ đồng (khoảng 558 triệu USD: 11/1999), ngoài ra
còn các giá trị khoa học, giá trị đa dạng sinh học bền vững chưa được tính đến (Lê Văn Khôi & Nguyễn Đình Cương và ctv, 2000)
Đối với khu vực nghiên cứu, RNMCG là đối tượng nghiên cứu của rất nhiều nhà khoa học Các nghiên cứu nổi bật tại khu vực nghiên cứu phải kể đến như sau:
- Công trình nghiên cứu “Khôi phục và phát triển bền vững hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ” đã đoạt Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học & Công nghệ năm 2005 Theo kết quả lượng giá kinh tế của các tác giả, tổng giá trị kinh tế của HST RNM khu vực Cần Giờ (bao gồm giá trị sử dụng trực tiếp
và giá trị sử dụng gián tiếp) được tính ra bằng tiền (theo phương pháp của
IUCN, 1999) là 7.863,4 tỷ đồng (khoảng 558 triệu USD: 11/1999), ngoài ra
còn các giá trị khoa học, giá trị đa dạng sinh học bền vững chưa được tính đến (Lê Văn Khôi & Nguyễn Đình Cương và ctv, 2000)
- Luận án Tiến sĩ sinh học “Nghiên cứu sinh thái nhân văn vùng rừng
ngập mặn xã Tam Thôn Hiệp, huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh” Phan
Thị Anh Đào, 2001
- “Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ” Nguyễn Hoàng Trí,
Phan Nguyên Hồng, Lê Trọng Cúc
- Báo cáo khoa học“Tính chất nước ven biển Cần Giờ”, Phạm Văn Ngọt,
Đại học Sư phạm TP- Hồ Chí Minh, 1999
- Báo cáo chuyên đề "Hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ phục hồi "
Viên Ngọc Nam, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, 2002
- Nhiệm vụ “So sánh cấu trúc và chức năng của hệ sinh thái rừng ngập
mặn trồng lại và rừng ngập mặn tự nhiên tại khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ
Trang 2719
TP.HCM”, Trần Triết, Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội,
2007
CHƯƠNG 2: ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Địa điểm nghiên cứu
2.1.1 Vị trí địa lý:
Rừng ngập mặn Cần Giờ nằm gọn trong Huyện Cần Giờ thuộc Thành phố Hồ Chí Minh, có diện tích khoảng 73.361 ha
Tọa độ địa lý: Vĩ độ Bắc: 10o22’14” – 10o40’09”
Kinh độ Đông: 106o46’12” – 107o00’59”
Hình 2.1 Bản đồ huyện Cần Giờ
Trang 2820
Ranh giới:
Phía Bắc giáp Huyện Nhà Bè Phía Nam giáp biển Đông Phía Đông giáp Đồng Nai và Bà Rịa-Vũng Tàu Phía Tây giáp Long An và Tiền Giang
Chiều dài của khu vực từ Bắc xuống Nam là 35 km, từ Đông sang Tây là 30
km
2.1.2 Địa hình
Rừng ngập mặn Cần Giờ có địa hình tương đối bằng phẳng, có xu hướng tạo thành lòng chảo ở khu vực trung tâm Xét từng khu vực nhỏ thì địa hình không biến đổi nhiều, nhưng có sự chênh lệch về cao độ khoảng 0- 2m, trừ khu vực giồng chùa có độ cao lớn nhất là 10,10 m ở tiểu khu 14, ven sông Nhà
Bè độ cao từ 1 - 3 m Từ biển đi về phía Nhà Bè, độ cao có xu hướng tăng dần Cần Giờ được bao bọc bởi các sông lớn, có bờ biển dài 14 km và hệ thống sông rạch chằng chịt, mật độ sông rạch khoảng 7 - 10 km/km2, với tổng diện tích mặt nước khoảng 21.000 ha chiếm gần 30% lãnh thổ Do hệ thống các sông rạch đan chéo với nhau tạo nhiều hướng chảy khác nhau đã chia cắt nhiều vùng lãnh thổ thành các khu nhỏ (dạng đảo) như ấp An Hoà, An Phước của xã Tam Thôn Hiệp, xã Thạnh An…
Địa hình chia thành 5 dạng sau:
5) Ngập theo chu kỳ nhiều năm >1.5
- Bãi bồi: được bồi tụ dọc theo sông nhà bè, ngã bảy, sông dừa tạo thành vòng cung bao bọc vùng đầm lầy, trầm tích chủ yếu là bột cát sét
Các nhóm đất chính gồm:
Trang 2921
- Đất giồng cát ở dọc bờ biển có diện tích khoảng 680 ha, hầu như không bị ngập, đất có phản ứng chua, nghèo hữu cơ, hàm lượng chất dinh dưỡng nghèo Vùng đất giồng cát chủ yếu là dùng làm đất thổ cư, trồng cây ăn trái, hoa màu…
- Đất phù sa trên nền phèn tiềm tàng có lớp mùn tầng mặt khá cao, phân bố ở
xã Bình Khánh, xã Lý Nhơn có diện tích 1.385 ha được sử dụng trồng lúa, cây
ăn trái Ngoài ra, còn có một phần đất phù sa ven sông có tầng loang lỗ đỏ vàng, nhiễm mặn về mùa khô, độ cao trên dưới 2m ở Bình Khánh
- Đất phèn tiềm tàng nhiễm mặn vào mùa khô ở phía Nam, xã Bình Khánh và
xã An Thới Đông, tầng sinh phèn xuất hiện nông, đất sét và thịt Chiếm ưu thế
có lớp phù sa tầng mặt dày khoảng 15 – 20 cm
- Đất phèn mặn:
+ Vùng đất mặn phèn tiềm tàng, tầng sinh phèn nông, nhiều mùn bã hữu cơ, ngập mặn thường xuyên có diện tích 27.280 ha, phân bố tập trung ở lòng chảo giữa huyện Cần Giờ Đất sét và thịt chiếm từ 85% - 95% Đất đang hình thành chưa ổn định, nhão, giàu mùn, đất mặn nhiều
+ Vùng đất mặn phèn tiềm tàng, tầng sinh phèn nông, nhiều bã hữu cơ Ngập mặn theo con nước có diện tích là 4.780 ha, phân bố chủ yếu theo thềm lòng chảo đầm lầy ngập mặn, có độ cao khoảng 1 m Đất sét và thịt chiếm 94% - 95%, tầng mặt đất chặt cứng
+ Đất mặn phèn tiềm tàng, tầng sinh phèn sâu, nhiều cát, đất ngập mặn theo con nước, phân bố ở các giồng cát của xã Long Hoà, cát chiếm ưu thế từ 65%
- 80% Đất nghèo mùn, đất nhiễm mặn nhiều
- Đất than bùn, phèn tiềm tàng có diện tích 210 ha phân bố ở An Nghĩa, tiểu khu 5, tiểu khu 9, cù lao Phú Lợi, bên bờ vịnh Gành Rái, Thiềng Liềng, Ngã Bảy Than bùn chất lượng kém, đất chua vừa, độ mặn cao
Trang 30Với số giờ chiếu sáng cao và phân bố đều suốt cả năm như vậy đã cung cấp một nguồn ánh sáng phong phú, thuận lợi cho quá trình phát triển của cây ngâ ̣p mă ̣n
Nhiệt độ không khí
Chế độ nhiệt cao và khá ổn định Nhiệt độ trung bình năm không quá
30oC và thấp nhất không dưới 27oC Biên độ nhiệt độ trong ngày từ 50
C – 7oC, trong các tháng thường nhỏ hơn 4oC Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất từ tháng 3 đến tháng 5 và thấp nhất là tháng 12 và tháng 1 Nhiệt độ trung bình năm khoảng 28,5oC đo được ở trạm khí tượng thủy văn Đỗ Hoà
Lượng mưa
Xét trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, huyện Cần Giờ có lượng mưa thấp nhất, không ổn định theo thời gian và phân bố không đều theo không gian Lượng mưa năm tăng dần theo hướng Đông Nam - Tây Bắc từ 1157mm
ở xã Cần Thạnh đến 1476mm tại xã Tam Thôn Hiệp và 1744mm ở Mũi Nhà
Bè (xã Bình Khánh) Khoảng 90% lượng mưa tập trung vào mùa mưa từ tháng
5 đến tháng 10 Mùa khô có lượng mưa trung bình khoảng 150mm/tháng
Gió
Huyện Cần giờ chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, mỗi năm
có 2 mùa mưa nắng rõ rệt Gió mùa Đông Nam xuất hiện từ tháng 11 đến
Trang 3123
tháng 4 năm sau với tốc độ trung bình 1 - 3m/s Hướng gió đông nam đã góp phần đưa nước mặn từ biển vào các sông rạch trong các tháng mùa khô, cũng như tác động thẳng góc vào mũi Cần Giờ làm vùng này bị xói lở mạnh (nhất là
từ tháng 2 đến tháng 4) Tốc độ gió trong bão >33m/s Do vùng ven biển Cần Giờ nhô ra phía biển nên chịu ảnh hưởng mạnh của gió chướng tạo nên những biến đổi dị thường về chế độ thủy văn
2.1.4 Chế độ thủy triều
Rừng ngập mặn Cần Giờ nằm trong vùng có chế độ bán nhật triều không đều Biên độ triều khoảng 2m khi triều trung bình và 4m khi triều cường Theo quan sát, hai đỉnh triều thường bằng nhau nhưng hai chân triều lệch nhau Biên độ triều có xu hướng giảm dần từ phía Nam lên phía Bắc vì phía Bắc tiếp giáp với biển Đông
Theo âm lịch, vào các ngày 29, 30, 1, 2, 3 và các ngày 14, 15, 16, 17, 18, mỗi ngày có 2 con nước lớn ngập toàn bộ rừng ngập mặn khi triều cường, hai ngày có thủy triều thấp nhất trong tháng là ngày 8 và ngày 25 âm lịch
Thủy triều đóng một vai trò quan trọng trong cơ chế thủy văn cũng như
hệ sinh thái của huyện Cần Giờ Thủy triều cùng với đặc điểm địa hình có ảnh hưởng quan trọng đến độ mặn của vùng nghiên cứu, từ đó tác động đến sự phân
bố cây ngập mặn ở vùng nghiên cứu
2.1.5 Độ mặn
Huyện Cần Giờ nằm trong vùng cửa sông, địa hình thấp, lại chịu tác động mạnh mẽ của thủy triều lên xuống hằng ngày, các sông kênh rạch đều đóng vai trò của những “kênh dẫn triều” quanh năm đưa nước mặn ngập sâu bủa khắp cả địa bàn nên khối nước mặn của huyện này tùy theo mùa sẽ ở trạng thái mặn hay lợ Diễn biến ngập mặn phụ thuộc vào sự kết hợp giữa thủy triều biển Đông và lưu lượng nước ở thượng nguồn sông Sài Gòn và sông Đồng Nai Vào khoảng tháng 4, nước biển chiếm ưu thế trong mối tương tác sông – biển, nước mặn xâm nhập sâu hơn vào trong đất liền, độ mặn của nước trong vùng nội động được nâng cao lên Ngược lại, vào thời gian từ tháng 9 đến
Trang 3224
tháng 10, khi các sông giữ vai trò ưu thế trong lực tương tác sông – biển, lúc
đó nước ngọt từ sông đẩy lùi nước mặn ra biển làm hạ bớt độ mặn của nước trong khu vực Độ mặn diễn biến theo hình vòng cung hướng Đông Bắc - Tây Nam Độ mặn trên hệ sông Soài Rạp thấp hơn hẳn so với hệ sông Lòng Tàu và sông Thị Vải do dòng sông hình thành khác nhau Sông Soài Rạp có độ sâu nhỏ hơn so với sông Lòng Tàu nên tác động từ biển Đông vào sông Soài Rạp yếu hơn vào sông Lòng Tàu Độ mặn được chia làm 3 vùng:
- Vùng 1: vùng Bắc huyện Cần Giờ, trung bình từ 8 - 13‰
- Vùng 2: vùng giữa huyện có độ mặn từ 13 - 14‰ thích hợp cho nuôi tôm sú và tôm thẻ vào mùa khô từ tháng 12 đến tháng 5 năm sau
- Vùng 3: vùng ven biển có độ mặn từ 24 - 30‰ Độ mặn này ít dao động, ngoài ra cũng cần chú ý thêm độ mặn ở tại mũi Cần Giờ và mũi Đồng Hòa Căn cứ vào số liệu điều tra được từ phòng Nông Nghiệp huyện Cần Giờ : + Tại mũi Cần Giờ độ mặn quanh năm trên 18‰ biên độ nhỏ và khá ổn định, trong mùa khô độ mặn thường không khác biệt nhau nhiều, trung bình từ
26 - 29‰ Mùa mưa từ 20 - 25‰
+ Tại mũi Đồng Hòa: độ mặn của mũi Đồng Hòa thấp hơn mũi Cần Giờ
từ 1 - 3‰ trong mùa khô và từ 4 - 8‰ trong mùa mưa Sự khác biệt này chủ yếu do lượng nước ngọt đổ ra theo ngã Soài Rạp nhiều hơn ngã Lòng Tàu
Từ khi thủy điện Trị An đi vào hoạt động, nhà máy có ảnh hưởng đến
sự biến đổi độ mặn của vùng Cần Giờ Trong mùa khô, lượng nước xả cao nên độ mặn giảm so với trước kia Ngược lại trong mùa mưa, độ mặn lại tăng hơn trước do lượng nước xả của hồ Trị An giảm đi
Độ mặn là một yếu tố sinh thái quan trọng quyết định đến phân bố cây ngập mặn ở vùng nghiên cứu
Trang 3325
2.1.6 Hệ thực vật rừng ngập mặn Cần Giờ
Hình 2.2 Bản đồ độ che phủ thảm thực vật rừng ngập mặn Cần G CFiờ
Nguồn: Ban quản lý RNMCG, 2002
Theo kết quả nghiên cứu, RNMCG có diện tích 30.385,5 ha trong đó có
8.958 ha rừng tự nhiên và 21.427,44 ha rừng trồng (Bảng 2.1)
Rừng tự nhiên là loại rừng tái sinh tự nhiên trên đất bị rải chất độc hoá
học trong thời kì chiến tranh (1965 - 1970) trên các vùng đất còn ngập triều
(hình 2.4), nhiều nhất là các rừng Mắm trắng (Avicennia alba) thuần loại trên
các bãi bồi dọc sông (Hình 2.3), rừng hỗn giao Mắm trắng và Bần trắng
(Sonneratia alba), ở các bãi bồi ở vùng cửa sông, ven biển có độ màu cao (Long
Thạnh) Còn lại là rừng Bần chua (S caseolaris) và Dừa nước (Nypa fruticans)
phân bố dọc sông và kênh rạch có nước lợ
Trang 34Đất trống (ha)
Đất khác (ha)
Tổng diện tích
Hình 2.3 Mắm trắng thường mọc ở các cửa sông ven biển
Hình 2.4 Rừng ngập mặn đang tái sinh tự nhiên
Trang 35Đất trống (ha)
Đất khác (ha)
Tổng diện tích
Ghi chú: Đất khác gồm: diện tích sông rạch, bãi bồi, ruộng muối, bờ đê
Nguồn: Lê Đức Tuấn và cs, 2002
Trang 3628
Hình 2.5 Rừng ngập mặn đang phát triển trên những bãi đất bồi
Đối với rừng trồng, loại cây trồng chính là Đước (Rhizophora apiculata) và Dừa nước (Nypa fruticans) (1978 - 1999) Từ năm 1984 trở đi một số loại cây khác như Đưng (Rhizophora mucronata), Gõ biển (Intsia bijuga), Dà vôi (Ceriops tagal), Dà quánh (Ceriops decandra), Cóc trắng (Lumnitzera
racemosa), Xu ổi (Xyclocarpus granatum), Tra biển (Thespesia populnea),
Vẹt khang (Bruguiera sexangula), Trang (Kangdelia candel) được trồng thêm
để phủ xanh 1 số đất trống và một số đầm tôm bỏ hoang, hoặc trồng thử nghiệm nhưng diện tích không lớn (Phan Nguyên Hồng chủ biên, 1999)
Từ năm 1978, chính quyền và cơ quan lâm nghiệp TP.Hồ Chí Minh có chủ trương phục hồi toàn bộ RNM bị phá huỷ do chiến tranh hoá học (gần 22.000 ha) và bảo vệ các rừng tái sinh tự nhiên nên hiện nay hơn 95% diện tích bãi bồi đều có cây ngập mặn tái sinh tự nhiên Dọc theo sông Đồng Tranh
(hình 2.5), ngành Lâm nghiệp trồng Đưng (Rhizophora mucronata) trên đất bồi nhưng cây bị hà (Banacle) bám và sinh trưởng rất chậm, bị Mắm trắng (Avicennia alba) tự nhiên cạnh tranh nên Đưng chết dần Dọc bờ biển xã Long
Hoà có trồng Mắm trắng nhưng đây là vùng bị xói lở mạnh nên tất cả cây trồng đều bị sóng và thuỷ triều cuốn trôi hết Do đó hiện nay ở các bãi bồi ven sông và biển Cần Giờ không cần trồng rừng vì đất bồi đến đâu thì các loài tiên phong lấn chiếm đến đấy
Trang 3729
2.1.7 Vai trò và tiềm năng của RNMCG
Sau khi rừng ngập mặn được khôi phục lại, rừng đã phát huy vai trò nhiều mặt của rừng như phòng hộ, cung cấp sản phẩm lâm nghiệp, thủy sản, sinh cảnh, tham quan du lịch, nghiên cứu, học tập cho thành phố Hồ Chí Minh và các vùng lân cận
Môi trường
Rừng ngập mặn Cần Giờ đóng vai trò điều hoà khí hậu, cung cấp oxy, ngăn chặn đưa hơi nước mặn cho thành phố Hồ Chí Minh, một thành phố đông dân và môi trường đang càng ngày càng bị ô nhiểm, có thể nói rừng ngập mặn Cần Giờ là lá phổi xanh của Thành phố
Ngoài ra rừng ngập mặn Cần Giờ còn là một bể lắng, lọc nguồn nước thải của thượng nguồn chảy xuống với nhiều chất thải công nghiệp, thuốc trừ sâu rồi mới chảy ra biển Như vậy chức năng của rừng Cần Giờ không còn
là lá phổi xanh mà còn là trái thận của Thành phố
Vai trò phòng hộ còn thể hiện qua việc hạn chế thiên tai do bão, gió mạnh gây ra Tốc độ gió giảm sau những cánh rừng do chiều cao của cây rừng cản lại Qua cơn bão Linda năm 1997 đã cho thấy mức độ thiệt hại chỉ xẩy ra vùng ven biển còn những vùng có cây rừng ngập mặn thì không bị thiệt hại
Sản phẩm lâm nghiệp
Từ năm 1986 bắt đầu tỉa thưa, hàng năm đã cung cấp hàng chục ngàn tấn củi đun cho nhân dân Thành phố và các vùng phụ cận trong thời kỳ khan hiếm chất đốt Từ năm 1990 - 1999, ngoài việc cung cấp củi chất đốt, rừng ngập mặn Cần Giờ còn cung cấp cừ cột cho việc xây dựng nhà cửa cho nhân dân nông thôn và đồng bằng sông Cửu Long Đây cũng là nguồn thu nhập chính của các hộ nhận khoán bảo vệ rừng thông qua việc ăn chia 65% sản phẩm tỉa thưa Bên cạnh đó cũng cung cấp chất lợp nhà bằng lá Dừa nước cho nhân dân ngoại thành Từ 9/1999 đến nay RNMCG không còn cung cấp gỗ củi nữa do quyết định của UBND Thành phố cấm tỉa thưa
Trang 3830
Nhóm tác giả Võ Chí Trung, Đặng Văn Ngọc, Tôn Sĩ Kinh, Lê Văn
sáng, Mai Kỳ Vinh (1999), Nghiên cứu định giá kinh tế rừng ngập mặn Cần
Giờ, TP Hồ Chí Minh, IUCN Viêt Nam, 53 tr, đã tính giá trị kinh tế của rừng
ngập mặn thông qua giá trị vật chất sử dụng trực tiếp và giá trị gián tiếp đa tác dụng sinh thái môi trường văn hoá - khoa học như phòng hộ môi trường, phòng hộ cơ sở hạ tầng, giá trị tổng hợp sinh khối Qua tính toán đã định giá kinh tế rừng ngập mặn Cần Giờ được tính bằng tiền, tổng hợp theo thời điểm
và dự báo 2005 và 2010
Hạn chế xói mòn, sat lở
Ổn định bờ biển, chống xói mòn bằng cách giảm năng lượng vùng cửa sông, vận tốc dòng chảy và các lực xói mòn khác, đồng thời hệ thống rễ của rừng ngập mặn còn có tác dụng cố định phù sa tạo nên đất mớ i Đến nay đã
có được hàng ngàn hecta đất bồi với Mắm trắng là loài tiên phong thành những đai rừng vùng cửa sông thuộc sông Đồng Tranh và các sông rạch bên trong Hiệu quả phòng hô ̣ của RNMCG được thể hiê ̣n trong bảng 2.2 và 2.3
Bảng 2.2 Hiệu quả phòng hộ của rừng ngập mặn Cần Giờ
Nguồn: Võ Chí Chung và cs(2000)
Năm Tình trạng thiên
tai
Tình hình hiện trạng RNM
Tình trạng thiệt
hại
Chính quyền địa phương đánh giá mức
Tàn phá trắng ở cần Giờ và các vùng phụ cận
Tàn phá 70%
nhà cửa, ảnh hưởng mạnh đến các vùng kế cận
Ước tính 10 tỉ đồng
Mức độ thiệt hại chỉ bằng 30% so với 1981
30% mức thiệt hại của năm
1981
Trang 39Tần dày lớp đất bùn bồi lắng lòng sông trung bình (cm)
Hiện trạng RNM
cố định bùn đất và giảm thiểu bồi lắng lòng sông lạch
Chi phí nạo vét luồng lạch ra vào
hệ thống cảng (theo thời giá 1999)
Rừng mới trồng đạt 17% che phủ đất Cần Giờ
đất đai CầnGiờ
18 Tỷ đồng
Rừng cố định khối lượng lớn đất bùn bồi lắng
16 Tỷ đồng
Trang 4032
và còn là nguồn thức ăn cho chúng Nguồn lợi tôm cá tăng dần từ những năm
1983 - 1990, nhưng do con người sử dụng và khai thác bằng cách tháo cạn bắt kiệt với những công cụ như lưới điện đã làm nguồn con giống suy giảm đáng
kể Nguồn thủy sản trong thiên nhiên không còn nhiều mà chủ yếu dựa vào nuôi trồng Những con số thống kê nguồn thu nhập của thủy sản chủ yếu là do nuôi tôm Tuy nhiên, nuôi tôm theo kiểu dân gian trong rừng đã bị cấm nên đã hạn chế được việc đào đắp bừa bãi trong rừng
Sản xuất muối
Trên những vùng đất cao của rừng ngập mặn Cần Giờ lâu đời nay đã được người dân sử dụng để sản xuất muối Diện tích này quy hoạch khoảng 1.000 ha Tuy nhiên, vấn đề sản xuất và tiêu thụ muối ở Cần Giờ có nhiều thăng trầm do chất lượng muối kém hơn những nơi khác, giá không ổn định vì
vâ ̣y ngành nghề này không phát triển trong thời gian qua
Động vật hoang dã
RNMCG là nơi cư trú của nhiều loài thú, chim, côn trùng tồn tại và phát triển tạo nên sinh cảnh đa dạng phong phú và hấp dẫn Một số loài cây như là Chà là, Chùm lé là giá thể cho một số loài chim làm tổ (Sân chim ở Khu du lịch Vàm Sát) Dơi nghệ trú ngụ trên cây Đước, Bầy khỉ (khoảng 600 con) ở Lâm viên Cần Giờ cũng đã tạo nên cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn Ngoài ra còn có những sinh cảnh như bãi chim đậu, bầy Cò trắng Sinh cảnh rừng ngập mặn Cần Giờ đã được phục hồi và đa dạng là những yếu tố tích cực và nhân tố thích nghi cho các loài động vật sinh sống và phát triển, đây cũng là một
vườn động vật tự nhiên của Thành phố
Du lịch, nghiên cứu khoa học, nghỉ dưỡng
RNMCG sinh trưởng và phát triển đã hấp dẫn một lượng du khách lớn của Thành phố đi tham quan nghỉ mát nhất là những ngày lễ và cuối tuần của một thành phố đông dân Vớ i không khí thoáng mát và trong lành đây cũng là nơi cho học sinh các trường đến tham quan học tập về hệ sinh thái rừng ngập mặn Đây cũng chỉ là những bước ban đầu nên cần có thời gian để củng cố và