HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
Người hướng dẫn khoa học:TS Lê Ngọc Hướng
NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài luận văn “Quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địabàn huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình” là công trình nghiên cứu của tác giả Các thôngtin và số liệu được đề cập đến trong đề tài nghiên cứu là hoàn toàn trung thực và dựatrên các luận cứ thực tế tiếp cận Những kết quả thu được qua đề tài nghiên cứu là củabản thân tác giả cùng với sự hướng dẫn giúp đỡ của giảng viên hướng dẫn Tất cả cáckết quả đạt được chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.
Hà Nội, ngày thángnăm 2017Tác giả luận văn
Tạ Văn Bằng
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Đề tài luận văn này được thực hiện và hoàn thành tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam, để hoàn thành công trình này tác giả xin chân thành gửi lời cảm ơn tới:-TS Lê Ngọc Hướng là người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡtác giả xác định phương hướng nghiên cứu, xây dựng nội dung của luận văntrong suốt quá trình nghiên cứu.
-Tôi xin chân thành cảm ơn HĐND, UBND huyện, các phòng, ban,các đồng chí cán bộ huyện và các xã An Lễ, An Ninh, Quỳnh Hải thuộc huyệnQuỳnh Phụ; Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Bình đã tạo mọi điều kiệnthuận lợi giúp tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã khích lệ,động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Dù đã có nhiều cố gắng nhưng luận văn không thể tránh khỏinhững tồn tại, thiếu sót Kính mong nhận được sự góp ý của các thầy côgiáo và đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2017Tác giả luận văn
Tạ Văn Bằng
Trang 4MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
1 1.Tình cấp thiết của đề tài 1
1.2.Mục tiêu nghiên cứu 3
1.2.1.Mục tiêu chung 3
1.2.2.Mục tiêu cụ thể 3
1.3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
1.3.1.Đối tượng nghiên cứu 3
1.3.2.Phạm vi nghiên cứu 3
1.4.Những đóng góp mới của luận văn 4
Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn 5
2.1.Cơ sở lý luận 5
2.1.1.Các khái niệm liên quan 5
2.1.2.Vai trò của công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp 8
2.1.3.Nội dung quản lý nhà nước về đất nông nghiệp 10
2.1.4.Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý đất nông nghiệp 14
2.2.Cơ sở thực tiễn 19
2.2.1.Kinh nghiệm quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên thế giới192.2.2. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về đất nông nghiệp ở một số địaphương và các tỉnh thành phố 23
2.2.3.Bài học rút ra cho huyện Quỳnh Phụ về QLNN về ĐNNo 25
2.2.4.Một số nghiên cứu liên quan đến đề tài 26
Phần 3 Phương pháp nghiên cứu 28
3.1.Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 28
Trang 53.1.1.Điều kiện tự nhiên 28
3.1.2.Điều kiện đất đai 29
3.1.3.Dân số và lao động 32
3.1.4.Tình hình phát triển kinh tế - xã hội 32
3.2.Phương pháp nghiên cứu 35
3.2.1.Chọn điểm nghiên cứu 35
3.3.2.Phương pháp thu thập dữ liệu và xử lý số liệu 35
3.3.3.Phương pháp phân tích số liệu 37
3.3.4.Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 39
Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận 40
4.1. Thực trạng quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyệnquỳnh phụ, tỉnh thái bình 40
4.1.1.Bộ máy tham gia quản lý nhà nước về đất nông nghiệp 40
4.1.2.Ban hành văn bản pháp luật về quản lý, sử dụng đất nông nghiệp424.1.3.Khảo sát, đo đạc lập bản đồ địa chính 46
4.1.4. Quản lý và thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp484.1.5.Thu hồi, chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp 54
4.1.6.Đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp584.1.7. Giải quyết tranh chấp, khiếu nại tố cáo và xử lý vi phạm trong sửdụng đất nông nghiệp 63
4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về đất nông nghiệptrên địa bàn huyện quỳnh phụ, tỉnh thái bình 69
4.2.1.Nhóm yếu tố về cơ chế chính sách 69
4.2.2.Công tác tổ chức thực hiện của cơ quan nhà nước 71
4.2.3.Năng lực, trình độ của cán bộ quản lý nhà nước 72
4.2.4.Nhóm yếu tố tự nhiên và kỹ thuật 76
4.2.5.Nhóm yếu tố kinh tế - xã hội 77
4.3. Định hướng và giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về đất nôngnghiệp trên địa bàn huyện quỳnh phụ, tỉnh thái bình 78
4.3.1.Cơ sở khoa học của định hướng và giải pháp 78
4.3.2.Chủ trương, định hướng 81
Trang 6iv
Trang 7Phần 5 Kết luận và kiến nghị 94
5.1.Kết luận 94
5.2.Kiến nghị 95
5.2.1.Đối với Nhà nước 95
5.2.2.Đối với Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Bình 96
Tài liệu tham khảo 97
Phụ lục 1 100
Phụ lục 2 103
Trang 8DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮTChữ viết tắt Nghĩa tiếng việt
Trang 9DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1 Cơ cấu đất đai của huyện Quỳnh Phụ (2014 - 2016) 31
Bảng 3.2 Giá trị sản xuất và cơ cấu kinh tế huyện Quỳnh Phụ 33
Bảng 3.3 Thu thập thông tin thứ cấp 36
Bảng 3.4 Tổng hợp số lượng mẫu điều tra 36
Bảng 4.1 Kết quả phổ biến pháp luật về quản lý ĐNNo cho người dân 45
Bảng 4.2.Đánh giá của người dân về công tác tuyên truyền pháp luật về quản lýsử dụng ĐNNo 46
Bảng 4.3 Đánh giá của cán bộ về công tác lập bản đồ quy hoạch SDĐNNo47Bảng 4.4 Kết quả thực hiện kế hoạch SDĐ năm 2014 49
Bảng 4.5 Kế hoạch SDĐ năm 2015 của huyện Quỳnh Phụ 50
Bảng 4.6 Kết quả thực hiện kế hoạch SDĐ năm 2015 của huyện 51
Bảng 4.7 Kế hoạch sử dụng ĐNNo huyện Quỳnh Phụ đến năm 2020 53
Bảng 4.8.Đánh giá về công tác quản lý quy hoạch đất nông nghiệp trên địa bànhuyện54Bảng 4.9 Kết quả thu hồi đất năm 2016 tại các xã điều tra 56
Bảng 4.10 Ý kiến của người dân về công tác tuyên truyền, vận động 58
Bảng 4.11 Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền SDĐNNo tại các xã điều tra.60Bảng 4.12 Ý kiến của người dân về công tác cấp GCN quyền SDĐ 61
Bảng 4.13 Ý kiến của cán bộ lãnh đạo về những khó khăn trong công tác cấpgiấy chứng nhận quyền SDĐ 62
Bảng 4.14 Ý kiến của cán bộ về những khó khăn trong công tác giải quyết tranhchấp đất đai 63
Bảng 4.15 Thực trạng giải quyết đơn thư khiếu nại về ĐNNo của huyện QuỳnhPhụ 65
Bảng 4.16 Đánh giá của người dân về công tác giải quyết khiếu nại, tranh chấpđất đai 66
Bảng 4.17 Tổng hợp trường hợp vi phạm về đất nông nghiệp trên địa bàn huyệnQuỳnh Phụ năm 2014-2016 67
Bảng 4.18 Bảng tổng hợp kết quả xử lý vi phạm về sử dụng đất nông nghiệp trênđịa bàn huyện Quỳnh Phụ năm 2014-2016 68
Trang 10Bảng 4.19 Kết quả điều tra hộ sử dụng đất nông nghiệp về cơ chế chính sách 70Bảng 4.20 Đánh giá của người dân về thực hiện một số quyền lợi trong quản lý
nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện 71Bảng 4.21 Trình độ các cán bộ quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn
huyện Quỳnh Phụ đến năm 2016 72Bảng 4.22 Đánh giá của người dân về chất lượng cán bộ quản lý nhà nước đối
với đất nông nghiệp 75Bảng 4.23 Kết quả đánh giá của người dân sử dụng đất nông nghiệp 76Bảng 4.24 Kết quả sử dụng đất nông nghiệp của các hộ nông dân điều tra năm
2016 78
Trang 11TRÍCH YẾU LUẬN VĂNTên tác giả: Tạ Văn Bằng
Tên luận văn: Quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyệnQuỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình.
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 63 34 04 10Cơ sở đào tạo: Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
Luận văn đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về đất nông nghiệp huyệnQuỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình trong thời gian quan, đề xuất những giải pháp nhằm tăngcường quản lý nhà nước về đất nông nghiệp tại địa phương trong thời gian tới.
Luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu: phương pháp chọn điểmnghiên cứu, phương pháp thu thập số liệu, phương pháp phân tích Số liệu sơ cấp đượctác giả thu thập bằng cách điều tra phỏng vấn 120 hộ nông dân trên địa bàn 3 xã An Lễ,An Ninh, Quỳnh Hải, và 10 cán bộ cấp huyện và 30 cán bộ cấp xã Nội dung khảo sátgồm: Thông tin chung về người và nhóm đối tượng phỏng vấn; tình hình đất đai: sốlượng, diện tích, các nhóm đất, chất lượng đất; tình hình quản lý nhà nước về đất đaitheo các nội dung quản lý; thuận lợi chủ yếu trong quản lý nhà nước tại địa phương; khókhăn chủ yếu trong quản lý nhà nước tại địa phương; các triển vọng, nguyện vọng, đềxuất trong công tác quản lý đất đai Số liệu thứ cấp được thu thập từ các sách, tạp chí,báo, báo cáo của các ngành, các cấp, trang web… có liên quan đến nội dung nghiên cứucủa đề tài Số liệu sau khi được tác giả thu thập về sẽ được tổng hợp và phân tích đểđánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyệnQuỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm tăng cường công tácquản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện.
Về thực trạng quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ, tỉnhThái Bình đã có những nổi bật: ban hành nhiều văn bản pháp luật về quản lý, sử dụng đấtnông nghiệp; về khảo sát, đo đạc lập bản đồ địa chính huyện đã xây dựng được bản đồ hiệntrạng sử dụng đất ở cấp huyện và 36 xã và 2 thị trấn tỷ lệ 1/1000 và 1/2000; về quản lý và thựchiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp huyện và xã công khai phổ biến, tuyêntruyền, công việc này được thực hiện thường xuyên dưới sự hướng dẫn của các xã, thị trấn,các tổ chức thực hiện quy hoạch và quản lý đầu tư xây dựng phù hợp với quy hoạch đượcduyệt; công tác thu hồi, chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp cũng được các cấpchính quyền tổ chức tuyên truyền vận động người dân trước khi thu hồi nhưng kết quả tuyêntruyền vận động chưa được cao, có tới 20,84% người dân tham gia phỏng vấn cho rằng côngtác tuyên truyền, vận động chưa tốt; về đăng ký và cấp giấy
Trang 12chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp, tính đến hết năm 2016 toàn huyện đãcấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 87.739 thửa ruộng; về giải quyết tranhchấp, khiếu nại tố cáo và xử lý vi phạm trong sử dụng đất nông nghiệp, năm 2016huyện đã giải quyết được 117/125 đơn thư khiếu nại về đất nông nghiệp của ngườidân, xử lý 312/328 hộ vi phạm về sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện.
Nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địabàn huyện Quỳnh Phụ tác giả luận văn tiến hành đề xuất 6 nhóm như sau: (1)Tăng cường công tác tuyên truyền (2) Nâng cao trình độ chuyên môn cho độingũ cán bộ (3) Tăng cường công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nôngnghiệp; (4) Tăng cường công tác đăng ký giao đất, cấp giấy chứng nhận quyềnsử dụng đất; (5)Tăng cường công tác thống kê, khảo sát đo đạc, lập bản đồ địachính; Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết đơn thư tố cáo.
Trang 13THESIS ABSTRACTMaster candidate: Ta Van Bang
Thesis title: State management of agricultural land in Quynh Phu district,Thai Binh province.
Major: Economic management Code: 60 34 04 10
Educational organization: Vietnam National University of Agriculture
An assessment of the state management of agricultural land in Quynh Phudistrict, Thai Binh province during the period of time, to propose solutions to strengthenthe state management of agricultural land in the locality in the coming time.
The dissertation uses a number of research methods: site selection method, datacollection method, analytical method The primary data was collected by interviews with120 households in 3 communes of An Le, An Ninh, Quynh Hai, and 10 district officialsand 30 commune officials Contents of the survey include: General information aboutpeople and groups of interviewees; land situation: quantity, area, soil groups, soilquality; The state management of land according to the management contents; Mainadvantages in local state management; Main difficulties in state management inlocalities; Prospects, aspirations and suggestions in land administration Secondary datais collected from books, journals, newspapers, and reports from departments, levels,websites, etc., which are related to the research content of the topic The data collectedby the author will be aggregated and analyzed to assess the state of agricultural landmanagement in Quynh Phu district, Thai Binh province To strengthen the statemanagement of agricultural land in the district.
Regarding the state management of agricultural land in Quynh Phu district, ThaiBinh province, there are many outstanding documents: the issuance of many legaldocuments on the management and use of agricultural land; Surveying, measuring andmapping the district cadastral map has made land use status at district level and 36communes and 2 towns at 1/1000 and 1/2000 scale; On management and implementationof district and commune agricultural land use planning and dissemination publicity,propaganda, this work is carried out under the guidance of communes, towns, realorganizations Planning and managing construction investment in accordance with theapproved planning; Reclaiming and converting agricultural land use purposes are alsoorganized by the authorities at all levels before mobilization, but the results of advocacyare not high, up to 20.84% People interviewed said that the propaganda and advocacyactivities are not good; Regarding the registration and
Trang 14granting of agricultural land use right certificates, by 2016, the district has issuedcertificates of land use rights to 87,739 plots of land; On settlement of disputes,complaints and denunciations and the handling of violations in agricultural landuse, in 2016, 117/125 complaints have been settled on agricultural land and312/328 households Violation of agricultural land use in the district.
In order to strengthen the state management of agricultural land in QuynhPhu district, the author of the dissertation proposed 6 groups as follows: (1)Strengthening the propaganda work (2) Raising the professional level for the staff (3)Strengthen the planning and planning of agricultural land use; (4) Strengthen theregistration of land allocation and issuance of land use right certificates; (5)Strengthening the statistical work, survey surveying, cadastral mapping;Strengthening the inspection, examination and settlement of letters of denunciation.
Trang 15PHẦN 1 MỞ ĐẦU
1.1 TÌNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đất đai là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá đối với mỗi quốc gia, làđiều kiện đầu tiên và là nền tảng tự nhiên của bất kỳ một nền sản xuất nào đặc biệtlà sản xuất nông nghiệp Đất đai còn là thành phần quan trọng nhất của môi trườngsống, là địa bàn phân bố khu dân cư, xây dựng các công trình kinh tế, văn hóa, xãhội, anh ninh, quốc phòng Đất là sản phẩm tự nhiên nên bị giới hạn về số lượng,con người có thể cải tạo tính chất của đất, thay đổi mục đích sử dụng song lạikhông làm tăng hay giảm diện tích đất theo ý muốn Trong khi đó dưới tác động củanền kinh tế thị trường, tình hình gia tăng dân số như hiện nay cùng với sự với pháttriển của xã hội trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa (CNH
-HĐH) tác động rất nhiều đến quản lý và sử dụng đất đai Công tácquản lý và sử dụng đất cũng vì thế mà trở thành một trong những nộidung quan trọng của quản lý nhà nước (QLNN) để đảm bảo sử dụng đấtđúng mục đích, hợp lý, đạt hiệu quả cao và bền vững.
Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đất nông nghiệp là tư liệusản xuất đặc biệt, là cơ sở sản suất nông nghiệp, là đối tượng lao động độc đáo,đồng thời cũng là môi trường sản xuất ra lương thực, thực phẩm, là một nhân tốquan trọng của môi trường sống và trong nhiều trường hợp lại chi phối sự pháttriển hay huỷ diệt các nhân tố khác của môi trường Vì vậy, chiến lược sử dụngđất hợp lý là một phần của chiến lược nông nghiệp sinh thái bền vững của tất cảcác nước trên thế giới cũng như của nước ta hiện nay.
Nông nghiệp là hoạt động sản xuất cổ nhất và cơ bản nhất của loài người.Hầu hết các nước trên thế giới đều phải xây dựng một nền kinh tế trên cơ sởphát triển nông nghiệp dựa vào khai thác tiềm năng của đất nông nghiệp (ĐNNo),lấy đó làm bàn đạp cho việc phát triển các ngành khác Vì vậy, tổ chức sử dụngnguồn tài nguyên đất nông nghiệp hợp lý, có hiệu quả cao theo quan điểm sinhthái và phát triển bền vững đang trở thành vấn đề mang tính toàn cầu Mục đíchcủa việc sử dụng đất nông nghiệp là làm thế nào để bắt nguồn tư liệu có hạn nàymang lại hiệu quả kinh tế, hiệu quả sinh thái, hiệu quả xã hội cao nhất, đảm bảolợi ích trước mắt và lâu dài Nói cách khác, mục tiêu hiện nay của loài người làphấn đấu xây dựng một nền nông nghiệp toàn diện về kinh tế, xã hội, môi trường
Trang 16một cách bền vững Để thực hiện mục tiêu này cần bắt đầu từ việc nâng cao hiệuquả sử dụng đất nông nghiệp một cách toàn diện GS Bùi Huy Đáp đã viết “Phảibảo vệ một cách khôn ngoan tài nguyên đất còn lại cho một nền sản xuất nôngnghiệp bền vững” Công tác quản lý và sử dụng đất đai của nước ta trong nhữngnăm gần đây khá phức tạp Quá trình tổ chức quản lý và sử dụng đất cũng đãbộc lộ những tồn tại, nảy sinh nhiều vấn đề mới nằm ngoài tầm kiểm soát củanhà nước như: sử dụng đất không đúng mục đích, giao đất trái thẩm quyền,tranh chấp và lấn chiếm đất đai, quy hoạch sai nguyên tắc, khiếu nại tố cáo cáchành vi vi phạm pháp luật về đất đai ngày càng nhiều
Theo thống kê, tổng diện tích đất nông nghiệp là 26.280,5 ha (chiếm tới79,4%) bao gồm đất sản xuất nông nghiệp là 10.151,1 ha, đất lâm nghiệp là15.373,1 ha đất nuôi trồng thủy sản là 712 ha Quỹ đất nông nghiệp tiếp tụcsuy giảm do công nghiệp hóa và đô thị hóa Theo số liệu của Tổng cục Quảnlý đất, Bộ Tài nguyên Môi trường, bình quân mỗi năm đất nông nghiệp giảmgần 100 nghìn hécta, đặc biệt năm 2007 giảm 120 nghìn hécta, trong khi mỗinăm số lao động bước ra khỏi ruộng đồng chỉ vào khoảng 400 ngàn người.Hơn nữa, mức gia tăng dân số ở nông thôn không giảm nhiều như mong đợi,khiến cho bình quân đất canh tác trên đầu người ngày càng giảm mạnh; LuậtĐất đai 2013 đã mở rộng hạn mức giao đất và hạn mức nhận chuyển quyềnsử dụng đất cho phù hợp với điều kiện cụ thể của từng vùng, để tạo điềukiện thuận lợi cho quá trình tích tụ, tập trung đất hình thành sản xuất hànghóa lớn trong nông nghiệp (Chi cục Thống kê huyện Quỳnh Phụ, 2016).
Quỳnh Phụ là huyện có vị trí chiến lược của tỉnh Thái Bình với 2 cửa ngõquan trọng thông thương với các tỉnh bạn Phía Tây bắc, dọc theo tỉnh lộ 396B, quacầu Hiệp là tỉnh Hải Dương Phía Đông bắc, theo quốc lộ 10, qua cầu Nghìn là huyệnVĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng Quỳnh Phụ là đất có cư dân sinh sống lâu đời nhất,Thị trấn huyện lỵ Quỳnh Côi được thành lập và công nhận là thị trấn sớm nhất củatỉnh Thái Bình Tuy nhiên, cùng với quá trình công nghiệp hoá (CNH) và đô thị hoá(ĐTH) phát triển nhanh chóng, thực trạng phát triển KT-XH trong thời gian qua củahuyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình cho thấy áp lực đối với ĐNNo của tỉnh ngày cànggia tăng Thực tế trong những năm vừa qua QLNN về ĐNNo của huyện Quỳnh Phụđang đối mặt với nhiều phức tạp, mang nhiều nét đặc trưng mà nhiều huyện, thànhphố khác trên cả nước thường gặp phải Do vậy,
Trang 17nếu QLNN về ĐNNo tại huyện Quỳnh Phụ được nghiên cứu, giải quyết tốtsẽ mang lại những bài học cả về lý thuyết và thực tiễn trong toàn huyện.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, tôi đã lựa chọn nghiên cứu đề tài“Quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ, tỉnh TháiBình” để làm luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế, với mong muốn kết quả nghiêncứu của đề tài có thể đóng góp một phần nhất định vào việc giải quyết nhữngvấn đề cấp bách và lâu dài trong công tác Quản lý nhà nước về đất nông nghiệpđể góp phần làm tốt công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp có hiệu quảhơn, đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU1.2.1 Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng QLNN về ĐNNo huyện Quỳnh Phụ, tỉnhThái Bình trong thời gian quan, đề xuất những giải pháp nhằm tăngcường QLNN về ĐNNo tại địa phương trong thời gian tới.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
-Góp phần hệ thống hóa lý luận và thực tiễn về QLNN về ĐNNo.
-Đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến QLNN vềĐNNo trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình trong thời gian qua.
-Đề xuất giải pháp nhằm tăng cường QLNN về ĐNNo tại địa phương trong thời gian tới.
1.3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề liên quan đến QLNN vềĐNNo Tuy nhiên, Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu các yếu tố tác động trựctiếp và gián tiếp đến QLNN về ĐNNo của huyện như: mối liên hệ trong hệ thốngquản lý nhà nước về đất nông nghiệp, hoạt động của các tổ chức và cá nhântham gia vào quá trình quản lý nhà nước và sử dụng đất nông nhiệp.
Trang 18-Phạm vi thời gian: Số liệu thứ cấp thu thập 2014 - 2016, số liệu sơ cấp thu thập 2016 Đề xuất giải pháp thực hiện đến năm 2020.
1.4 NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
Đề tài quản lý nhà nước về đất nông nghiệp không phải đề tàimới, nhưng chưa có đề tài nào thực hiện về quản lý đất nôngnghiệp trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình.
Việc quản lý và sử dụng đất nông nghiệp có ảnh hưởng rất lớnđến sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện Quỳnh Phụ do huyệnQuỳnh Phụ là một trong những huyện thuần nông của tỉnh Thái Bình.
Qua phân tích số liệu thứ cấp - kết quả điều tra khảo sát, luận vănlàm rõ thực trạng về quản lý đất nông nghiệp, phân tích những yếu tốảnh hưởng công tác quản lý đất nông nghiệp trong điều kiện cụ thểcủa huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình, tìm ra những hạn chế, nguyênnhân của hạn chế để đề xuất những giải pháp cụ thể nhằm tăng cườngquản lý đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình.
Bên cạnh đó tác giả cũng đưa ra một số kiến nghị có ý nghĩa hết sứctích cực, phù hợp với sự thay đổi của địa phương trong giai đoạn hiện nay.
Đề tài là tài liệu tham khảo quan trọng cho chính quyền địaphương trong quá trình ban hành chính sách trong quản lý đất nôngnghiệp huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình.
Trang 19PHẦN 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
-Học giả người Anh V.RWiliam đã đưa ra khái niệm “Đất là lớpmặt tơi xốp của lục địa có khả năng tạo ra sản phẩm cho cây trồng” (CaoLiêm và Trần Đức Viên, 1993).
-Học giả E.Mitscherlich (1923) cho rằng “Đất chỉ là cái giá đỡ, cáikho cung cấp chất dinh dưỡng” và “Đất là cái khối hỗn hợp gồm các phântử nhỏ, cứng rắn, nước, không khí cần thiết cho thực vật” (Cao Liêm vàTrần Đức Viên, 1993) Các Mác cho rằng: “Đất đai là tư liệu sản xuất cơ bảnvà phổ biến quý báu nhất của sản xuất nông nghiệp, điều kiện không thểthiếu được của sự tồn tại và tái sinh của hàng loạt thế hệ người kế tiếpnhau”(Cao Liêm và Trần Đức Viên, 1993).
Theo quan điểm của các nhà kinh tế, thổ nhưỡng và quy hoạch Việt Namcho rằng “Đất là phần trên mặt của vỏ trái đất mà ở đó cây cối có thể mọc được”và đất được hiểu theo nghĩa rộng như sau: “Đất đai là một diện tích cụ thể củabề mặt trái đất bao gồm các cấu thành của môi trường sinh thái ngay bên trên vàdưới bề mặt đó như: khí hậu thời tiết, thổ nhưỡng, địa hình, mặt nước (hồ, sôngsuối…), các dạng trầm tích sát bề mặt cùng với nước ngầm và khoáng sản tronglòng đất, tập đoàn thực vật, trạng thái định cư của con người, những kết quảnghiên cứu trong quá khứ và hiện tại để lại” (Cao Liêm và Trần Đức Viên, 1993).
Trang 20Như vậy, đất đai là một khoảng không gian có giới hạn gồm: khí hậu, lớp đấtbề mặt, thảm thực vật, động vật, diện tích mặt nước, nước ngầm và khoáng sảntrong lòng đất Trên bề mặt đất đai là sự kết hợp giữa các yếu tố thổ nhưỡng, địahình, thuỷ văn, thảm thực vật cùng với các thành phần khác có vai trò quan trọng vàý nghĩa to lớn đối với hoạt động sản xuất và cuộc sống của xã hội loài người.
Theo Luật đất đai 2003 “Đất nông nghiệp bao gồm đất sản xuấtnông nghiệp (đất trồng lúa, đất đồng cỏ dùng vào chăn nuôi, đất trồngcây hàng năm khác), đất lâm nghiệp (đất rừng sản xuất, đất rừng phònghộ, đất rừng đặc dụng), đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối và đất nôngnghiệp khác theo quy định của Chính phủ"(Quốc hội, 2003).
- Khái niệm quản lý nhà nước
Thuật ngữ “quản lý” thường được hiểu theo những cách khác nhautuỳ theo góc độ khoa học khác nhau cũng như cách tiếp cận của ngườinghiên cứu Quản lý là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa họcxã hội và khoa học tự nhiên Mỗi lĩnh vực khoa học có định nghĩa về quảnlý dưới góc độ riêng của mình và nó phát triển ngày càng sâu rộng trongmọi hoạt động của đời sống xã hội (Nguyễn Hữu Hải, 2010).
Theo giáo trình quản lý hành chính nhà nước: “Bất kỳ lao động xã hộitrực tiếp hay lao động chung nào đó mà được tiến hành tuân theo một quy môtương đối lớn đều cần có sự quản lý ở mức độ nhiều hay ít nhằm phối hợpnhững hoạt động cá nhân và thực hiện những chức năng chung phát sinh từ sựvận động của toàn bộ cơ thể sản xuất, sự vận động này khác với sự vận độngcủa các cơ quan độc lập của cơ thể đó Một nhạc công tự điều khiển mình,nhưng một dàn nhạc phải có nhạc trưởng” (Nguyễn Hữu Hải, 2010).
Theo quan niệm của các nhà khoa học nghiên cứu về quản lý hiệnnay: Quản lý là sự tác động chỉ huy, điều khiển các quá trình xã hội và hànhvi hoạt động của con người để chúng phát triển phù hợp với quy luật, đạt tớimục đích đã đề ra và đúng với ý chí của người quản lý Theo cách hiểu nàythì quản lý là việc tổ chức, chỉ đạo các hoạt động của xã hội nhằm đạt đượcmột mục đích của người quản lý Theo cách tiếp cận này, quản lý đã nói rõlên cách thức quản lý và mục đích quản lý (Nguyễn Hữu Hải, 2010).
Như vậy, theo cách hiểu chung nhất thì quản lý là sự tác động của chủ thểquản lý lên đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu quản lý Việc tác động
Trang 21theo cách nào còn tuỳ thuộc vào các góc độ khoa học khác nhau, các lĩnhvực khác nhau cũng như cách tiếp cận của người nghiên cứu thì “Quảnlý nhà nước là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực Nhànước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người đểduy trì và phát triển các mối quan hệ xã hội và trật tự pháp luật nhằm thựchiện những chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước trong công cuộc xâydựng CNXH và bảo vệ tổ quốc XHCN” (Nguyễn Hữu Hải, 2010).
Như vậy, quản lý nhà nước là hoạt động mang tính chất quyền lực nhà nước,được sử dụng quyền lực nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội Quản lý nhànước được xem là một hoạt động chức năng của nhà nước trong quản lý xã hội vàcó thể xem là hoạt động chức năng đặc biệt quản lý nhà nước được hiểu theo hainghĩa Theo nghĩa rộng: quản lý nhà nước là toàn bộ hoạt động của bộ máy nhànước, từ hoạt động lập pháp, hoạt động hành pháp, đến hoạt động tư pháp Theonghĩa hẹp: quản lý nhà nước chỉ bao gồm hoạt động hành pháp.
- Khái niệm quản lý nhà nước về đất nông nghiệp
Các quan hệ đất nông nghiệp là các quan hệ xã hội trong lĩnh vực kinh tế,bao gồm: quan hệ về sở hữu đất nông nghiệp, quan hệ về sử dụng đất nông nghiệp,quan hệ về phân phối các sản phẩm do sử dụng đất mà có Bộ luật Dân sự quy định"Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tàisản của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật " (Quốc hội, 2003) Từ khi Luật đấtđai thừa nhận quyền sử dụng đất là một loại tài sản dân sự đặc biệt (1993) thì quyềnsở hữu đất nông nghiệp thực chất cũng là quyền sở hữu một loại tài sản dân sự đặcbiệt Vì vậy khi nghiên cứu về quan hệ đất nông nghiệp, ta thấy có các quyền năngcủa sở hữu nhà nước về đất nông nghiệp bao gồm: quyền chiếm hữu đất nôngnghiệp, quyền sử dụng đất nông nghiệp, quyền định đoạt đất nông nghiệp Cácquyền năng này được Nhà nước thực hiện trực tiếp bằng việc xác lập các chế độpháp lý về quản lý và sử dụng đất nông nghiệp Nhà nước không trực tiếp thực hiệncác quyền năng này mà thông qua hệ thống các cơ quan nhà nước do Nhà nướcthành lập ra và thông qua các tổ chức, cá nhân sử dụng đất theo những quy định vàtheo sự giám sát của Nhà nước.
Như vậy, QLNN về đấ đất nông nghiệp là tổng hợp các hoạt động của cáccơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện và bảo vệ quyền sở hữu của Nhànước, đó là các hoạt động nhằm nắm chắc tình hình sử dụng đất nông nghiệp;phân phối lại quỹ đất nông nghiệp hợp lý theo đặc điểm tính chất đất từng vùng;
Trang 22kiểm tra giám sát quá trình quản lý và sử dụng đất nông nghiệp;điều tiết các nguồn lợi từ đất nông nghiệp theo địa lý.
QLNN về đất nông nghiệp tại Việt Nam chính là quản lý quỹ đất nôngnghiệp và những quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình quản lý và sửdụng Quá trình quản lý đất nông nghiệp tại Việt Nam là quá trình tác độngmột cách có tổ chức và định hướng bằng quyền lực nhà nước đến đất nôngnghiệp và sử dụng pháp luật nhà nước để điều chỉnh hành vi hoạt động củacác chủ thể quản lý đất và các đối tượng sử dụng đất nhằm duy trì tính ổnđịnh và phát triển của xã hội (Nguyễn Huy Tuấn, 2014).
Quyền sở hữu đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhấtquản lý theo quy hoạch và pháp luật tiếp tục được khẳng định trong Hiến pháp1992, Luật đất đai 1993, Luật sửa đổi, bổ sung 1998, 2001 và mới nhất hiện nay làLuật đất đai 2013 cùng hàng loạt các văn bản hướng dẫn thi hành đã tạo ra sựchuyển biến rõ rệt trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai, đảm bảo đất đaiđược quản lý chặt chẽ, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả và hợp lý Cơ sở khoa họccủa các hoạt động quản lý, sử dụng đất này được Nhà nước thể hiện thông quahệ thống các văn bản pháp luật do Nhà nước ban hành (Quốc hội, 2013).
2.1.2 Vai trò của công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp
Trong xã hội có giai cấp bóc lột, ĐNNo chủ yếu nằm trong tay giai cấpthống trị và giai cấp địa chủ Do đó, quan hệ ruộng đất chủ yếu trong các chế độxã hội này là mối quan hệ giữa chủ đất và nông dân làm thuê, giữa giai cấp bóclột và người bị bóc lột Trong XHCN mối quan hệ chủ yếu về ĐNNo là mối quanhệ giữa Nhà nước (chủ sở hữu) và các chủ sử dụng đất (các tổ chức kinh tế, hộgia đình, các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, tư nhân) Nhà nước tạo mọiđiều kiện môi trường thuận lợi cho các đối tượng sử dụng đất phát huy khảnăng của mình để tăng giá trị canh tác trên 1 đơn vị diện tích Do vậy, sự quản lýcủa Nhà nước đối với đất nông nghiệp có vai trò đảm bảo cho quá trình sử dụngloại đất này có hiệu quả dựa trên cơ sở khai thác tiềm năng, lợi thế của nó trongquá trình phát triển sản xuất nông nghiệp (Nguyễn Ngọc Lưu, 2006).
•Giúp nhà nước nắm được tổng thể và cơ cấu từng loại đất từ đó xây dựng chiến lược lâu dài về sử dụng đất nông nghiệp:
Đất nông nghiệp được sử dụng dưới nhiều hình thức tổ chức khác nhau (nông hộ, trang trại, nông trường) sản xuất nhiều loại nông sản khác nhau Trong
Trang 23khi đó để đảm bảo phát triển một nền nông nghiệp hàng hóa theo hướng bền vữngđòi hỏi phải có một quy mô sản xuất với một diện tích đất phù hợp Thực tế cho thấykhông thể mỗi một chủ sử dụng đất có thể giải quyết được vấn đề có tính chiếnlược, dài hạn, tính tổng hợp, tính lịch sử-xã hội trong quá trình sử dụng ĐNNo Đồngthời là cơ sở để Nhà nước ban hành các chính sách nhằm thúc đẩy việc quy hoạchsử dụng đất có hiệu quả như: tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển côngnghiệp chế biến nông sản, thúc đẩy thương mại, phân bố lại lực lượng lao động, dâncư Sản xuất nông nghiệp gắn liền với đặc điểm của ĐNNo đó là tính giới hạn, tínhcố định, tính không thể thay thế trong khi đó lịch sử sử dụng đất cho thấy sự chuyểnđổi ngày càng nhiều diện tích ĐNNo sang các mục đích sử dụng khác như mục đíchđất ở dân cư, đất xây dựng đô thị, KCN, đất an ninh quốc phòng, đất giao thông thủylợi… Áp lực sử dụng đất ngày càng gia tăng Tuy nhiên, để duy trì an ninh lươngthực cho toàn quốc gia thì đất nông nghiệp phải được quy hoạch trong một diện tíchphù hợp Sản xuất nông nghiệp có địa bàn phân bố rộng và trên nhiều loại địa hìnhkhác nhau, do vậy quá trình sản xuất nhà nước chịu sự chi phối rất lớn của hệ thốngcác công trình hạ tầng công cộng như giao thông, thủy lợi,… Hơn nữa từng chủ thểcó liên hệ mật thiết với nhau trong quá trình canh tác như vấn đề xác định mùa vụ,tưới, tiêu, bảo vệ thực vật, nhiều loại nông sản được chế biến không những theomối liên hệ ranh giới hành chính địa phương mà còn là mối liên hệ vùng, khu vực,thậm chí mang tính quốc gia, nông nghiệp có vai trò với công tác quy hoạch sửdụng đất nông nghiệp nhằm đảm bảo giải quyết những vấn đề về hệ thống hạ tầngkinh tế mối liên hệ giữa vùng, khu vực và quốc gia (Nguyễn Ngọc Lưu, 2006).
• Tạo ra một hành lang pháp lý cho việc sử dụng đất nông nghiệp:
ĐNNo là tài sản quý giá của bất kỳ một quốc gia nào Khi giá trị củaĐNNo ngày càng lớn trên thị trường cạnh tranh thì mối quan hệ ĐNNo ngàycàng phức tạp hơn Con người đã nhìn nhận thấy được tầm quan trọng củađất đai đối với đời sống của mình Chính vì vậy, các tranh chấp, mâu thuẫn,khiếu kiện… trong các quan hệ ĐNNo thường nổ ra mạnh mẽ Trong công tácquản lý nhà nước về ĐNNo, cán bộ, công nhân viên chức có thể lợi dụngquyền hạn và trách nhiệm, công cụ nhà nước để vụ lợi cho cá nhân, lợi íchcủa người này làm xâm hại quyền lợi, lợi ích của người khác Chế tài Nhànước ban hành ra để điều chỉnh, tác động vào mối quan hệ ĐNNo, đảm bảocông bằng Công tác thanh tra, kiểm tra, phát hiện, xử lý vi phạm trong lĩnhvực ĐNNo là rất cần thiết để phát hiện, xử lý sớm các vi phạm.
Trang 24•Giúp nhà nước phát hiện ra những mặt tích cực để phát huy, điều chỉnh và giải quyết những sai phạm.
ĐNNo là tài nguyên hữu hạn nên cần sử dụng hợp lý, tiết kiệm.Thông qua việc giám sát, kiểm tra quản lý và sử dụng đất đai, cơ quanquản lý sẽ nắm bắt tình hình biến động về sử dụng từng loại đất, đốitượng sử dụng đất Từ đó phát hiện những mặt tích cực để phát huy,điều chỉnh và giải quyết những sai phạm, kịp thời sửa chưa những saisót gây ách tắc trong quá trình thực hiện (Lê Đình Thắng, 2014).
Do vậy, QLNN về ĐNNo đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển nôngnghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung Mặc dù chính sách đất đai nói chung vàĐNNo nói riêng những năm qua đã đạt được nhiều thành tựu, song vẫn cần tiếp tụcnghiên cứu để ngày càng đáp ứng tốt những yêu cầu mới đặt ra.
2.1.3 Nội dung quản lý nhà nước về đất nông nghiệp
Theo Quốc hội (2013) Nội dung của công tác QLNN về đất đai nóichung gồm nhiều nội dung Tuy nhiên, đối với ĐNNo là một bộ phận củatổng quỹ đất đai, nó mang những đặc thù riêng biệt, chính vì vậy mà nộidung công tác QLNN về ĐNNo cũng có nhiều khác biệt Công tác QLNNvề ĐNNo có thể khái quát ở các nội dung chủ yếu sau đây:
-Ban hành văn bản pháp luật về quản lý, sử dụng đất nông nghiệp và tổ chức thực hiện;
-Khảo sát, đo đạc lập bản đồ địa chính;
-Quản lý và thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp;
-Thu hồi, chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp;
-Đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp;
-Giải quyết tranh chấp, khiếu nại tố cáo và xử lý vi phạm trong sử dụng đất nông nghiệp.
2.1.3.1 Ban hành văn bản pháp luật về quản lý, sử dụng đất nôngnghiệp và tổ chức thực hiện
Để đảm bảo được vai trò quản lý của mình, bất kỳ một Nhà nước nào cũngtạo ra và thực thi những chế tài phù hợp Những chế tài này là tiền đề, hành langcho lĩnh vực áp dụng Không có một quốc gia nào có thể có được hiệu quả quản lýmà không cần đến chế tài Ngay cả ở nước ta, hệ thống văn bản điều
Trang 25chỉnh các mối quan hệ đất đai nói chung và ĐNNo nói riêng rất đadạng Đó là những công cụ để Nhà nước thực hiện được quyềnquản lý của mình (Nguyễn Lệ Hằng, 2012).
2.1.3.2 Khảo sát, đo đạc lập bản đồ địa chính
Bản đồ địa chính là bản đồ thể hiện các thửa đất và các yếu tố địa lý có liênquan, lập theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn, được cơ quan nhà nước cóthẩm quyền xác nhận Việc đo đạc, lập bản đồ địa chính được thực hiện chi tiết đếntừng thửa đất theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn (Quốc hội, 2013).
Thông qua các hoạt động: Lập, chỉnh lý bản đồ địa chính; điều tra, đánh giáđất đai; thống kê, kiểm kê, lập bản đồ hiện trạng thì nhà nước nắm chắc tình hình đấtđai, tức là Nhà nước biết rõ các thông tin chính xác về số lượng đất đai, về chấtlượng đất đai, về tình hình hiện trạng của việc quản lý và sử dụng đất đai Cụ thể:-Về số lượng đất nông nghiệp: Nhà nước nắm về diện tích đấtnông nghiệp trong toàn quốc gia, trong từng vùng kinh tế, trong từng đơn vịhành chính các địa phương; nắm về diện tích của từng chủ sử dụng và sựphân bố trên bề mặt lãnh thổ Về chất lượng đất nông nghiệp: Nhà nước nắmvề đặc điểm lý tính, hoá tính của từng loại đất, độ phì của đất, kết cấu đất, hệsố sử dụng đất v.v , đặc biệt là đối với đất nông nghiệp Về hiện trạng sửdụng đất nông nghiệp: Nhà nước nắm về thực tế quản lý và sử dụng đất: tínhhợp lý, tính hiệu quả trong quản lý Thực hiện theo đúng quy hoạch, kế hoạchhay không Nếu không hợp lý, hiệu quả không đúng quy hoạch, kế hoạch thìxác định phương hướng khắc phục để giải quyết các bất hợp lý trong sử dụngđất đai (Nguyễn Khắc Thái Sơn, 2007).
2.1.3.3 Quản lý và thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nông nghiệpQuy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai là một nội dung quan trọngtrong việc quản lý nhà nước về đất đai, nó đảm bảo cho sự lãnh đạo, chỉ đạomột cách thống nhất trong quản lý nhà nước về đất đai Thông qua quyhoạch, kế hoạch đã được phê duyệt, việc sử dụng các loại đất được bố trí,sắp xếp một cách hợp lý Nhà nước kiểm soát được mọi diễn biến về tìnhhình đất đai Từ đó, ngăn chặn được việc sử dụng đất sai mục đích, lãng phí.Đồng thời, thông qua quy hoạch, kế hoạch buộc các đối tượng sử dụng đấtchỉ được phép sử dụng trong phạm vi ranh giới của mình (Quốc hội, 2013).
Nhà nước lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp đồng thời
Trang 26quản lý việc lập quy hoạch, kế hoạch và thực hiện quy hoạch, kếhoạch sử dụng đất Việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nôngnghiệp phải đảm bảo các nguyên tắc sau (Quốc hội, 2013):
-Phù hợp với chiến lược, quy hoạch tổng thể, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh.
-Được lập từ tổng thể đến chi tiết; quy hoạch sử dụng đất của cấpdưới phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của cấp trên; kế hoạch sử dụngđất phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước cóthẩm quyền phê duyệt Quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia phải bảo đảm tínhđặc thù, liên kết của các vùng kinh tế - xã hội; quy hoạch sử dụng đất cấphuyện phải thể hiện nội dung sử dụng đất của cấp.
-Sử dụng đất tiết kiệm và có hiệu quả.
-Khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường; thích ứng với biến đổi khí hậu.
-Bảo vệ, tôn tạo di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh.
-Bảo đảm ưu tiên quỹ đất cho mục đích quốc phòng, an ninh, phục vụ lợi ích quốc gia, công cộng, an ninh lương thực và bảo vệ môi trường.
-Quy hoạch, kế hoạch của ngành, lĩnh vực, địa phương có sửdụng đất phải bảo đảm phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đãđược cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, phê duyệt.
2.1.3.4 Thu hồi, chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp
Theo Luật Đất đai năm 2013, “thu hồi, trưng dụng đất” là việcNhà nước ra quyết định hành chính để thu lại quyền sử dụng đất hoặcthu lại đất đã giao cho tổ chức, UBND xã, phường, thị trấn quản lý theoquy định của pháp luật” Việc thu hồi đất là một vấn đề rất phức tạpảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của dân cư, hộ gia đình, cá nhân, tổchức Vì vậy công tác này cần được làm triệt để, khoa học và chínhxác đảm bảo tính công bằng tránh thất thoát nguồn vốn của Nhà nước.
Việc thu hồi đất là để tận dụng nguồn lực của đất đai nói chung và ĐNNonói riêng Mục đích trước hết của việc thu hồi đất là phục vụ cho lợi ích quốcgia, cộng đồng Chính phủ ban hành Nghị định 47/2014/CP ngày 15/5/2014 về
Trang 27bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, trường hợp mà ĐNNođang sử dụng vượt hạn mức được giao, ĐNNo nhận giao khoán khi bị thu hồiđược quy định trong điều 10 Nghị định 47/2014/CP (Chính phủ, 2014).
2.1.3.5 Đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp
Đăng ký đất đai là việc kê khai và ghi nhận tình trạng pháp lývề quyền sử dụng đất và quyền quản lý đất đối với một thửa đất vàohồ sơ địa chính Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là chứng thưpháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất.
Như vậy, đăng ký đất đai là cơ sở quan trọng nhất để hình thànhnên hồ sơ địa chính là căn cứ để Nhà nước quản lý chặt chẽ toàn bộ quỹđất trong phạm vi lãnh thổ của mình Từ đó đảm bảo quản lý và sử dụngđất một cách tiết kiệm, hợp lý mang lại hiệu quả cao (Quốc hội, 2013).
Đăng ký đất đai là bắt buộc đối với người sử dụng đất và người được giaođất để quản lý; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp cho người có quyềnsử dụng đất và được cấp theo từng thửa đất Trường hợp người sử dụng đất đangsử dụng nhiều thửa đất nông nghiệp tại cùng một xã, phường, thị trấn mà có yêucầu thì được cấp một Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở vàtài sản khác gắn liền với đất chung cho các thửa đất đó (Quốc hội, 2013).
2.1.3.6 Giải quyết tranh chấp, khiếu nại tố cáo và xử lý vi phạmtrong sử dụng đất nông nghiệp
Nhà nước thường xuyên thanh tra, kiểm tra chế độ quản lý và sử dụngđất đai Hoạt động phân phối và sử dụng đất do các cơ quan nhà nước và dongười sử dụng cụ thể thực hiện Để việc phân phối và sử dụng được phùhợp với yêu cầu và lợi ích của Nhà nước, Nhà nước tiến hành kiểm tra giámsát quá trình phân phối và sử dụng đất Trong khi kiểm tra, giám sát, nếu pháthiện các vi phạm và bất cập trong phân phối và sử dụng, Nhà nước sẽ xử lývà giải quyết các vi phạm, bất cập đó (Quốc hội, 2013).
Trong quản lý nhà nước, thanh tra đất đai là xem xét một cách kháchquan việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai, đảm bảo cho cácquy định đó được thực hiện và thực hiện đúng Trong khi đó kiểm tra là xemxét lại những kết quả đã thực hiện theo quy định của pháp luật
Nội dung thanh tra đất đai bao gồm: Thanh tra việc quản lý nhà nước vềđất đai của UBND các cấp; Thanh tra việc chấp hành pháp luật về đất đai của
Trang 28người sử dụng đất và của các tổ chức, cá nhân khác (Đỗ Thị Đức Hạnh, 2008).Thanh tra đất đai có các nhiệm vụ sau đây: Thanh tra việc chấp hành phápluật của cơ quan nhà nước, người sử dụng đất trong việc quản lý và sử dụngđất đai; Phát hiện, ngăn chặn và xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quannhà nước có thẩm quyền xử lý các vi phạm về đất đai (Đỗ Thị Đức Hạnh, 2008).
2.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý đất nông nghiệp
Đất nông nghiệp là một phần quỹ đất của phạm vi lãnh thổ quốc gia.Vì vậy, quản lý nhà nước về đất nông nghiệp chịu sự ảnh hưởng của cácnhân tố tác động đến việc sử dụng đất và quản lý đất đai nói chung vàmột số nhân tố riêng Việc sử dụng đất nông nghiệp và quản lý nhà nướcvề đất nông nghiệp bị chi phối bởi điều kiện tự nhiên và quy luật sinh tháitự nhiên, quy luật kinh tế- xã hội, yếu tố khoa học công nghệ và tổ chứcbộ máy quản lý nhà nước về đất đai (Nguyễn Huy Tuấn, 2014).
Có thể chỉ ra rằng, sự chỉ đạo, định hướng của Đảng và chính sách, phápluật của Nhà nước đối với chiến lược phát triển của các địa phương trong đó cóchỉ đạo, định hướng cụ thể về lĩnh vực quản lý và sử dụng đất nông nghiệp làyếu tố quyết định đến toàn bộ chiến lược cũng như các kế hoạch trong quản lývà sử dụng nông nghiệp Việc chỉ đạo nhất quán, kịp thời của các cơ quan cấptrên sẽ là kim chỉ nam, đồng thời khuyến khích, hỗ trợ địa phương trong việcquy hoạch lại một cách chi tiết, khoa học các hoạt động quản lý cũng như sửdụng đất đai Ngược lại, nếu các chủ trương không nhất quán, đồng bộ và
Trang 29kịp thời sẽ gây khó khăn không nhỏ cho công tác quản lý quỹ đất được giaocủa huyện Thực tế trong những năm qua, một số chính sách liên quan đếnquản lý và sử dụng đất còn chưa hợp lý đã làm ảnh hưởng không nhỏ đếnquản lý sử dụng đất tại địa phương (Bùi Tuấn Anh và cs., 2013).
Tóm lại, cơ chế chính sách của nhà nước và chính quyền tại địaphương có tác động mạnh mẽ đến công tác quản lý nhà nước về đấtnông nghiệp Vì vậy, với mục tiêu quản lý sử dụng đất hiệu quả thì nhànước cần có một cơ chế, chính sách nhất quán, hợp lý hơn nữa.
2.1.4.2 Công tác tổ chức thực hiện của cơ quan quản lý nhà nước
Quá trình tổ chức thực hiện bao gồm: nhận định, đưa ra chính sách đểcác địa phương thực hiện quy hoạch Việc tổ chức thực hiện phải đảm bảonguyên tắc: Phối hợp hành động giữa các thành viên khác nhau trong từng bộphận nói riêng và toàn thể bộ máy nói chung; động viên, khích lệ và khenthưởng kịp thời những nhân tố mới, uốn nắn kịp thời những biểu hiện lệch lạc,tiêu cực cản trở công việc chung; tạo dựng bầu không khí tâm lý lành mạnh, cởimở, phấn khởi, tin tưởng lẫn nhau trong tập thể; phát hiện và đề xuất kịp thờinhững biện pháp khắc phục những tình huống phức tạp xuất hiện trong quátrình triển khai thực hiện; chỉnh sửa kịp thời những bất hợp lý trong huy động vàsử dụng các nguồn lực phục vụ quá trình tổ chức thực hiện; xây dựng kế hoạchkiểm tra, đánh giá phù hợp với yêu cầu khách quan của quá trình triển khai quảnlý nhà nước về đất nông nghiệp (Lê Anh Hùng, 2011).
Việc tổ chức dựa trên quan điểm quản lý nhà nước về đất nông nghiệp làphải quan tâm đến lợi ích của người nông dân, dựa trên cơ sở kinh tế nông hộ nôngtrại là con đường cơ bản và lâu dài nhằm khuyến khích các nông hộ khai thác và sửdụng tối đa tiềm năng đất nông nghiệp, lao động và vốn của chính họ Quản lý và sửdụng đất nông nghiệp phải đạt được hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường, sử dụngtối đa diện tích đất hiện có (Bùi Tuấn Anh và cs., 2013).
Quản lý nhà nước gắn liền với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp,nông thôn theo hướng tập trung đầu tư vào thâm canh, tăng cường áp dụng khoahọc kỹ thuật mới vào sản xuất đảm bảo an toàn và an ninh lương thực Do đó, cácchính sách đưa ra yêu cầu có tính chính xác cao, hợp lý để không phải sửa đổi tránhlãng phí Công tác tổ chức thực hiện cần có sự tương tác thường xuyên giữa cáccấp để có những điều chỉnh hợp lý trong chính sách (Lê Anh Hùng, 2011).
Trang 302.1.4.3 Năng lực, trình độ của cán bộ quản lý nhà nước
Chính quyền tại cấp huyện, xã có vị trí hết sức quan trọng tronghệ thống chính trị - hành chính Là cầu nối trực tiếp của hệ thống chínhquyền nhà nước với nhân dân, thực hiện hoạt động quản lý nhà nướctrên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh trật tự, an toàn xã hộiở địa phương theo thẩm quyền được phân cấp, đảm bảo cho các chủtrương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước,được triển khai thực hiện trong cuộc sống (Nguyễn Huy Tuấn, 2014).
Trong khi thi hành công vụ, cán bộ, công chức có nghĩa vụ thực hiệnđúng, đầy đủ và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạnđược giao; có ý thức kỷ luật; nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy chế của cơquan, tổ chức, đơn vị; báo cáo người có thẩm quyền khi phát hiện hành vi viphạm pháp luật trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; bảo vệ bí mật nhà nước; chủđộng và phối hợp chặt chẽ trong thi hành công vụ; giữ gìn đoàn kết trong cơquan, tổ chức, đơn vị; bảo vệ, quản lý và sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài sản nhànước được giao; chấp hành quyết định của cấp trên Đối với cán bộ, công chứclà người đứng đầu thì còn phải thực hiện các nghĩa vụ như: chỉ đạo tổ chứcthực hiện nhiệm vụ được giao và chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của cơquan, tổ chức, đơn vị; kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn việc thi hành công vụ củacán bộ, công chức; tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống tham nhũng,quan liêu, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và chịu trách nhiệm về để xảy raquan liêu, tham nhũng, lãng phí trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; tổ chức thựchiện các quy định pháp luật về dân chủ cơ sở, văn hoá công sở trong cơ quan,tổ chức, đơn vị; xử lý kịp thời, nghiêm minh cán bộ, công chức thuộc quyềnquản lý có hành vi vi phạm kỷ luật, pháp luật, có thái độ quan liêu, hách dịch,cửa quyền, gây phiền hà cho công dân (Quốc hội, 2008).
Với việc ban hành Luật cán bộ, công chức, chế định công chức và đạođức công vụ đã có bước phát triển và hoàn thiện mới, góp phần xác lập cácchuẩn mực đạo đức - pháp lý cho cán bộ, công chức Việt Nam trong tiến trìnhxây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch, vững mạnh Đảng và Nhà nướcta đã xác định công tác cán bộ là khâu quan trọng nhất, có ý nghĩa quyết định tớichất lượng và hiệu quả công việc, là khâu then chốt trong sự nghiệp cách mạng,là một trong những yếu tố quan trọng góp phần vào những thành công trong sựnghiệp đổi mới đất nước, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại
Trang 31hóa đất nước (Lê Đình Thắng, 2000).
Để giải quyết vấn đề quản lý nhà nước về đất nông nghiệp thì các cấpchính quyền địa phương đóng vai trò chủ lực và rất quan trọng Người cánbộ có trình độ và năng lực sẽ có những quyết định đúng đắn, ra các phươngán có tầm chiến lược và phù hợp với địa phương tránh gây thất thoát, lãngphí nguồn lực vô cùng quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của địaphương đó chính là nguồn đất nông nghiệp (Lê Đình Thắng, 2000).
2.1.4.4 Nhóm yếu tố tự nhiên và kỹ thuật
Nhóm yếu tố này bao gồm: Điều kiện tự nhiên, tính chất đất,loại và giống cây trồng, cơ cấu mùa vụ, quy mô diện tích canh tác.
Tính chất đất bao gồm: thành phần cơ giới của đất; độ chua, độ kiềm của đất;khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng của đất, độ phì nhiêu của đất Những yếu tốnày chi phối trực tiếp đến quá trình canh tác như khả năng làm đất cày, bừa, xới xáo,làm đất ngoài ra các tính chất trên còn đặc biệt có liên quan và ảnh hưởng đến mộtsố đặc tính lý học khác của đất như chế độ nước, chế độ không khí và khả năng sinhtrưởng cũng như phát triển của cây trồng, do đó trong nghiên cứu đất cần xác địnhvà tìm hiểu rõ về chúng để đạt được hiệu quả trong sử dụng đất nông nghiệp mộtcách hiệu quả nhất (Bùi Tuấn Anh và cs., 2013).
Với tính chất đất này thì sử dụng loại và giống cây trồng gì, cơ cấumùa vụ như thế nào, quy mô diện tích canh tác như thế nào là câu hỏi đặt racần có sự quan tâm của các cấp các ngành từ trung ương đến địa phương.Cần có những nghiên cứu mang tính quy mô để tổng hòa tất cả các yếu tốtrong nhóm yếu tố tự nhiên và kỹ thuật để có được một hệ thống, chế độ, loạihình sử dụng đất một cách hợp lý (Bùi Tuấn Anh và cs., 2013).
2.1.4.5 Nhóm yếu tố kinh tế - xã hội
Điều kiện kinh tế - xã hội bao gồm các yếu tố như chế độ xã hội,dân số và lao động, thông tin và quản lý, trình độ hiểu biết của ngườidân, các điều kiện về công nghiệp, nông nghiệp, thương nghiệp, giaothông vận tải, sự phát triển của khoa học kỹ thuật, trình độ quản lý, sửdụng lao động, điều kiện và trang thiết bị vật chất cho công tác pháttriển nguồn nhân lực, đưa khoa học kỹ thuật vào sản xuất
Điều kiện kinh tế - xã hội thường có ý nghĩa quyết định, chủ đạo đối với việcsử dụng đất đai Phương hướng sử dụng đất được quyết định bởi yêu cầu của
Trang 32xã hội và mục tiêu kinh tế trong từng thời kỳ nhất định Điều kiện tự nhiêncủa đất đai cho phép xác định khả năng thích ứng về phương thức sử dụngđất Còn sử dụng đất như thế nào được quyết định bởi sự năng động củacon người và các điều kiện kinh tế - xã hội, kỹ thuật hiện có; quyết định bởitính hợp lý, tính khả thi về kinh tế kỹ thuật và mức độ đáp ứng của chúng;quyết định bởi nhu cầu của thị trường (Nguyễn Lệ Hằng, 2012).
Có thể nhận thấy, điều kiện tự nhiên của đất đai chỉ là một tồn tại kháchquan, khai thác và sử dụng đất đai quyết định vẫn là do con người Dù điều kiệntự nhiên có nhiều lợi thế, nhưng các điều kiện xã hội, kinh tế, kỹ thuật khôngtương ứng, thế ưu thế tài nguyên khó có thể trở thành sức sản xuất hiện thực,cũng như chuyển hoá thành ưu thế kinh tế Ngược lại, khi điều kiện kinh tế kỹthuật được ứng dụng vào khai thác và sử dụng đất, sẽ phát huy mạnh mà tiềmlực sản xuất của đất, góp phần cải tạo môi trường tự nhiên, biến điều kiện tựnhiên từ bất lợi thành có lợi cho phát triển kinh tế - xã hội (Lê Đình Thắng, 2000).
Trình độ phát triển xã hội và kinh tế khác nhau dẫn đến trình độ sửdụng đất khác nhau Nền kinh tế và các ngành càng phát triển, yêu cầu về đấtđai càng lớn, lực lượng vật chất dành cho việc sử dụng đất càng được tăngcường, năng lực sử dụng đất của con người sẽ được nâng cao Ảnh hưởngcủa điều kiện kinh tế đến việc sử dụng đất được đánh giá bằng hiệu quả sửdụng đất Thực trạng sử dụng đất liên quan đến lợi ích kinh tế của người sởhữu, sử dụng và kinh doanh đất đai Trong điều kiện nền kinh tế thị trườngtheo định hướng xã hội chủ nghĩa, đất được dùng cho xây dựng cơ sở hạtầng đều dựa trên nguyên tắc hạch toán kinh tế, thông qua việc tính toán hiệuquả kinh doanh sản xuất Tuy nhiên, nếu có chính sách ưu đãi sẽ tạo điềukiện cải thiện và hạn chế việc sử dụng theo kiểu bóc lột đất đai Mặt khác, sựquan tâm quá mức đến lợi nhuận tối đa cũng dẫn đến tình trạng đất đai bị sửdụng không hợp lý, thậm chí huỷ hoại đất đai (Lê Đình Thắng, 2000).
Từ những vấn đề nêu trên cho thấy, các yếu tố điều kiện tự nhiên và điềukiện kinh tế xã hội tạo ra nhiều tổ hợp ảnh hưởng đến việc sử dụng đất đai Tuynhiên mỗi yếu tố giữ vị trí và có tác động khác nhau Trong đó, điều kiện tự nhiên làyếu tố cơ bản để xác định công dụng của đất đai, có ảnh hưởng trực tiếp, cụ thể vàsâu sắc, nhất là đối với sản xuất nông nghiệp; Điều kiện kinh tế sẽ kiềm chế tácdụng của con người trong việc sử dụng đất; Điều kiện xã hội tạo ra những khả năngkhác nhau cho các yếu tố kinh tế và tự nhiên tác động tới việc sử dụng đất.
Trang 33Vì vậy, cần phải dựa vào quy luật tự nhiên và quy luật kinh tế - xã hộiđể nghiên cứu, xử lý mối quan hệ giữa các nhân tố tự nhiên, kinh tế - xã hộitrong lĩnh vực sử dụng đất đai Căn cứ vào yêu cầu của thị trường và của xãhội, xác định mục đích sử dụng đất, kết hợp chặt chẽ yêu cầu sử dụng vớiưu thế tài nguyên của đất đai để đạt tới cơ cấu tổng thể hợp lý nhất, với diệntích đất đai có hạn sẽ mang lại hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội ngày càngcao và sử dụng đất đai được bền vững (Bùi Tuấn Anh và cs., 2013).
2.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN
2.2.1 Kinh nghiệm quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên thế giới
2.2.1.1 Kinh nghiệm của Trung Quốc
Việt Nam, Trung quốc là những quốc gia thuộc hệ thống các nước xã hộichủ nghĩa Trước đây và cũng như hiện nay là quốc gia xây dựng mô hình pháttriển nhà nước theo hình thái xã hội - xã hội chủ nghĩa Trung Quốc là quốc giacó nền nông nghiệp phát triển Từ thực tiễn cho thấy kinh nghiệm của TrungQuốc trong cuộc phát triển kinh tế đất nước là bài học lớn cho nhiều quốc giatrên thế giới Trung Quốc là một nước có dân số đông nhất thế giới (theo thốngkê dân số năm 2016 dân số Trung Quốc là trên 1,3 tỷ người) trong đó dân sốnông nghiệp chiếm gần 80% Tổng diện tích đất đai toàn quốc là 9.632.796 km2,trong đó diện tích đất canh tác là trên l00 triệu ha (chiếm 7% diện tích đất canhtác toàn thế giới) Trung Quốc bắt đầu công cuộc 4 HĐH trong đó có CNH là mũinhọn từ năm 1978, nhưng đến năm 1988, tốc độ CNH của Trung Quốc có nhữngbước phát triển vượt bậc, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc luôn ởmức cao nhất thế giới liên tục trong gần 20 năm qua Cùng với tốc độ tăngtrưởng kinh tế và cách mạng công nghiệp, tốc độ ĐTH - CNH ở Trung Quốc cũngdiễn ra rất mạnh mẽ (hàng chục các thành phố công nghiệp, các đặc khu kinh tếmới như Thâm Quyến được xây dựng mới) Vì vậy việc giải quyết quan hệ xãhội về đất đai ở Trung Quốc trong quá trình CNH - HĐH với đảm bảo an ninhlương thực cho gần l/5 dân số thế giới của Trung Quốc là mô hình thành cônglớn đóng góp cho thế giới (Lương Thu Phương, 2013).
Quy hoạch là biện pháp quan trọng trong công tác quản lý đấtđai của Nhà nước Trung Quốc Luật pháp quy định Nhà nước có quyềnvà có trách nhiệm xây dựng quan hệ sử dụng đất đai trong phạm vi cảnước và trong từng cấp chính quyền theo đơn vị hành chính lãnh thổ.
Trang 34Thống kê, phân loại đất cũng đươc quy định tại Luật Quản lý đất đai Đất đaicủa Trung Quốc được chia làm 3 loại chính: Đất dùng cho nông nghiệp: là đất đaitrực tiếp sử dụng cho sản xuất nông nghiệp bao gồm đất canh tác, đồng cỏ, đất nuôitrồng thuỷ sản Đất xây dựng: là đất được sử dụng để xây dựng công trình kiến trúc,nhà cửa đô thị, dùng cho mục đích công cộng, khai thác khoáng sản, đất sử dụngtrong các công trình an ninh quốc phòng Đất chưa sử dụng: là loại đất còn lạikhông thuộc 2 loại đất nêu trên (Lương Thu Phương, 2013).
Nhà nước quy định tổng kiểm kê đất đai 5 năm một lần và cóthống kê đất đai hàng năm, việc thống kê đất đai hàng năm được tiếnhành ở các cấp quản lý theo đơn vị hành chính từ trung ương đến địaphương; Hồ sơ đất đai được thiết lập đến từng chủ sử dụng đất và cậpnhật biến động liên quan đến từng chủ SDĐ, đến từng mảnh đất.
Luật quy định Nhà nước thu tiền khi giao đất (ở Trung Quốc không cóhình thức giao đất ổn định lâu dài không thời hạn), người sử dụng phải nộpđủ tiền sử dụng cho Nhà nước mới được thực hiện các quyền; Nhà nước coiviệc giao đất thu tiền là biện pháp quan trọng để tạo ra nguồn thu ngân sáchđáp ứng nhu cầu về vốn để phát triển (Lương Thu Phương, 2013).
Do đất nông thôn, ngoại thành là thuộc SHTT (sở hữu tập thể), vì vậy để pháttriển đô thị Nhà nước Trung Quốc phải tiến hành trưng dụng đất, chuyển mục đíchsử dụng ĐNNo thành đất đô thị Ngoài việc luôn đảm bảo diện tích đất canh tác đểổn định an ninh lương thực bằng biện pháp yêu cầu bên được giao đất phải tiếnhành (có thể trực tiếp hoặc nộp tiền) khai thác đất chưa sử dụng, bù vào đúng vớidiện tích canh tác bị mất đi Nhà nước Trung Quốc còn ban hành quy định về phítrưng dụng đất (như là dạng bồi thường hỗ trợ khi thu hồi đất ở Việt Nam) Đó là cácloại chi phí mà đơn vị sử dụng đất phải trả gồm: Chi phí đền bù đất (do đơn vị phảitrả cho nông dân bị trưng dụng đất), trưng dụng đất không có thu lợi thì không phảiđền bù; chi phí đền bù đầu tư đất (là phí đền bù cho đầu tư bị tiêu hao trên đất,tương tự phí đền bù tài sản trên đất ở Việt Nam); chi phí đền bù sắp xếp lao động vàphí đền bù sinh hoạt phải trả cho đơn vị bị thu hồi đất (tương tự hình thức chi phí hỗtrợ chuyển nghề, đào tạo nghề và thu nhận lao động); chi phí quản lý đất (gần nhưphí hay lệ phí hành chính được sử dụng cho các cơ quan quản lý như tổ chức pháttriển quỹ đất; Ban chỉ đạo GPMB ) Người dân ở nông thôn sau khi đã bán nhàhoặc cho thuê nhà sẽ không được Nhà nước cấp thêm.
Trang 35Quyền sử dụng đất thuộc sở hữu tập thể không được phép chuyển nhượnghoặc cho thuê vào mục đích phi nông nghiệp (Lương Thu Phương, 2013).
2.2.1.2 Kinh nghiệm của Mỹ
Nước Mỹ có diện tích tự nhiên gần 9,3 triệu km2, dân số gần 300 triệungười, là một quốc gia phát triển, Mỹ có một hệ thống pháp luật về ĐNNo rấtphát triển có khả năng điều chỉnh được các quan hệ xã hội đa dạng và phứctạp nhất Luật Đất đai của Mỹ quy định công nhận và khuyến khích quyền sởhữu tư nhân về ĐNNo; các quyền này được pháp luật bảo hộ rất chặt chẽnhư là một quyền cơ bản của công dân Cho đến nay có thể thấy các quyđịnh này đang phát huy rất có hiệu quả trong việc phát triển kinh tế đất nước,vì nó phát huy được hiệu quả giá trị của ĐNNo (Đào Mạnh Cảnh, 2012).
Tuy công nhận quyền sở hữu tư nhân nhưng Luật Đất đai của Mỹ vẫnkhẳng định vai trò ngày càng lớn và có vị trí quyết định của Nhà nước trongQuản lý nhà nước về ĐNNo Các quyền định đoạt của Nhà nước bao gồm: Quyềnquyết định về qui hoạch và kế hoạch sử dụng đất, quyền quy định về quy hoạch;quyền quy định về mục đích sử dụng đất; quyền xử lý các tranh chấp về quyềnsử dụng đất và quyền ban hành các quy định về tài chính đất, quyền thu hồi đấtthuộc sở hữu tư nhân để phục vụ các lợi ích công cộng trên cơ sở đền bù côngbằng cho người bị thu hồi Về bản chất quyền sở hữu tư nhân về đất đai ở Mỹcũng nét tương đồng với quyền sử dụng đất ở Việt Nam (Đào Mạnh Cảnh, 2012).
Như vậy có thể nói, hầu hết các quốc gia trên thế giới (dù quy định chế độ sởhữu đối với ĐNNo khác nhau), đều có xu hướng ngày càng tăng cường vai trò quảnlý của Nhà nước đối với ĐNNo Xu thế này phù hợp với sự phát triển ngày càng đadạng của các quan hệ kinh tế, chính trị theo xu thế toàn cầu hoá hiện nay Mục tiêucủa mỗi quốc gia là nhằm quản lý chặt chẽ, hiệu quả tài nguyên ĐNNo, để phục vụcao nhất cho quyền lợi của quốc gia, đổng thời có những quy định phù hợp với xuthế mở cửa, phát triển, tạo điều kiện để phát triển giữ được ổn định về an ninhlương thực, an ninh kinh tế và an ninh quốc gia (Đào Mạnh Cảnh, 2012).
2.2.1.3 Kinh nghiệm của Pháp
Pháp là quốc gia phát triển thuộc hệ thống quốc gia tư bản chủ nghĩa, tuythể chế chính trị khác nhau, nhưng ảnh hưởng của phương pháp tổ chức QLNNtrong lĩnh vực ĐNNo của Cộng hoà Pháp còn khá rõ đối với nước ta Vấn đề này
Trang 36có thể lý giải vì Nhà nước Việt Nam hiện đang khai thác khá hiệu quảnhững tài liệu quản lý đất đai do chế độ thực dân để lại, đồng thời ảnhhưởng của hệ thống quản lý đất đai thực dân còn khá rõ nét trong ýthức của một bộ phận công dân Việt Nam hiện nay QLNN về ĐNNo củaCộng hoà Pháp có một số đặc điểm đặc trưng là:
Luật pháp quy định quyền sở hữu tài sản là bất khả xâm phạm và thiêngliêng, không ai có quyền buộc người khác phải nhường quyền sở hữu của mình ỞPháp hiện còn tồn tại song hành hai hình thức sở hữu cơ bản: sở hữu tư nhân vềĐNNo và sở hữu nhà nước (đối với đất đai và công trình xây dựng công cộng) Tàisản công cộng (bao gồm cả đất đai công cộng) có đặc điểm là không được mua vàbán Trong trường hợp cần sử dụng ĐNNo cho các mục đích công cộng, Nhà nướccó quyền yêu cầu chủ sở hữu ĐNNo nhường quyền sở hữu thông qua chính sáchbồi thường thiệt hại một cách công bằng (Nguyễn Huy Tuấn, 2014).
Công tác quy hoạch do đa số ĐNNo thuộc sở hữu tư nhân, vì vậy trongquá trình đô thị hóa, ở Pháp công tác quy hoạch đô thị được quan tâm chú ý từrất sớm và được thực hiện rất nghiêm ngặt Ngay từ năm 1919, ở Pháp đã banhành Đạo luật về kế hoạch đô thị hóa cho các thành phố có từ l0.000 dân trở lên.Năm 1973 và năm 1977, Nhà nước đã ban hành các Nghị định quy định các quitắc về phát triển đô thị, là cơ sở để ra đời Bộ Luật về chính sách đô thị Đặc biệtlà vào năm 1992, ở Pháp đã có Luật về phân cấp quản lý, trong đó có sự xuấthiện của một tác nhân mới rất quan trọng trong công tác quản lý của Nhà nướcvề quy hoạch đó là cấp xã cho đến nay, Luật Đô thị ở Pháp vẫn không ngừngphát triển, nó liên quan đến cả quyền sở hữu tư nhân và sự can thiệp ngày càngsâu sắc hơn của Nhà nước, cũng như của các cộng đồng địa phương vào côngtác QLNN về ĐNNo, quy hoạch ĐNNo Nó mang ý nghĩa kinh tế rất lớn thông quaviệc điều chỉnh mối quan hệ giữa các ngành khác nhau như xây dựng và quyhoạch lãnh thổ (Nguyễn Huy Tuấn, 2014).
Mặc dù là quốc gia duy trì chế độ sở hữu tư nhân về ĐNNo nhưng công tácQLNN về ĐNNo của Pháp được thực hiện rất chặt chẽ Điều đó được thể hiện quaviệc xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính Hệ thống hồ sơ địa chính rất phát triển, rấtqui củ và khoa học, mang tính thời sự để quản lý tài nguyên đất và thông tin lãnhthổ, trong đó thông tin về từng thửa đất được mô tả đầy đủ về kích thước, vị trí địalý, thông tin về tài nguyên và lợi ích liên quan đến thửa đất, thực
Trang 37trạng pháp lý của thửa đất Hệ thống này phục vụ nhiệm vụ quyhoạch, quản lý và SDĐ có hiệu quả (Nguyễn Huy Tuấn, 2014).
2.2.2 Kinh nghiệm quản lý nhà nước về đất nông nghiệp ở một sốđịa phương và các tỉnh thành phố
2.2.2.1 Kinh nghiệm của thành phố Hải Phòng
Thành phố Hải Phòng là một thành phố cảng quan trọng của vùng trọngđiểm kinh tế phía Bắc, thành phố Hải Phòng có diện tích l.526,3 km2 và dân số làl.793 triệu người với 5 quận, l thị xã và 8 huyện; 57 phường, 9 thị trấn, 152 xã.Trong nhiều năm qua, QLNN về ĐNNo ở Thành phố có nhiều vấn đề phức tạp.Đặc biệt Hải Phòng là nơi có nhiều điểm nóng khiếu kiện tranh chấp đất đai rấtgay gắt Nguyên nhân cơ bản là do trong quá trình đô thị hóa, giá đất bị đẩy lênrất cao, trong khi Thành phố chưa có biện pháp kiên quyết để ngăn chặn kịp thờitình trạng vi phạm pháp luật Đặc biệt tình trạng tự chuyển mục đích sử dụngĐNNo thành đất ở, mua bán đất đai trái quy định của pháp luật diễn ra khá phổbiến Hệ thống hồ sơ địa chính không được lưu trữ đầy đủ và cập nhật thườngxuyên Vì vậy công tác QLNN về ĐNNo gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là thiếuthông tin pháp lý về nguồn gốc SDĐ làm cơ sở để thực hiện giao đất, đền bùthiệt hại về đất và xử lý các vi phạm pháp luật trong QLNN về ĐNNo Thành phốđã ban hành nhiều văn bản thể chế hoá các quy định của Luật và Nghị định củaChính phủ để triển khai công tác QLNN về ĐNNo trên địa bàn Công tác lập quyhoạch sử dụng ĐNNo và quy hoạch phát triển đô thị được triển khai chậm doThành phố chưa có sự đầu tư thoả đáng Hội đồng nhân dân thành phố HảiPhòng đã ban hành nhiều Nghị quyết liên quan đến lĩnh vực này Cũng như mộtsố tỉnh, thành phố phía Bắc, công tác QLNN về ĐNNo của Thành phố sau khiLuật Đất đai 2003 có hiệu lực cơ bản dần ổn định Tuy nhiên việc khai thác, SDĐcòn kém hiệu quả từ năm 2003 đến nay, công tác triển khai cấp GCN QSDĐ cònchậm, cả về cấp GCN QSDĐ ở và cấp GCN QSDĐ cho các đơn vị SDĐ, đây là mộtnhược điểm lớn của QLNN về đất đai ở thành phố Hải Phòng (UBND thành phốHải Phòng, 2015).
2.2.2.2 Kinh nghiệm của tỉnh Phú Thọ
Thực hiện nhiệm vụ quản lý đất đai năm 2014 trên địa bàn tỉnh Phú Thọ,Sở Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức triển khai kế hoạch ngay đầu năm, kếtquả đã đạt được toàn diện trên các lĩnh vực Về tổ chức, triển khai thi hành pháp
Trang 38luật đất đai: công tác tuyên truyền, phổ biến Luật đất đai luôn được quan tâmthông qua các phương tiện thông tin đại chúng, như: mở các chuyên mục trênđài phát thanh truyền hình, mỗi tháng phát 1 lần; đăng tải về những thay đổi củaLuật Đất đai và các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai trên Báo Phú Thọ,Trang thông tin của Sở Tài nguyên và Môi trường; treo Pa nô và Băng zôn đặt tạitrung tâm hành chính thuộc 13 huyện, thành, thị.Tổ chức hội nghị triển khai chocán bộ lãnh đạo các Sở, ngành, các tổ chức đoàn thể cấp tỉnh và UBND cáchuyện thành, thị; phối hợp với Công đoàn viên chức tỉnh Phú Thọ tổ chức hộinghị tuyên truyền cho cán bộ Công đoàn cơ sở thuộc khối các cơ quan tỉnh;phối hợp cùng cấp huyện tổ chức hội nghị triển khai, tập huấn ở cấp huyện, xãcho 13/13 huyện, thành, thị trên địa bàn tỉnh; các huyện, thành, thị triển khai,quán triệt Luật Đất đai cho 277/277 xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Tíchcực và kịp thời việc ban hành văn bản quy phạm, văn bản chỉ đạo về công tácquản lý đất đai tại địa phương, Tỉnh ủy ban hành chỉ thị, UBND tỉnh ban hành 02Quy định cụ thể và 03 văn bản chỉ đạo (Phạm Văn Luật, 2014).
Đẩy mạnh Công tác đo đạc, lập hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhậnquyền SDĐ (hoàn thành đạt 92,1%); xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai: Năm 2014, triểnkhai đo đạc lập bản đồ địa chính 05 xã với diện tích đã lập bản đồ địa chính để phụcvụ cấp và cấp đổi GCNQSDĐ Chọn huyện Yên Lập làm điểm về xây dựng cơ sở dữliệu đất đai, hiện nay đã cơ bản xong khâu cấp GCN cho 16/17 xã, đang chuẩn bịtriển khai việc nhập dữ liệu, dự án này sẽ tập trung thực hiện trong năm 2015 Tổnghợp các danh mục các dự án phải thu hồi đât, chuyển mục đích SDĐ trồng lúa, đấtrừng phòng hộ, rừng đặc dụng báo cáo UBND tỉnh, trình HĐND tỉnh thông qua vàtrình Thủ tướng Chính phủ theo quy định (Phạm Văn Luật, 2014).
Kinh phí đầu tư cho lĩnh vực đất đai đã được UBND tỉnh quan tâm: UBNDtỉnh đã cấp kinh phí cho Sở Tài nguyên và Môi trường để tổ chức triển khai,tuyên truyền pháp luật về đất đai; bố trí trong dự toán chi 10% nguồn thu tiềnSDĐ cho công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính và xây dựng cơ sở dữ liệu đất đaiđảm bảo đúng chỉ tiêu kế hoạch Bên cạnh đó công tác kiện toàn tổ chức, bộmáy về đất đai cũng được thực hiện đúng chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trườngđang hoàn chỉnh Đề án thành lập Văn phòng đăng ký đất đai hoàn thành và đivào hoạt động trước 31/12/2014 (Phạm Văn Luật, 2014).
Nhìn chung, công tác QLNN về đất đai trên địa bàn tỉnh Phú Thọ trongnăm 2014 đã tổ chức thực hiện và đạt được những kết quả khá tích cực và toàn
Trang 39diện trên các lĩnh vực, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ theo chỉ đạo củaBộ tài nguyên và Môi trường, cơ bản hoàn thành các nhiệm vụđược Tỉnh ủy, UBND tỉnh giao (Phạm Văn Luật, 2014).
2.2.2.3 Kinh nghiệm của thành phố Hồ Chí Minh
Thành phố Hồ Chí Minh có diện tích 2095,2 km2 với dân số 5.891 triệungười với 19 quận nội thành, 5 huyện ngoại thành, 254 phường, 5 thị trấn và 58xã Là Thành phố đặc biệt, vì vậy công tác QLNN về ĐNNo của thành phố Hồ ChíMinh trong quá trình ĐTH - CNH có vai trò rất quan trọng trong việc ổn định vàphát triển kinh tế của Thành phố UBND Thành phố đã ban hành hàng trăm vănbản về công tác QLNN về ĐNNo và quản lý quy hoạch nhằm thể chế hoá chínhsách và pháp luật ĐNNo của Đảng và Nhà nước trên địa bàn Hệ thống hồ sơ địachính của Thành phố cơ bản được xây dựng khá bài bản, toàn Thành phố đãđược đo đạc và thành lập bản đồ địa chính chính qui và không chính qui ở các tỷlệ l/500 và l/1000 (l/500 ở các quận nội thành và 1/1000 ở các huyện ngoại thành).Thành phố cũng đã xây dựng quy hoạch- kế hoạch SDĐ giai đoạn 2010 đến 2020và đã được Chính phủ phê duyệt, Thành phố đã công bố cơ bản hoàn thànhcông tác triển khai cấp GCN QSDĐ ở và QSHN ở tại đô thị Hàng nghìn vụ việc viphạm tổ chức pháp luật của các và cá nhân trên địa bàn Thành phố đã được xửlý Nhìn chung các văn bản của Thành uỷ và UBND Thành phố đã góp phần ổnđịnh công tác QLNN về ĐNNo ở địa phương Thành phố cũng đã ban hành nhiềuvăn bản để triển khai thực hiện Luật và các Nghị định của Chính phủ Tuy nhiên,cũng như tình hình chung của các tỉnh, thành phố trong cả nước, công tác QLNNvề ĐNNo, đất đô thị ở Thành phố cũng có rất nhiều bức xúc, phức tạp Một trongnhững nguyên dân của tình trạng trên là do hệ thống các văn bản pháp luật hiệnhành chưa đồng bộ và chưa có khả năng đáp ứng được yêu cầu của tình hìnhmới trong công tác QLNN về đất đai nói chung và ĐNNo nói riêng (Ngô DuyHưng, 2015).
2.2.3 Bài học rút ra cho huyện Quỳnh Phụ về QLNN về ĐNNo
Từ việc nghiên cứu tình hình QLNN về ĐNNo ở một số quốc gia trênthế giới và một số tỉnh thành trong nước, bài học kinh nghiệm rút ra chocông tác QLNN về ĐNNo trong điều kiện CNH - ĐTH ở huyện Quỳnh Phụ là:
và được ban hành đồng bộ, kịp thời, mang tính chất ổn định đảm bảo tính kế thừa.
(2)Phải xây dựng được hệ thống dữ liệu thông tin ĐNNo thống nhất,
Trang 40đồng bộ trên cơ sở công nghệ thông tin hiện đại từ Trung ương đến cơ sở.
(3) Cần phải xác định việc tiếp tục đổi mới tăng cường QLNNvề ĐNNo trong quá trình ĐTH, chính là chìa khoá để thực hiện việccông khai dân chủ quan hệ ĐNNo trong xã hội, đây cũng chính làgiải pháp chống tham nhũng hữu hiệu nhất.
Đây cũng là cơ sở quan trọng làm căn cứ để đề xuất, kiếnnghị những phương hướng, giải pháp cụ thể với lãnh đạo huyệnlãnh đạo tỉnh nhằm tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước đốivới ĐNNo trong quá trình ĐTH ở huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình.2.2.4 Một số nghiên cứu liên quan đến đề tài
Hiện nay, có một số đề tài nghiên cứu chủ đề tác động củaQLNN đối với lĩnh vực đất đai Các nghiên cứu thường chỉ tập trungnghiên cứu về hệ thống pháp luật liên quan đến ĐNNo.
ỞViệt Nam, trong một số năm gần đây, đã có một vài nghiêncứu về chính sách, pháp luật về nhà đất, vai trò QLNN đối với đất đai.Một số công trình nghiên cứu tiêu biểu có thể kể đến như:
Ởgiác độ nghiên cứu lý luận về QLNN về đất đai đã có nhiều công trìnhnghiên cứu quan trọng công phu của các Bộ, các Viện nghiên cứu, các nhà khoa họcnhư: đề tài nghiên cứu “Cơ sở khoa học cho việc hoạch định các chính sách đất đaivà sử dụng hợp lý quỹ đất đai” thực hiện năm 2000, của Tổng cục Địa chính và Việnnghiên cứu Địa chính, do TS Chu Văn Thỉnh là chủ nhiệm đề tài; đề tài khoa học cấpNhà nước về “Thực trạng vấn đề sở hữu và phương hướng giải quyết ở nước ta hiệnnay” - năm 2005, do PGS.TS Nguyễn Văn Thạo là chủ nhiệm đề tài; đề tài: “Lý luận địatô và vận dụng để giải quyết một số vấn đề về đất đai ở Việt Nam” - năm 2005, đề tàinghiên cứu khoa học cấp Bộ thuộc Bộ Tài chính do Hà Thị Tình là chủ nhiệm Nhìnchung các nghiên cứu đã đề cập đến cơ sở khoa học, tham mưu cho Nhà nước banhành các chính sách đất đai ở nước ta trong giai đoạn hiện nay Tuy nhiên về lý luận,các nghiên cứu trên cũng còn có những quan điểm chưa thống nhất như: có một sốđề xuất cần xem xét đòi hỏi các chính sách về quản lý đất đai của Nhà nước phải phùhợp, nhằm thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế đất nước, đẩy mạnh CNH, hiện đại hóađất nước;
Về nội dung QLNN về đất đai với tính chất là nguồn lực quan trọng củaquá trình CNH, HĐH đất nước, cũng đã được nhiều tổ chức, cá nhân các nhàkhoa học quan tâm nghiên cứu như: các công trình nghiên cứu của GS.TSKH Lê