Bảo hiểm du lịch Chương V.pdf
Trang 1Chương 1 KẾT CẤU ÁO ĐƯỜNG VÀ CÁC NGUYÊN LÍ SỬ DỤNG VẬT LIỆU LÀM KẾT CẤU ÁO ĐƯỜNG 1.1 Kết cấu áo đường
1.1.1 Cấu tạo và các yêu cầu chung
Mặt đường là một kết cấu gồm một hoặc nhiều lớp vật liệu khác nhau được rải trên nền đường để đáp ứng các yêu cầu chạy xe (ô tô và các phương tiện giao thông đường bộ) về cường độ, độ bằng phẳng, độ nhám; đồng thời góp phần hạn chế tác động xấu do xe chạy gây ra đối với môi trường xã hội và môi trường thiên nhiên hai bên đường (hạn chế bụi, hạn chế tiếng ồn, hạn chế tai nạn giao thông)
10 1119
1 Ta luy đắp 2 Đất thiên nhiên 3 Gờ chắn nước
4 Lớp đáy áo đường bằng vật liệu chọn lọc hoặc lòng đường đã lu lèn chặt
5 Lớp mặt lề đường (áo lề) 6 Lớp móng dưới
7 Lớp móng trên 8 Lớp mặt
9 Lớp mặt bằng bê tông 10 Mái dốc rãnh
11 Taluy đào
12 Móng lề đường 13 Dốc ngang 14 Móng nền đất 15 Đất nền
16 Kết cấu áo đường 17 Dốc ngang lề đường 18 Phần xe chạy
19 Lề đường
20 Toàn bộ bề rộng mặt đường
21 Toàn bộ bề rộng trên mặt phần nền đường
Ngoài khâu thiết kế cũng như khâu di tu sửa chữa ra thì khâu thi công có ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng của mặt đường Thực tế có những yêu cầu đối với mặt đường không thể giải quyết định bằng các biện pháp thiết kế và tính toán, trái lại chủ yếu phải giải quyết bằng phương pháp cấu tạo và biện pháp thi công Ví dụ như các vấn đề về đảm bảo ổn định cường độ của kết cấu áo đường, vấn đề đảm bảo cho cấu trúc tầng mặt có đủ sức chống vỡ với tác dụng của lực ngang, vấn đề độ bằng phẳng và độ nhám… nhất là các vấn đề đó giải quyết trong các điều kiện thiên nhiên, điều kiện vật liệu xây dựng, điều kiện phương tiện và các thiết bị thi công cụ thể
Do yêu cầu về sử dụng và chịu các lực khác nhau nên nhiệm vụ và chức năng của mỗi lớp kết cấu tổng thể nền mặt đường sẽ khác nhau Lực thẳng đứng do tải trọng bánh xe gây ra sẽ được các lớp vật liệu trong kết cấu mặt đường truyền xuống cho đến hết phạm vi móng nền đất Lực nằm ngang do sức kéo, lực hãm ngang khi xe chạy trên đường vòng gây ra chủ yếu chỉ tác dụng ở những lớp trên kết cấu mặt đường mà không truyền xuống các lớp dưới
Trang 2Yêu cầu về độ nhám mặt đường thơng qua trị số chiều sâu rắc cát trung bình “ Qui trình xác định độ nhám của mặt đường đo bằng phương pháp rắc cát 22TCN 278-01”
trung bình Htb (mm)
Đặc trưng độ nhám bề mặt 60
Đường cải tạo nâng cấp
1.1.2 Cấu tạo và yêu cầu đối với kết cấu áo đường mềm
Lớp bảo vệ lớp hao mòn hoặc lớp mặt trên(wearing course)
Lớp mặt dưới (Binder course) có thể gồm lớptrên và lớp dưới
Lớp móng trên (Road base)
Lớp móng dưới (Sub base course)
Lớp đáy kết cấu áo đường (capping layerhoặc improved (subgrade))
Đất lòng đường(đất nền đường cho đến hếtkhu vực tác dụng Road bed soil)
TẦNG MẶT (Surfacing)
TẦNG MÓNG (Road foundation)
MÓNG NỀN ĐẤT (Subgrade)
KẾT CẤU ÁO ĐƯỜNG
THÂN NỀN ĐƯỜNG
Kết cấu áo đường mềm thường cĩ hai tầng: tầng mĩng và tầng mặt Tầng mặt là bộ phận trực tiếp chịu tác dụng của bánh xe và ảnh hưởng của các nhân tố thiên nhiên (đặc biệt ngồi lực thẳng đứng cịn chịu lực ngang rất lớn) Để chịu được tác dụng đĩ, tầng mặt địi
hỏi làm bằng vật liệu cĩ cường độ và sức liên kết tốt Nếu lớp mặt trên dưới 3cm thì lớp
mặt trên gọi là lớp hao mịn và nếu sức liên kết của vật liệu khơng đủ so với tác dụng của xe chạy, thì trên lớp mặt trên cịn làm thêm lớp hao mịn và lớp bảo vệ để hạn chế bớt tác dụng xung kích, xơ trượt, mài mịn trực tiếp của bánh xe và các ảnh hưởng xấu khác của thiên nhiên xuống lớp mặt phía dưới
Lớp hao mịn là lớp mỏng 1-3cm làm bằng vật liệu cĩ dính kết , đặt trên lớp mặt chủ yếu Lớp bảo vệ cũng là lớp mỏng 0.5-1cm thường bằng vật liệu cát, sỏi nhỏ rời rạc rải trên lớp hao mịn, để bảo vệ cho lớp hao mịn và tăng độ bằng phẳng của mặt đường khi lực
Trang 3dính kết của bản thân lớp hao mòn chưa đạt yêu cầu Khi tính toán lớp hao mòn, lớp bảo vệ không kể vào chiều dày của tầng mặt
Lớp mặt dưới thường được làm bằng bê tông nhựa rỗng, nhiều hoặc vừa đá dăm và bắt buột phải bố trí trong các trường hợp sau
- Lưu lượng xe lớn và nhiều xe nặng khi bề dày lớp mặt trên dưới 5cm - Yêu cầu về độ bằng phẳng
- Tầng móng là vật liệu gia cố chất liên kết vô cơ có thể truyền vết nứt lên phía trên Tầng móng chỉ chịu lực thẳng đứng Nhiệm vụ của tầng móng là truyền và phân bố lực thẳng đứng để khi truyền đến nền đất thì ứng suất sẽ giảm đến một mức độ đất nền đường có khả năng chịu được mà không tạo nên biến dạng thẳng đứng hoặc biến dạng trượt quá lớn Vì lực thẳng đứng truyền xuống ngày càng bé đi nên tiết kiệm, tầng móng có thể gồm nhiều lớp bằng các vật liệu khác nhau có cường độ giảm dần từ trên xuống Do không chịu tác dụng phá hoại bề mặt như ở tầng phủ nên vật liệu làm các lớp này không yêu cầu cao như với tầng phủ mà có thể cấu tạo chúng bằng các vật liệu rời rạc kích cỡ lớn Tuy nhiên chủ yếu lại đòi hỏi có độ cứng và có độ chặt nhất định Các lớp móng dưới của tầng móng có thể dùng vật liệu tại chỗ hoặc phế liệu công nghiệp theo nguyên lí bố trí cường độ giảm dần theo chiều sâu
Gần đây người ta bố trí kết cấu áo đường theo kết cấu ngược, loại này thường bố trí không theo qui tắc chọn vật liệu có module giảm dần theo chiều sâu, trái lại module đàn hồi của tầng móng có thể lớn hơn tầng mặt hoặc module lớp móng dưới có thể lớn hơn module lớp móng trên
Cách bố trí kết cấu ngược có ưu điểm
- Làm giảm đáng kể ứng suất thẳng đứng do tải trọng bánh xe truyền xuống nền đường Do vậy có thể làm giảm chiều dày tầng móng và nhờ đó đem lại hiệu quả kinh tế
- Lớp móng bằng vật liệu gia cố tạo ra hiệu ứng đe, tạo thuận lợi cho việc lu lèn đạt độ chặt cao đối với các lớp trên
Tuy nhiên theo kinh nghiệm về bố trí kết cấu ngược hiện còn ít và chưa phân tích kỹ được ảnh hưởng của lớp đất cứng phía dưới đến các loại ứng suất kéo, uốn, cắt, trượt xuất hiện trong các lớp mềm hơn ở trên nó
Đôi khi phải bố trí đáy áo đường (lớp đáy móng) đảm nhận các chức năng sau - Tạo đường một lòng đường chịu lực đồng nhất, sức chịu tải tốt
- Ngăn chặn ẩm thấm từ trên xuống nền đất và từ dưới lên móng áo đường - Tạo hiệu ứng đe để đảm bảo chất lượng đầm nén các lớp móng phía trên
- Tạo điều kiện cho xe máy trong quá trình thi công áo đường không gây ra hư hại nền đất phía dưới
Lớp đáy áo đường đạt được độ các yêu cầu sau
- Độ chặt đầm nén cao 1.00 -: - 1.02 (đầm nén tiêu chuẩn) - Module đàn hồi E 50≥ Mpa hoặc tỷ số CBR≥10
- Bề dày tối thiểu là 30cm
Cần bố trí đáy áo đường thay thế cho 30cm phần đất trên cùng của nền đường (đất lòng đường) của đường cấp I, II có từ 4 làn xe trở lên, nếu bản thân phần đất trên cùng của nền đường không đạt được các yêu cầu nêu trên Nên thiết kế lớp đáy áo đường khi nền đắp bằng cát, bằng đất sét trương nở và khi đường qua vùng mưa nhiều hoặc chịu tác động của nhiều nguồn ẩm khác nhau và khi đất lòng đường chỉ có sức chịu tải CBR≤6
Vật liệu làm đáy áo đường có thể bằng đất có cấp phối tốt, cấp phối thiên nhiên, đất gia có tỷ lệ thấp Bố trí lớp đáy áo đường nên rộng hơn tầng móng ít nhất 15cm
Chọn loại tầng mặt
Trang 4Cấp hạng đường
Loại tầng mặt
Vật liệu cấu tạo tầng mặt Thời hạn tính toán (năm)
Số xe tích lũy trong thời hạn tính toán (xe tiêu chuẩn/làn) Cấp I, II, III Cấp cao A1 - Bê tông xi măng có cốt thép
hoặc không có cốt thép liên tục (1 lớp)
- Bê tông nhựa chặt hạt mịn, hạt vừa làm lớp mặt trên, hạt vừa, hạt thô (chặt hoặc hở) làm lớp mặt dưới
> 20 10
Cấp III, IV Cấp cao A2 - Bê tông nhựa nguội, trên có láng nhựa
- Thấm nhập nhựa
- Láng nhựa (cấp phối đá dăm, đất đá gia cố trên có láng nhựa)
8 5-8 4-7
10.1,0>Cấp IV, V Cấp thấp B1 - Cấp phối đá dăm, đá dăm
Macadam hoặc cấp phối thiên nhiên trên có lớp bảo vệ rời rạc (cát) hoặc lớp hao mòn cấp phối hạt nhỏ
3-4 <0,1.106
Cấp V Cấp thấp B2 - Đất cải thiện hạt
- Đất, đá tại chỗ, phế liệu công nghiệp gia cố trên có lớp hao mòn, bảo vệ
2-3 <0,1.106
Để hạn chế hiện tượng copy nứt, nếu kết cấu áo đường là mặt đường nhựa có sử dụng lớp móng bằng vật liệu đá, đá gia cố chất liên kết vô cơ thì tổng bề dày tối thiểu lớp mặt đường nhựa phía trên như chỉ dẫn bảng sau
Tổng bề dày các lớp mặt đường nhựa (cm)
Vật liệu mặt đường nhựa
Bê tông nhựa Bê tông nhựa Thấm nhập nhựa hoặc nhựa nhiều lớp
Láng nhựa một hoặc nhiều lớp Chọn vật liệu làm tầng móng của mặt đường cấp cao A1 nên chọn vật liệu đất, đá, cát gia cố chất liên kết làm lớp móng dưới Đối với mặt đường bê tông xi măng không cốt thép phải bố trí móng bằng vật liệu đất, cát, đá gia cố chất liên kết vô cơ (xi măng hay vôi) dày tối thiểu 15cm Chọn vật liệu tầng mặt theo 22TCN 211 – 2006
Các chú ý khi bố trí kết cấu áo đường mềm
- Trong tất cả các trường hợp, nên sử dụng vận liệu tải chỗ làm lớp móng dưới và đáy kết cấu áo đường theo nghiên cứu có thử nghiệm trước
- Khi thiết kế bề dày kết cấu áo đường chú ý đến điều kiện thi công và bề dày tối thiểu
đối với mỗi vật liệu Bề dày tối thiểu 1.5 lần cỡ hạt lớn nhất có mặt trong lớp vật liệu Bề
Trang 5dày đầm nén có hiệu quả đối với bê tông nhựa không quá 8-10cm, các loại vật liệu khác không có gia cố không quá 15cm, có gia cố không quá 18cm
- Phải thiết kế tưới lớp dính bám giữa các lớp bê tông nhựa với bê tông nhựa và bê tông nhựa với các loại mặt đường nhựa khác trong trường hợp các lớp nói trên không thi công liền nhau về thời gian và trong trường hợp bê tông nhựa rải trên các loại mặt đường nhựa cũ
- Thiết kế lớp nhựa thấm bám khi bố trí mặt đường nhựa trên tầng móng đất, đá gia cố và cấp phối đá dăm, cấp phối thiên nhiên và đá dăm Macadam
- Phải thiết kế thêm một lớp láng nhựa trên móng cấp phối đá dăm hoặc bằng các vật liệu rời rạc khác để làm chống thấm nước xuống nền và chống xe cộ thi công đi lại phá hoại móng trong trường hợp làm móng trước để một thời gian sau đó mới thi công tầng mặt
1.1.3 Cấu tạo và yêu cầu đối với mặt đường cứng
Kết cấu mặt đường cứng gồm mặt đường bê tông xi măng (đỗ tại chỗ, đỗ và có lu lèn) và mặt đường bê tông xi măng có cốt thép liên tục có phân tầng và lớp giống như kết cấu mặt đường mềm nhưng có số lớp và số tầng ít hơn
Mặt đường bê tông có lớp mặt chủ yếu là bê tông xi măng, đôi khi phủ thêm lớp hao mòn bằng bê tông nhựa hạt nhỏ ( hay hạt cát) dày khoảng 3-4cm trong trường hợp có lưu lượng xe cộ lưu thông lớn Bản thân lớp bê tông là lớp chịu lực chủ yếu, tầng móng và nền đất tham gia chịu lực không đáng kể vì phân bố áp lực xuống tấm cứng cực lớn Tầng móng chủ chỉ một lớp (subbase) Tấm bê tông phải có cường độ chịu uốn cao, đồng thời độ dự trữ đủ đế cống lại hiện tượng mỏi và hiện tượng phá hoại cục bộ ở góc, cạnh tấm do tác dụng xung kích và tải trọng trùng phục gây ra Trong trường hợp không bố trí lớp hao mòn, lớp bê tông yêu cầu phải chịu được lực bào mòn Để đáp ứng yêu cầu trên thì bê tông xi măng phải có số hiệu cao hơn bê tông xi măng áp dụng cho các công trình khác, nhất là đối với mặt đường bê tông xi măng lắp ghép
Tầng móng tuy không tham gia nhiều vào vấn đề chịu lực, nhưng phải đảm bảo độ bằng phẳng, đầm nén tốt, đủ độ cứng, không tích lũy biến dạng dư Đảm bảo tiếp xúc tốt giữa tấm bê tông xi măng và tầng móng
1.1.4 Đặc điểm cấu tạo kết cấu áo đường tăng cường
Tận dụng kết cấu áo đường cũ làm tầng móng dưới hay tầng móng trên của kết cấu áo đường mới Trong trường hợp không tận dụng được kết cấu áo đường cũ thì phải thiết kế giống như kết cấu áo đường mới hoàn toàn
Tùy theo yêu cầu cải tạo hay nâng cấp có thể có trường hợp mở rộng thêm phần xe chạy vừa tăng cường cường độ chung của kết cấu cũ hoặc chỉ tăng cường cường độ nhưng không mở rộng hay chỉ mở rộng không tăng cường cường độ, phải đảm bảo các yêu cầu sau đây
a Tăng cường kết cấo áo đường mềm cũ
Tăng cường cường độ và tăng chất lượng sử dụng của lớp mặt theo yêu cầu mới về giao thông
Tôn cao phần xe chạy đến cao độ thiết kế mới
Lớp bù vênh có chức năng bù phụ bề mặt mặt đường cũ để tạo độ dốc ngang mặt đường cũ phù hợp với độ dốc ngang phần xe chạy mới đã thiết kế
Ngoài ra tùy theo tính toán thiết kế, trên lớp bù vênh có thể bố trí lần lượt các lớp kết cấu khác như lớp móng dưới, lớp móng trên, các lớp mặt
b Tăng cường áo đường xi măng cũ
Trang 6Kết cấu tăng cường phía trên ngào chức năng tăng cường cường độ còn phải đảm bảo hiện tượng copy vết nứt dưới lên Kết cấu tăng cường có thể là bê tông xi măng hay bê tông nhựa rải trực tiếp trên mặt đường bê tông cũ nếu không có yêu cầu tôn cao cao độ đặc biệt
Trong trường hợp lớp tăng cường là lớp bê tông xi măng trên mặt đường cũ phải tính toán có dính hay không dính với mặt đường cũ Lớp tăng cường phải đảm bảo chống hiện tượng copy vết nứt là 18cm trở lên Trong trường hợp không dính kết có thể thêm lớp cách ly bằng bê tông nhựa hạt mịn 2.5cm, các khe nối không cần đảm bảo trùng với khe nối cũ Lớp cách ly thêm chức năng bù vênh
Trong trường hợp có kết dính lớp lớp tăng cường bê tông xi măng được quyết định thoe tính toán nhưng phải đảm bảo tối thiểu 2.5cm và phải đảm bảo khe trùng với khe kết cấu áo đường cũ Tuy nhiên trước khi rải lớp tăng cường phải thực hiện phá bỏ hay thay thế các tấm mặt đường cũ bị nứt vỡ, sữa chữa các khe cũ, mài bằng các chỗ cặp kênh, phun vữa xi măng vào khe hở và tẩy đánh sạch bề mặt các tấm mặt đường cũ bằng bàn chải sắt hoặc nước áp lực cao, thậm chí tẩy rửa, chảy bằng dung dịch axít và sau đó phun keo dính bám
Trong trường hợp tăng cường là lớp bê tông nhựa, bề mặt áo đường cũ còn tương đối tốt Phải đảm bảo chiều dày về mặt tính toán chịu lực và cấu tạo để tránh hiện tượng copy vết nứt lên mặt đường nhựa
c Mở rộng mặt đường cũ
Kết cấu mở rộng đường cũ là phải đảm bảo phần kết cấu mới mở rộng liên kết chắc với kết cấu cũ, có cường độ chung tương đương hoặc lớn hơn không nhiều Nếu không sẽ làm đứt mối nối tại kết cấu mới và cũng, gây nên biến dạng tích lũy không đều, làm vùng nối tiếp không bằng phẳng
Kết cấu áo đường mới có các tầng và lớp giống như kết cấu áo đường cũ nhưng có thể tăng thêm mốt ít so với kết cấu áo đường cũ, nếu giữ nguyên bề dày như kết cấu áo đường cũ thì có thể thay móng bằng vật liệu tốt hơn Cần tính toán sau cho độ võng kết cấu mặt đường mở rộng và mối nối tiếp giáp với kết cấu áo đường cũ là tương đương
Để đảm bảo liên kết chặt chẽ thì phải có sự gối đè lên kết cấu cũ một khoảng 1.5m, thi công phần mở rộng chất lượng kiểm tra nghiêm ngặt hơn vì diện thi công hẹp, chọn phương tiện rải và đầm thích hợp
1-Sau khi thi công phần kết cấu mở rộng cần rải lớp bù vênh bằng bê tông nhựa cỡ hạt thích hợp với bề dày bù vênh để tạo lại mặt cắt ngang chuẩn của phần xe chạy gồm phần cũ và mới
d Vừa mở rộng vừa tăng cường
Chọn vật liệu thích hợp với chế độ thủy nhiệt của mỗi tầng lớp mặt đường Giải quyết vấn đề kinh tế kỹ thuật của mỗoi hỗn hợp vật liệu chọn
Mỗi loại vật liệu được cấu thành từ 3 pha, cần nghiên cứu xác định các yêu cầu cụ thể đối với mỗi thành phần vật liệu tham gia trong đó sao cho chúng phối hợp một cách thích hợp nhất, tạo thành một cấu trúc có cường độ cao đáp ứng yêu cầu
- Cấu trúc keo tụ: khi các hạt cứng được bao bọc bởi màng mỏng chất lỏng Cường độ của một lớp có cấu trúc keo tụ phụ thuộc chủ yếu vào thành phần, loại chất lỏng, sốlượng vàchất lượng của nó, đồng thời phụ thuộc vào cường độ của các hạt cứng, cũng như tiếp xúc bề mặt giữa các hạt
- Cấu trúc kết tinh: khi các hạt cứng được bao bọc bởi màng liên kết biến cứng Cường độ phụ thuộc vào số lượng, chất lượng liên kết, cường độ vật liệu khoáng chất và diện tích tiếp xúc giữa các hạt
Trang 7- Cấu trúc tiếp xúc: các hạt cứng tiếp xúc trực tiếp không có màng ngăn cách Cường độ phụ thuộc vào tác dụng giữa các lực phân tử ở bề mặt tiếp xúc giữa các hạt cũng như phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc giữa các hạt
Giải quyết được các biện pháp và trình tự thi công thích hợp
1.2 Các nguyên lý sử dụng vật liệu làm kết cấu áo đường
Hỗn hợp vật liệu cấu tạo nên các lớp trông kết cấu mặt đường thường gồm hai loại: cốt liệu và vật liệu kiên kết Cốt liệu thường là: đất, đá, cuội sỏi, xỉ, phế liệu công nghiệp mà bất cứ tầng lớp nào trong kết cấu mặt đường đều phải dùng
Ngoài cốt liệu, vật liệu liên kết người ta còn dùng thêm một số phụ gia vô cơ hay hữu cơ Mục đích là cải thiện điều kiện tiếp xúc và bao bọc, nhờ đó tăng cường độ hỗn hợp vật liệu, tạo điều kiện thi công dễ dàng hay một tính chất đặc biệt nào khác
1.2.1 Nguyên lí đá chèn đá
Cốt liệu là đá hoặc cuội sỏi có mặt vỡ một vài kích cỡ đồng đều, đem rải từng lớp rồi lu lèn chặt cho các hòn đá chèn móc vào nhau, cỡ đá nhỏ chèn vào cỡ đá lớn, nhờ vào tác dụng chèn móc, ma sát giữa các hòn đá tạo nên kết cấu với cấu trúc có cường độ nhất định
Ưu điểm là công nghệ thi công đơn giản, cốt liệu yêu cầu ít kích cỡ có thể khống chế được
Nhược điểm: cường độ sẽ mất khi cốt liệu bị vỡ vụn, tròn cạnh
Để tăng cường độ, đặc biệt là tăng sức chồng trượt, có thể dùng thêm vật liệu liên kết dưới hình thức tưới hoặc trên thêm vật liệu liên kết
Đá dăm Macadam, đá dăm chèn sỏi đỏ, đá dăm thấm nhập nhựa, đá dăm đen, đá dăm chèn đất sét, đá dăm chèn đá 0x4, đá dăm kẹp vữa xi măng
Nhược điểm khó cơ giới hóa thi công
Đề tăng cường tính bền vững ổn định có thể dùng thêm vữa xi măng để xây lát Mặt đường lát bằng đá phiế, gạch con sâu, lát đá hộc
1.2.3 Nguyên lí cấp phối
Cốt liệu gồm nhiều cỡ hạt to nhỏ khác nhau, phối hợp với nhau theo một tỷ lệ nhất định Nhờ vậy sau khi lu lèn đạt được độ chặt nhất định và do đó tạo nên một lớp mặt đường có cường độ cần thiết Độ chặt của hỗn hợp vật liệu sau khi lu lèn càng lớn thì lực ma sát và lực dính càng lớn, cấu trúc keo tụ càng có điều kiện hình thành tốt, do đó cường độ của lớp vật liệy này càng lớn Ngoài ra có thể dùng thêm vật liệu liên kết để tạo ra mặt đường cấp cao hơn như bê tông nhựa, bê tông xi măng Khâu thi công cần trộn điều các thành phần hạt và lu lèn với độ ẩm tốt nhất
Ưu điểm: sử dụng vật liệu tải chỗ Là cơ sở để tạo ra các lớp mặt có cường độ cao Mặt đường cấp phối đá dăm loại I, loại II; Mặt đường cấp phối thiên (A, B, C, D, E)
1.2.4 Nguyên lí gia cố
Vật liệu đất được làm nhỏ và trộn thêm một tỷ lệ nhất định các vật liệu liên kết, các chất phụ gia và các chất hoạt tính bề mặt nhằm thay đổi một cách cơ bản cấi trúc và tính chất cơ lý của đất theo hướng có lợi, cụ thể là sau quá trình thi công đất được gia cố sẽ biến thành một lớp có cường độ cao và ổn định cường độ ngay khi chịu bất lợi của nước
Trang 8Cơ sở lí thuyết gia cố đất dựa vào các kết quả nghiên cứu về tính chất vật lí, khoáng vật, hóa học và đặc tính cấu trúc của đất theo dạng hệ keo Về các hiện tượng xảy ra và các quá trình biến đổi vật lý, hóa học, hóa lý sau khi trộn đất với các chất liên kết, chất phụ gia và hoạt tính bề mặt, chất gây phản ứng trong điều kiện ẩm, nhiệt nhất định của môi trường xung quanh Đồng thời cũng dựa trên các nghiên cứu về tính chất cơ lí của đất sau khi được gia cố và phạm vi thích hợp về chất lượng, số lượng của mỗi vật liệu liên kết đối với từng loại đất khác nhau
Mặt đường đất cát gia cố xi măng; đất sét, á sét gia cố vôi
1.3 Các biện pháp làm khô áo đường
Yêu cầu và các giải pháp thoát nước cho kết cấu áo đường
- Việc thoát nước mặt đường nhanh, hạn chế nước thấm vào kết cấu áo đường nhằm tăng tính bền vững và ổn định của kết cấu, ảnh hưởng lớn đến tuổi thọ và tính năng sử dụng của kết cấu áo đường Bên cạnh đó làm giảm trơn trợt, bụi xe đi sau, thấm qua khe nứt, khe tiếp xúc khi mưa
- Tạo độ dốc ngang mui luyện thích hợp, phủ kính bề mặt bằng hỗn hợp nhựa
Cấu tạo hệ thống chi tiết thoát nước từ kết cấu áo đường ra ngoài: rãnh xương cá, các loại ống, các hào thoát nước bố trí ngang và dọc