1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tai lieu on thi hoc sinh gioi sinh hoc 8

54 5 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 54
Dung lượng 429,78 KB

Nội dung

Câu 179: Hãy nêu các cơ quan trong từng hệ cơ quan và chức năng của nó _Hệ vận động gồm các cơ quan là cơ và xương có chức năng vận động và di chuyển _Hệ tiêu hóa gồm các cơ quan là miện[r]

Trang 1

Câu 1: Tại sao nói: Nhai kĩ no lâu?

Trả lời: Nghĩa đen về mặt sinh học của câu thành ngữ"Nhai kĩ no lâu" là khi nhai kĩ thì hiệu suất tiêu hóa càng cao,cơ thể càng hấp thụ nhiều chất dinh dưỡng hơn nên no lâu hơn

Câu 2: Các hoạt động của quá trình tiêu hóa có mối liên quan với nhau như thế nào?

Trả lời: Các hoạt động tiêu hóa có mối liên quan với nhau về chức năng như sau:

+Ăn là hoạt động khởi đầu giúp đưa thức ăn vào trong miệng,khoang đầu tiên là ống tiêu

hóa.Không có "ăn" thì cũng chẳng có các hoạt động tiếp sau của quá trình tiêu hóa

+Đẩy thức ăn trong ống tiêu hóa giúp thức ăn đã đưa vào miệng được vận chuyển tới các phần tiếp theo của ống tiêu hóa để được tiêu hóa và hấp thụ

+Tiêu hóa là hoạt động chức năng quan trọng giúp biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng để

có thể hấp thụ qua thành ruột vào máu và bạch huyết để đưa tới các tế bào của cơ thể

+Hấp thụ chất dinh dưỡng cũng là hoạt động quan trọng giúp quá trình tiêu hóa hoàn thành được vai trò của mình đối với cơ thể sống

+Thải phân là hoạt động hệ quả giúp thải loại những chất bã,độc hại của quá trình tiêu hóa ra khỏi cơ thể

Câu 3: Phân tích câu nói: Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ Câu nói đó liên quan và chịu ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa như thế nào?

Trả lời:

“Thịt mỡ,dưa hành,câu đối đỏ”

-Thịt mỡ chứa nhiều lipit.

-Trong dưa hành có chứa axit

~>Khi ăn thịt mỡ nên ăn cũng với dưa hành để lipit dễ bị thủy phân

Câu 4: Hãy giải thích sự tạo mủ ở vết thương?

Trả lời:

mủ ở vết thương do bạch cầu đánh nhau với vi khuẩn từ bên ngoài chết tạo nên các vết mủ

Câu 5: Hút thuốc lá có hại gì cho hệ hô hấp ?

Trả lời: Tác hại của khói thuốc lá đối với hệ hô hấp:

+CO chiếm chỗ của Ôxi trong hồng cầu,làm cho cơ thể ở trạng thái thiếu ôxi đặc biệt khi cơ thể hoạt động mạnh

+Nicotin làm tê liệt lớp lông rung phế quản,giảm hiệu quả lọc sạch không khí,có thể gây ra ung thư phổi

+NOx gây viêm,sưng lớp niêm mạc,cản trở trao đổi khí,có thể gây chết ở liều cao

Câu 6: Giải thích vì sao protein trong thức ăn bị dịch vị phân huỷ nhưng protein của lớp niêm mạc

dạ dày được bảo vệ không bị phân huỷ ?

Trả lời:

rotein trong thức ăn bị dicht vị phân hủy, nhưng protein của lớp niêm mạc lại được bảo vệ và không bị phân hủy là nhờ các chất nhày được tiết ra từ các tế bào tiết chất nhày ở cô tuyến vị Các chất nhày phủ lên bề mặt lớp niêm mạc, ngăn cách các tế bào niêm mạc với pepsin.

Câu 7: Hô hấp là gì Hô hấp gồm những giai đoạn nào ?

Trang 2

Tiêu hóa là biến đỏi thức ăn thành các chất dinh dưỡng mà cơ thể có thể hấp thụ qua thành ruột và thải bỏ các chất thừa không thể hấp thụ được

Quá trình tiêu hóa gồm các hoạt động:ăn,đẩy các chất trong ống tiêu hóa,tiêu hóa thức ăn,hấp thụ chất dinh dưỡng,thải bã

Câu 9: bộ phận trao đổi khí

a)phổi

b)khí quản

c) phế quản

Câu 10 người tham gia phun thuốc trừ sâu sẽ bị bệnh gì? vì sao?

Trả lời: phun thuốc trừ sâu có thể bị các bệnh ung thư máu, u tủy và ung thư não Các rủi ro về

sức khỏe do sử dụng thuốc trừ sâu chưa được biết đầy đủ Phần lớn thuốc trừ sâu chưa bao giờ được xem xét đầy đủ các phạm vi về khả năng gây những ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe con người, như khả năng gây tổn hại đến hệ di truyền, hệ thần kinh, nội tiết hoặc các hệ thống miễn dịch của cơ thể

Câu 11: cho biết về chức năng , van nhĩ thất và van thất động khác nhau ở điểm nào ?

Trả lời:

-van nhĩ thất: có chức năng đóng, mở giúp máu di chuyển một chiều từ tâm nhĩ đến tâm thất

-van thất động: có chức năng đóng, mở để máu di chuyển một chiều từ tâm thất về động mạch

Câu 12: Hãy so sánh sự giống và khác nhau của 2 quá trình tiêu hóa thức ăn ở khoang miệng và tiêu hóa thức ăn ở dạ dày.

Trả lời:

*Giống:

-Đều có hoạt động biến đổi lí học mạnh hơn hoá học

-Quá trình biến đổi hoá học chỉ tạo ra một số chất trung gian chưa tạo ra chất sản phẩm

*Khác:

Thức ăn ở miệng

-Biển đổi lí học mạnh hơn ở dạ dày do tác dụng của răng lưỡi và các cơ nhai

-Biến đổi hoá học yếu hơn dạ dày do enzim amilaza làm biến đổi tinh bột chín

-sản phẩm tạo ra là đường đôi mantôzơ

-Môi trường tiêu hoá mang tính chất hơi kiềm do dịch nước bọt tiết ra

Thức ăn ở dạ dày

-Biến đổi lí học lớn hơn miệng do tác dụng co bóp giữa các cơ quan trên thành dạ dày

-Biến đổi hoá học mạnh hơn miệng do enzim pepsin làm biến đổi prôtêin

-Sản phẩm là prôtêin mạch ngắn

-Môi trường mang tính chất axit do dịch vị tiết ra

Câu 13 Phân tích những đặc điểm của bộ xương người thích nghi với tư thế đứng thẳng và đi bằng hai chân.

Trả lời: Cột sống cong ở 4 chỗ tạo hai hình chữ S nối tiếp nhau giúp cơ thể có tư thế đứng thẳng Lồng ngực dẹp theo chiều trước sau và nở sang hai bên Đặc biệt là sự phân hoá xương chi trên và xương chi dưới ở người tay ngắn hơn chân còn ở vượn ngược lại tay dai hơn chân ở người khớp vai linh động, xương cổ tay nhỏ, khớp cổ tay cấu tạo kiểu bầu dục, các khớp bàn tay ngón tay linh động ngón cái có khả năng đối diện với các ngón còn lại Khớp chậu đùi có hố khớp sâu đảm bảo

sự vững chắc, các khớp cổ chân bàn chân khá chặt chẽ Xương chậu nở rộng, xương đùi lớn giúp nâng đỡ toàn bộ cơ thể Xương bàn chân, xương ngón ngắn, bàn chân hình vòm có tác dụng phân tán lực của cơ thể khi đứng cũng như di chuyển Xương gót lớn phát triển về phía sau

Câu 14 Câú tạo mạch máu phù hợp chức năng.

Trang 3

Trả lời: Các loại mạch máu Sự khác biệt về cấu tạo Giải thích

Động mạch - Thành có 3 lớp cơ với lớp mô liên kết và lớp cơ trơn dày hơn tĩnh mạch

- Lòng hẹp hơn của tĩnh mạch Thích hợp với chức năng dẫn máu từ tim đến các cơ quan với vận tốc và áp lực lớn

Tĩnh mạch - Thành có 3 lớp nhưng lớp mô liên kết và lớp cơ trơn mỏng hơn của động mạch

- Lòng mạch rộng hơn động mạch

- Có van 1 chiều ở những nơi máu phải chảy ngược chiều trọng lực

Thích hợp với chức năng dẫn máu từ khắp các tế bào của cơ thể về tim với vận tốc và áp lực nhỏ.Mao mạch - Nhỏ và phân nhánh nhiều

Xương tay có các xương ngón tay dài nhằm giúp cho việc cầm nắm,

Xương chân có xương bàn chân lớn và xương ngón chân ngắn, xương cẳng chân dài các khớp linh động phù hợp với việc di chuyển trên đất

Giống:

-Đều là xương ống

-Xương đai vai (đai hông)

-Xương cánh tay (cẳng chân)

-Xương cổ tay (cổ chân)

-Xương bàn tay (bàn chân)

-Xương ngón tay (ngón chân)

Khác:

Tay: +Xương tay nhỏ

+Các khớp xương tay linh hoạt, đặc biệt cổ tay và bàn tay rất linh hoạt

> Thích nghi với quá trình lao động

Chân: + Xương chân dài, to khỏe

+Các khớp ít linh hoạt hơn

> Thích nghi với dáng đi thẳng ở người

Câu 17: tại sao trái tim lại nằm nghiêng bên trái ?

Trả lời:

Vị trí bất cân xứng của tim cho phép phân phối máu hiệu quả hơn Quả tim nghiêng phân chia hai

hệ thống bơm máu Hệ thứ nhất đưa máu vào phổi, tại đây máu lấy oxy và thải khí carbon Hệ thứ hai phân phối máu có oxy vào cơ thể

Câu 18: Vì sao máu chảy trong cơ thể ở thể lỏng còn khi ra ngoài máu lại đông ?

Trả lời:

Khi máu bị chảy ra khỏi mạch máu(do dứt mạch, các tiểu cầu bị vỡ do va chạm mạnh và giải phóng ra một chất(enzim), chất này tác dụng với 1 chất có trong huyếrt tương của máu tạo ta các tơmáu là nguyên nhân gây đông máu khi ra khỏi cơ thể

Trang 4

- Còn khi trong cơ thể( chính xác là trong mạch máu) 2 chất này không gặp nhau nên máu không đông Còn khi máu ra khỏi mạch vẫn ở trong cơ thể như trường hợp bị tai nạn chảy máu trong thì máu vẫn đông( hiện tượng tụ máu )

Câu 19: cho biết tại sao tim có thể hoạt động suốt đời mà không mỏi.

Trả lời:

Chu kì hoạt động của tim:

+ Pha nhĩ co: 0,1s,nghỉ 0,7 s

+ Pha thát co: 0,3s,nghỉ 0,5s

+ Pha dãn chung: nghỉ ngơi hoàn toàn 0,4s

-> do có thời gian nghỉ lâu, đủ để cơ tim phục hồi nên tim hoạt động suốt đời mà không mệt mỏi

Câu 20: So sánh hệ hô hấp của người và hệ hô hấp của thỏ:

Trả lời:

*Giống nhau:

-Cũng gồm các giai đoạn thông khí ở phổi, trao đổi khí ở phổi, trao đổi khí ở tế bào

- Đều có đường dẫn khí và 2 lá phổi

- Đều nằm trong khoang ngực và ngăn cách với khoang bụng bởi cơ hoành

- Trong đường dẫn khí đều có: Mũi, Họng, Thanh quản, Khí quản, Phế quản

- Bao bọc 2 lá phổi có 2 lớp màng Lớp ngoài dính với lồng ngực, lớp trong dính với phổi Chính giữa là chất dịch.

- Mỗi lá phổi đều được cấu tạo bởi các phế nang, tập hợp thành từng cụm, bao mỗi túi phổi là mạng mao mạch dày đặc

-Sự trao đổi khí ở phổi và tế bào cũng theo cơ chế khuếch tán từ nơi có nồng độ cao về nơi có nồng độ thấp

*Khác nhau:

-Ở thỏ, sự thông khí ở phổi chủ yếu do hoạt động của cơ hoành và lồng ngực, do bị ép giữa 2 chi trước nên không dãn nở về phía 2 bên

-Ờ người: Sự thông khí ở phổi do nhiều cơ phối hợp hơn và lồng ngực dãnnở cả về phía 2

bên.Đường dẫn khí ở người có thanh quản phát triển hơn về chức năng phát âm

Câu 21:Hãy giải thích câu nói: chỉ cần ngừng thở 3-5 phút thì máu qua phổi sẽ chẳng có O2 để mà nhận:

Trả lời:

- Trong 3-5 phút ngừng thở, không khí trong phổi ngừng lưu thông, nhưng tim vẫn đập, máu ko ngừng lưu thông qua các mao mạch, trao đổi khí ở phổi cũng ko ngừng diễn ra, O2 trong ko khí ở phổi ko ngừng khuếch tán vào máu, CO2 ko ngừng khuếch tán ra Bởi vậy, nồng độ O2 trong ko khí ở phổi hạ thấp tới mức ko đủ áp lực để khuếch tán vào máu nữa.

Câu 22: Hô hấp có vai trò quan trọng như thế nào đối với cơ thể sông?

Trả lời:

-Hô hấp là một quá trình luôn gắn liền với sự sống vì mọi hoạt động sống đều cần có năng lượng mà hô hấp ở tế bào tạo ra.Hoạt động hô hấp gồm các hoạt động trao đổi khí ở phổi và ở tế bào -Thông qua hoạt động trao đổi khí ở phổi giúp cung cấp Oxi cho các tế bào của cơ thể và đồng thời vận chuyển Cacbonic do các tế bào thải ra khỏi cơ thể

Câu 23: Hội trứng sơ vữa động mạch:

Trả lời:

Ở những người lớn tuổi ít vận động cơ bắp, nếu chế độ ăn giàu chất colesteron(thịt, cá, trứng, sữa sẽ có nguy cơ bị bện xơ vữa động mạch: ở bệnh này colesteron ngấm bào thành mạch kèm theo sự ngấm các ion canxi làm cho mạch bị hẹp lại xơ cứng và vữa ra

Trang 5

Câu 24: Tác hại của bệnh sơ vữa động mạch?

Trả lời:

Động mạch xơ vữa làm cho sự vận chuyển máu trong mạch khó khăn, tiểu cầu dễ bị vỡ và hình thành cục máu đông gây tắc mạch(đặc biệt nguy hiểm ở động mạch vành đuôi tim gây các cơn đau tim, ở động mạch não gây đột quỵ) Động mạch xơ vữa còn dễ bị vỡ gây các tai biến trầm trọng như xuất huyết dạ dày, xuất huyết não thậm chí gây tử vong

Câu 25: lực đẩy chủ yếu giúp máu tuần hoàn liên tục và theo một chiều trong hệ mạch đã được tạo ra từ đâu và như thế nào?

Trả lời:

giúp máu tuần hoàn liên tục và theo một chiều trong hệ mạch đã được tạo ra từ tim và cơ quan thành mạch Vận tốc máu trong hệ mạch ,phối hợp với van tim Sức đẩy này tạo ra 1 áp lực trong mạch máu gọi là huyết áp

Câu 26: các vận động viên thể thao luyện tập lâu năm thường có chỉ số nhịp tim / phút thưa hơn người bình thường Chỉ số này là bao nhiêu và điều đó có ý nghĩa gì ? Có thể giải giải thích điều này thế nào khi số nhịp tim/phút ít đi mà nhu cầu ôxi của cơ thể vẫn được đảm bảo Trả lời:

- Trạng thái :

-Lúc nghỉ ngơi :40-60phút/lần

-Lúc hoạt động gắng sức :180-240phút/lần

Như vậy, đối với vận động viên tim đập ít nhịp hơn nhưng đảm bảo nhu cầu oxi cho cơ thể vì lượng máu được bơm ở mỗi lần nhiều hơn người bình thường.

Do đó, tim của vận động viên được nghỉ ngơi nhiều, năng suất cao hơn người bình

thường.~>khả năng hoạt động cơ thể tăng lên

Giải thích:

Ở các vận động viên luyện tập lâu năm thường có chỉ số nhịp tim/phút nhỏ hơn người bình thường.Tim của họ đập chậm hơn,ít hơn mà vẫn cung cấp đầy đủ nhu cầu ôxi cho cơ thể là vì mỗi lần đập tim bơm đi được nhiều máu hơn hay nói cách khác là hiệu suất làm việc của tim cao hơn

Câu 27: Thành phần hóa học của xương có ý nghĩa gì đối với chức năng của xương ?

Trả lời:

- Thành phần hữu cơ là chất kết dính và đảm bảo tính đàn hồi của xương

- Thành phần vô cơ: canxi và photpho làm tăng độ cứng của xương Nhờ vậy xương vững chắc,

là cột trụ của cơ thể

Câu 28: Hãy giải thích vì sao xương động vật được hầm (đun sôi lâu ) thì bở ?

Trả lời:

- Khi hầm xương bò, lợn…….chất cốt giao bị phân hủy, vì vậy nước hầm xương thường sánh

và ngọt lại Phần xương còn lại là chất vô cơ không còn được liên kết bởi cốt giao nên bị bở

Câu 29: Máu gồm những thành phần cấu tạo nào ? nêu chức năng của huyết tương và hồng cầu

Trả lời:

-Máu gồm huyết tương (55%) và các tế bào máu (45%)

-Chức năng của hồng cầu là vận chuyển Cacbonic và ôxi

-Chức năng của Huyết tương:

+Duy trì máu ở trạng thái lỏng để lưu thông dễ dàng trong mạch

+Vận chuyển các chất dinh dưỡng,các chất cần thiết khác và các chất thải.

Trang 6

Câu 30 : Mô tả đường đi của máu trong các vòng tuần hoàn và cho biết vai trò của hệ tuần hoàn máu ?

Trả lời:

*Máu trong tuần hoàn nhỏ:

Từ tâm thất phải động mạch phổi rồi vào mao mạch phổi, qua tĩnh mạch phổi và trở về tâm nhĩ trái

*Máu trong vòng tuần hoàn lớn:

Từ tâm thất trái qua động mạch chủ, tới các mao mạch phần trên cơ thể và các mao mạch phần dưới cơ thể, từ các mao mạch trên cơ thể qua tĩnh mạch chủ trên rồi trở về tâm nhĩ phải , từ các mao mạch phần dưới cơ thể qua tĩnh mạch chủ dưới cũng trở về tâm nhĩ phải.

-Vai trò của tim :Co bóp tạo lực đẩy máu đi qua các hệ mạch

- Vai trò của hệ mạch : Dẫn máu từ tim tới các tế bào của cơ thể , rồi lại từ các tế bào trở về tim.

~> Vai trò của hệ tuần hoàn máu là lưu chuyển máu trong toàn cơ thể.

Câu 31: Những đặc điểm tiến hóa của bộ xương,hệ cơ người thích nghi với tư thế đứng thẳng và lao động:

Trả lời:

*Bộ xương:

-Hộp sọ phát triển,sọ lớn hơn mặt,đầu ở vị trí cân bằng trêm cổ trong tư thế đứng thẳng

-Cột sống cong ở 4 chỗ,lồng ngực nở sang hai bên

-Xương chi phân hóa :

+Chi trước có khớp linh hoạt hơn chi sau,đặc biệt là các khớp cổ tay,bàn tay giúp người sử dụng công cụ lao động khéo léo.

+Xương chi sau lớn,khớp chi sau chắc chắn,đặc biệt là khớp xương đùi và đai hông là khớp chỏm cầu có hố khớp sâu,tuy hạn chế về phạm vi hoạt động của chi nhưng tăng khả năng chống đỡ +Xương gót phát triển,xương bàn và xương ngón khớp với nhau tạo thành đế hình vòm vừa vững chắc vừa linh hoạt trong di chuyển

*Hệ cơ:Thể hiện qua sự phân hóa ở các cơ chi trên và tập trung ở cơ chi dưới.

+Cơ chi trên phân hóa thành các nhóm cơ phụ trách những cử động linh hoạt của bàn tay,ngón tay đặc biệt là ngón cái.

+Cơ chi dưới có xu hướng tập trung thành nhóm cơ lớn,khỏe giúp cho sự vận động di chuyển thoải mái và giữ cho cơ thể có tư thế thăng bằng trong dáng đứng thẳng.

-Ngoài ra còn có cơ vận động lưỡi phát triển bám vào lỗi cằm giúp cho sự vận động ngôn ngữ nói,cơ mặt phân hóa giúp biểu hiện tình cảm qua nét mặt

Câu 32: nêu các thành phần hóa học của xương và chức năng của nó???giải thích hiện tượng lền xương khi gãy xương ???? vì sao xương ng già dễ gãy và khi gãy thì chậm phục hồi?

Trả lời:

• Xương gồm 2 thành phần cốt giao là thành phần hữu cơ và thành phần vô cơ (gồm các khoáng chất như Ca, )

• Chức năng: nâng đỡ cơ thể, là nơi sản xuất hồng cầu cho máu

• Ở người già thì xương bị phân huỷ nhanh hơn sự tạo thành, đồng thời tỉ lệ cốt giao giảm, vì vậy xương xốp, giòn, dễ gãy và sự phục hồi xương gãy diễn ra rất chậm

Trang 7

Câu 33: Mô tả quá trình tiêu hóa(hóa học) và hấp thụ thức ăn khi ta ăn 3 bát cơm và 6 miếng thịt lợn nạc?

Câu 35: Thành phần hóa học của xương có ý nghĩa gì đối với chức năng của xương

Trả lời:

- Thành phần hữu cơ là chất kết dính và đảm bảo tính đàn hồi của xương

- Thành phần vô cơ: canxi và photpho làm tăng độ cứng của xương Nhờ vậy xương vững chắc, là cột trụ của cơ thể

Câu 36: Phân biệt đông máu và ngưng máu

Trả lời :

Sự đông máu là một quá trình phức tạp qua đó tạo ra các cục máu đông Đông máu là một cơ chế quan trọng trong quá trình cầm máu Khi thành mạch máu bị tổn thương, máu được cầm nhờ chỗ tổn thương được che phủ bởi cục máu đông chứa tiểu cầu và sợi huyết Rối loạn đông máu có thể làm tăng nguy cơ chảy máu và/hoặc tạo cục máu đông và huyết tắc.

Cơ chế đông máu được bảo tồn khá chắc trong tiến hóa; ở lớp thú, hệ thống đông máu bao gồm hai thành phần: tế bào (tiểu cầu) và protein (các yếu tố đông máu).

Phản ứng đông máu được kích hoạt ngay sau chấn thương làm tổn hại đến nội mạc mạch máu Tiểu cầu lập tức tạo nút chặn cầm máu tại vết thương; đây chính là quá trình cầm máu ban đầu Quá trình cầm máu thứ phát diễn ra đồng thời; các yếu tố đông máu trong huyết tương đáp ứng trong một chuỗi phản ứng để tạo các sợi huyết có vai trò củng cố nút chặn tiểu cầu.

Hiện tượng ngưng máu khi truyền máu xẩy ra là do huyết tương của người nhận làm ngưng máu của người cho ,cái chỗ máu ngưng đấy là đã vào cơ thể người nhận ý,trong trường hợp truyền máu thế thì máu của người cho từ từ đi vào cơ thể người nhận nên xảy ra ngưng máu

Câu 37: nêu rõ chức năng của ruột non Ruột non có cấu tạo nào phù hợp với chức năng đó như thế nào? vì sao nói rằng màng ruột là màng thấm có chọn lọc!!

Trả lời:

• Chức năng của ruột non: hoàn thành quá trình tiêu hoá các loại thức ăn và hấp thụ các sản phẩm đã tiêu hoá

• Cấu tạo của ruột non để phù hợp chức năng đó:

+ Chức năng tiêu hoá:

- Nhờ lớp cơ ở thành ruột co dãn nhu động thấm đều dịch tiêu hoá, đẩy thức ăn xuống các phần khác của ruột

Trang 8

- Đoạn tá tràng có ống dẫn chung của dịch tụy và dịch mật đổ vào Lớp niêm mạc (đoạn sau tá tràng ) có nhiều tuyến ruột tiết dịch ruột Như vậy ở ruột non có đầy đủ các loại enzim tiêu hóa tất cả các loại thức ăn , do đó thức ăn được hoàn toàn biến đổi thành những chất đơn giản có thểhấp thụ vào máu

+ Chức năng hấp thụ các chất:

- Ruột non dài 2,8 - 3m

-Niêm mạc ruột có nhiều nếp gấp,tr6en đó có nhiều lông ruột , mỗi lông ruột có vô số lông cực nhỏ , đã tăng diện tích tiếp xúc với thức ăn lên nhiều lần

-Trong lông ruột có hệ thống mạng lưới mao mạch máu và bạch huyết dày đặc tạo điều kiện cho

sự hấp thụ nhanh chóng

- Màng ruột là màng thấm có chọn lọc chỉ cho vào máu những chất cần thiết cho cơ thể kể cả khi nồng độ các chất đó thấp hơn nồng độ có trong máu và không cho những chất độc vào máu

kể cả khi nó có nồng độ cao hơn trong máu

Câu 38: Cơ chế tiêu hóa thức ăn ở ruột, hấp thụ chất dinh dưỡng?

Trả lời:

- Hấp thu ở ruột non (tiểu tràng) là chủ yếu, vì ruột non là phần dài nhất của ống tiêu hóa và

có cấu tạo đặc biệt, thích nghi với chức phận tiêu hóa và hấp thu các chất dinh dưỡng vào máu Ở ruột non thức ăn được tiêu hóa thành chất đơn giản là các axit amin, glucoza,

glyxerin, axit béo, muối khoáng và các vitamin là những chất có thể hấp thu dễ dàng

- Hấp thu ở ruột già (đại tràng): Khi thức ăn xuống đến ruột thì phần lớn các chất dinh dưỡng

đã được hấp thu hết ở ruột non Song ở ruột già nhất là đoạn đầu có khả năng hấp thu nước qua cơ chế chủ động với số lượng không hạn chế Vì vậy, các chất bã bị cô đặc để tạo thành phân rồi được thải ra ngoài Ngoài ra ruột già cũng có thể hấp thụ các chất còn sót lại mà ruột chưa hấp thụ hết như glucoza, axit amin và các vitamin Một số chất như thuốc ngủ, thuốc kháng sinh…cũng có thể hấp thu qua ruột già nên có thể đưa thuốc qua hậu môn để trị một số bệnh

Câu 39: chứng minh tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể sống

Trả lời:

Có thể nói, tế bào là đơn vị cấu trúc của sự sống vì: Chỉ có một số ít đại diện trong sinh giới cơ thê chưa có cấu trúc tế bào (virus, thể ăn khuẩn), còn hầu hết sinh vật có cấu tạo từ một tế bào đến nhiều tế bào (vi khuẩn, tảo, rêu, dương xỉ, thực vật)

* Tế bào là đơn vị chức năng của sự sống vì:

- Tế bào là đơn vị trao đổi chất: ở thực vật đa bào, sự phân hóa về cấu tạo và chuyên hóa về chức năng, mỗi tế bào có chức năng và cấu trúc riêng, nhưng tất cả đều liên hệ với nhau Ví dụ,

tế bào lá quang hợp cung cấp các chất hữu cơ cho toàn bộ cơ thể, tế bào lông hút có vai trò hút nước và muối khoáng cung cấp cho quá trình quang hợp, mọi phản ứng sinh hóa đều diễn ra trong tế bào chất của tế bào

- Tế bào là đơn vị sinh trưởng Sự lớn lên và phân chia của mỗi tế bào là cơ sở cho sự sinh trưởng của cá thể Hợp tử chỉ là một tế bào trong khi cơ thể trưởng thành có hàng tỉ tế bào

- Tế bào là đơn vị sinh sản: cá thể mới được hình thành từ một hay một nhóm tế bào

- Trong sinh sản hữu tính, cá thể mới được hình thành từ hợp tử, các giao tử đực và cái là kết quả của quá trình giảm phân từ các tế bào sinh dục của cơ thể bố mẹ

- Tế bào là đơn vị di truyền: gen được giữ và bảo quản trong nhân của tế bào Quá trình truyền

Trang 9

đạt thông tin từ tế bào này sang tế bào khác qua tái sinh, phân li, tổ hợp của các gen được tiến hành ở mức tế bào.

- Tính trạng của cá thể qua các hoạt động sao mã, giải mã được tiến hành qua mỗi tế bào

Câu 40: trình bày mối liên hệ với chức năng giửa các hệ cơ quan đã học ( bộ xương , hệ cơ , hệ tuần hoàn , hệ hô hấp , hệ tiêu hóa

Trả lời:

+ Bộ xương tạo khung cho toàn bộ cơ thể, là nơi bám của hệ cơ và là giá đỡ cho các hệ cơ quan khác

+ Hệ cơ hoạt động giúp xương cử động

+ Hệ tuần hoàn đẫn máu đến tất cả các hệ cơ quan, giúp các hệ này trao đổi chất

+ Hệ hô hấp lấy ôxy từ môi trường cung cấp cho các hệ cơ quan và thải cacbonic ra môi trường thông qua hệ tuần hoàn

+ Hệ tiêu hóa lấy thức ăn từ môi trường ngoài và biến đổi chúng thành các chất dinh dưỡng để cung cấp cho tất cả các hệ cơ quan thông qua hệ tuần hoàn

+ Hệ bài tiết giúp thải các chất cặn bã, thừa trong trao đổi chất của tất cả các hệ cơ quan ra môi trường ngoài thông qua hệ tuần hoàn

Câu 41: tại sao trẻ em sinh ra lại khóc?

Trả lời:

Khi mới chào đời, buồng phổi của bé thay đổi trạng thái từ thể rắn (cuộn tròn thành một khối ở

tư thế nằm của bé trong bụng mẹ) thành ra thể hơi (bắt đầu chứa khí) Việc khóc của bé thật ra

là các luồng khí ra/vào phổi liên tục với tốc độ nhanh, giúp phổi mau chóng thích ứng với hoạt động hô hấp Không khí đi qua thanh quản của bé (lúc đó còn ở trạng thái gập lại như trong bụng mẹ) và tạo ra tiếng khóc Thực chất, đó chính là bé đang thở Y học gọi tình trạng này là

"khóc giả" Nếu bạn để ý kỹ thì sẽ thấy bé khóc rất to, nhưng không có tí nước mắt nào Bé nào không khóc khi sinh thì có thể đã bị ngạt, một triệu chứng đáng lo ngại

Câu 42: Tại sao trước khi ăn cơm nhiều người lại uống một bát canh trước khi ăn Có người nói như thế là sai Có người lại nói như thế là đúng theo bạn như vậy đúng hay sai và giải thích tại sao?

Trang 10

_ Lấy một xương đùi ếch trưởng thành ngâm trong cốc đựng dung dịch axit clohiđric 10% sau

10 – 15 phút lấy ra thấy phần còn lại của xương rất mềm và có thể uốn cong dễ dàng (Xương chứa cốt giao)

_ Lấy một xương đùi ếch trưởng thành khác đốt trên ngọn lửa đèn cồn cho đến khi xương không cháy nữa, không còn khói bay lên, bóp nhẹ phần xương đã đốt thấy xương vỡ vụn ra đó

là các chất khoáng (Xương chứa chất khoáng)

Câu 45: Giải thích nguyên nhân có hiện tượng "Chuột rút "ở các cầu thủ bóng đá

Trả lời:

• Chuột rút là hiện tượng cơ bị co cứng, không hoạt động được Nguyên nhân là do các cầu thủ bóng đá vận động nhiều, ra mồ hôi dẫn đến mất nước, muối khoáng và oxi Các tế bào cơ hoạt động trong điều kiện thiếu oxi sẽ tích tụ nhiều axit lactic đầu độc cơ, dẫn đến chuột rút

Câu 46: Huyết áp là gì?

Trả lời:

Huyết áp là áp lực của dòng máu lên thành mạch khi di chuyển

Câu 47: cho các sơ đồ chuyển hoa sau:

a- Tinh bột > Mantozơ; b- Mantozo ->Glucozo

c- Protein chuỗi dài -> Protein chuỗi ngắn; d- Lipit -> Glyxerin và axit béo

Em hãy cho biết các sơ đồ chuyên hoá trên xảy ra ở những bộ phận nào trong ống tiêu hoá.

Trả lời:

a) Xảy ra ở miệng, dạ dày thời gian đầu và ruột non

b) Xảy ra ở ruột non

c) Xảy ra ở dạ dày

d) Xảy ra ở ruột non

Câu 48: Nêu đặc điểm cấu tạo phù hợp với chức năng của phổi

Trả lời:

Những đặc điểm cấu tạo phù hợp với chức năng của phổi là:

- Phổi là bộ phận quan trọng nhất của hệ hô hấp nơi diễn ra sự trao đổi khí giữa cơ thể với MT bên ngoài

- Bên ngoài 2 lá phổi có 2 lớp màng, lớp màng ngoài dính với lồng ngực, lớp trong dính với phổi, giữa hai lớp có chất dịch giúp cho phổi phồng lên, xẹp xuống khi hít vào thở ra

- Đơn vị cấu tạo của phổi là phế nang tập hợp thành từng cụm và được bao bởi màng mao mạchdày đặc tạo điều kiện cho sự trao đổi khí giữa phế nang và máu đến phổi được dễ dàng

- Số lượng phế nang lớn có tới 700-800 triệu phế nang làm tăng bề mặt trao đổi khí của phổi.Câu 49: Khi con người hoạt động mạnh thì nhịp hô hấp thay đổi như thế nào ? Giải thích ?

Trả lời:

Trang 11

Khi con người hoạt động mạnh thỳ nhịp hô hấp tăng.

*Giải thích: khi con người hoạt động mạnh cơ thể cần nhiều năng lượng ~~> hô hấp tế bào tăng

~~> Tế bào cần nhiều oxi và khí cacbonic ~~> nồng độ cacbonic trong máu tăng đã kích thích trung khu hô hấp ở hành tủy điều khiển làm tăng nhịp hô hấp

Câu 49: Khi nghiên cứu về chức năng của tuỷ sống trên một con ếch tuỷ, một bạn học sinh vô tình đã làm đứt một số rễ tuỷ, bắng cách nào em có thể phát hiện được rễ nào còn rễ nào bị đứt Hãy giải thích?

Trả lời:

Kích thích rất mạnh lần lượt các chi (bằng dd HCl 3%)

- Nếu chi đó không co các chi còn lại co chứng tỏ rễ trước bên đó bị đứt, rễ trước bên còn lại và

rễ sau còn

- Nếu chi đó co các chi còn lại không co chứng tỏ rễ trước và các bên còn lại bị đứt

- Nếu không có chi nào co chứng tỏ rễ sau bên đó bị đứt

* Giải thích:

- Rễ trước dẫn truyền xung thần kinh vận động từ trung ương thần kinh đi qua cơ quan phản ứng (cơ chi)

- Rễ sau dẫn truyền xung thân kinh cảm giác từ các cơ quan về trung ương thần kinh

Câu 50: Tại sao nói dây thần kinh tuỷ là dây pha?

Trả lời:

Dây thần kinh tủy là dây pha vì:

- Dây thần kinh tủy gồm một rễ trước và một rễ sau

+ Rễ trước gồm các sợi thần kinh vận động đi ra từ tủy sống tới các cơ quan

+ Rễ sau gồm các sợi thần kinh cảm giác nối các cơ quan với tủy sống

- Hai rễ chập lại tại lỗ gian đốt tạo thành dây thần kinh tủy

Câu 51: Giải thích cái chết của người lính trong phần em có biết sinh 8 trang 60 chú ý dựa vào quan hệ giữa tuần hoàn và hô hấp?

Trả lời:

Khi người lính chạy ~~> Tim đập nhanh để cung cấp đủ dinh dưỡng + oxi cho tb Ngoài tim thì các hệ cơ quan khác cũng tăng cường hoạt động, trong đó có hệ hô hấp [Sự phối hợp hoạt động của các cơ quan] Nhờ vào sự thích nghi cao độ của cơ thể với sự thay đổi đk sống ~~> Hệ hô hấp tăng cường hoạt động đủ cung cấp 1 lượng oxi đủ để oxi hóa dinh dưỡng tạo năng lượng Nhờ đó, người lính có thể chạy 1 quãng đường dài mà vẫn duy trì được sự sống Tuy nhiên, khi

về đến nơi, thay vì nghỉ ngơi để cơ thể dần trở lại trạng thái bình thường thì người lính lại báo tin ~~> mất 1 lượng khí và cơ thể không kịp bổ sung kèm theo việc lượng oxi trong cơ thể đangrất thấp ~~> không phục hồi kịp ~~> Qua đời

Câu 52: Nêu các hệ cơ quan - cơ quan và chức năng chung của chúng

Trả lời:

Hệ vận động gồm:

- Cơ và xương có chức năng vận động cơ thể

- Miệng, ống tiêu hoá và tuyến tiêu hoá có chức năng tiếp nhận và biến đổi thức ăn thành chất dung dịch cung cấp cho cơ thể

Hệ tuần hoàn gồm:

- Tim và hệ mạch có chức năng vận chuyển chất dinh dưỡng, oxi tới tế bào và vận chuyển chất thải, cacbonic từ tế bào đến cơ quan bài tiết

Hệ hô hấp gồm:

Trang 12

- Mũi, khí quản, phế quản và 2 lá phổi có chức năng thực hiện trao đổi khí oxi, khí cacbonic giữa cơ thể và môi trường

-Màng sinh chất : Trao đổi chất giữa tế bào và môi trường

-Tế bào chất : nơi diễn ra mọi hoạt động sống của tế bào

-Nhân : Điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào

Câu 54: Thành phần hóa học của tế bào?

Trả lời:

- Tên chất: chất vô cơ (nước, muối, muối khoáng…), chất hữu cơ (P, G, L, axit nucleic…)

- Nguyên tố: C, O, H, N, S, Ca, Na, Cu…

Câu 55: Giải thích mối quan hệ thống nhất chức năng giữa: màng sinh chất- chất tế bào-nhân tế bào?

- Màng sinh chất: thực hiện trao đổi giữa mt trong tế bào và mt cơ thể

Câu 56: Trình bày mối quan hệ giữa (riboxôm, ty thể, gôngi, lưới nội chất, trung thể)

Trả lời:

giữa các bào quan có 1 sự liên quan mật thiết:

• Lưới nội chất: tổng hợp và vận chuyển các chất

• Ribôxôm: nơi tổng hợp prôtêin

• Ti thể: tham gia hoạt động hô hấp giải phóng năng lượng

• Bộ máy Gôngi: thu nhận, hoàn thiện, phân phối sán phẩm

• Trung thể: tham gia quá trình phân chia tế bào

Sản phẩm hoạt động của bào quan này là sản phẩm xuất phát [kích thích] hoạt động của bào quan khác Có thể nói nó như một vòng tuần hoàn không có điểm dừng [Trừ trung thể ^^!]

Câu 57: Tại sao Tim không theo sự điều khiển của ý muốn ta?

Trả lời:

Vì các cơ quan trong cơ thể con ng đều phối hợp hoạt động với nhau Sự phối hợp đó đc thực hiện nhờ cơ chế thể dịch và cơ chế thần kinh Mà tim là 1 bộ phận luôn hoạt động vận chuyển máu đi đều khắp cơ thể

Tim hoạt động nhờ cơ chế thể dịch nên khi cơ thể còn sống thì tim sẽ ko ngừng hoạt động để

Trang 13

vận chuyển máu cho cơ thể sống Vì vậy dù ta có muốn nhưng tim hôg thể ngừng đập đc hay tim hog theo sự điều khiển ý kiến của ta

Câu 58: Vì sao khi vừa ngủ dậy, đôi khi ta cảm thấy toàn thân mệt mỏi?

Trả lời:

khi ngủ hệ thần kinh bị ức chế, các cơ quan hầu như ở trạng thái thư giãn (thường là trọn vẹn)vậy lúc tỉnh thì hệ thần kinh mình vẫn chưa thể trở lại bình thường được và cơ bắp thì cũng vẫn đang trong tình trạng thư giãn

khi mà chưa hoạt động trở lại, tức các cơ bắp chưa sinh ra công chính vì vậy mà mệt mỏi

Câu 59: Tại sao trái tim đập ko bao giờ biết mệt mỏi?

+ Thích nghi cao với sự sống

+ Nguồn gốc con người từ động vật

- Yếu tố ảnh hưởng: Thích nghi với sự sống

+ Sự khác nhau về thức ăn ~~> tỉ lệ, thành phần hoocmon khác nhau

+ Vận động cơ thể + lao động + sinh hoạt

Câu 61: Bài tập

cho biết V chứa trong phổi sau khi hít vào bình thường nhiều gấp 7 lần V khí luư thông ; V khí chứa trong phổi sau khi hít vào tận lực là 3200ml.Dung tích sống là 3800ml.Thể tích dự trữ là 1600ml Hói :

a) Thể tích khí trong phổi sau khi thở ra gắng sức

b)Thể tích khí trong phối sau khi hít vào bình thường

Giải:

a.1400ml

b: 3500ml

Câu 62: Bài tập

trong khẩu phần ăn của một người có 400g gluxit , 200g protêin , 500g lipit , 10 g muối khoáng và

2 l nước

a, tính năng lượng trao đổi trong ngày?

- 1g protein oxi hóa hoàn toàn giải phòng 4.1 kcal 200g protein oxi hóa hoàn toàn sẽ giải phóng:

820 kcal

- 1g gluxit oxi hóa hoàn toàn giải phòng 4.3 kcal 400g gluxit oxi hóa hoàn toàn sẽ giải phóng:

1720 kcal

Trang 14

- 1g lipit oxi hóa hoàn toàn giải phóng 9.3 kcal 500g lipit oxi hóa hoàn toàn sẽ giải phóng: 4650 kcal

nước và muối khoáng oxi hóa không giải phóng năng lượng

~~> Năng lượng thu vào = tổng năng lượng nhận được = 7190 kcal/ngày

Mà năng lượng tỏa ra = năng lượng thu vào

Không kể tác dụng môi trường và 1 số tác động liên quan ta có:

Năng luợng thu vào + năng lượng tỏa ra = năng lượng trao đổi năng lượng trao đổi= 14 396 kcal

b,người đó thực hiện kéo một vật nặng 5kg quãng đg là 10 m tính công sinh ra?

5kg=50N

Câu 63: Bài tập

một hs kéo một gàu nước nặng 5kg từ mặt nước tới thành là 10 m kéo 50 l nước thì sử dụng 2l oxi.

năng lượng của cơ thể tiêu hao cho sưk kéo do công sản ra

Năng lượng tiêu hao = 10,864kcal

Câu 64: “Ăn no chớ có chạy đầu Đói bụng chớ co tắm lâu mà phiền”

Trả lời:

*Ăn nó chớ có chạy đầu- Chạy là một hoạt động cần được cung cấp nhiều năng lượng, nhất lại

là chạy thi, chạy vượt lên đầu, mà trong lúc vừa ăn no xong lại cần tập trung năng lương cho hoạt động của cơ quan tiêu hóa

- Nếu ăn xong chạy ngay thì sẽ bị "đau xóc", nhất là chạy vượt lên đầu thì càng nguy hiểm, vừa

ăn xong sẽ bị đầy, khó tiêu vì máu đã dồn màu hoạt động

*Đói bụng chớ có tắm lâu mà phiền

- Khi tắm cơ thể sẽ mất nhiệt, cơ thể phải tăng sinh nhiệt để bù đắp lại phần nhiệt mất đi khi tắm, giữ cho thân nhiệt ổn định

- Đây là hiện tượng mất thăng bằng trong chi thu năng lượng, có chi mà không có thu Năng lượng mất đi không kịp bù lại, dị hóa vượt đồng hóa là sự bất thường trong hoạt động sinh lí của cơ thể có thể dẫn tới bị cảm lạnh do hạ nhiệt, có thể dẫn tới đột quỵ, tử vong

Câu 65: cho biết tâm thất mổi lần co bóp đẩy đi 87,5ml máu và trong một ngày đêm đã đẩy được 7560l máu.Thời gian của pha giãn chung bằng 1/2 chu kì co , thời gian pha co tâm nhĩ

=1/3 thời gian pha co tâm thất.Hỏi

a)số lần mạch đập trong 1phút là bao nhiêu

b)thời gian hoạt động của 1 chu kì tim

c)thời gian hoạt động của mỗi pha

Trang 15

đổi 7560l=7560000ml

-số phút trong 1 ngày đêm là; 24.60=1440phút

-lượng máu đẩy trong 1phút là;7560000:1440=5250ml

=>số lần mạch đập là; 5250:87,5=60lần

=>1chu kì co tim là 60:60=1s/lần

Vậy pha dãn chung là 1:2=0,5s

Gọi thời gian tâm thất co là X=>nhĩ co là X/3

- Vòng tuần hoàn lớn: Máu giàu oxi theo động mạch chủ và sau đó chia thành nhiều nhánh nuôitim, vùng thân trên, dưới ~~> phân nhỏ tạo mao mạch khắp cơ thể ~~> Cung cấp oxi và chất dinh dưỡng cho tế bào và nhận chất thải ~~> dồn lại theo tĩnh mạch chủ về tâm nhĩ phải

Tóm lại: Động mạch chủ mang máu giàu oxi ~~> máu nghèo oxi trở lại về tâm nhĩ phải

Câu 67: tại sao những dân tộc miền núi và cao nguyên có số lượng hồng cầu nhiều hơn những người ở đồng bằng?

để lên não Đó là chặng đướng cuối cùng của giác quan nghe

Câu 69: phân biệt huyết tương, huyết thanh và huyết cầu?

Trả lời:

Máu của chúng ta có 2 thành phần cơ bản là :

huyết cầu bao gồm hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu Phần thứ hai là huyết tương Huyết tương là chất lỏng có màu nhạt, nó chứa 91% nước, 7% protein (albumin, globulin, prothrombin,

fibrinogen)

Trang 16

Huyết tương chứa một số muối hòa tan(natriclorua, bicacbonate, phosphate ) Huyết tương có

độ kiềm nhẹ với độ pH khoảng 7,3 Huyết tương là nơi hoà tan các chất dinh dưỡng, các chất khi để vận chuyển từ nơi này đến nơi kia của cơ thể

Huyết thanh là huyết tương đã loại chất chống đông Người ta còn dùng "huyết thanh" để chỉ những dung dịch có thể truyền vào máu nhằm bù một số chất bị thiếu hụt Thí dụ: huyết thanh ngọt muốn chỉ dung dịch glucose 5% hay 20%, huyết thanh mặn bù muối trong trường hợp tiêu chảy là dung dịch Natriclorua 0,9%, nếu cần bù nhiều nguyên tố vi lượng người ta dùng dung dịch Lactate ringer

Câu 70: Nhiễm trùng máu

muốn chỉ chai dịch truyền bị nhiễm trùng, không nên truyền

Câu 72: Nêu mối quan hệ giữa hệ tuần hoàn, hệ hô hấp và hệ tiêu hoá

Trả lời:

Hệ hô hấp lấy và thải khí oxi, máu đi ngang qua các phế nang sẽ được oxi khuyếch tán vào máu và hệ tuần hoàn (máu) sẽ đưa oxi tới các tế bào sau đó sẽ lấy CO2 từ các tế bào để đưa tới các phế nang và thải ra ngoài Nếu không có hệ tuần hoàn vận chuyển O2 và CO2 thì hệ hô hấp sẽ không thể làm việc vì lượng O2 và CO2 vẫn như cũ nên không thể khuyếch tán, do đó chúng liên hệ mật thiết với nhau.

Hệ tiêu hóa lấy thức ăn, rồi tiêu hóa thành các chất dinh dưỡng, các lông ruột ở ruột non sẽ hấp thụ chúng rồi khuyếch tán vào máu Hệ bài tiết sẽ lọc từ máu các chất độc, chất thừa để bài tiết qua nước tiểu.

Nếu hệ tiêu hóa làm việc tốt thì hệ tuần hoàn sẽ hoạt động mạnh mẽ, cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho tế bào hoạt động.

Câu 76: so sánh hệ hô hấp của người với thỏ

Trả lời:

Giống nhau:

- Đều có đường dẫn khí và 2 lá phổi

- Đều nằm trong khoang ngực và ngăn cách với khoang bụng bởi cơ hoành

- Trong đường dẫn khí đều có: Mũi, Họng, Thanh quản, Khí quản, Phế quản

- Bao bọc 2 lá phổi có 2 lớp màng Lớp ngoài dính với lồng ngực, lớp trong dính với phổi Chính giữa là chất dịch.

- Mỗi lá phổi đều được cấu tạo bởi các phế nang, tập hợp thành từng cụm, bao mỗi túi phổi là mạng mao mạch dày đặc

Khác nhau:

- Đường dẫn khí ở người có thanh quản phát triển hơn về chức năng phát âm

Câu 77: Một người kéo một gầu nước nặng 5kg lên mặt giếng, khoảng cách từ mặt nước lên thành giếng là 5m Hãy tính công của người đó khi kéo gau nước?

công của người đó là

A=F.s=p.h=10.m.h=10.5.5=250J

Câu 78: nêu vai trò của 1 số hoocmon, từ đó xác định tầm quan trọng của hệ nội tiết nói chung Nêu rỏ mối quan hệ trong hoạt động của tuyến yên đối với các tuyến nội tiết.

Trả lời:

Trang 17

_Vai trò của hoócmôn là :

+ Duy trì được tính ổn định của môi trường bên trong cơ thể

+ Điều hoà quá trình sinh lí diễn ra bình thường

_Tầm quan trọng của hệ nội tiết:

+ Đảm bảo hoạt động các cơ quan diễn ra bình thường nếu mất cân bằng hoạt động của các tuyến sẽ gây ra tình trạng bệnh lí

Vd : Tuyến tuỵ khi không tiết đủ lượng insulin cần thiết sẽ ảnh hưởng đến quá trình chuyển hoáglucôzơ ( glicôgen làm tăng đường huyết người sẽ mắc bệnh tiểu đường

_Mối quan hệ trong hoạt động của tuyến yên đối với các tuyến nội tiết:

+ Tuyến yên tiết hoocmon kích thích hoạt động của nhiều tuyến nội tiết khác:

- Tuyến yên tiết TSH kích thích tuyến giáp tiết hoocmon tiroxin

- Tuyến yên tiết ACTH kích thích vỏ tuyển trên thận tiết nhiều hoocmon điều hòa hoạt động sinh dục ,trao đổi chất đườn,chất khoáng

+Thoạt động của tuyến yên tăng cường hay kìm hãm chịu sư chi phói của các hoocmon do tuyển nội tiết tiết ra

~> Là cơ chế tự điều hòa các tuyến nội tiết nhờ thông tin ngược

Câu 79: Nguyên nhân dẫn đến những biến đổi cơ thể ở tuổi dậy thì ở Nam và Nữ ( trong độ tuổi

vị thành niên ) là gì ? Trong những biến đổi đó biến đổi nào là quan trọng nhất?

_ Nguyên nhan dẫn đến biến đổi cơ thể ở tuổi dậy thì owrNam và Nữ trong độ tuoir thành niên :+ Đối với nam: Là hoocmon sinh dục nam Testôstêrôn

+ Đối với nữ: Là hoocmon sinh dục nữ Ơstrôgen

_Trong những biến đổi đó ,biến đổi quan trọng đáng lưu ý là những biến đỏi chứng tỏ có khả năng sinh sản như xuất tinh lần đầu ở nam và hành kinh lần đầu ở nữ

Câu 80: Nêu rỏ những ảnh hưởng của có thai sớm, ngoài ý muốn ở tuổi vị thành niên phải làm gì để điều đó không xảy ra? Những hậu quả có thể xảy ra khi phải xử lí đối với việc mang thai ngoài ý muốn ở tuổi vị thành niên.

Trả lời:

_Những ảnh hưởng của có thai sớm, ngoài ý muốn ở tuổi vị thành niên:

+ Dễ xảy thai hoặc đẻ non

+ Con sinh ra thường nhẹ cân,khó nuôi,dễ nhiễm bệnh

+ Nếu phải nạo thai dễ dẫn đến vô sinh do dính tử cung,tắc vòi trứng,chửa ngoài dạ con

+ Phải bỏ học,ảnh ưởng đến tiền đồ,sự nghiệp

_Để điều đó không xảy ra ta cần có một tình bạn trong sáng lành mạnh , tránh quan hệ tình dục

ở tuổi vị thành niên

_ Những hậu quả có thể xảy ra khi phải xử lí đối với việc mang thai ngoài ý muốn ở tuổi vị thành niên

+ Rạn tử cung,thủng tử cung

+ Dính buồng tử cung,tắc vòi trứng gây vô sinh hoặc chửa ngoài dạ con

+ Sẹo trên thành tử cung thường là nguyên nhân gây vỡ tử cung khi chuyển dạ ở lần sinh sauCâu 81: trình bày các bộ phận của hệ thần kinh và thành phần cấu tạo của chúng dưới hình thức

sơ đồ

Trả lời:

Trang 18

Câu 82: Nêu cấu tạo và chức năng của dây thần kinh tủy ? Tại sao nói dây thần kinh tủy là dây pha ?

Trả lời:

_Cấu tạo của dây thần kinh tủy:

+ Có 31 đôi dây thần kinh tuỷ

+ Dây thần kinh tủy là dây pha gồm:

-Bó sợi thần kinh cảm giác nối với tủy sống qua rễ sau

-Nhóm sợi thần kinh vận động nối với tủy sống bằng các rễ trước

Các dây tủy sau khi đi qua khỏi lỗ gian đốt thì nhập lại thành dây thần kinh tủy

_Chức năng của dây thần kinh tủy:

+ Rễ trước dẫn truyền xung thần kinh vận động

+ Rễ sau dẫn truyền xung thần kinh cảm giác

Vừa dẫn truyèn xung thần kinh vận động vừa dẫn truyền xung thàn kinh cảm giác

Dây thâng kinh tủy là dây pha

_Dây thần kinh tủy là dây pha vì có các bó sợi thần kinh hướng tâm (cảm giác) và các bó sợi thần kinh li tâm (vận động) được nói với tủy qua các rễ trước và rễ sau

Câu 83: giải thích câu"trời nóng chóng khát, trời mát chống đói"

- Trời nóng: mồ hôi tiết nhiều, cơ thể mất nhiều nước => Mau khát

- Trời mát: mao mạch máu co lại, lượng máu qua da ít làm giảm sự tỏa nhiệt qua da Đồng thời

cơ thể phân giải chất để giải phóng năng lượng, một phần năng lượng để duy trì thân nhiệt => Nhanh đói

Câu 84: Trình bày những đặc điểm cấu tạo của da phù hợp với chức năng Nêu biện pháp giữ vệ sinh da và bảo vệ da.

Trang 19

+Tham gia hoạt động bài tiết nhờ tuyến mồ hôi ở lớp bì

+Tạo vẻ đẹp của người : lông mày,móng,tóc

+Phản ánh tình trạng của nội quan và tuyến nội tiết

_Biện pháp giữ gìn bảo vệ,rèn luyện da:

+Thường xuyên tắm rửa,thay quần áo và giữ gìn da sạch sẽ

Câu 85: Lập bảng so sánh cấu tạo và chức năng của trụ não, não trung gian, tiểu não, tủy sống.

Trả lời:

Câu 86: Nêu rõ đặc điểm cấu tạo và chức năng của đại não người, chứng tỏ sự tiến hóa của người so với các động vật khác trong lớp thú

Trang 20

Câu 87: Mô tả cấu tạo của cầu mắt Nêu các biện pháp phòng tránh các bệnh về mắt Viết sơ đồ đường đi của ánh sáng trong cầu mắt.

_Cấu tạo của cầu mắt: Cầu mắt nằm trong hốc mắt của xương sọ, phía ngoài được bảo vệ bởi các mi mắt, lông mày và lông mi nhờ tuyến lệ luôn luôn tiết nước mắt làm mắt không bị khô Cầu mắt vận động được là nhờ cơ vận động mắt Cầu mắt gồm ba lớp: lớp ngoài cùng là: màng cứng có nhiệm vụ bảo vệ phần trong của cầu mắt Phía trước của màng cứng là màng giác trongsuốt để ánh sáng đi qua vào trong cầu mắt; tiếp đến là lớpmàng mạch có nhiều mạch máu và các

tế bào sắc tố đen tạo thành một phòng tối trong cầu mắt ( như phòng tối của máy ảnh ); lớp trong cùng là màng lưới, trong đó chứa tế bào thụ cảm thị giác, bao gồm hai loại: tế bào nón và

tế bào que

_Phòng chống các bệnh về mắt :

+ Không dùng chung khăn,chậu với người khác,người bệnh hoặc tắm rửa trong ao ,hồ tù hãm+ Không được dụi tay bẩn vào mắt

+ Rửa mắt thường xuyên bằng nước muối loãng

_Khi các tia sáng phản chiếu từ vật qua thể thủy tinh tới màng lưới sẽ tác động lên các tế bào thụ cảm thị giác làm hưng phấn các tế bào này và truyền tới tế bào thần kinh thị giác,xuất hiện luồng thần kinh theo dây thần kinh thị giác về vùng vỏ não tương ứng ở thùy chẩm của đại não cho ta cảm nhận về hình ảnh của vật

Câu 88: Nêu rõ mối quan hệ trong hoạt động điều hòa của tuyến yên đối với các tuyến nột tiết.

- Tuyến yên tiết hoocmon điều khiển sự hoạt động của các tuyến nội tiết

- Sự hoạt động của tuyến yên được tăng cường hay kìm hãm chịu sự chi phối của các hoocmon

do các tuyến nội tiết khác tiết ra

Câu 89: Nêu vai trò của hôcmon Trình bày chức năng của các hôcmon tuyến tụy

_Vai trò của hoocmon:

+ Duy trì tính ổn định của môi trường trong cơ thể

+ Điều hòa quá trình sinh lí diễn ra bình thường

_Chức năng của hoocmon tuyến tụy

Trang 21

- Tuyến tụy vừa làm chức năng ngoại tiết vừa làm chức năng nội tiết

- Chức năng nội tiết do tế bào đảo tụy đảm nhận

+ Tế bào tiế glucagon các tác dụng biến đổi glicogen thành glucozo để nâng lượng đường huyết trong máu

+ Tế bào tiết insulin có tác dụng chuyển glucozo thành glicogen dự trữ trong gan và cơ

Nhờ có tác dụng đối lập của hai loại hoocmon trên của các tế bào đảo tụy mà tỉ lệ đường huyết luôn ổn định

Câu 90: Phản xạ là gì? Thế nào là phản xạ có điều kiện và PXKĐK? Cho VD.

_Phản xạ là phản ứng của cơ thể trả lời các kích thích của môi trường thông qua hệ thần kinh_Phản xạ có điều kiện là phản xạ được hình thành trong đời sống cá thể,là kết quả của quá trình học tập rèn luyện

_Phản xạ không điều kiện là phản xạ sinh ra đã có,không cần phải học tập

_Ví dụ:

+ Phản xạ có điều kiện: Qua ngã tư thấy đèn đỏ vội dừng xe trước vạch kẻ

+ Phản xạ không điều kiện : Thấy vật nóng rụt tay lại

Câu 91: Cấu tạo hệ bài tiết vai trò của hệ bài tiết đối với cơ thể sống

_Cấu tạo hệ bài tiết

+ Hệ bài tiết nước tiểu gồm thận,ống dẫn nước tiểu,bóng đá_i,ống đá_i

+ Thận có tới 2 triệu đơn vị chức năng để lọc máu và hình thành nước tiểu

+ Mỗi đơn vị chức năng gồm nang cầu thận,cầu thận,ống thận và ống góp

_Vai trò của hệ bài tiết đối với cơ thể sống: Giúp cơ thể thải bỏ các chất độc hại của quá trình dị hóa và sản phẩm dư thừa khác để duy trì ổn định của môi trường trong

Câu 92: Trình bày cấu tạo của tai phù hợp với chức năng Viết sơ đồ đường đi của sóng âm trong tai.

_Cấu tạo của tai phù hợp với chức năng: Tai gồm tai ngoài,tai giữa và tai trong

+ Tai ngoài gồm:

- Vành tai có nhiệm vụ hứng sóng âm

- Ống tai có nhiệm vụ hướng sóng âm

- Màng nhĩ khuếch đại âm

+ Tai giữa là một khoang xương gồm:

- Chuỗi xương tai: xương bàn đạp,xương đe,xương búa

- Vòi nhĩ thong với hầu giúp cân bằng áp suất hai bên màng nhĩ

_Sơ đồ đường đi sóng âm trong tai:

Sóng âm~>màng nhĩ~>chuỗi xương tai~>cửa bầu~>chuyển động ngoại dịch và nội dịch~> rung màng cơ sở~>kích thích cơ quan coocti xuất hiện xung thần kinh!~>vùng thính giác~>Nhận biết được âm thanh phát ra

Câu 93: Nêu rõ những điều kiện để sự hình thành 1 PXCĐK có kết quả Nêu ý nghĩa của sự hình thành và ức chế PXCĐK đối với đời sống các động vật và con người.

_Điều kiện để sự hình thành một phản xạ có điều kiện có kết quả: phải kết hợp giữa kích thích có

Trang 22

điều kiện với kích thích không điều kiện ( trong đó kích thích có điều kiện phải tác động trước kíchthích không điều kiện một thời gian)

_ Ýnghĩa của sự hình thành và ức chế PXCĐK đối với đời sống các động vật và con người

+ Đảm bảo với sự thích nghi của môi trường và điều kiện sống luôn thay đổi

+ Hình thành những thói quen và tập quán tốt đối với con người và động vật

Câu 94: Nêu các biện pháp giữ vệ sinh hệ thần kinh

+ Tránh sử dụng các chất có hại cho hệ thần kinh

+ Đảm bảo giấc ngủ hằng ngày đầy đủ,làm việc và nghỉ ngơi hợp lí

+ Sống thanh thản,tránh lo âu phiền muộn

Câu 95: Khái niệm phản xạ, cung phản xạ, vòng phản xạ?

+Phản xạ là phản ứng của cơ thể trả lời các kích thích của môi trường thông qua hệ thần kinh

+Cung phản xạ là con đường mà xung thần kinh truyền từ cơ quan thụ cảm (da ) qua trung ương thần kinh đến cơ quan phản ứng (cơ,tuyến)

+Vòng phản xạ là đường thần kinh bao gồm cung phản xạ và đường liên hệ ngược ( đường thông tin ngược từ cơ quan phản ứng về hiệu quả của phản ứng báo về trung ương thần kinh).Nhờ có đường liên hệ ngược mà có thể điều chỉnh được phản ứng được chính xác

Câu 96: Thí nghiệm chứng minh xương có hai tính chất rắn chắc và đàn hồi

Thí nghiệm chứng minh xương có hai tính chất cơ bản là rắn chắc và đàn hồi

+Lấy một xương đùi ếch trưởng thành ngâm trong cốc đựng dung dịch axit clohidric 10%.Sau 10 đến 15 phút lấy ra uốn thử xem thấy xương mềm vì khi ngâm với axit thì canxi tác dụng chỉ còn cócốt giao nên xương mềm

+Đốt xương đùi ếch khác trên ngọn lửa đèn cồn cho đến khi xương không cháy nữa,không còn thấy khói bay lên nữa.Bóp nhẹ phần xương đốt thấy xương vỡ ra vì khi đốt cốt giao bị cháy chỉ còncanxi nên xương giòn dễ vỡ

Câu 97: Cơ chế bảo vệ cơ thể qua ba hàng rào bạch cầu:

+Thực bào là do các bạch cầu trung tính và đại thực bào thực hiện

+Sự tiết ra kháng thể để vô hiệu hóa các kháng nguyên do limpho B thực hiện

+Sự phá hủy tế bào cơ thể bị nhiễm bệnh do tế bào limpho T thực hiện

Câu 98: Sơ đồ truyền máu? Giải thích? ( dựa vào kháng nguyên, kháng thể)

_Sơ đồ truyền máu:

Trang 23

+ Nhóm máu AB chỉ có thể truyền cho nhóm máu AB, nhận được các nhóm máu: O, A, B ( Nhóm máu AB là nhóm chuyên nhận

Câu 99: Trao đổi khí ở phổi và tế bào?

+Trao đổi khí ở phổi gồm sự khuếch tán của oxi và từ không khí ở phế nang vào máu và của

cacbonic từ máu vào không khí phế nang

+Trao đổi khí ở tế bào gồm sự khuếch tán của oxi từ máu vào tế bào và của cacbonic từ tế bào vào máu

+Các khí trao đổi ở phổi và trao đổi ở tế bào đều theo cơ chế khuếch tán từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp

Câu 100: Sự tạo thành nước tiểu gồm quá trình nào?:

+Quá trình lọc máu diễn ra ở cầu thận và tạo ra nước tiểu đầu trong nang cầu thận

+Quá trình hấp thụ lại các chất dinh dưỡng,nước và các ion cần thiết như Na+ diễn ra ở ống thận

và kết quả là từ nước tiểu đầu tạo thành nước tiểu chính thức

+Quá trình bài tiết nước tiểu chính thức ra ngoài môi trường

Câu 101: cho tâm thất trái mỗi lần co bóp dẩy đi 70ml máu và mỗi ngày_đêm đã đẩy đi 7560 lít máu Thời gian pha dãn chung bằng 1/2 chu kì tim Thời gian pha co tâm nhĩ bằng 1/3 thời gian co tâm thất phải hỏi:

a, Số lần mạch đập trong 1'

b, Time hoạt động của 1 chu kì tim

c, Time hoạt động của pha co tâm nhĩ, co tâm thất, dãn chung

a

- Đổi 7560 lít = 7560000 ml

- Số phút trong 1 ngày đêm là: 24 giờ 60 phút = 1440 ( phút )

- Lượng máu đẩy đi trong 1 phút là: 7560000 ml : 1440 phút = 5250 ( ml )

- Vậy số lần mạch đập trong 1 phút là: 5250 ml / 70 ml = 75 ( lần )

b

- Vậy 1 chu kì co tim là: 60 giây / 75 lần = 0,8 giây/lần

c

Từ câu b Pha dãn chung là: 1 giây / 2 = 0,5 ( giây )

Gọi thời gian thất co = X ( giây ) ; thì nhĩ co là :X3

Câu 102: Có 4 người An, Bình, Cường, Dũng nhóm máu khác nhau lấy máu của Cường truyền cho

An hoặc lấy máu của Dũng truyền cho Cường thì xảy ra tai biến và Bình nhận màu của An, Cường thì không xảy ra tai biến Tìm nhóm máu của mỗi người biết mỗi người có một nhóm máu khác nhau

Trang 24

- Vì nhóm máu của mỗi người là khác nhau mà Bình nhận được máu của An và Cường không xảy ra tai biến Bình thuộc nhóm máu AB

- Máu của Cường truyền cho An và máu của Dũng truyền cho Cường đều xảy ra tai biến nên Cường và Dũng không phải thuộc nhóm máu O

- Nhóm máu của Dũng và Cường xảy ra một trong khả năng sau:

+ Cường thuộc nhóm máu B , Dũng thuộc nhóm máu A

+ Cường thuộc nhóm máu A , Dũng thuộc nhóm máu B

Câu 103: Tại sao khi lặn xuống đáy nước sâu ta thấy đau tai ?

khi lặn xuống nước ta cảm thấy tức trong tai (hoặc có thể thấy đau) là vì áp xuất của nước [khi lặn sâu 10m thì áp suất sẽ tăng thêm 1atm)! khi ở dưới nước áp xuất sẽ tác động nên khắp ngườicủa ta ( giống như kiểu nước nó đang bóp chúng tai đó)! và tại sao chỉ có tai mới thấy đau là vì khắp cơ thể của chúng ta đều đc bảo vệ kín mít chỉ có khu vực tai là bị "hở" và trong tai có những cơ quan nhạy cảm như màng nhĩ mà màng nhĩ thì mỏng

nên dưới sự tác động của áp xuất nước thì tai của ta sẽ bị đau!

Câu 104: Nêu các chức năng của da Đặc điểm nào của da thực hiện chức năng bảo vệ Da điều hòa thân nhiệt như thế nào

_ Da có những chức năng và những đặc điểm cấu tạo của da giúp da thực hiện chức năng đó:+Bảo vệ:

-Chống các tác động cơ học của môi trường do da đuợc cấu tạo từ các sợi của mô liên kết và lớpmỡ

-Các tuyến tiết chất nhờn có tác dụng diệt khuẩn,chống thấm và thấm và thoát nước

-Sắc tố tóc chống thấm và thoát nước

+Điều hòa thân nhiệt nhờ hệ thống mao mạch ở lớp bì ,tuyến mồ hôi,cơ co chân lông,lớp

mỡ,tóc

+Nhận biết các kích thích của môi trường nhờ thụ quan,dây thần kinh ở lớp bì

+Tham gia hoạt động bài tiết nhờ tuyến mồ hôi ở lớp bì

+Tạo vẻ đẹp của người : lông mày,móng,tóc

+Phản ánh tình trạng của nội quan và tuyến nội tiết

_Chức năng điều hòa thân nhiệt của cơ thể do da đảm nhiệm là chủ yếu nhờ:

+Da phủ khắp bề mặt cơ thể,90% lượng nhiệt thoát ra do da

+Sự bức xạ nhiệt tiến hành qua mặt da

+Da có các tuyến mồ hôi

+Có các mao mạch máu dưới da và cơ co chân lông

Cụ thể:

+Khi trời nóng tuyến mồ hôi tăng tiết mồ hôi,mồ hôi bay hơi sẽ mang theo một lượng nhiệt của

cơ thể ra môi trường,mạch máu dưới da dãn tăng khả năng tỏa nhiệt của da

+Khi trời lạnh,mạch máu dưới da co,cơ chân lông co,da săn lại ( hiện tượng nổi da gà) làm tăng khả năng thoát nhiệt

+Lớp mỡ dưới da cũng gióp phần chống lạnh cho cơ thể

Câu 105: Phân biệt phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện:

_Phản xạ không điều kiện

+Trả lời các kích thích tương ứng hay kích thích không điều kiện

+Bẩm sinh

+Bền vững

+Có tính chất di truyền,mang tính chất chủng loại

Trang 25

+Số lượng hạn chế

+Cung phản xạ đơn giản

+Trung ương nằm ở trụ não,tủy sống

+Hình thành đường liên hệ tạm thời

+Trung ương nằm ở vỏ não

_Ví dụ:

+Phản xạ không điều kiện:

- Khi thức ăn chạm vào khoang miệng,lưỡi thì nước bọt tiết ra

- Tay chạm vào vật nóng,rụt tay lại

-Đi nắng,mặt mặt đỏ gay,mồ hôi vã ra

+Phản xạ có điều kiện:

- Đi qua ngã tư thấy đèn đỏ vội dừng lại trước vạch kẻ

- Thầy giáo bước vào lớp học sinh đứng dậy chào

- Chẳng dại gì mà đùa/chơi với lửa

Câu 106: Phân biệt phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện:

*Giống: đều la những phản ứng của cơ thể thông qua hệ TK để đáp ứng với kích thích

- Đều được hình thành trên cơ sở xung TK truyền trong cung phản xạ

- Các bộ phận tham gia tạo phản xạ đều gồm cơ quan thụ cảm, trung ương TK và cơ quan phản ứng

- Đều mang ý nghĩa thích nghi của cơ thể với môi truờng

* Khác:

- PXKĐK: + Mang tính chất bẩm sinh ko qua rèn luyện

+ Có tính chất loài và di truyền

+ Trung ương TK nằm ở các bộ phận dưới vỏ não(tủy sống, trụ não )

+ Có tính bền vững tồn tại rất lâu, có khi suốt đời

+ Xảy ra tương ứng với kích thích

- PXCĐK: + Hình thành trong đời sống qua quá trình tập luyện

+ Có tính chất cá thể và ko di truyền

+ Trung ương TK nằm trong lớp vỏ đại não

+ Có tính tạm thời, có thể mất đi nếu ko được củng cố

+ Xảy ra bất kì, ko tương ứng với kích thích

Câu 107: thực chất quá trình tạo ra nước tiểu là gì ? nước tiểu đầu khác nước tiểu chính thức như thế nào

_Thực chất của quá trình tạo thành nước tiểu là lọc máu,thải bỏ các chất cặn bã,độc hại,dư thừa

ra khỏi cơ thể

_Điểm khác giữa nước tiểu đầu và nước tiểu chính thức:

+Nước tiểu đầu:

- Nồng độ các chất hòa tan loãng hơn

Trang 26

- Chứa ít các chất cặn bã,độc hại

- Còn chứa nhiều các chất dinh dưỡng

+Nước tiểu chính thức:

- Nồng độ các chất hòa tan đậm đặc hơn

- Chứa nhiều các chất cặn bã,độc hại

- Gần như không còn các chất dinh dưỡng

Câu 108: Mô tả cấu tạo trong của đại não Đặc điểm nào của não người tiến hóa hơn động vật_Cấu tạo trong của đại não gồm:

+ Chất xám tạo thành vỏ đại não,là nơi tập trung thân và tua ngắn cở nơron,trung tâm của các phản xạ có điều kiện

+ Chất trắng nằm dưới vỏ não,trong có nhân nền ,là các đường thần kinh nối các vùng vỏ não

và hai nửa đại não với nhau.Hầu hết các đường này đều bắt chéo ở trụ não hay tủy sống

_Đặc điểm của não người tiến hóa hơn não động vật thuộc lớp thú

+Khối lượng não so với cơ thể ở người lớn hơn các động vật thuộc lớp thú

+Vỏ não có nhiều khe và rãnh làm tăng bề mặt chứa nơrron ( khối lượng chất xám lớn hơn)+Ở ngoài,ngoài các trung khu vận động và cảm giác như các động vật thuộc lớp thú còn có trung khu cảm giác và vận động ngôn ngữ

Câu 109: So sánh cung phản xạ vận động và cung phản xạ sinh dưỡng

_Cung phản xạ vận động

+ Trung ương : Nằm trong chất xám ( Ở đại não và tủy sống)

+ Đường hướng tâm : Gồm 1 nơron liên hệ với trung khu ở sừng sau chất xám

+ Đường li tâm : Chỉ có 1 nơron chạy thẳng từ sừng trước chất xám tới cơ quan đáp ứng

+ Hạch thần kinh : Không có

+ Chức năng : Điều khiển hoạt động của cơ vân ( Có ý thức )

_Cung phản xạ sinh dưỡng:

+ Trung ương : Nằm trong chất xám ( Ở trụ não và sừng bên tủy sống )

+ Đường hướng tâm : Gồm 1 nơ ron liên hệ với trung khu ở sừng sau chất xám

+ Đường li tâm : Gồm 2 nơron tiếp giáp nhau trong các hạch thần kinh sinh dưỡng

+ Hạch thần kinh : Có

Câu 110: mô tả màng lưới cầu mắt , tại sao ảnh rơi trúng màng lưới nhìn rõ nhất

_Màng lưới có các tế bào thụ cảm ánh sáng gồm hai loại:

+ Tế bào nón tiếp nhận kích thích ánh sáng mạnh

+ Tế bào que tiếp nhận kích thích ánh sáng yếu

- Điểm vàng là nơi tập trung nhiều tế bào nón

- Điểm mù không có tế bào thụ cảm thi giác

_Ảnh của vật rơi trúng màng lưói nhìn rõ nhất vì:

+Ở điểm vàng tập trung nhiều tế bào nón,mỗi chi tiết của ảnh được tế bào nón tiếp nhận và truyền về não qua từng tế bào thần kinh riêng lẻ

+Trong khi ở vùng ngoại vi nhiều tế bào nón hoặc tế bào que mới được gửi về não các thông tinnhận được qua một vài tế bào thần kinh thị giác

Câu 111: Nguyên nhân và cách khắc phục tật về mắt:

_Cận thị:

+ Nguyên nhân:

- Bẩm sinh : Cầu mắt dài

- Do không giữ vệ sinh mắt khi đọc sách

+ Cách khắc phục : Đeo kính cận ( Kính mặt lõm )

_Viễn thị:

Trang 27

+ Nguyên nhân:

- Bẩm sinh : Cầu mắt ngắn

- Do thể tinh thủy bị lão hóa mất khả năng điều tiết

+ Cách khắc phục : Đeo kính viễn ( Kính mặt lồi )

_Phòng chống các bệnh :

+ Không dùng chung khăn,chậu với người khác,người bệnh hoặc tắm rửa trong ao ,hồ tù hãm

+ Không được dụi tay bẩn vào mắt

+ Rửa mắt thường xuyên bằng nước muối loãng

+ Giữ gìn vệ sinh khi đọc sách

+ Tránh đọc sách nơi thiếu ánh sáng hoặc lúc đi trên tàu xe bị xóc nhiều

Câu 112: Trình bày sơ đồ thu nhận sóng âm

Sóng âm~>màng nhĩ~>chuỗi xương tai~>cửa bầu~>chuyển động ngoại dịch và nội dịch~> rung màng cơ sở~>kích thích cơ quan coocti xuất hiện xung thần kinh!~>vùng thính giác

Câu 113: Sơ đồ hệ thần kinh sinh dưỡng!!!

Câu 114: cần làm gì để tránh đau dạ dày?

+ Ăn chín: thức ăn nấu chín, kể cả rau sống cũng phải luộc chín

+Ăn đúng giờ: Ăn uống vào một giờ cố định

+Không thức khuya

+Không ăn thức ăn cứng, nên nhai kỹ, kiêng dùng gia vị chua cay, kiêng bia rượu, thuốc lá,

Ngày đăng: 08/07/2021, 09:58

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w