1. Trang chủ
  2. » Tất cả

De cuong giam sat san nen KCN Long Khanh

30 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I

  • CĂN CỨ PHÁP LÝ VÀ QUI ĐỊNH CHUNG

  • I. Căn cứ lập đề cương:

  • - Căn cứ Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 và các văn bản, hướng dẫn liên quan đến Luật xây dựng;

  • - Căn cứ Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ về Quản lý chất lượng công trình xây dựng;

  • - Căn cứ Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/03/2015 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;

  • - Căn cứ Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/05/2015 của Chính phủ quản lý chất lượng và bảo trì công trình;

  • - Căn cứ hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công công trình hạ tầng kỹ thuật KCN Long Khánh đã được Chủ đầu tư phê duyệt;

  • - TCVN tập VII: Quản lí chất lượng, thi công và nghiệm thu;

  • - 22TCN 266-2000: Quy phạm thi công và nghiệm thu cầu, cống;

  • - TCXDVN 372-2006: ống cống BTCT thoát nước;

  • - TCVN 9436-2012: Nền đường Ô Tô - Thi công và nghiệm thu​;

  • - TCVN 9113:2012: Ống bê tông cốt thép thoát nước;

  • - TCVN 4447-2012: Công tác đất-Thi công và nghiệm thu;

  • - TCVN 8857: 2011: Lớp kết cấu áo đường ô tô bằng cấp phối thiên nhiên - Vật liệu, thi công và nghiệm thu;

  • - 22TCN334-06: Quy trình thi công & nghiệm thu lớp móng cấp phối đá dăm trong kết cấu đường ô tô;

  • - TCVN 8819:2011: Mặt đường bê tông nhựa nóng - Yêu cầu thi công và nghiệm thu;

  • - TCVN 8864:2011: Mặt đường ô tô - Xác định độ bằng phẳng bằng thước dài 3m

  • - TCVN 8867:2011: Áo đường mềm - Xác định mô đun đàn hồi chung của kết cấu bằng cần đo võng Benkelman;

  • - TCVN 9343:2012: Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép - Hướng dẫn công tác bảo trì;

  • - 22TCN 285-2002: Sơn tín hiệu giao thông, lớp phủ phản quang trên biển báo hiệu;

  • - QCVN 18:2104/BXD: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia an toàn trong xây dựng;

  • - Và các tiêu chuẩn khác có liên quan,

  • II. Các quy định chung:

  • 1. Các yêu cầu chung:

  • Đề cương giám sát là cơ sở để thực hiện công tác giám sát thi công san nền khu 10 công trình hạ tầng KCN Long Khánh. Các nội dung chưa đề cập trong đề cương này trong quá trình thực hiện sẽ áp dụng nội dung của các quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật, chỉ tiêu để thống nhất cách làm việc giữa Đơn vị thi công, Chủ đầu tư và TVGS.

  • Đơn vị thi công có trách nhiệm thành lập BCH công trường theo danh sách đã đề cập trong hồ sơ dự thầu (nếu có sự thay đổi phải trình cho Chủ đầu tư và TVGS xem xét chấp thuận) và phải bố trí đầy đủ Cán bộ kỹ thuật có chuyên môn thường trực tại công trường.

  • Khi triển khai thi công xong, chuẩn bị nghiệm thu các hạng mục công việc ẩn hoặc bị che khuất, Nhà thầu phải thông báo trước 24 giờ cho Chủ đầu tư, TVGS biết và cùng phối hợp tổ chức tiến hành kiểm tra, nghiệm thu sau đó mới được chuyển qua thi công bước tiếp theo.

  • Các biện pháp kiểm tra chất lượng phải làm đúng thủ tục, trong đó nói rõ đối tượng kiểm tra, phần việc thực hiện, nội dung, khối lượng kiểm tra, kết quả kiểm tra và kết luận. Không chấp nhận các văn bản kiểm tra nêu chung chung khái quát không có số liệu cụ thể minh chứng làm căn cứ cho việc kết luận.

  • Mọi công tác kiểm tra, thí nghiệm hoặc đo đạc lấy mẫu tại hiện trường phải có sự chứng kiến của TVGS, giám sát của Chủ đầu tư, đơn vị thi công và được thể hiện bằng biên bản xác nhận tại công trường.

  • Nếu nhà thầu vi phạm về chất lượng công trình thì buộc phải sửa chữa, làm lại và bị phạt theo hợp đồng đã ký kết.

  • Tất cả các loại vật tư, vật liệu phục vụ cho công trình trước khi đưa vào thi công bắt buộc phải được nghiệm thu đúng quy cách, chủng loại, các chỉ tiêu cơ lý theo hồ sơ thiết kế, hồ sơ mời thầu và hồ sơ dự thầu của đơn vị thi công.

  • Cao độ chôn cống, dòng chảy phải được kiểm tra và nghiệm thu thường xuyên.

  • Bê tông, cốt thép phải theo yêu cầu của hồ sơ thiết kế.

  • Các lớp cấp phối, bê tông nhựa phải được kiểm tra về chiều dày, cao độ, đạt yêu cầu về độ chặt, môdul đàn hồi và độ bằng phẳng.

  • 2. Vị trí công trình:

  • Công trình được thi công tại KCN Long Khánh, xã Bình Lộc, thành phố Long Khánh, tỉnh Đồng Nai

  • Hiện trạng mặt bằng: địa hình khu vực tương đối bằng phẳng, đã có đường giao thông hoàn thiện, thuận tiện cho việc vận chuyển máy móc, thiết bị, vật liệu, vật tư và tổ chức thi công.

  • 3. Quản lý chất lượng:

  • 4. Tiến độ thi công:

  • Trước khi triển khai nhà thầu phải lập tiến độ thi công. Tiến độ thi công phải phù hợp với hồ sơ mời thầu, hồ sơ dự thầu và phải được Chủ đầu tư phê duyệt.

  • Chủ đầu tư, TVGS, đơn vị thi công có trách nhiệm kiểm tra, theo dõi, giám sát tiến độ và điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế trên công trường.

  • Khuyến khích nhà thầu đẩy nhanh tiến độ nhưng vẫn phải đảm bảo khối lượng và chất lượng công trình.

  • Nhà thầu phải thường xuyên đối chiếu thực tế với tiến độ thi công được duyệt để kịp thời có biện pháp xử lý chậm trễ ở từng khâu cụ thể, ở từng mũi thi công.

  • Nếu Chủ đầu tư và TVGS nhận thấy tiến độ nhà thầu thực hiện bị chậm và thời hạn hoàn thành công trình có thể bị chậm trễ thì yêu cầu nhà thầu phải có biện pháp đẩy nhanh tiến độ theo yêu cầu.

  • 5. An toàn lao động:

  • Đơn vị thi công phải lập các biện pháp an toàn cho người, máy móc, thiết bị trên công trường. Trường hợp các biện pháp an toàn liên quan đến nhiều bên thì phải được các bên thỏa thuận.

  • Các biện pháp, nội quy an toàn lao động phải được công khai trên công trường để mọi người biết và chấp hành. Ở những chỗ nguy hiểm, phải đặt biển báo, bố trí người hướng dẫn, cảnh báo đề phòng tai nạn. Nhà thầu phải chịu mọi phí tổn và trách nhiệm pháp lý trước Pháp luật nếu để tai nạn xảy ra.

  • Chủ đầu tư, TVGS và đơn vị thi công phải thường xuyên kiểm tra giám sát công tác an toàn lao động trên công trường. Khi phát hiện có vi phạm về an toàn lao động thì phải cảnh báo, nhắc nhở nếu tái phạm sẽ đình chỉ thi công. Người để xảy ra vi phạm về an toàn lao động thuộc phạm vi quản lý của mình phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

  • Nhà thầu có trách nhiệm đào tạo, hướng dẫn, phổ biến các quy định về an toàn lao động. Không sử dụng người lao động chưa được đào tạo và chưa được hướng dẫn về an toàn lao động.

  • Đơn vị thi công có trách nhiệm cung cấp đầy đủ trang bị bảo hộ lao động, an toàn cho người lao động theo quy định trên công trường.

  • Khi có sự cố về an toàn lao động, Đơn vị thi công và các bên liên quan có trách nhiệm tổ chức xử lý và báo cáo cơ quan quản lý Nhà nước về an toàn lao động, đồng thời chịu trách nhiệm khắc phục và bồi thường những thiệt hại do mình gây ra.

  • 6. Vệ sinh môi trường:

  • Đơn vị thi công phải thực hiện các biện pháp đảm bảo về vệ sinh môi trường trên công trường và môi trường xung quanh. Cần có biện pháp chống bụi, chống ồn, xử lý phế thải và thu dọn đồ đạc, vật liệu gọn gàng khi hết ngày thi công.

  • Trong quá trình vận chuyển đất, vật tư, vật liệu thi công phải được che chắn không để rơi vãi trên đường, đảm bảo an toàn, vệ sinh môi trường. Xe vận chuyển trước khi ra khỏi công trường, phải được vệ sinh bánh xe sạch sẽ không để đất đá dính trên đường nhựa hiện hữu.

  • CHƯƠNG II

  • GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ CỦA TƯ VẤN GIÁM SÁT

  • I. Mối quan hệ giữa các bên có liên quan tham gia thực hiện công trình:

  • Các bên có liên quan thực hiện công trình gồm có:

  • Chủ đầu tư.

  • Nhà thầu TVGS.

  • Đơn vị thi công.

  • Đơn vị thiết kế.

  • Các nhà thầu phụ thi công (nếu có).

  • Chủ đầu tư là Công ty Cổ phần KCN Long Khánh trực tiếp phê duyệt dự án, phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu, hồ sơ mời thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu và các nội dung công việc khác thuộc thẩm quyền của Chủ đầu tư.

  • Công ty TNHH MTV Phú Bình Minh là đơn vị được Chủ đầu tư hợp đồng giám sát thi công, nghiệm thu xác nhận khi công trình thi công bảo đảm đúng thiết kế, theo quy chuẩn, tiêu chuẩn và bảo đảm đạt chất lượng. TVGS yêu cầu đơn vị thi công thực hiện theo đúng hợp đồng thi công đã ký kết, từ chối nghiệm thu khi công trình không đạt yêu cầu chất lượng. Đề xuất với chủ đầu tư những bất hợp lý về thiết kế để kịp thời sửa đổi trong quá trình thi công…

  • Mối quan hệ giữa các bên tham gia thực hiện dự án gồm có 3 mối quan hệ chính: mối quan hệ hợp đồng, công tác giám sát thực hiện hợp đồng và mối quan hệ trao đổi thông tin. Đối với nhà thầu TVGS, cùng với nhiệm vụ tư vấn Chủ đầu tư còn có nhiệm vụ giám sát việc thực hiện hợp đồng giữa các bên với vai trò là một bên khách quan.

  • II. Quy trình thực hiện nhiệm vụ TVGS:

  • Quản lý và kiểm tra việc thực hiện các quy trình xây dựng của các nhà thầu trong quá trình thi công. Thay mặt Chủ đầu tư thực hiện chức năng quản lý chất lượng thi công theo quy định và các tiêu chuẩn hiện hành.

  • Quản lý mẫu, chứng từ thí nghiệm chất lượng do Đơn vị thi công cung cấp.

  • Giám sát công tác quản lý chất lượng, khối lượng, tiến độ thi công, an toàn lao động và vệ sinh môi trường; Đôn đốc nhà thầu thực hiện đúng tiến độ và chất lượng đã cam kết trong hợp đồng và hồ sơ dự thầu.

  • Tham gia nghiệm thu công việc xây dựng, nghiệm thu giai đoạn hoàn thành, đề xuất với Chủ đầu tư thanh quyết toán hợp đồng đã ký kết.

  • Tham gia nghiệm thu bàn giao công trình hoàn thành để đưa vào sử dụng.

  • III. Giới thiệu về công tác tổ chức TVGS:

  • 1. Trách nhiệm của các thành viên:

  • 1..1 Giám đốc TVGS (Giám đốc):

  • Điều hành giám sát toàn bộ công trình.

  • Chịu trách nhiệm trước Chủ đầu tư về toàn bộ các hoạt động thi công công trình.

  • Ký duyệt các biên bản nghiệm thu hoàn thành giai đoạn, hoàn thành công trình.

  • Ký duyệt các bảng xác nhận khối lượng thi công hoàn thành cho nhà thầu.

  • 1..2 TVGS trưởng:

  • Hỗ trợ Giám đốc trong việc điều hành giám sát tại công trường.

  • Chịu trách nhiệm trước Giám đốc trong các công tác được phân công.

  • Thường xuyên báo cáo cho Giám đốc nắm bắt các thông tin trên công trường.

  • Tiếp nhận và xử lý thông tin của nhà thầu về các vấn đề có liên quan trong quá trình giám sát.

  • Ký các văn bản liên quan để giải quyết các vấn đề kỹ thuật tại công trường.

  • Tham mưu, đề xuất cho Giám đốc các biện pháp xử lý, các giải pháp kỹ thuật liên quan đến quá trình giám sát tại công trường. Đơn vị TVGS có các văn bản, báo cáo cho Chủ đầu tư như: tiến độ, chất lượng công trình, kiến nghị, đề xuất cho Chủ đầu tư biết và xử lý kịp thời các trường hợp khác (nếu có).

  • Đại diện cho đơn vị TVGS tham gia các buổi họp tại công trường như: họp giao ban, giải quyết kỹ thuật tại công trường.

  • Đại diện cho đơn vị TVGS tham gia các buổi họp cùng các bên liên quan theo sự ủy quyền của Giám đốc.

  • Tham dự các buổi nghiệm thu như: nghiệm thu giai đoạn, nghiệm thu hoàn thành bàn giao…. theo sự ủy quyền của Giám đốc.

  • Kiểm tra tính hợp lý các bảng xác nhận khối lượng hoàn thành trước khi trình Giám đốc ký duyệt.

  • 1..3 Nhóm quản lý kỹ thuật:

  • Nhóm quản lý kỹ thuật là các nhóm quản lý chuyên trách gồm các kỹ sư có chuyên môn kỹ thuật phù hợp.

  • Các nhóm quản lý kỹ thuật thường xuyên phối hợp, trao đổi thông tin lẫn nhau để đảm bảo phối hợp tốt trong quá trình giám sát. Có các nhóm quản lý kỹ thuật gồm các kỹ sư chuyên ngành có nhiệm vụ chính sau:

  • Giám sát chất lượng, tiến độ toàn bộ các phần việc liên quan đến công tác thi công.

  • Giải quyết các vấn đề kỹ thuật liên quan công tác thi công tại công trường.

  • Giám sát chất lượng vật tư, vật liệu, thiết bị trước khi đưa vào thi công.

  • Đề xuất các giải pháp, biện pháp xử lý kỹ thuật liên quan công tác thi công (cả phát sinh tăng) để trình Giám đốc ký duyệt, chuyển Chủ đầu tư phê duyệt.

  • Giám sát và theo dõi quá trình thực hiện hợp đồng của đơn vị thi công.

  • Tham gia và ký biên bản nghiệm thu công việc xây dựng, nghiệm thu giai đoạn và nghiệm thu bàn giao công trình.

  • Quản lý thông tin trong sổ nhật ký công trình. Ghi nhật ký thi công hàng ngày để tiện theo dõi và xử lý các vấn đề.

  • Thường xuyên thay đổi công tác cho nhau để đảm bảo mọi thời điểm trên công trường đều có kỹ sư đại diện nhóm quản lý thi công.

  • Kiểm tra tài liệu quản lý chất lượng (biên bản nghiệm thu, hồ sơ thí nghiệm….)

  • Kiểm tra hồ sơ pháp lý.

  • Khối lượng thi công thực tế (so sánh với khối lượng trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ dự thầu và hồ sơ thiết kế).

  • CHƯƠNG III

  • PHƯƠNG PHÁP TƯ VẤN VÀ QUY TRÌNH GIÁM SÁT CỤ THỂ

  • I. Căn cứ để giám sát chất lượng thi công:

  • - Hợp đồng TVGS.

  • - Hợp đồng thi công.

  • - Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt.

  • - Hồ sơ mời thầu, hồ sơ dự thầu.

  • - Tiến độ thi công đã được Chủ đầu tư phê duyệt.

  • - Quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy phạm kỹ thuật xây dựng được áp dụng.

  • - Biện pháp thi công của nhà thầu (Kế hoạch và biện pháp tổ chức thi công, an toàn lao động, bảo vệ môi trường, vệ sinh công trường đã được các bên liên quan thông qua) đảm bảo chất lượng công trình.

  • - Các yêu cầu hoặc quy định khác của thiết kế.

  • - Các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành có liên quan.

  • - Phương pháp thực hiện giám sát chất lượng công trình. Giám sát chất lượng trong quá trình thi công được tiến hành tại hiện trường bằng kiểm tra thực tế và kết quả thí nghiệm.

  • II. Nội dung thực hiện và các bước tiến hành công tác giám sát chất lượng:

  • 1. Nội dung thực hiện:

  • Giám sát thi công là hoạt động kiểm tra, theo dõi thường xuyên, liên tục, có hệ thống tại công trường để quản lý khối lượng, chất lượng, tiến độ, an toàn lao động và vệ sinh môi trường trong các công tác thi công của Nhà thầu, thực hiện theo hợp đồng giao nhận thầu xây dựng, theo bản vẽ thiết kế thi công được phê duyệt, quy chuẩn, tiêu chuẩn được áp dụng. Gồm:

  • - Giám sát chất lượng, khối lượng thi công.

  • - Giám sát chất lượng vật tư, vật liệu, thiết bị phục vụ cho công trình trước khi đưa vào thi công.

  • - Giám sát tiến độ.

  • - Giám sát an toàn lao động, vệ sinh môi trường.

  • 2. Các bước tiến hành và yêu cầu về quản lý chất lượng tương ứng:

  • Quản lý chất lượng công trình cần được quán xuyến xuyên suốt từ khi khởi công đến bàn giao công trình. Công tác quản lý chất lượng công trình của tổ chức TVGS qua các giai đoạn sau:

  • 2.1. Giai đoạn chuẩn bị thi công:

  • 2.1.1. Kiểm tra hồ sơ pháp lý:

  • - Kiểm tra hồ sơ thiết kế được Chủ đầu tư phê duyệt.

  • - Quyết định phê duyệt thiết kế của Chủ đầu tư.

  • - Các văn bản thỏa thuận của Cơ quan có thẩm quyền.

  • - Hợp đồng thi công, khối lượng theo hợp đồng…

  • - Các điều kiện thi công:

  • + Mặt bằng thi công.

  • + Cấp điện.

  • + Cấp nước.

  • + Văn phòng BCH công trường.

  • + Kho bãi tập kết vật tư, vật liệu.

  • + Hồ sơ mời thầu, hồ sơ dự thầu.

  • + Lệnh khởi công công trình.

  • 2.1.2. Kiểm tra hồ sơ kỹ thuật:

  • Hệ thống quản lý chất lượng, phương án tự kiểm tra, quy trình thi công công trình của Nhà thầu phải phù hợp với hợp đồng thi công.

  • Sơ đồ tổ chức của Nhà thầu, danh sách cán bộ, công nhân sẽ tham gia thi công công trình.

  • Thiết kế tổ chức thi công (Thể hiện bằng bản vẽ và thuyết minh):

  • Bản vẽ hiện trạng công trình.

  • Bố trí tổng mặt bằng thi công.

  • Tiến độ thi công tổng, tiến độ chi tiết.

  • Biểu đồ nhân lực, máy móc, thiết bị.

  • Biện pháp thi công các công tác cụ thể.

  • Biện pháp an toàn lao động, vệ sinh môi trường (tiếng ồn, bụi, chất thải).

  • Bố trí tổng mặt bằng thi công:

  • Nơi làm việc của Ban điều hành công trường.

  • Kho bảo quản nhiên liệu, vật liệu, thiết bị.

  • Kho lưu trữ và sửa chữa thiết bị thi công.

  • Đường, hướng vận chuyển thi công.

  • Bố trí hệ thống cấp thoát nước phục vụ cho quá trình thi công.

  • Bố trí khu vệ sinh để đảm bảo vệ sinh công trường.

  • Bố trí khu cung cấp năng lượng (tủ điện, máy nổ, máy phát, …)

  • Danh sách thiết bị, xe máy phục vụ thi công cho công trình còn trong thời gian sử dụng, đối với thiết bị, xe máy chuyên dụng cần phải được hiệu chuẩn.

  • Các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng phải theo hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn, hiện hành.

  • 2.2. Giám sát chất lượng trong giai đoạn thi công:

  • Kiểm tra, giám sát chất lượng thi công theo quy trình đã đưa ra phù hợp với hợp đồng tư vấn đã ký với Chủ đầu tư. Mọi hoạt động thi công trên hiện trường đều được kiểm tra chặt chẽ. Nội dung giám sát chất lượng tại công trường gồm các công việc chính sau:

  • 2.2.1. Kiểm tra việc bố trí nhân lực tại hiện trường phù hợp với sơ đồ tổ chức mà nhà thầu đã đưa ra:

  • BCH công trình phải đúng theo hồ sơ dự thầu (nếu có sự thay đổi phải trình cho Chủ đầu tư và TVGS xem xét chấp thuận) và phải bố trí đầy đủ Cán bộ kỹ thuật có chuyên môn thường trực tại công trường.

  • Cán bộ, công nhân thi công tại công trình đúng theo danh sách Nhà thầu đã đưa ra.

  • 2.2.2. Kiểm tra các công tác chuẩn bị của nhà thầu:

  • Bố trí kho bãi, lán trại, văn phòng BCH công trình, nhà ở cho công nhân theo hồ sơ dự thầu.

  • Bố trí hệ thống điện, nước phục vụ sinh hoạt và thi công.

  • Khu vực vệ sinh công trình.

  • 2.2.3. Kiểm tra máy móc, thiết bị thi công:

  • Các thiết bị, xe máy phục vụ thi công đảm bảo còn sử dụng tốt và an toàn lao động trong mọi điều kiện thi công trên công trường. Đối với các thiết bị chuyên dụng như máy kinh vĩ, máy thủy bình, các đồng hồ kiểm tra … phải được hiệu chuẩn cho chính xác. Trước khi đưa máy móc thiết bị vào sử dụng để thi công thì phải thỏa mãn các điều kiện sau:

  • + Chứng nhận hiệu chuẩn thiết bị hoặc giấy bảo hành thiết bị của nhà sản xuất.

  • + Lý lịch thiết bị, các thông số kỹ thuật thiết bị của nhà sản xuất.

  • + Các hướng dẫn sử dụng, chế độ bảo dưỡng, bảo trì thiết bị của nhà sản xuất.

  • + Người điều khiển, sử dụng các phương tiện thi công phải qua đào tạo và phải có chứng chỉ hoặc bằng cấp tương ứng.

  • 2.2.4. Tiến hành lấy mẫu và kiểm tra vật liệu đưa vào thi công:

  • Khi có yêu cầu thí nghiệm, kiểm tra (của đơn vị thi công) Chủ đầu tư cùng TVGS, với đơn vị thí nghiệm, kiểm định tiến hành lấy mẫu thí nghiệm như bê tông, cát, xi măng, cống bê tông ly tâm, cấp phối đá dăm, bê tông nhựa….

  • Xác nhận, chấp thuận vật liệu đạt chất lượng và đúng theo điều kiện sách.

  • Kiểm tra quá trình lưu kho, bảo quản vật liệu, cấu kiện, sản phẩm, … phải đúng theo chỉ dẫn của Nhà sản xuất và phù hợp với các quy định bảo quản đối với từng loại vật liệu trong TCVN.

  • Nếu vật liệu, cấu kiện… vừa nêu không phù hợp với hợp đồng thi công hoặc Nhà thầu không chứng minh được nguồn gốc, xuất xứ, chứng chỉ chất lượng thì TVGS yêu cầu Nhà thầu không được sử dụng và thông báo cho Chủ đầu tư bằng văn bản, đồng thời thể hiện trong nhật ký công trường.

  • Sau khi có kết quả (đạt với yêu cầu của hồ sơ thiết kế) tiến hành nghiệm thu và cho đưa các vật tư, vật liệu đó vào thi công.

  • 2.3. Kiểm tra hệ thống, quy trình quản lý và tự kiểm tra chất lượng của nhà thầu tại công trình:

  • Đảm bảo chất lượng công trình.

  • Đảm bảo tiến độ thi công được đưa ra.

  • Đảm bảo khối lượng thi công theo kế hoạch.

  • Đảm bảo công việc hoàn công, quyết toán.

  • Đảm bảo công tác an toàn lao động, vệ sinh môi trường.

  • 2.4. Kiểm tra và nghiệm thu chất lượng, khối lượng công việc:

  • Kiểm tra khối lượng theo:

  • Kích thước hình học.

  • Số lượng.

  • Tính thẩm mỹ.

  • Kiểm tra chất lượng căn cứ theo:

  • Các tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu tương ứng.

  • Kết quả thí nghiệm.

  • Chứng chỉ chất lượng sản phẩm của Nhà sản xuất.

  • Quy cách, chủng loại.

  • Điều kiện sách trong hợp đồng.

  • Từ chối nghiệm thu các sản phẩm của công tác thi công không bảo đảm chất lượng. Lý do từ chối được thể hiện bằng văn bản.

  • Kiểm tra và nghiệm thu từng công việc, giai đoạn xây lắp, hạng mục công trình và toàn bộ công trình.

  • Kiểm tra và xác nhận khối lượng xây lắp trong hồ sơ thanh quyết toán theo giai đoạn thi công, hạng mục công trình và toàn bộ công trình.

  • 2.5. Kiểm tra và nhắc nhở nhà thầu trong suốt quá trình thi công:

  • Công tác an toàn lao động của nhà thầu từ lúc bắt đầu khởi công đến lúc hoàn thành và bàn giao công trình.

  • Thi công phải tuân thủ theo các tiêu chuẩn, hồ sơ thiết kế được phê duyệt.

  • Phải có kế hoạch để thi công được liên tục, không gây ảnh hưởng đến tiến độ, chất lượng của toàn bộ công trình.

  • Phải tuân thủ theo hợp đồng giao thầu, thiết kế được phê duyệt.

  • Nếu TVGS đã nhắc nhở bằng văn bản về các vấn đề trên nhưng nhà thầu vẫn vi phạm thì:

  • Đề nghị nhà thầu dừng thi công các công việc đang thực hiện và các công việc tiếp theo có liên quan ảnh hưởng đến chất lượng, tiến độ công trình và an toàn lao động, vệ sinh môi trường.

  • Lập biên bản.

  • Báo cáo bằng văn bản cho Chủ đầu tư.

  • Phối hợp với các bên liên quan giải quyết những vướng mắc, phát sinh trong thi công.

  • Phối hợp với nhà thầu để điều chỉnh tiến độ, biện pháp thi công (đã được duyệt) cho phù hợp với tình hình thực tế tại công trình (thời tiết, địa chất, thiết kế …).

  • 2.6. Yêu cầu bố trí máy móc thiết bị của nhà thầu:

  • Để đảm bảo tiến độ và nâng cao năng suất lao động, đẩy nhanh tiến độ thi công, nhà thầu phải đưa những máy móc, thiết bị thi công chuyên dụng, hoạt động ổn định, bền bỉ và có sẵn thiết bị dự phòng để bổ sung, thay thế khi cần thiết.

  • Bố trí số lượng máy móc, thiết bị tương ứng với khối lượng công việc dự kiến thi công.

  • 2.7. Kiểm tra giai đoạn hoàn thành công trình:

  • Tham gia nghiệm thu hoàn thành công trình bàn giao và đưa vào sử dụng.

  • Kiểm tra, tập hợp toàn bộ hồ sơ pháp lý và tài liệu quản lý chất lượng. Lập danh mục hồ sơ, tài liệu hoàn thành công trình.

  • Sau khi kiểm tra, nếu các hạng mục công trình đã hoàn thành có chất lượng đạt yêu cầu thiết kế đã được duyệt, phù hợp với tiêu chuẩn nghiệm thu được áp dụng, đề nghị chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu hoàn thành công trình bàn giao và đưa vào sử dụng.

  • Kiểm tra khối lượng quyết toán công trình.

  • 2.8. Giám sát về an toàn đối đơn vị thi công:

  • Yêu cầu nhà thầu trang bị đầy đủ đồ bảo hộ phù hợp với điều kiện làm việc.

  • Cán bộ phụ trách tra an toàn của đơn vị thi công phải có mặt thường xuyên giám sát việc thực hiện các quy định về an toàn lao động trên công trường. Thợ vận hành máy móc và thiết bị phải thông hiểu các nguyên tắc, quy tắc về an toàn liên quan. Tuyệt đối không đứng, đi lại dưới máy móc thiệt bị đang làm việc (như: Cẩu, máy đào…) quy định đường đi lại cụ thể, đặt biển cảnh báo nguy hiểm, rào chắn nơi nguy hiểm và có điện thắp sáng về đêm tại khu vực này.

  • Yêu cầu nhà thầu có người hướng dẫn, quy định rõ đường đi an toàn, có biển báo an toàn trên công trường, lưới bảo hiểm xung quanh công trường thi công.

  • 2.8.1. Yêu cầu an toàn trong sử dụng điện đối với nhà thầu:

  • Điện dùng trong công trường chủ yếu để chạy máy và thắp sáng cho sinh hoạt. Trong mọi trường hợp yêu cầu mọi người phải tuân thủ theo sự chỉ dẫn của cán bộ kỹ thuật chỉ huy an toàn và thật thận trọng khi sử dụng điện.

  • Việc lắp đặt, sử dụng các thiết bị điện và lưới điện thi công tuân theo các tiêu chuẩn hiện hành.

  • Dây điện phải được mắc trên cột cao, thường xuyên kiểm tra tránh tình trạng rò rỉ điện gây mất an toàn cho người, máy móc, thiết bị thi công.

  • Công nhân điện, công nhân vận hành thiết bị điện đều có tay nghề và được học tập an toàn về điện, công nhân phụ trách điện trên công trường là người có kinh nghiệm quản lý điện thi công.

  • Điện trên công trường được chia làm hai nhánh: phục vụ sinh hoạt và phục vụ thi công riêng biệt. Có cầu dao tổng và các cầu dao phân nhánh.

  • Có niêm yết sơ đồ lưới điện trên công trường, công nhân đều nắm vững sơ đồ lưới điện. Chỉ có công nhân điện - người trực tiếp được phân công - mới được sửa chữa, đấu và ngắt nguồn điện.

  • Dây tải điện được bọc cao su, nhựa cách điện.

  • Tất cả các thiết bị, máy móc có sử dụng điện phải thực hiện nối đất.

  • 2.8.2. Yêu cầu an toàn trong công tác đất:

  • Nhà thầu phải tuân thủ các tiêu chuẩn, quy phạm có liên quan tới an toàn lao động.

  • Đào mương cống theo chiều rộng và chiều sâu thiết kế.

  • Đất đá xúc lên được tập kết ngay ra bãi thải.

  • Khi đào đất gặp tuyến ngầm lạ không đúng với hồ sơ thiết kế thì báo ngay cho Chủ đầu tư, TVGS, BCH công trường biết để xử lý kịp thời.

  • Bố trí hệ thống thoát nước và bơm nước cho khu vực đào.

  • Đặt biển báo trên miệng hố đào và thắp sáng về đêm.

  • 2.8.3. Yêu cầu an toàn cho máy móc, thiết bị

  • Niêm yết tại vị trí thiết bị bảng nội quy sử dụng của thiết bị đó.

  • Người điều khiển máy, thiết bị là người được đào tạo, có chứng chỉ nghề nghiệp, có kinh nghiệm chuyên môn và có đủ sức khỏe.

  • Những xe máy có dẫn điện động đều được:

  • Bọc cách điện hoặc che kín phần mang điện.

  • Nối đất bảo vệ phần kim loại không mang điện của máy.

  • Kết cấu của máy đảm bảo:

  • Có tín hiệu khi máy ở chế độ làm việc không bình thường.

  • Thiết bị di động có trang bị tín hiệu thiết bị âm thanh hoặc ánh sáng.

  • Có cơ cấu điều khiển loại trừ khả năng tự động mở hoặc ngẫu nhiên đóng mở.

  • 2.8.4. Công tác bảo hành:

  • Sau khi nghiệm thu, bàn giao và trong suốt thời gian bảo hành, đơn vị thi công phải thường xuyên đi kiểm tra lại công tác đã thực hiện để sửa chữa các hư hỏng (nếu có).

  • Nếu nước bị xì thì nhà thầu phải sửa chữa lại ống dẫn nước, mối nối… phải làm lại mọi công tác, kể cả phần sửa lại mặt lộ như cán đá, tráng nhựa.

  • Mặt đường nhựa bị đọng nước hoặc lún sụt nhà thầu cần có biện pháp sửa chữa và thảm bù nhựa.

  • Nếu có thông báo của Chủ đầu tư (bằng điện thoại hoặc bằng văn bản), nhà thầu phải tiến hành việc sửa chữa ngay (chậm nhất 03 ngày) chỗ bị xì hoặc hư lún và hoàn tất công tác trong thời gian ngắn nhất. Nếu không sửa chữa kịp thời, Chủ đầu tư sẽ tự đảm nhiệm hay giao cho một nhà thầu khác đảm nhiệm việc sửa chữa này và mọi phí tổn liên hệ sẽ do đơn vị thi công chịu.

  • 2.9. Chế độ báo cáo, kiến nghị của TVGS:

  • TVGS thực hiện chế độ báo cáo định kì, báo cáo khi nghiệm thu hoàn thành giai đoạn, hạng mục, báo cáo nhanh sự cố theo quy định.

  • Báo cáo tuần, tháng: (TVGS trưởng lập và trình gửi định kỳ cho chủ đầu tư theo quy định) để chủ đầu tư nắm bắt được các thông tin về:

  • + Khối lượng công việc.

  • + Chất lượng công trình.

  • + Tiến độ thi công.

  • + Số lượng nhân công, máy móc, thiết bị trên công trường.

  • + Những vướng mắc cần giải quyết.

  • + An toàn lao động và vệ sinh môi trường.

  • Báo cáo khi nghiệm thu hoàn thành giai đoạn, hạng mục công trình: (TVGS trưởng lập và trình gửi chủ đầu tư).

  • Báo cáo nhanh sự cố: Trong vòng 24 giờ, TVGS thường trực lập báo cáo trình cho Chủ Đầu Tư.

  • Bản kiến nghị: (TVGS trưởng, TVGS thường trực lập và trình gửi Chủ đầu tư xem xét giải quyết)

  • Toàn bộ các bản báo cáo, bản kiến nghị sẽ được gửi cho người có thẩm quyền cao nhất của Chủ đầu tư, Nhà thầu.

  • 2.10. Kiểm tra tổ chức thi công đối với nhà thầu:

  • Mặt bằng thi công phải gọn gàng dễ dàng trong công tác giám sát, bảo vệ, cũng như đảm bảo an toàn phòng chống cháy nổ.

  • Kho chứa vật tư, vật liệu, thiết bị phải đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật, khô thoáng, ngăn ngừa sự cố cháy nổ, vật tư, thiết bị phải được để ngăn nắp.

  • Các loại vật tư, máy móc bố trí hợp lý nhằm đảm bảo không chồng chéo dây chuyền thi công, vệ sinh máy móc thiết bị trước và sau khi sử dụng.

  • Bố trí số lượng máy móc, thiết bị tương ứng với khối lượng thi công dự kiến.

  • Máy móc thiết bị phục vụ thi công là thiết bị chuyên dụng, hoạt động ổn định, bảo dưỡng định kỳ. Thiết bị phải có sổ theo dõi hoạt động.

  • 2.11. Kiểm tra bố trí mặt bằng thi công của nhà thầu:

  • Mặt bằng thi công phải được bố trí hợp lý, khoa học, đảm bảo việc thi công không chồng chéo nhau.

  • Kho chứa máy móc, vật tư, vật liệu, thiết bị phải được bố trí hợp lý, dễ dàng trong công tác lưu trữ và sử dụng.

  • Có phương án phòng chống cháy nổ tại hiện trường, có bể chứa nước cứu hỏa.

  • Tại công trường Nhà thầu cần bố trí văn phòng làm việc cho BCH công trình, kho vật tư, thiết bị máy móc, khu nhà nghỉ cho công nhân viên, bể nước dự trữ phục vụ cho sinh hoạt, thi công và cứu hoả .... Các khu nhà tạm có kết cấu nhẹ dễ dàng lắp ghép và tháo dỡ.

  • 2.12. Cấp điện thi công, chiếu sáng, nước phục vụ cho công trường:

  • 2.12.1. Cấp điện:

  • Nhà thầu phải tự thực hiện hợp đồng lắp đồng hồ điện phục vụ cho sinh hoạt và thi công và tuân thủ nghiêm túc về nội quy sử dụng điện như thời gian và những nội quy an toàn điện khác, chịu mọi chi phí sử dụng điện cho đến khi hoàn thành bàn giao công trình.

  • Đặt bảng nội quy an toàn sử dụng điện, có hệ thống phòng chống cháy nổ và phòng chống sét.

  • 2.12.2. Cấp nước:

  • Nước phục vụ sinh hoạt và thi công được lấy từ giếng đào hoặc nguồn nước sạch.

  • Bố trí bể nước dự trữ phục vụ cho sinh hoạt, thi công và cứu hoả.

  • 2.12.3. Thoát nước:

  • Yêu cầu nhà thầu bố trí hệ thống thu nước mặt và nước thải thi công đảm bảo cho công trường luôn được khô ráo và sử dụng hệ thống rãnh thoát nước, hố ga kết hợp ống nước ngầm thoát nước ra hệ thống thoát nước chung.

  • 2.12.4. Chiếu sáng:

  • Bố trí điện chiếu sáng phục vụ việc thi công vào ban đêm nhằm đẩy nhanh tiến độ. Yêu cầu Nhà thầu phải bố trí các đèn cao áp có công suất lớn cho phạm vi toàn công trường. Ngoài ra nhà thầu cần bố trí thêm hệ thống đèn bảo vệ. Sử dụng dây dẫn điện chuyên dụng, có độ an toàn cao, chịu tải và nhiệt tốt.

  • 2.13. Giám sát tiến độ thi công:

  • Theo dõi, thống kê và cập nhật khối lượng, tiến độ thi công tại hiện trường, xác định được thời điểm bắt đầu và kết thúc của các công tác thi công.

  • Kiểm tra, đối chiếu, so sánh phương tiện, thiết bị thi công, lực lượng lao động đang hoạt động trên hiện trường với biện pháp, tiến độ thi công được duyệt để kịp thời phát hiện những vấn đề không phù hợp, kiến nghị các bên liên quan giải quyết.

  • Thông báo cho chủ đầu tư và nhà thầu về tình hình chậm trễ tại các khâu công tác so với tiến độ được duyệt và đề xuất với chủ đầu tư, nhà thầu các biện pháp nhằm bảo đảm tiến độ.

  • Định kỳ báo cáo cho chủ đầu tư về tình hình bảo đảm tiến độ tại các hạng mục công trình, có nhận xét, đánh giá về những nguyên nhân gây chậm trễ (nếu có)

  • 2.14. Giám sát khối lượng thi công:

  • Theo dõi thống kê, cập nhật danh mục và khối lượng các công việc hoàn thành theo thời gian quy định.

  • Thực hiện việc kiểm tra thực tế trên cơ sở bản vẽ hoàn công, tính toán xác định khối lượng các công việc đã thi công xong làm căn cứ để chủ đầu tư thanh toán chi phí cho nhà thầu.

  • Xác nhận những khối lượng phát sinh tăng, phát sinh giảm (có ghi rõ nguyên nhân) để chủ đầu tư giải quyết khi thanh toán chi phí với nhà thầu.

  • Định kỳ báo báo cáo với chủ đầu tư về khối lượng xây lắp đã hoàn thành, tỷ lệ % so với khối lượng hợp đồng.

  • Kiểm tra, xác nhận khối lượng hoàn thành phục vụ quyết toán công trình.

  • 2.15. Giới hạn và quyền hạn của đơn vị TVGS:

  • Không cho phép nhà thầu từ bỏ bất kỳ trách nhiệm nào của nhà thầu trong hợp đồng đã ký với Chủ đầu tư.

  • Không có quyền thay đổi thiết kế, bổ sung hay hiệu chỉnh thiết kế mà không có sự đồng ý của Chủ đầu tư và Tư vấn thiết kế.

  • Không xác nhận chi phí phát sinh, đơn giá mới cho công tác phát sinh mà chỉ được phép kiến nghị ý kiến của mình cho Chủ đầu tư để xem xét quyết định. Không có quyền xác nhận khối lượng phát sinh nếu công việc đó chưa được Chủ đầu tư đồng ý.

  • Không xác nhận thời gian kéo dài cho việc thực hiện hợp đồng của Nhà thầu nếu chưa có sự chấp thuận gia hạn tiến độ.

  • Thời gian thực hiện giám sát từ lúc khởi công đến khi hoàn thành công trình.

  • III. Quy trình giám sát thi công:

  • 1. Khái quát chung.

  • Công tác thi công công trình của Nhà thầu phải:

  • - Thi công theo đúng hồ sơ dự thầu, hồ sơ thiết kế và đúng tiến độ được phê duyệt.

  • - Không làm ô nhiễm môi trường xung quanh (tiếng ồn, khói bụi, …)

  • - An toàn lao động cho người và máy móc thiết bị.

  • - Phương tiện vận chuyển đất, nhiên liệu... phải đảm bảo vệ sinh trước khi ra khỏi công trình.

  • - Công tác đặt kho bãi, lán trại, khu vệ sinh …theo bản vẽ bố trí tổng mặt bằng của Nhà thầu đã được sự thống nhất các bên.

  • 2. Giám sát công tác cụ thể:

  • 2.1. Công tác trắc đạc:

  • Tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu:

  • TCVN 309 - 2004: Công tác trắc địa trong xây dựng- yêu cầu chung.

  • Kiểm tra công tác quan trắc, trắc đạt, định vị công trình của Nhà thầu (thể hiện bằng bản vẽ và thuyết minh) gồm:

  • Công tác kiểm tra ranh giới của mặt bằng thi công.

  • Công tác lập, dẫn cao độ chuẩn đến cọc mốc.

  • Công tác bảo vệ cọc mốc đến lúc hoàn thành và bàn giao công trình.

  • Công tác lập lưới khống chế định vị công trình.

  • Công tác triển khai, định vị hệ trục công trình.

  • Thiết bị phục vụ cho công tác quan trắc, trắc đạc và định vị.

  • Năng lực, chứng chỉ hoặc bằng cấp của các Cán bộ quan trắc phải phù hợp.

  • Công tác an toàn lao động trong trắc đạc.

  • Kiểm tra, giám sát công tác quan trắc, trắc đạc, định vị công trình theo đề cương được thống nhất giữa các bên từ lúc lập mốc công trình đến lúc hoàn thành và bàn giao công trình.

  • Nghiệm thu cọc mốc chuẩn công trình.

  • 2.2. Công tác đào và yêu cầu:

  • Trước khi thi công yêu cầu nhà thầu phải khảo sát và nghiên cứu bản vẽ hoàn công công trình ngầm, hệ thống đường ống, đường dây kỹ thuật.

  • Trong khi thi công đào phải yêu cầu nhà thầu đảm bảo các bước thi công đúng theo quy trình hợp lý, phải có các biện pháp thoát nước ngầm trong khi thi công đào, có biện pháp chống ngập khi có mưa và các biện pháp an toàn

  • 2.3. Lắp đặt gối cống, cống:

  • Lắp đặt tuyến cống theo đúng chiều sâu thiết kế.

  • Lắp đặt thiết bị đúng chủng loại, quy cách theo hồ sơ thiết kế, hồ sơ mời thầu và hồ sơ dự thầu.

  • Lắp đặt theo hướng dẫn của nhà chế tạo.

  • Khi lắp đặt các thiết bị có mối nối, đảm bảo khít với nhau và không bị rò rỉ.

  • Căn cứ theo tiến độ thi công thực tế, có kế hoạch thi công nhằm theo dõi, kiểm tra vật tư, chủng loại trước khi đưa vào lắp đặt.

  • Các jont cao su và phụ tùng phải được bảo quản trong điều kiện khô ráo.

  • Tất cả các cống và phụ kiện trước khi lắp đặt phải kiểm tra để loại trừ khuyết tật.

  • Phải được vệ sinh sạch sẽ trước khi nối 2 ống với nhau.

  • Cống phải được làm sạch ngay trước khi nối với nhau.

  • Các mối nối được thực hiện tùy theo từng loại ống.

  • Cống và phụ tùng đều phải được giữ gìn sạch sẽ luôn trong thời gian thực hiện công tác và được kiểm tra trước khi lắp đặt. Trước khi ngưng công việc mỗi ngày, các đầu ống phải được bịt kín bằng bửng chận.

  • 2.4. Công tác lấp đất:

  • Việc lấp đất phải được thực hiện liền sau khi đặt ống, áp dụng mọi biện pháp cần thiết để việc bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công tái lập mặt đường.

  • Lấp đất tới nửa cống để tạo thành lớp đỡ. Sau đó đắp hai bên và bên trên với chiều dày không lớn hơn 50cm theo từng lớp, đầm chặt. Chỉ rải lớp tiếp theo khi lớp dưới đã đạt khối lượng thể tích khô thiết kế. Khi đắp đất phải tính hao hụt 0,5 đến 1,5% khối lượng.

  • 2.5. Cốt thép trước khi gia công lắp đặt:

  • Cốt thép dùng trong kết cấu bêtông cốt thép phải đảm bảo các yêu cầu của thiết kế, đồng thời phù hợp với tiêu chuẩn TCVN 1651-2008.

  • Cốt thép dùng trong kết cấu bêtông cốt thép phải đảm bảo bề mặt sạch, không dính bùn đất, dầu mỡ, không có vảy sắt và các lớp gỉ.

  • Các thanh thép bị bẹp, bị giảm tiết diện do các nguyên nhân khác không được vượt quá giới hạn cho phép là 2  đường kính. Nếu vượt quá giới hạn này thì loại bỏ.

  • Cốt thép cần được kéo uốn và nắn thẳng.

  • Việc nối buộc đối với các loại thép được thực hiện theo quy định của thiết kế không nối ở các vị trí chịu lực lớn và chỗ uốn cong.

  • Dây buộc dùng loại dây thép mềm có đường kính 1mm.

  • Trong các mối nối cần buộc ít nhất 3 vị trí (ở giữa và 2 đầu)

  • Khi thay đổi cốt thép phải có được sự đồng ý của thiết kế và chủ đầu tư.

  • Các con kê cần đặt tại vị trí thích hợp tùy theo mật độ cốt thép nhưng không lớn hơn 1m cho 1 điểm kê .Con kê có chiều dày bằng lớp bảo vệ cốt thép và được làm bằng các vật liệu không ăn mòn cốt thép, không phá hủy bêtông.

  • Sai lệch chiều dày lớp bêtông bảo vệ so với thiết kế không vươt quá 3mm đối với lớp bêtông bảo vệ có chiều dày a nhỏ hơn 15mm và 5mm đối với lớp bêtông bảo vệ a lớn hơn 15mm.

  • Các chiều dày nối buộc, công tác cốt thép và sai lệch cốt thép đã lắp dựng nằm ở bảng 7, 8, 9, 10 theo tiêu chuẩn.

  • 2.6. Giám sát gia công lắp dựng cốt thép: Trước và trong quá trình gia công lắp dựng cần phải lưu ý kiểm tra yêu cầu các yếu tố sau:

  • Vệ sinh thép sạch sẽ.

  • Vị trí, kích thước, chủng loại thép đúng thiết kế.

  • Liên kết hàn, buộc đảm bảo đúng kỹ thuật.

  • Trục thép khi nối phải thẳng.

  • Độ dày lớp bảo vệ đảm bảo theo thiết kế và quy phạm qui định. Vị trí nối thép phải đảm bảo theo quy phạm, tuân thủ TCVN.

  • Thép chờ lắp dựng đồng thời, được định vị chắc chắn vào thép móng, đáy và thanh gỗ ngang cố định, đảm bảo không xê dịch trong quá trình đổ bê tông.

  • 2.7. Giám sát công tác lắp dựng cốp pha:

  • Cốp pha được thiết kế và thi công đảm bảo độ cứng, ổn định, để dễ tháo lắp, không gây khó khăn cho việc lắp đặt cốt thép, đổ và đầm bê tông.

  • Cốp pha phải được ghép kín, khít để không làm mất nước ximăng khi đổ và đầm bêtông, đồng thời bảo vệ được bêtông mới đổ dưới tác dụng của thời tiết.

  • Cốp pha cần được gia công, lắp dựng sao cho đảm bảo đúng hình dáng và kích thước của kết cấu theo quy định thiết kế.

  • Cốp pha có thể chế tạo tại nhà máy hoặc gia công tại hiện trường. Các loại cốp pha tiêu chuẩn được sử dụng theo chỉ dẫn của đơn vị chế tạo.

  • Trước khi tiến hành ghép cốp pha cần phải yêu cầu Nhà thầu và kiểm tra tim cốt bằng các mốc chuẩn để đảm bảo đúng thiết kế kích thước hình học của kết cấu. Tiến hành vệ sinh phía trong cốp pha, loại bỏ các mẩu gỗ, tạp chất trong quá trình lắp dựng.

  • Kiểm tra hệ thống gỗ chống, thanh văng, thanh chống phình đảm bảo độ chắc chắn, chặt khít của cốp pha trong quá trình đổ bê tông.

  • Kiểm tra độ ổn định của ván khuôn (có thể dùng đầm dùi chạy thử trên thành ván khuôn để kiểm tra, nếu ván khuôn vững chắc và độ sai lệch trong giới hạn cho phép là được).

  • Bề mặt cốp pha tiếp xúc với bêtông cần được chống dính .

  • Khi lắp dựng cốp pha cần có các mốc trắc đạc hoặc các biện pháp thích hợp để thuận lợi cho việc kiểm tra tim trục và cao độ của kết cấu.

  • Khi ổn định cốp pha bằng dây chằng và móc neo thì phải tính toán, xác định số lượng và vị trí để giữ ổn định hệ thống cốp pha khi chịu tải trọng và tác động trong quá trình thi công.

  • Trong quá trình thi công lắp dựng cốp pha cần có những lỗ để thoát nước vệ sinh cốp pha. Trước khi đổ bêtông các lỗ này được bịt kín lại.

  • Các yêu cầu kiểm tra và sai lệch cho phép đối với cốp pha đà giáo đã lắp dựng xong theo tiêu chuẩn.

  • 2.8. Giám sát công tác đổ bê tông:

  • Trước khi đổ bê tông yêu cầu Nhà thầu và kiểm tra lần cuối tim, cốt và kích thước hình học của kết cấu.

  • Công tác đổ bêtông phải tuân thủ các yêu cầu sau:

  • Không làm sai lệch vị trí cốt thép, vị trí cốp pha và chiều dày lớp bêtông bảo vệ cốt thép.

  • Không dùng đầm dùi để dịch chuyển ngang bêtông trong cốp pha .

  • Bêtông phải được đổ liên tục cho tới khi hoàn thành một kết cấu nào đó theo quy định.

  • Để tránh sự phân tầng, chiều cao rơi tự do của hỗn hợp bêtông khi đổ không vượt quá 1,5m.

  • Khi đổ bêtông có chiều cao rơi tự do lớn hơn 1,5m thì phải dùng máng nghiêng hoặc ống vòi voi.

  • Công tác đầm bêtông phải tuân thủ các yêu cầu sau:

  • Có thể dùng các loại đầm khác nhau, nhưng phải đảm bảo sao cho sau khi đầm, bêtông đầm chặt và không bị rỗ.

  • Thời gian đầm tại mỗi vị trí phải đảm bảo cho bêtông được đầm kỹ cho tới khi ximăng nổi trên bề mặt và không có bọt khí.

  • Khi sử dụng đầm dùi, bước di chuyển của đầm không vượt quá 1,5 bán kính tác dụng của đầm và phải cắm sâu vào lớp bêtông đã đổ trước 10cm.

  • Trong quá trình đổ, đầm bê tông phải lưu ý không được làm xê dịch cốt thép.

  • Công tác bảo dưỡng bêtông phải tuân thủ thời gian bảo dưỡng theo tiêu chuẩn.

  • Kiểm tra và yêu cầu Nhà thầu lên kế hoạch nhân lực, vật tư, hệ thống điện, nước, trang thiết bị phục vụ đổ bê tông. Phải có phương án dự phòng sẵn sàng, đảm bảo trong quá trình đổ bê tông không bị gián đoạn quá thời gian quy định. Các biện pháp phòng chống khi gặp thời tiết xấu (mưa, nắng...).

  • Thời gian Nhà thầu vận chuyển bê tông đến kết cấu đổ không quá 30 phút.

  • Đảm bảo phân phối đều cốt liệu trong hỗn hợp vữa bê tông. Trong quá trình san nếu phát hiện vữa bê tông bị phân tầng hoặc chưa đạt độ đồng nhất thì phải cho trộn lại trước khi rải.

  • Bê tông được san, rải thành từng lớp dày từ 20-30cm để phù hợp với chiều sâu tác dụng đầm.

  • Bề mặt kết cấu đổ được hoàn thiện bằng bàn xoa thép.

  • Sau khi đổ xong bê tông phải tiến hành bảo dưỡng bê tông. Thời gian bắt đầu tiến hành bảo dưỡng sau khi kết thúc đổ bê tông 4-5 giờ.

  • 2.9. Công tác tháo dỡ cốp pha:

  • Cốp pha chỉ được tháo dỡ khi bê tông đạt cường độ cần thiết để kết cấu chịu được trọng lượng bản thân và các tải trọng động khác trong giai đoạn thi công sau.

  • Khi tháo cốp pha cần tránh va đập hoặc ứng suất đột ngột làm hư hại đến kết cấu bêtông cốt thép.

  • 2.10. Công tác thi công nền đường:

  • Thi công nền đường làm song song với công tác thi công cống, cần áp dụng mọi biện pháp cần thiết để giữ nền đường khô ráo, cố biện pháp thoát nước mặt tốt.

  • Tiến hành lu lèn đạt độ chặt thiết kế, đặc biệt chú ý các chỗ có cống ngang đường.

  • 2.11. Cấp phối đá dăm:

  • Khối lượng cấp phối được tính toán đầy đủ để rải lớp móng với chiều dày thiết kế, hệ số lu lèn K=1,3

  • Vật liệu cấp phối khi xúc và vận chuyển nên có độ ẩm thích hợp để khi san rải và lu lèn đạt yêu cầu.

  • San rải cấp phối bằng máy rải với chiều dày mỗi lớp (đã lu lèn) không quá 15cm. Không dùng máy ủi bánh xích để san rải vật liệu. Thao tác và tốc độ sao cho tạo phẳng không gợn sóng không phân tầng hạn chế số lần qua lại không cần thiết của máy.

  • Đảm bảo yêu cầu lu lèn ở mép đường rộng thêm 20cm mỗi bên.

  • Ngay sau khi san rải cấp phối thì tiến hành đầm lèn ngay với độ chặt thiết kế.

  • Độ ẩm, sự phân tầng của vật liệu CPĐD (quan sát bằng mắt và kiểm tra thành phần hạt). Cứ 200m3 vật liệu CPĐD hoặc một ca thi công phải tiến hành lấy một mẫu thí nghiệm thành phần hạt, độ ẩm.

  • Giai đoạn kiểm tra phục vụ công tác nghiệm thu chất lượng vật liệu CPĐD đã được tập kết tại chân công trình để đưa vào sử dụng) Mẫu kiểm tra được lấy ở bãi chứa tại chân công trình, cứ 1.000 m3 vật liệu lấy một mẫu cho mỗi nguồn cung cấp hoặc khi có sự bất thường về chất lượng vật liệu.

  • Kiểm tra cao độ, độ chặt và độ dốc dọc, dốc ngang, độ bằng phẳng của mặt đường:

  • + Kiểm tra kích thước hình học: 3 mặt cắt/Km.

  • + Thành phần cấp phối: 200m3/1 mẫu hoặc một ca thi công phải tiến hành lấy một mẫu thí nghiệm thành phần hạt, độ ẩm.

  • + Độ chặt: cứ 7.000 m2 hoặc 1 Km (với đường 2 làn xe) thí nghiệm kiểm tra tại 2 vị trí ngẫu nhiên (trường hợp rải bằng máy san, kiểm tra tại 3 vị trí ngẫu nhiên).

  • + CBR: 2000m2/1 mẫu.

  • + Cường độ: 20 điểm/Km.

  • 2.12. Bê tông nhựa nóng:

  • Trước khi rải BTNN phải làm khô sạch và bằng phẳng lớp móng, xử lý độ dốc ngang theo đúng yêu cầu thiết kế. Tưới nhựa dính bám tùy theo loại móng và trạng thái mà lượng nhựa thay đổi 0,8-1,3 lít/m2.

  • Chỉ thi công vào những ngày không mưa.

  • Phải thi công thử một đoạn dùng ít nhất 80 tấn hỗn hợp BTNN.

  • Trước khi đổ hỗn hợp BTN vào phễu máy rải cần kiểm tra nhiệt độ nếu dưới 120oC thì phải loại đi.

  • Trong suốt quá trình rải phải để thanh đầm máy rải hoạt động.

  • Thường xuyên dùng thanh sắt kiểm tra độ dày và độ bằng phẳng của lớp BTN.

  • Nhiệt độ hiệu quả nhất khi lu lèn là 130oC-140oC, khi nhiệt độ xuống dưới 70oC thì việc lu lèn không còn hiệu quả nữa. Khi lu lèn cần bôi dầu vào các bánh xe để chống dính bám.

  • Bề rộng mặt đường được đo bằng thước thép.

  • Độ dốc ngang mặt đường được đo theo hướng thẳng góc với tim đường, từ tim ra mép, từ mái này đến mái kia. Điểm đo ở mép phải lấy cách mép 0,5m. Khoảng cách giữa hai điểm đo không quá 10m.

  • Độ dốc dọc kiểm tra bằng cao đạc tại các điểm dọc tim.

  • Đo modul đàn hồi bằng cần Belkenman. Đo độ phẳng bằng thước 3m.

  • Khoan lấy mẫu để kiểm tra chiều dày, cường độ, độ chặt: Cứ 330m đường hai làn xe hoặc 2.500m2 mặt đường khoan lấy 01 tổ mẫu (3 mẫu có đường kính 101,6mm). Kết quả tra theo bảng sau:

  • CHƯƠNG IV

  • KIỂM TRA VÀ NGHIỆM THU QUÁ TRÌNH THI CÔNG

  • I. Khái niệm chung:

  • Kiểm tra chất lượng là một phần không thể thiếu trong công tác thi công.

  • Việc kiểm tra được kết hợp các bên liên quan và thực hiện xuyên suốt quá trình thi công, công tác kiểm tra do bộ phận chuyên trách đảm nhiệm. Kết quả kiểm tra được thông bằng văn bản và trình kết quả chính thức lên Chủ đầu tư khi có yêu cầu.

  • II. Công tác tổ chức nghiệm thu:

  • + Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013.

  • + Nghị định 46/2015/NĐ-CP ngày 12/05/2015.

  • + Căn cứ Thông tư liên quan.

  • + TCVN tập VII: Quản lí chất lượng, thi công và nghiệm thu;

  • + 22TCN 266-2000: Quy phạm thi công và nghiệm thu cầu, cống;

  • + TCXDVN 372-2006: ống cống BTCT thoát nước;

  • + TCVN 9436-2012: Nền đường Ô Tô - Thi công và nghiệm thu​;

  • + TCVN 9113:2012: Ống bê tông cốt thép thoát nước;

  • + TCVN 4447-2012: Công tác đất-Thi công và nghiệm thu;

  • + TCVN 8857: 2011: Lớp kết cấu áo đường ô tô bằng cấp phối thiên nhiên - Vật liệu, thi công và nghiệm thu;

  • + 22TCN334-06: Quy trình thi công & nghiệm thu lớp móng cấp phối đá dăm trong kết cấu đường ô tô;

  • + TCVN 8819:2011: Mặt đường bê tông nhựa nóng - Yêu cầu thi công và nghiệm thu;

  • + TCVN 8864:2011: Mặt đường ô tô - Xác định độ bằng phẳng bằng thước dài 3m;

  • + TCVN 8867:2011: Áo đường mềm - Xác định mô đun đàn hồi chung của kết cấu bằng cần đo võng Benkelman;

  • + TCVN 9343:2012: Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép - Hướng dẫn công tác bảo trì;

  • + 22TCN 285-2002: Sơn tín hiệu giao thông, lớp phủ phản quang trên biển báo hiệu;

  • + QCVN 18:2104/BXD: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia an toàn trong xây dựng;

  • + Và các tiêu chuẩn khác có liên quan,

  • Quá trình triển khai thi công nhà thầu có kế hoạch thông báo cho các bên liên quan. Trong đó, có từng công việc thực hiện cụ thể như: thời gian thi công, nhân lực thực hiện, đối tượng thực hiện…. Tất cả các việc trên đã được các bên liên quan chứng kiến nghi quá trình thực hiện vào sổ nhật ký công trường và được cập nhật từ ngày khởi công đến khi hoàn thành công trình, sổ nhật ký giám sát của TVGS, sổ nhật ký giám của Chủ đầu tư và ký xác nhận (sổ nhật ký công trường được Chủ đầu tư đóng dấu giáp lai và đánh số thứ tự từ 01 đến hết).

  • Bản vẽ hoàn công là bản vẽ bộ phận công trình, công trình hoàn thành, trong đó thể hiện kích thước thực tế thi công so với thiết kế, được lập trên cơ sở bản vẽ thiết kế thi công đã được phê duyệt. Mọi sửa đổi so với thiết kế được duyệt phải được thể hiện trên bản vẽ hoàn công.

  • Trong trường hợp các kích thước, thông số thực tế thi công của bộ phận công trình đúng với các kích thước, thông số của thiết kế bản vẽ thi công thì bản vẽ thiết kế đó là bản vẽ hoàn công.

  • Đơn vị thi công có trách nhiệm lập bản vẽ hoàn công bộ phận và của toàn bộ công trình. Trong bản vẽ hoàn công phải ghi rõ họ tên, chữ ký của người lập bản vẽ hoàn công. Người đại diện theo pháp luật của đơn vị thi công phải ký tên và đóng dấu. Bản vẽ hoàn công là cơ sở để thực hiện thanh quyết toán công trình.

  • Bản vẽ hoàn công được người giám sát thi công của chủ đầu tư ký tên xác nhận.

  • CHƯƠNG V:

  • MỘT SỐ BIỂU MẪU NGHIỆM THU CÔNG TRÌNH

  • (Phụ lục đính kèm)

  • Việc thực hiện TVGS theo quy trình đã đưa ra phù hợp với hợp đồng tư vấn đã ký với Chủ đầu tư. Đảm bảo mọi hoạt động xây lắp trên công trường đều được kiểm tra chặt chẽ. Quản lý chất lượng theo nghị định 15/2013/NĐ-CP và các thông tư liên quan.

  • CHƯƠNG VI:

  • CÔNG TÁC GIÁM SÁT, CÔNG TÁC THÍ NGHIỆM,

  • KIỂM TRA TRƯỚC VÀ TRONG QUÁ TRÌNH THI CÔNG

  • Thí nghiệm các chỉ tiêu của đất tại nơi cung cấp theo yêu cầu (nếu có).

  • Thí nghiệm kiểm tra các chỉ tiêu của cát, đá, xi măng.

  • Kiểm tra các chỉ tiêu cơ lý, chứng chỉ xuất xưởng, hoá đơn, tên lô hàng... của các loại vật tư, vật liệu, thiết bị như: Thép, cống bê tông....

  • Trước khi thi công công tác đào đất đơn vị tư vấn phải kiểm tra nghiệm thu các công việc sau:

  • Kiểm tra nghiệm thu vị trí công trình theo mặt bằng.

  • Kiểm tra nghiệm thu cao độ hiện trạng.

  • Kiểm tra nghiệm thu khối lượng đào.

  • Trong quá trình đắp đất phải theo dõi kiểm tra thường xuyên về trình tự đắp, bề dày các lớp đất đắp, số lượt đầm, tốc độ di chuyển của máy, độ ẩm và đánh xốp lớp mặt trước khi thi công lớp tiếp theo.

  • Khi nghiệm thu công tác đào đất và lấp đất cần kiểm tra

  • Độ sâu hố đào.

  • Kích thước hình học.

  • Chiều cao lấp đất.

  • Độ chặt (nếu có)

  • Độ dốc mái ta luy.

  • Phải kiểm tra nghiệm thu các chỉ tiêu cơ lý của vật liệu, thiết bị:

  • Đường kính cốt thép, chủng loại thép.

  • Đường kính các loại cống chủng loại, quy cách so với thiết kế, yêu cầu.

  • Chứng chỉ của nhà sản xuất.

  • Cấp phối bê tông.

  • + Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013

  • Quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng được áp dụng:

  • + TCVN tập VII: Quản lí chất lượng, thi công và nghiệm thu;

  • + 22TCN 266-2000: Quy phạm thi công và nghiệm thu cầu, cống;

  • + TCXDVN 372-2006: ống cống BTCT thoát nước.

  • + TCVN 9436-2012: Nền đường Ô Tô - Thi công và nghiệm thu​

  • + TCVN 9113:2012: Ống bê tông cốt thép thoát nước

  • + TCVN 4447-2012: Công tác đất-Thi công và nghiệm thu;

  • + TCVN 8857: 2011: Lớp kết cấu áo đường ô tô bằng cấp phối thiên nhiên - Vật liệu, thi công và nghiệm thu;

  • + 22TCN334-06: Quy trình thi công & nghiệm thu lớp móng cấp phối đá dăm trong kết cấu đường ô tô;

  • + TCVN 8819:2011: Mặt đường bê tông nhựa nóng - Yêu cầu thi công và nghiệm thu;

  • + TCVN 8864:2011: Mặt đường ô tô - Xác định độ bằng phẳng bằng thước dài 3m

  • + TCVN 8867:2011: Áo đường mềm - Xác định mô đun đàn hồi chung của kết cấu bằng cần đo võng Benkelman;

  • + TCVN 9343:2012: Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép - Hướng dẫn công tác bảo trì;

  • + 22TCN 285-2002: Sơn tín hiệu giao thông, lớp phủ phản quang trên biển báo hiệu;

  • + TCVN 3254-1989: An toàn cháy-Yêu cầu chung;

  • + TCVN 3255:1986: An toàn nổ - Yêu cầu chung;

  • + QCVN 18:2104/BXD: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia an toàn trong xây dựng;

  • + Các chứng chỉ thí nghiệm, chứng chỉ xuất xưởng.

  • Quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng được áp dụng:

  • + TCVN tập VII: Quản lí chất lượng, thi công và nghiệm thu;

  • + 22TCN 266-2000: Quy phạm thi công và nghiệm thu cầu, cống;

  • + TCXDVN 372-2006: ống cống BTCT thoát nước.

  • + TCVN 9436-2012: Nền đường Ô Tô - Thi công và nghiệm thu​

  • + TCVN 9113:2012: Ống bê tông cốt thép thoát nước

  • + TCVN 4447-2012: Công tác đất-Thi công và nghiệm thu;

  • + TCVN 8857: 2011: Lớp kết cấu áo đường ô tô bằng cấp phối thiên nhiên - Vật liệu, thi công và nghiệm thu;

  • + 22TCN334-06: Quy trình thi công & nghiệm thu lớp móng cấp phối đá dăm trong kết cấu đường ô tô;

  • + TCVN 8819:2011: Mặt đường bê tông nhựa nóng - Yêu cầu thi công và nghiệm thu;

  • + TCVN 8864:2011: Mặt đường ô tô - Xác định độ bằng phẳng bằng thước dài 3m

  • + TCVN 8867:2011: Áo đường mềm - Xác định mô đun đàn hồi chung của kết cấu bằng cần đo võng Benkelman;

  • + TCVN 9343:2012: Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép - Hướng dẫn công tác bảo trì;

  • + 22TCN 285-2002: Sơn tín hiệu giao thông, lớp phủ phản quang trên biển báo hiệu;

  • + QCVN 18:2104/BXD: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia an toàn trong xây dựng;

  • CHƯƠNG VI:

  • TỔ CHỨC QUẢN LÝ THI CÔNG CỦA TƯ VẤN GIÁM SÁT

Nội dung

Ngày đăng: 07/07/2021, 16:48

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w