Vì saotrẻăn ngậm? Một số trẻ có thói quen ăn ngậm, bất kể bữa ăn chính hay bữa phụ. Phần lớn các bà mẹ đều thấy mệt mỏi, stress nặng vì mình đã làm đủ mọi cách: từ quát tháo, dọa nạt, dỗ dành đến xay nhuyễn, xay nhỏ nhưng ngậm vẫn hoàn ngậm. Ngậm thức ăn – Thói quen xấu TS Nguyễn Tiến Dũng – Phó trưởng Khoa Nhi BV Bạch Mai cho biết: “Nguyên nhân là do men tiêu hoá thức ăn (enzym) ở tuyến nước bọt đã phân cắt thức ăn thành đường tạo nên vị ngọt. Đây là một thói quen rất xấu của trẻ. Khi ngậm thức ăn, lượng đường được men tiêu hoá phân cắt sẽ bám vào răng và gây sâu răng từ khi trẻ còn rất nhỏ”. Điều này cũng tương tự như thói quen nhai cơm mớm cho trẻ. Trẻ thường “hào hứng” với món ăn này vì khi nhai cơm cho trẻ, cơm đã được men tiêu hoá trong tuyến nước bọt của mẹ phân cắt thành đường, ăn cảm giác ngọt ngọt. Tuy nhiên, việc mớm cơm rất tốt cho trẻ về mặt tiêu hoá nhưng ngược lại nó rất mất vệ sinh. Vi khuẩn và các mầm bệnh từ người bón cơm sẽ lây sang cho trẻ và dễ dàng gây bệnh truyền nhiễm vì sức đề kháng của trẻ còn yếu. Nấu ăn phải phù hợp với độ tuổi TS Dũng cho biết, bé ăn ngậm có thể có nguyên nhân từ cách chế biến thức ăn, có thể không phù hợp với hàm răng, độ tuổi của bé khiến bé khó nuốt. Cha mẹ cần lưu ý, khi trẻ mới bắt đầu ăn sam cần phải nấu thức ăn lỏng, mềm. Còn khi bắt đầu có răng, nên nấu thức ăn cứng hơn để bé tập nhai. Trẻ bình thường bắt đầu mọc răng vào tháng thứ 6, đến 1 năm sẽ có 8 răng cửa, đến 2 tuổi có 20 răng sữa (trong đó có 8 răng cửa, 4 răng nanh và 8 răng hàm). Theo TS Dũng, không nên cho trẻ ăn thức ăn được xay nhuyễn kéo dài quá lâu vì sẽ hình thành thói quen lười nhai và trẻ sẽ ngậm thức ăn. Khi không chịu nhai, men tiêu hoá không được kích thích bài tiết đủ cũng là lý do khiến trẻ chán ăn, hay ngậm. Có nhiều trường hợp, bé chỉ ăn ngậm khi bị “ép” ăn hoặc do thức ăn không hợp khẩu vị. Do vậy, nên chia nhỏ bữa ăn để trẻ cảm thấy thoải mái. Hoặc trong một bữa ăn có thể kết hợp nhiều món, có thể một chút cơm, rồi đến ít bún, rồi đến quả trứng, ít rau Cha mẹ cũng nên đổi món thường xuyên cho trẻ, bữa mặn, bữa ngọt, bữa thịt, bữa cá và bổ sung nhiều rau xanh. Khi ăn, nên cho trẻăn kèm 1 muỗng nước canh hoặc nước trái cây với 1 muỗng cháo, cơm để trẻ nuốt nhanh hơn. Ngoài ra, nhiều cha mẹ thường tạo thói quen cho trẻ vừa ăn vừa xem tivi hoặc chơi đùa. Lúc đầu, bé có thể ăn nhiều hơn, giỏi hơn nhưng lâu dần, rất dễ tạo thói quen quên nhai nuốt. Cha mẹ phải tập cho trẻ thói quen ngồi ăn cùng gia đình để trẻ tập trung dần vào việc ăn uống. Khi bé ăn ngoan, hãy khen, khuyến khích và động viên trẻ như ăn nhiều sẽ chóng lớn, ăn để như siêu nhân… Cha mẹ cũng cần lưu ý, phải luôn giữ miệng bé sạch sẽ sau mỗi lần ăn để phòng nguy cơ sâu răng bằng cách cho bé uống nước trắng tráng miệng. . Vì sao trẻ ăn ngậm? Một số trẻ có thói quen ăn ngậm, bất kể bữa ăn chính hay bữa phụ. Phần lớn các bà mẹ đều thấy mệt mỏi, stress nặng vì mình. sâu răng từ khi trẻ còn rất nhỏ”. Điều này cũng tương tự như thói quen nhai cơm mớm cho trẻ. Trẻ thường “hào hứng” với món ăn này vì khi nhai cơm cho trẻ,