ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KHOA SỬ - - LÊ VĂN HỮU Tính chất phong kiến quân sự của đế quốc Nhật cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP PHẦN MỞ ĐẦU Lý chọn đề tài Nhật Bản “ đất nước mặt trời mọc” một quốc gia hải đảo vòng cung, với diện tích 379954 km nằm soải theo sườn đông lục địa châu Á Nước Nhật bao gồm đảo lớn và hàng ngàn đảo nhỏ, điều đáng nói là nơi có đia hình nhiều núi và nhiều núi lửa, Với vị trí vậy mà Nhật Bản là một những quốc gia chịu nhiều thiên tai nhất thế giới Đồng thời, Nhật Bản cũng là quốc gia nghèo nàn về tài nguyên thiên nhiên Điều kiện tự nhiên là thế, song người Nhật Bản thì hoàn toàn trái ngược, người Nhật không chỉ có bản lĩnh, ý chí, quyết tâm, mà Nhật bản còn được cả thế giới biết đến bởi vẻ đẹp của các cô gái Nhật Quay ngược thời gian, theo dòng chảy lịc h sử thì chưa có mốc thời gian cụ thể về lịch sử đời đất nước Nhật Bản, song từ thế kỷ I công nguyên thì Nhật Bản đã được ghi chép ngắn lịc h sử Trung Quốc Cũng các quốc gia khác Nhật Bản bước vào thời kỳ cận đại với sự chuyển mình mạnh mẽ, bước khỏi vùng Đông Bắc châu Á nhỏ bé để hòa vào khoảng trời rộng thế giới Nhật Bản vươn mình qua cuộc cách mạng theo khuynh hướng tư sản và cũng là đất nước đầu tiên ở châu Á tiến hành công cuộc Duy tân đất nước để đưa đất nước phát triển theo đường tư bản chủ nghĩa Cuộc cái cách Minh trị càng có ý nghĩa đánh dấu sự sụp đổ của chế độ phong kiến khủng hoảng được thay thế bởi một thể chế chính trị mới, một Đế quốc Nhật Bản đời Cội nguồn của Đại Nhật Bản đế quốc có từ cuộc khôi phục hoàng quyền vào thời kỳ Minh Trị Đây là cuộc thay đổi chính trị to lớn lịch sử Nhật Bản bởi trước đó mạc phủ Togukawa lấn át Thiên hoàng nắm mọi quyền hạn tay Khi cuộc cách mạng tư sản thành công, Nhật Bản theo đường tư bản chủ nghĩa, bỏ qua giai đoạn tư bản tự để tiến lên chủ nghĩa đế quốc Tính chất phong kiến quân sự của đế quốc Nhật Bản đã được thể hiện các lĩnh vực từ văn hóa, chính trị, xã hội, quân sự Nghiên cứu đề tài : “Tính chất phong kiến quân sự của đế quốc Nhật cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX”, muốn làm rõ tính chất phong kiến quân sự của đế quốc Nhật được thể hiện ở mặt nào, và thể hiện thế nào cả giai đoạn lịch sử cận hiện đại Nhật Bản Qua đề tài sẽ đem đến cho chúng ta những cái nhìn nhận, đánh giá về vấn đề lựa chọn đường phát triển đất nước theo hướng tư bản chủ nghĩa để thay thế cho chế độ phong kiến tồn tại trước đó trình trạng khủng hoảng trầm trọng Những biện pháp, những chính sách, và những biểu hiện của tính chất phong kiến quân sự của đế quốc Nhật cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX xẽ được làm rõ Và rồi sự chuyển mình, sự thay đổi một thể chế chính trị mới của đế quốc Nhật bản cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX có tác động thế nào với đất nước Nhật Bản nói riêng và với quan hệ quốc tế nói chung Nhưng thực tế thì tính chất phong kiến quân sự của đế quốc Nhật cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX vẫn chưa được chú ý nghiên cứu đúng mức Chưa có tác phẩm, công trình nào nghiên cứu cụ thể về vấn đề này Khi nghiên cứu đề tài sẽ giúp bản thân nắm vững, cũng cố thêm kiến thức về lịc h sử, và qua cũng cho biết cách nhìn nhận đánh giá một vấn đề Qua đó không chỉ phục vụ cho việc học tập, nâng cao tri thức mà còn có ý nghĩa quan trọng cho công tác giảng dạy sau này Với những ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn vậy, chọn đề tài: “Tính chất phong kiến quân sự của đế quốc Nhật cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX” cho công trình nghiên cứu của mình Qua đề tài hy vọng sẽ giải quyết được một số vấn đề của lịch sử và của thực tiễn đã đặt Lịch sử vấn đề Đề tài: “Tính chất phong kiến quân sự của đế quốc Nhật cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX” là đề tài thuộc lĩnh vực khoa học xã hội bản, vậy nghiên cứu đề tài cũng đã có nhiều học giả và ngoài nước nghiên cứu và dừng lại ở các mức độ nhất định Cụ thể: Cuốn “Nhật Bản cận đại” của Vĩnh Sính, Nxb Văn hóa Tùng Thư (1990) đã trình bày sự chuyển biến của xã hội Nhật Bản trước Minh Trị tân cho tới các giai đoạn cuộc cải cách Minh Trị Qua đó ta thấy những chuyển biến các mặt xã hội Nhật Bản, và các giai đoạn cuộc cải cách đất nước cũng được trình bày song để nói lên tính chất phong kiến quân sự của đế quốc Nhật cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX thì chưa được vào nghiên cứu Cuốn “Lịch sử thế giới cận đại” của tác giả Dương Ninh và Nguyễn Văn Hồng Nxb Giáo dục Việt Nam (2005) Cuốn sách này được tác giả đề cập chi tiết về công cuộc Duy tân ở Nhật Bản và sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Nhật Bản cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đó Đế quốc Nhật Bản đã tiến hành các cuộc chiến tranh mở rộng lãnh thổ hay các chính sách cải cách kinh tế, thể chế chính trị cũng đã được trình bày Nhưng cuốn sách vẫn chưa làm nổi bật được tính chất đặc trưng điển hình của Nhật Bản thời kỳ cận hiện đại là tính chất phong kiến quân sự của đế quốc Nhật Cuốn “ Sự thất bại của chủ nghĩa quân phiệt Nhật chiến tranh thế giới thứ hai” của Nguyễn Huy Quý - Lê Khắc Thành – Phạm Xuyên – Nguyễn Quốc Hùng Nxb Sự thật (1985) đã chỉ rõ nguyên nhân bùng nổ các cuộc chiến tranh và đặc biệt là sự sụp đổ của chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản Nhưng để hiểu rõ về tính chất phong kiến quân sự của đế quốc Nhật cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX thì không đơn thuần chỉ có cuộc chiến tranh châu Á – Thái Bình Dương Cuốn “Lịch sử Nhật Bản” của R.H.P Mason và J.G.Caiger ( người dịch Nguyễn Văn Sỹ) Nxb Lao động (2004) trình bày một cách toàn diện về lịch sử Nhật Bản từ cổ đại đến hiện đại Song với vấn đề tính chất phong kiến quân sự của đế quốc Nhật cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX thì mới chỉ dừng lại ở việc khái quát chung chung thời kỳ Minh Trị Mới chỉ nêu lên những chính sách hiện đại hóa, cải cách nhằm đưa Nhật Bản trở thành một cường quốc Trong tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á, số 5(47) của Bùi Bích Vân (2003) nghiên cứu vấn đề “ Những trào lưu tư tưởng chủ yếu thời Nhật Bản cận đại (1868 – 1945)” qua đó cung cấp cho ta những trào lưu tư tưởng mới, tiến bộ của thời kỳ này Đây chính là nền tảng cho những thay đổi về chính trị quân sự, về kinh tế, văn hóa giáo dục của đế quốc Nhật Bản các thời kỳ tiếp theo Tuy nhiên về sự xác lập, cũng những biểu hiện của tính chất phong kiến quân sự cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX thì vẫn chưa được sâu trình bày Ngoài các tác phẩm còn có nhiều sách báo, giáo trình, các tạp chí nghiên cứu Nhật Bản Viện nghiên cứu Đông Bắc Á, Tạp chí xưa và đã đề cập đến tính chất phong kiến quân sự của đế quốc Nhật cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX Nhưng tất cả mới chỉ dừng ở mức độ chung chung khái quát mà chưa đưa được những vấn đề cụ thể sở hình thành sự xác lập, hay những biểu hiện của tính chất phong kiến quân sự Đối tượng, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Đề tài nghiên cứu tính chất phong kiến quân sự của đế quốc Nhật cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX các lĩnh vực chính trị, kinh tế, quân sự… và sự tác đợng của nó với Nhật Bản và thế giới 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu Thông qua việc nghiên cứu đề tài sẽ sâu, làm rõ được tính chất phong kiến quân sự của đế quốc Nhật được biểu hiện thế nào ở các mặt nào, và các tác động mà phong kiến quân sự của Nhật Bản đưa lại 3.3 Phạm vi nghiên cứu Không gian: Đề tài nghiên cứu phạm vi Nhật Bản Thời gian: Đề tài nghiên cứu khoảng thời gian từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu 4.1 Nguồn tư liệu Để nghiên cứu đề tài này dựa vào các nguồn tài liệu tham khảo sách báo, các tạp chí của Viện nghiên cứu Nhật Bản, các loại văn bản các trung tâm, quan có thẩm quyền lưu trữ Ngoài còn sử dụng các tài liệu khác các thước phim về chiến tranh Nga – Nhật, chiến tranh thế giới thứ nhất, Bên cạnh đó, còn sử dụng các bài viết các trang web làm tài liệu tham khảo 4.2 Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài này sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác Đó là các phương pháp như: phương pháp lịc h sử, phương pháp logic phương pháp thu thập tài liệu, phương pháp so sánh, đối chiếu giữa các nguồn tài liệu, phương pháp phân tích tổng hợp đánh giá qua đó muốn trình bày một cách khách quan nhất các sự kiện lịch sử Đóng góp của đề tài Qua việc nghiên cứu đề tài sẽ góp phần bổ sung thêm kiến thức cho việc học tập lịch sử cận đại Nhật Bản nói riêng và lịch sử thế giới nói chung Ngoài ra, cũng là tư liệu bổ ích cho những quan tâm nghiên cứu tính chất phong kiến quân sự của đế quốc Nhật cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX Bố cục đề tài Ngoài hai phần mở đầu và kết luận, phần nội dung của đề tài gờm có chương: Chương 1: Cơ sở hình thành tính chất phong kiến quân sự của đế quốc Nhật cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX Chương 2: Đặc trưng tính chất phong kiến quân sự của đế quốc phong kiến Nhật Bản cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ HÌNH THÀNH TÍNH CHẤT PHONG KIẾN QN SỰ CỦA ĐẾ QUỐC NHẬT CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẦU THẾ KỶ XX 1.1 Khái quát tình hình Nhật Bản trước Cải cách Minh Trị Nhật Bản là một quốc gia đảo ở châu Á Đất nước Nhật Bản trải dài theo hình cánh cung gồm đảo chính: Hônshu ( Bản Châu), Hôkkaiđô ( Bắc Hải đảo) Kyashu ( Cửu Châu) và Shikoku ( Tứ Quốc) Lịch sử phát triển Nhật Bản khá sớm và trải qua các giai đoạn khác nhau, đến giữa thế kỷ XIX, sau 200 năm thống trị, chế độ Mạc phủ Tokugawa đã lâm vào trình trạng khủng hoảng, suy yếu Và cũng là thời kỳ lòng xã hội phong kiến Nhật Bản chứa đựng nhiều mâu thuẫn các lĩnh vực văn hóa, chính trị , kinh tế, xã hội Mặc dù chúng ta cũng phải thừa nhận, thời kỳ Tokugawa đã có những tiền đề cho sự nghiệp hiện đại hóa thời kỳ sau Tuy nhiên, xét cho cùng thì cũng là yếu tố ngẫu nhiên, bởi vì đơn giản những khái niệm về hiện đại hóa và tiến bộ chưa bao giờ được đặt một cách có ý thức, làm mục tiêu của chính quyền Trong bối cảnh đó, Nhật Bản đã tìm được đường tự hội nhập với sự phát triển của thế giới với công cuộc Duy Tân Minh Trị Cũng phải đề cập đến vị trí của Nhật Bản cách xa, ngăn cách biển khá rộng với Trung Hoa nên ảnh hưởng vòng cung của văn hóa Trung Hoa bị hạn chế Vì vậy Nhật Bản có điều kiện và khả để tạo nên một nền văn hóa mang bản sắc riêng, một đế quốc tư bản nhất ở châu Á 1.1.1 Chính trị Tình hình của đất nước Nhật Bản thế kỷ XV, thời kỳ Chiến quốc, không có lợi cho sự phát triển xã hội Quần chúng mong muốn hòa bình, giai cấp chống đối cũng muốn chấm dứt tình trạng chiến tranh, phân liệt và khôi phục lại sự thống nhất Năm 1560 là một bước ngoặt lịch sử chính trị Nhật Bản, “mở đầu vận hội tái thống nhất” [11;73] Đến các thời kỳ sau đó, các nhà lãnh đạo quân sự khác lần lượt kế nghiệp hoàn thành quá trình thớng nhất Nhật Bản Oda Nobunaga, Toyotomi Hiđêyôsi, Tôkugawa Iêyasu Oda Nobunaga là một đaimiô loại nhỏ ở vùng Oda, sớm nổi lên là mợt nhà chiến lược táo bạo Ơng đã biết tổ chức đội bộ binh mạnh và áp dụng kỹ thuật mới (dùng súng đạn) Về chính quyền thì ông nắm lấy chính quyền vẫn tỏ vẻ trung thành với Thiên hoàng, nên không xưng Tướng quân Toyotomi Hiđêyôsi xuất thân thấp hèn từ tầng lớp nông dân, chính sự tài ba xuất chúng quân sự đã đưa ông thăng tiến vượt bậc Năm 1590, bản ông đã thống nhất đất nước, chấm dứt trình trạng chia cắt, phân liệt hỗn chiến 100 năm Ông đã lần thực hiện mang quân sang đánh Triều Tiên năm 1592, 1597 nhằm thực hiện cho tư tưởng vũ trang, bành trướng lãnh thổ, thế lực bên ngoài Thời kỳ Tokugawa (1600-1868), hay còn gọi là thời kỳ Edo, là giai đoạn phát triển cuối cùng và cao nhất của chế độ phong kiến Nhìn một cách tổng quát có thể thấy Edo là một thời kỳ mà chính quyền trung ương đạt được sự quản chế tương đối thống nhất toàn lãnh thổ Đây cũng là thời kỳ mà sự nổi dậy mạnh mẽ của các lãnh chúa địa phương Tokugawa Iêyasu (1542-1616), với tư cách lãnh chúa mạnh nhất, ông đã xưng là Tướng quân thi hành nhiều chính sách biện pháp nhằm củng cớ Mạc Phủ và chế đợ phong kiến Ơng thâu tóm quyền lực về tay mình Iêyasu là một nhà chiến lược nên ông đã chuẩn bị những bước tiến vững chắc, hết sức khôn khéo, nhằm giải quyết những vấn đề thực tại ở Nhật Bản lúc bấy giờ đồng thời tiến tới xây dựng một thiết chế ổn định, tái thiết vào nền hòa bình thống nhất quốc gia Để cũng cố sức mạnh của chính quyền phong kiến tập trung nhằm đạt tới sự điều hành hữu hiệu, trực tiếp của chính quyền trung ương với địa phương thông qua một chế vận động song song Mạc phủ (đứng đầu là tướng quân Shogun), Tokugawa ở Edo và các Daimyo (lãnh chúa) cai trị ở han Ông xây dựng sở của chế độ phong kiến bằng cách dựa vào các Daimyo, cho họ có quyền lớn ở lãnh địa quyền được tổ chức hành chính, tư pháp và quân đội riêng Nhưng song song Tướng quân cũng khống chế và lãnh chúa, bắt họ tuyệt đối phải phục tùng Mạc phủ Trong để giải quyết những thực tại của xã hội Nhật Bản lúc bấy giờ, đồng thời để hướng tới việc xây dựng một thể chế chính trị ổn định, tái thiết nền hòa bình và thống nhất quốc gia, Tokugawa tiếp tục củng cố chính quyền phong kiến tập trung Cơ cấu chính trị mang tính chất quân phiệt được gọi là Bakuhan- tai- set (Mạc phiên thể chế hay chế độ Mạc phủ công quốc), và dựa vào sự phục tùng, tuyệt đối trung thành của tầng lớp võ sĩ (Samurai) Năm 1615, Tokugawa Ieyasu đã ban hành bộ luật Vũ Gia Chư Pháp độ (Buke Shohatto) nhằm thiết chế hóa chế chính trị dựa những quy định của đẳng cấp võ sĩ, đưa việc quản lý xã hội vào khuôn khổ pháp luật Như cấm Daimyo xây thêm thành trì, có tu sửa gì phải được sự đờng ý của Tướng quân Một số quy định khác đã thể hiện, mục đích cho việc tập trung quyền lực vào tay của Tướng quân như: không cho các Daimyo trở thành thông gia hay đồng minh với nhau, quy định chế độ Sankin Kotai Ban đầu Sankin Kotai chỉ là tự nguyện của các lãnh chúa về Edo để bày tỏ sự trung thành của mình với chủ tướng Cụ thể các lãnh chúa phải bỏ vợ ở lại Edo và hàng năm cứ sau một năm ở han (tỉnh) phải lên Edo túc trực một năm, còn nghiêm cấm việc đóng các loại tàu lớn Quá đó nhằm việc củng cố quyền lực của chính quyền trung ương và ràng buộc chặt chẽ với các chư hầu Chế độ Sankin Kotai được luật lệ hóa và có lẽ, là chế độ cai trị điển hình của chế độ phong kiến quân sự Với chính quyền Tokugawa để làm chổ dựa vững chắc cho Mạc phủ và chế độ Tướng quân đặc biệt chú ý tổ chức và xây dựng quân đội chuyên nghiệp mạnh Với kết cấu, tổ chức đặc biệt nhất là loại võ sĩ đặc biệt, khoảng 500 người có chức làm cấm binh và chỉ huy quân đội Còn với Hatamôtô tướng quân trực tiếp chỉ huy được vào chầu, và được ban nhiều bổng lộc Với thiết chế chính trị, quân sự chặt chẽ kết hợp giữa quân sự và hành chính Tokugawa vừa là lãnh chúa lớn nhất, vừa là người cai trị thực tế đất nước, làm cho quyền lực của Thiên hoàng chỉ danh nghĩa, tượng trưng cho quyền lực cao nhất, mà chẳng có quyền gì thực tế Đây cũng là nguồn gốc của mâu thuẫn đỉnh điểm giữa Shogun và Thiên hoàng Đến đời Tướng quân thứ ba, Tokugawa Iemitsu (1604-1651) chế chính trị được thiết lập theo lối quân sự đã phát triển tương đối hoàn thiện Trong đó, “ở cấp trung ương có ba quan chính: Roju (Nguyên lão, tức Hội đồng nguyên lão) gồm từ đến thành viên (toshiyori, niên ký) Chức chủ yếu của Hội đồng là giúp tướng quân giải qút vấn đề lớn có tính chất quốc gia, trì quan hệ với Thiên hoàng với lãnh chúa Cơ quan thứ hai là Wakadoshiyori (Nhược niên ký - Hội đồng tư vấn), gồm đến thành viên, có nhiệm vụ giám sát hoạt động của máy hành chính, lực lượng võ sĩ hatamoto (kỳ bảng) và gokenin đặt dưới sự quản lý trực tiếp của tướng phủ Ngoài hai quan nói trên, Mạc phủ đặt Jisha bugyo (tự xã phụng hành), khoảng người phụ trách vấn đề nghi l ễ, tôn giáo Trong cấu quyền lực của Mạc phủ Edo cịn có Hyojosho ( Bình định sở - Hội đồng tư pháp), với thành viên bao gồm những người thuộc Roju và quan chức cao cấp ( bugyo), đại diện cho Mạc phủ Trên thực tế, Hyojosho vừa có chức lập pháp, vừa là quan hành pháp đảm đương những nhiệm vụ Tối cao pháp viện ” [6;196] Thời kì Mạc phủ ở Nhật Bản tồn tại từ 1192- 1867, mặc dù đã trì một nền hòa bình và một sự thống nhất ổn định lâu dài, những chính sách mà thời kỳ Mạc phủ thi hành để củng cố quyền thống trị của mình đã làm cho kết cấu xã hội – chính trị trở nên khô cứng Những chính sách đó đã 57 Trên tất cả, hiện đại hóa giáo dục để phục vụ cho sự phát triển, và cũng để phục vụ đường mà chính quyền Nhật Bản đã chọn lên chủ nghĩa đế quốc Theo Fukuzawa thì “kẻ thù nguy hiểm nhất đối với Nhật Bản không phải là lực lượng quân sự nước Tây phương, mà là khả buôn bán của họ, và kết quả thua hoàn toàn tùy thuộc vào trình độ học hỏi của người Nhật” [21;128] 2.2 Một vài nhận xét, đánh giá về tính chất phong kiến quân sự của đế quốc Nhật cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX 2.2.1 Đối với Nhật Bản Trước năm 1868, Nhật Bản là quốc gia phong kiến lạc hậu, nền kinh tế nông nghiệp tự nhiên là chủ đạo Trước sự lớn mạnh của các cường quốc phương Tây, Nhật Bản đứng trước nguy trở thành nước phụ thuộc, thuộc địa Nhưng cuộc cách mạng 1868 nổ ra, đưa Nhật Bản theo đường tư bản chủ nghĩa Xác lập chủ nghĩa tư bản sở của chế độ phong kiến vẫn tồn tại Nhật Bản đã phát triển nhanh, mạnh các lĩnh vực từ văn hóa, chính trị, kinh tế, xã hội… thoát khỏi số phận bị các nước tư bản phương Tây xâu xé,vươn lên thành cường quốc thế giới Một sự biến chuyển vượt bậc, một cuộc cải cách phù hợp Nhật Bản nhanh chóng phát triển đất nước tiến lên chủ nghĩa đế quốc mà bỏ qua giai đoạn chủ nghĩa tư bản tự cạnh tranh Con đường tiến lên chủ nghĩa đế quốc của Nhật Bản có những điểm khác so với các cường quốc khác Tàn dư phong kiến vẫn ảnh hưởng mạnh, nhất là hệ tư tưởng của tầng lớp võ sĩ Samurai đã quy định, tác động rất lớn việc xác lập chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản Tính chất phong kiến quân sự của đế quốc Nhật gắn với chính sách phản động là vũ trang và tiến hành xâm lược các quốc gia khác Xâm chiếm, bành trướng thuộc địa nhằm để phát triển, cũng cố đất nước thành cường quốc Xâm chiếm thuộc địa nhằm tìm kiếm thị trường, khai thác nguồn lợi, bành trướng lãnh thổ…qua đó càng có điều kiện để tập trung vào công 58 nghiệp quân sự, xây dựng quân đội hùng mạnh, để tiếp tục tiến hành chính sách phản động Phong kiến quân sự hay chủ nghĩa quân phiệt Nhật dựa vào sức mạnh của quân đội để nắm quyền binh, mặt khác bọn quân nhân phản động cũng lấy đó làm sức mạnh để tiến hành đàn áp, kìm kẹp nhân dân và các phe phái đối lập chống lại chúng Cuộc cách mạng năm 1868 ở Nhật Bản là cuộc cách mạng tư sản lại là cuộc cách mạng tư sản không triệt để Cách mạng thành công Nhật Bản vẫn là nước quân chủ lập hiến, đứng đầu là Thiên hoàng, chế độ phong kiến vẫn còn tồn tại Vần đề bản của cuộc cách mạng tư sản là thành lập chính quyền Nhưng cách mạng năm 1868 ở Nhật không đem chính quyền về tay giai cấp tư sản Một chính quyền mới được thành lập Thiên hoàng đứng đầu và gồm phần lớn những người tầng lớp quý tộc tư sản hóa đều xuất thân từ tầng lớp võ sĩ samurai Còn với chế độ quân chủ mà Thiên hoàng sau cuộc cách mạng thực hiện là chế độ quân chủ của khối địa chủ - tư sản và có xu hướng dần dần chuyển sang chế độ quân chủ tư sản Cuộc cách mạng tư sản có bước phát triển vượt bậc về kinh tế, làm xuất hiện các công ti độc quyền với những nhà tài phiệt thao túng cả kinh tế và chính trị Nhật Bản Nhưng sau cách mạng, chưa đem đến những lợi ích của quần chúng nhân dân lao động, vấn đề mấu chốt là giải phóng đất đai và giải phóng người lao động thì cuộc cách mạng chưa làm được Tóm lại thành quả cuối cùng không rơi vào tay quần chúng nhân dân, mà rơi vào giai cấp tư sản Tính chất phong kiến quân sự của đế quốc Nhật cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX ta cũng thấy được tội ác của đế quốc Nhật đối với chính nhân dân Nhật Bản Để thực hiện cho tư tưởng cũng mục đích của mình, Nhật Bản đã tiến hành xâm lược các quốc gia khác Số lượng quân lính được huy động cho các cuộc chiến và số quân lính chết các cuộc chiến của đế quốc Nhật Bản tiến hành rất lớn, riêng cuộc chiến tranh với đế quốc Nga (19041905) kết thúc thì dường Nhật Bản kiệt quệ sức cả người và đạn dược 59 Còn nước, thì nhân dân cũng chịu sự đàn áp dã man của chính quyền Đỉnh điểm là cuộc đấu tranh của nông dân ngày 23 – – 1884 ở Kabayama đã bị chính quyền đàn áp đẫm máu Vẫn biết đặc trưng của chủ nghĩa quân phiệt Nhật là phải dựa vào sức mạnh của quân đội để tiến hành xâm lược, để đàn áp lực lượng chống đối, đàn áp nhân dân Trong chính quyền lại chưa chăm lo đến dời sống của các tầng lớp, nên buộc nhân dân phải nổi dậy để đòi một số quyền lợi chính đáng Như vậy tội ác của đế quốc Nhật đối với nhân dân là to lớn, là tàn bạo Hệ quả của nó ảnh hưởng lâu dài đời sống, tư tưởng của một người dân Nhật 2.2.2 Trong quan hệ quốc tế So với các cường quốc đế quốc khác đế quốc Đức, Nga tồn tại trước đó, đế quốc Nhật có những đặc điểm riêng Nếu nước Đức chủ trương xóa bỏ tự do, củng cố quyền lực theo đường lối bảo thủ – đấy là quyền lực của tầng lớp quý tộc Junker, của quân đội và vương triều – và biến Đế quốc Đức thành cường quốc Sự đời của Đế quốc Đức là một thay đổi lớn lao cán cân quyền lực châu Âu.Trong suốt thời gian tồn tại của mình, Đế quốc Đức là quốc gia hàng đầu của châu Âu : về quân sự và kinh tế, Đức vượt trội, khoa học, công nghệ, giáo dục và hành chính Đức trở thành mẫu mực Nước Đức cũng nắm vai trò quyết định quan hệ quốc tế, và chấm dứt vào năm 1918 sau bại trận cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất Trong đế quốc Nga là một nhà nước tồn tại từ năm 1721 cho đến tuyên bố thành một nước cộng hòa tháng năm 1917, trải qua thời kỳ dài Đế quốc Nga cũng được hình thành thông qua các cuộc chiến tranh bành trướng thuộc địa Nga hoàng tiến hành Điểm chung của quá trình tiến lên chủ nghĩa đế quốc của Nga với Đức là giống đều thông qua các cuộc cải cách để xác lập chủ nghĩa tư bản, rồi phát triển lần lượt qua chủ nghĩa tư bản tự cạnh tranh, sau đó tiến lên 60 chủ nghĩa đế quốc Với Nhật Bản xác lập phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa qua cách mạng tư sản năm 1868, phát triển lên chủ nghĩa đế quốc bỏ qua giai đoạn chủ nghĩa tư bản tự cạnh tranh, nên đã rút ngắn thời quá độ lên chủ nghĩa đế quốc và cũng nhanh chóng tiếp thu thành tựu của các cường quốc phương Tây Như vậy, đế quốc Nhật Bản cũng có những đặc điểm chung của chủ nghĩa đế quốc, chính quyền Minh Trị đã vận dụng sáng tạo đặc điểm riêng của Nhật Bản Đưa Nhật trở thành một những cường quốc hàng đầu thế giới chỉ thời gian ngắn Với quốc tế, mà đặc biệt là với các nước tư bản chủ nghĩa, các cường quốc phương Tây lúc bấy giờ thì Nhật Bản đã tạo được sự thay đổi rõ nét, sự lớn mạnh vượt bậc Trước cách mạng năm 1868, Nhật Bản nhằm ngăn chặn sự xâm nhập của các nước phương Tây, đã thực hiện chính sách bế quan tỏa cảng, rồi các cường quốc phương Tây cũng đã xâm nhập và buộc chính phủ Nhật Bản phải ký các hiệp ước bất bình đẳng Đây là mối quan hệ theo kiểu “chiếu – chiếu dưới” Cách mạng tư sản năm 1868 bùng nổ, xác lập quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, đưa lại sự phát triển nhanh và mạnh về kinh tế, chính trị, quân sự…đến những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đã đưa Nhật Bản ngang hàng với các cường quốc phương Tây Với các cường quốc khác Anh, Mỹ…muốn tạo được thế tương quan lực lượng, hạn chế sự bành trướng của Nga ở vùng Viễn Đông nên Nhật Bản có vai trò rất quan trọng Hơn nữa, với chiến thắng của Nhật Bản trước Trung Quốc, thì qua cũng làm thay đổi thế lực của vùng Viễn Đông Trung Quốc từ một quốc gia hùng mạnh, từng bành trướng lãnh thổ rộng khắp với vó ngựa của quân đội Mông Cổ Giờ đây, Trung Quốc “khổng lồ” lại thất bại trước một Nhật Bản “nhỏ bé” Vị thế của Nhật Bản đã được nâng cao đáng kể Sự phát triển nhanh chóng cùng với các chính sách ngoại giao phù hợp đã đưa Nhật Bản trở thành một những cường quốc hàng đầu thế giới Trong chiến tranh thế gới thứ nhất, Nhật Bản đã đứng về phía Anh thực hiện kế hoạch bành trướng ở Viễn Đông Ngày 23 tháng năm 1914 Nhật 61 Bản tuyên chiến với Đức và nhanh chóng chiếm thuộc địa của đế quốc Đức tại Thái Bình Dương Tiếng nói của Nhật trường quốc tế đã có hiệu lực Trong Hội nghị Vecxai Nhật tham gia với tư cách là một năm cường quốc ( gồm: Anh, Mỹ, Pháp, Ý) nhằm phân chia quyền lợi cho các nước thắng trận Ngồi ra, c̣c chiến tranh với Đế quốc Nga, thì cho dù Nhật Bản đã theo đường tư bản chủ nghĩa, việc Nhật Bản thắng lợi trước Đế quốc Nga đã có ảnh hưởng rất lớn đến phong trào yêu nước, chống thực dân của nhiều nước ở Đông Nam Á nói riêng và châu Á nói chung, đó có Việt Nam Phong trào giải phóng dân tộc nổ và phát triển mạnh mẽ nhằm đánh đổ chủ nghĩa đế quốc thực dân, giành độc lập cho dân tộc Hơn nữa, cuộc cách mạng tư sản năm 1868 đưa Nhật Bản theo đường tư bản chủ nghĩa Nhật Bản trở thành nước tư bản chủ nghĩa đầu tiên ở châu Á, đưa đất nước phát triển lên.Vì vậy, là hình mẫu để các nước học tập, tiến hành cải cách đất nước theo đường tân, theo đường tư bản chủ nghĩa Việt Nam và các quốc gia khác khu vực Đông Nam Á đã chịu ảnh hưởng của xu hướng cải cách này Như vậy, việc chuyển sang chủ nghĩa đế quốc với tính chất phong kiến quân sự đã đưa lại nhiều chuyển biến, thay đổi quan trọng với chính bản thân đất nước Nhật Bản Đồng thời, còn tác động mạnh mẽ đến quan hệ quốc tế, quan hệ giữa các cường quốc, quan hệ khu vực, và tiếng nói trường quốc tế 62 PHẦN KẾT LUẬN Như vậy khoảng thời gian từ năm 1868 đến kết thúc chiến tranh thế giới thứ nhất năm 1918, là không dài, chỉ khỏng thời gian 50 năm Nhưng lại có ý nghĩa đặc biệt quan trọng sự phát triển của lịch sử Nhật Bản Sự chuyển giao quyền lực của nhà nước phong kiến, từ một nước quân chủ chuyên chế, Nhật Bản tiến nhanh đường phát triển theo hình thái kinh tế xã hội mới, kinh tế tư bản chủ nghĩa Kinh tế tư bản chủ nghĩa được du nhập và xác lập, để rồi phát triển với tốc độ rất cao, qua đó rút ngắn thời gian công nghiệp hóa và chuyển hình thái tư bản chủ nghĩa sang giai đoạn cao là chủ nghĩa đế quốc Đến chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc, cùng với các chính sách của Thiên hoàng đã đưa Nhật Bản trở thành một đế quốc hùng mạnh Đưa tầm ảnh hưởng của mình khỏi khu vực, vươn thế giới, ngang bằng với các cường quốc phương Tây khác Mặc dù là chuyển sang hình thái kinh tế xã hội khác, tư bản chủ nghĩa và cao là chủ nghĩa đế quốc Tuy nhiên những giá trị truyền thống của Nhật Bản nó chi phối đến chính trị, kinh tế, xã hội thì vẫn còn Đó chính là tính chất phong kiến quân sự của đế quốc Nhật hay còn gọi là chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt Nguyên nhân bản là những giá trị truyền thống, những tàn dư của chế độ phong kiến vẫn còn tồn tại, và sự chi phối của tinh thần võ sĩ (Samurai) ở Nhật Bản Đây cũng là thời kỳ mà đôi với những chyển biến to lớn kinh tế, chính trị…là việc lưu giữ, bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, tạo nên một Nhật Bản hiện đại, phát triển theo tư bản chủ nghĩa giữa một châu Á bao la rợng lớn mà “cổ kính”, cùng với chế độ phong kiến đường suy tàn Qua cuộc cách mạng và phát triển của Nhật Bản từ tư bản chủ nghĩa, rồi chủ nghĩa đế quốc không những tác động to lớn đến đất nước Nhật Bản 63 nói chung mà còn là hình mẫu “lý tưởng” để các quốc gia phong kiến châu Á học tập, cải cách và phát triển đất nước Không chỉ đưa Nhật Bản phát triển, thay đổi cục diện quyền lực ở vùng Viễn Đông nói riêng và ở châu Á nói chung, mà Nhật Bản còn là “con bài chiến lược” việc cân bằng sức mạnh quân sự của các cường quốc thế giới, sự đối đầu của các nước lớn Và chủ nghĩa đế quốc Nhật Bản – hậu quả mà nó để lại với người là vô cùng to lớn Không chỉ người dân Nhật Bản phải chết chóc, hy sinh ở chiến tranh hay bị chính phủ đàn áp, mà đối với nhân dân các nước bị Nhật Bản xâm chiếm thì quân Nhật là một nổi khiếp sợ Như vậy, chúng ta đã rất rõ vai trò, ý nghĩa to lớn của cuộc cách mạng tư sản 1868 ở Nhật Bản, đưa Nhật Bản theo đường tư bản chủ nghĩa, đưa Nhật Bản phát triển cao lên chủ nghĩa đế quốc, và đưa lại cho Nhật Bản nhiều thành quả to lớn 64 TÀI LIỆU THAM KHẢO Ngô Xuân Bình (1997), “ Quan hệ của Nhật Bản với châu Âu thời kỳ trước kỉ nguyên Minh Trị: Đóng cửa khơng cài then”, Tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á, Số 3(11) J.G.Caiger và R.H.P Mason (2003), Lịch sử Nhật Bản, bản dịch của Nguyễn Văn Sỹ, Nxb Lao Động Mitani Hiroshi (1996), “ Cuộc cách mạng Minh Trị: Sự thay đổi cấu, những tổn thất và vai trò của chủ nghĩa dân tợc” Tạp chí nghiên cứu Nhật Bản, trang 32-36, số 2, Viện khoa học xã hội Việt Nam Hoàng Thị Minh Hoa (2002), Một số chuyên đề lịch sử và văn hóa Nhật Bản, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Nguyễn Văn Hoàn (2011), Nhật Bản dòng chảy lịch sử thời cận thế, Nxb Lao động Nguyễn Quốc Hùng ( Chủ biên, 2007), Lịch sử Nhật Bản, Nxb Thế giới, Hà Nội Nguyễn Văn Kim (1996), “ Thời kỳ Tokugawa và những tiền đề cho sự phát triển kinh tế Nhật Bản hiện đại”, Tạp chí nghiên cứu Lịch sử, số Nguyễn Văn Kim (1999), “ Vai trò của các Tozama Daimyo tiến trình cải cách ở Nhật Bản thế kỷ XIX”, Tạp chí nghiên cứu Lịch sử, trang 6674, số 3, trang 53-63, số 4, Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân Văn Quốc gia, Viện sử học Nguyễn Văn Kim (2003), Nhật Bản với châu Á- những mối liên hệ lịch sử và những chuyển biến kinh tế xã hội, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội 10 Phan Ngọc Liên (1997), Lịch sử Nhật Bản, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội 11 Phan Ngọc Liên (2005), Lịch sử thế giới cận đại, Nxb Đại học sư phạm Hà Nội 65 12 Phan Ngọc Liên (2006), Từ điển thuật ngữ lịch sử phổ thông, Nxb Đại học sư phạm Hà Nội 13 Hoàng Minh Lợi (2002), “ Đường lối chính trị đối ngoại và quân sự của chính quyền Minh Trị thời kỳ 1886- 1912”, Tạp chí nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á, Số 5(41) 14 Hoàng Minh Lợi (2003),” Nguyên nhân suy tàn của chế độ Mạc Phủ”, Tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản và Đơng Bắc Á, Số 6(48) 15 Michio Moishima (1991), Tại Nhật Bản thành cơng? Cơng nghệ phương Tây và tính cách Nhật Bản, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội 16 Vũ Dương Ninh ( Chủ biên, 2006), Một số chuyên đề lịch sử thế giới, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội 17 Vũ Dương Ninh – Nguyễn Văn Hồng (2005), Lịch sử thế giới cận đại, Nxb Giáo dục 18 Nguyễn Gia Phú – Nguyễn Văn Ánh (2010), Lịch sử thế giới trung đại, Nxb Trường Đại học Đà Lạt 19 Nguyễn Huy Quý – Lê Khắc Thành – Phạm Xuyên – Nguyễn Quốc Hùng (1985), Sự thất bại của chủ nghĩa quân phiệt Nhật chiến tranh thế giới thứ hai, Nxb Sự thật 20 G.B.Samson (1995), Lịch sử Nhật Bản (tập 3), Nxb Khoa học xã hội Hà Nội 21 Vĩnh Sính (1990), Nhật Bản cận đại, NXB Văn hóa Tùng Thư 22 Nakamura Takafura , Những bài giảng vế lịch sử kinh tế Nhật bản hiện đại 1926-1994, NXB chính trị quốc gia 23 Nguyễn văn Tận (2000), “Nhìn lại chính sách đối ngoại của Nhật Bản những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX và hệ quả của nó”, Tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á, số 4(18) 24 Nguyễn Văn Tận (2004), “Chính sách mở cửa và hội nhập quốc tế của Nhật Bản nửa sau 590 của thế kỹ XIX”, Tạp chí nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á, số (54) 66 25 Đậu Khắc Thân (2003), Chính sách đối ngoại của Nhật Bản cuối thế kỷ XIX đến những năm 30 của thế kỷ XX, khóa luận tốt nghiệp cử nhân sử học, trường dại học khoa học Huế 26 Chương Thâu (1991), Nhật Bản cận đại, Tạp chí nghiên cứu lịch sử, trang 86-87, số 3, trung tâm khoa học xã hội và nhân văn Quốc gia, Viện sử học 27 Nguyễn Thị Thanh Thúy(2006), Chính sách đối ngoại của Nhật Bản thời Minh Trị (1868-1912), Luận văn Thạc sĩ Sử học, Trường đại học sư phạm Huế 28 Bùi Bích Vân (2003), “Những trào lưu tư tưởng chủ yếu thời Nhật Bản cận đại (1868 – 1945)”, Tạp chí nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á, số 5(47) 29 Lưu Tộ Xương – Quang Nhân Hồng – Hàn Thừa Văn – Ngãi Châu Xương (2002), Lịch sử thế giới cận đại, Tập 4, Nxb Tp.Hồ Chí Minh 30 Fukuzawa Yukichi ( 1995 ), Cách tân giáo dục thời Minh Trị, Nxb Chính trị Q́c gia, Hà Nợi Các trang Website: - ... TÍNH CHẤT PHONG KIẾN QUÂN SỰ CỦA ĐẾ QUỐC PHONG KIẾN NHẬT BẢN CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẦU THẾ KỶ XX 2.1 Những biểu tính chất phong kiến quân sự của đế quốc Nhật cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. .. Bản cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ HÌNH THÀNH TÍNH CHẤT PHONG KIẾN QUÂN SỰ CỦA ĐẾ QUỐC NHẬT CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẦU THẾ KỶ XX 1.1 Khái quát tình hình Nhật Bản... chất phong kiến quân sự của đế quốc Nhật cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX Chương 2: Đặc trưng tính chất phong kiến quân sự của đế quốc phong kiến Nhật Bản cuối thế kỷ XIX