Vũkhí "mềm" cósứccôngphá "khủng" Vượt ra khỏi lĩnh vực giải trí, sức lôi cuốn khó cưỡng của Chủ nghĩa thực dân Coca-Cola” hay “sự thống trị của McDonald’s” còn được nâng tầm và được tiếp cận ở địa hạt của ngoại giao quốc tế và địa chính trị. LTS: Cha đẻ của sức mạnh mềm, GS Nye từng viết: “Trước khi bức tường Berlin sụp đổ vào năm 1989, nó đã bị xuyên thủng bởi truyền hình và phim ảnh. ”Các thành tố của hệ thống truyền thông Mỹ từ phim Hollywood, nhạc pop cho tới các các thương hiệu như McDonald, Cocacola, Harvard… là một sức mạnh mềm mà chính quyền Mỹ không phải lúc nào cũng kiểm soát và có ý thức kiểm soát trọn vẹn, cho dù ảnh hưởng của nó là to lớn. Tuần Việt Nam và Trung tâm sức mạnh mềm Joseph Nye trân trọng giới thiệu các nghiên cứu của hai tác giả Watanabe Yasushi và David McConnell về lĩnh vực này. "Chủ nghĩa thực dân Coca-Cola" Dù chưa thể cân đo đong đếm được hết các ảnh hưởng của nền văn hóa đại chúng Mỹ (Popular Culture) nhưng sự xâm thực của nó trên thế giới là có thực. Giờ đây, sức lôi cuốn của nền văn hóa này đã được tiếp cận ở bên ngoài địa hạt của giải trí, truyền thông và trở thành một loại công cụ vô cùng hữu hiệu trong việc phát tán sức mạnh mềm của Mỹ. Sức hấp dẫn đó được truyền đi khắp nơi trên toàn cầu nhờ sự nổi tiếng của các biểu tượng trong ngành công nghiệp giải trí của Mỹ - từ Madona cho tới McDonald’s và chú chuột Mickey. Sức lôi cuốn của văn hóa đại chúng mạnh mẽ tới mức đã có lúc người ta coi sự lan truyền của nó như một dạng “xâm lăng” hoặc “bành trướng” tại những bối cảnh khu vực nhất định. Văn hóa đại chúng là toàn bộ các ý tưởng, nhận thức, thái độ, các tác phẩm, hình ảnh và các hiện tượng khác được yêu mến và tương thích với nền văn hóa chủ đạo trước đó, đặc biệt là văn hóa Tây Âu Tập hợp các ý niệm này được truyền đi mỗi ngày trong xã hội do ảnh hưởng chủ yếu của truyền thông đại chúng. “Văn hóa đại chúng và truyền thông đại chúng có một mối quan hệ cộng sinh: phụ thuộc lẫn nhau và cộng tác mật thiết”. - K. Turner (1984) Chẳng hạn, người ta gọi “Chủ nghĩa thực dân Coca-Cola” hay “sự thống trị của McDonald’s”. Vượt ra khỏi lĩnh vực giải trí, sức lôi cuốn khó cưỡng của họ còn được nâng tầm và được tiếp cận ở địa hạt của ngoại giao quốc tế và địa chính trị. Tuy nhiên, vai trò của văn hóa đại chúng trong địa hạt này lại rất gây tranh cãi. Nhiều người cho rằng nếu chỉ tập trung vào văn hóa đại chúng thì sẽ làm tầm thường hóa các phân tích về tổ hợp phức tạp bao gồm rất nhiều dạng tác động quan trọng khác của sức mạnh mềm, chẳng hạn như ngoại giao nhà nước và các chương trình giáo dục. Rõ ràng, sức mạnh mềm không đơn thuần chỉ là Chuột Mickey, Madonna, McDonald’s hay là MTV. Văn hóa đại chúng có thể làm cho việc thảo luận về chính sách đối ngoại của Mỹ nghe có vẻ rất tầm thường, nhưng sứccôngphá của nó cho thấy đây là một lực tác động có thật và không thể cưỡng nổi. “Chính MTV đã kéo sập bức tường Berlin” Quan trọng hơn, rất khó nếu như không nói là không thể nào lượng hóa được tầm ảnh hưởng của văn hóa đại chúng. Cho dù sức hấp dẫn của nó là gì, văn hóa đại chúng không hề tạo ra các tác động có thể đo lường được, và cũng không đem lại kết quả đơn lẻ như mong muốn ở những nơi mà nó được tiếp nhận. Đặc biệt là, không có gì chứng minh được rằng sự phổ biến của văn hóa đại chúng từ việc xuất cảng những bộ phim của Hollywood hay là các ca khúc nhạc pop bằng tiếng Anh nổi tiếng trên toàn cầu đã thôi thúc cho việc hình thành nên các điều kiện của chủ nghĩa đa nguyên, tự do ngôn luận hay là dân chủ. Sức hấp dẫn của văn hóa đại chúng không trực tiếp tạo nên các cuộc cách tân tại những nước còn thiếu thiện cảm với “tự do” và “dân chủ”. Nhưng các thông điệp của nó một khi đã được tiếp nhận thì thường được coi như là các biểu tượng của các giá trị đi cùng với chủ nghĩa cá nhân và tự do ngôn luận. Theo cách đó, có thể dẫn tới thay đổi về mặt xã hội và chính trị khi những khát vọng được tiếp thêm động lực để trở thành hành động của tập thể. Trở lại với Bức tường Berlin chia cắt nước Đức, những thanh niên Đức đã đập tan bức tường này đều mặc những chiếc áo phông vẽ hình logo MTV. Thậm chí có người còn kết luận rằng: “Chính MTV đã kéo sập bức tường Berlin”.Nhiều người nghĩ rằng bất kể ảnh hưởng của văn hóa đại chúng là gì, thì chính quyền Mỹ cũng không nên liên can tới việc phổ biến các thông điệp của loại văn hóa này trong việc thực thi chính sách đối ngoại của Mỹ. Và, văn hóa nên nhường lại cho các nhân tố phi nhà nước. Nhưng, trên thực tế thì văn hóa đại chúng của Mỹ lại được triển khai với rất nhiều cấp độ áp dụng khác nhau, đã trở thành một phần trong chính sách đối ngoại của Mỹ trong gần nửa thế kỷ qua. Bất kỳ tổng thống nào của Mỹ - từ thời Woodrow cho tới George W. Bush - đều hiểu rõ tầm quan trọng chiến lược của sức mạnh văn hóa Mỹ. Xuất khẩu "phong cách sống kiểu Mỹ" Ngành công nghiệp phim ảnh và truyền hình của Mỹ có vô vàn ví dụ minh chứng cho tầm quan trọng chiến lược này của văn hóa đại chúng trong việc phát triển có hệ thống chính sách đối ngoại của Mỹ. Nó cũng đưa ra các minh chứng rõ ràng về những phản ứng hết sức trái chiều mà nền văn hóa đại chúng Mỹ đã kích động như thế nào trên thế giới. Về bản chất, sự lôi cuốn từ sức mạnh mềm của Mỹ trong lĩnh vực văn hóa đại chúng chủ yếu dựa trên các hệ thống giá trị ẩn sâu trong các khu vực mà nó được công chúng địa phương truyền tải và tiếp nhận. Tại các quốc gia phương Tây, nơi mà công chúng có sự chia sẻ rộng rãi các giá trị tự do và lâu bền gắn liền với chủ nghĩa cá nhân và dân chủ, thì các bộ phim cũng như truyền hình của Mỹ đạt được những thành công rất lớn và nổi tiếng. Nhưng các nhóm tinh hoa của các quốc gia này cũng phản ứng lại bằng cách hạn chế tầm quan trọng của các sản phẩm văn hóa Mỹ, và cũng tìm cách tạo ra đối trọng từ chính văn hóa bản địa, song những động thái này lại có xu hướng xuất phát từ động cơ bảo hộ về mặt thương mại. Từ góc độ lý thuyết, các nhà phân tích về sức mạnh mềm của Mỹ thường bị giới hạn trong cách tiếp cận tự do mới, trong đó nhấn mạnh vai trò của các nhân tố phi nhà nước và tầm quan trọng của các ý tưởng và giá trị trong việc định hình nên chính sách đối ngoại. Trên thực tế, việc xuất cảng các giá trị và phong cách sống kiểu Mỹ theo con đường Hollywood và truyền hình vệ tinh lại rất phù hợp với các mô hình tự do mới. Tuy nhiên, việc xuất khẩu có tính chất thương mại hóa các sản phẩm văn hóa của Mỹ chưa bao giờ đơn thuần là một sứ mệnh đạo đức do các nhân tố phi nhà nước đảm nhận, cho dù đó là các nhà sản xuất của Hollywood hay là các chương trình của CNN. Chính phủ Mỹ chưa bao giờ tỏ ra thờ ơ với các lợi ích thương mại từ việc xuất khẩu văn hóa Mỹ. Tương tự, các đối tác thương mại của Mỹ từ lâu đã lo ngại về ảnh hưởng tiêu cực lên cán cân thanh toán quốc gia khi mà các thị trường của họ tràn ngập các sản phẩm văn hóa Mỹ. Do đó, có thể nói rằng, cách thức quảng bá cho sức mạnh mềm của chính phủ Mỹ không chỉ mang đặc tính của chủ nghĩa lý tưởng cao cả, mà còn bị ảnh hưởng từ cách tiếp cận đầy tính thực dụng trực thuộc tư duy thực tế trong ngoại giao quốc tế của Mỹ. Dẫu vậy, trong chính sách đối ngoại của Mỹ thì chủ nghĩa lý tưởng giáo điều và chủ nghĩa thực tế trong hoạt động thương mại vẫn chỉ là “đồng sàng dị mộng” khi mà các sản phẩm văn hóa nội địa được xuất khẩu trên toàn cầu. Chúng cùng vận hành với nhau, mang tính cộng sinh và thậm chí là trái ngược nhau. . Vũ khí "mềm" có sức công phá "khủng" Vượt ra khỏi lĩnh vực giải trí, sức lôi cuốn khó cưỡng của Chủ. chúng có thể làm cho việc thảo luận về chính sách đối ngoại của Mỹ nghe có vẻ rất tầm thường, nhưng sức công phá của nó cho thấy đây là một lực tác động có