Côngbằngtạonên "cái chất" nhânsự Qua nhiều cuộc khảo sát, nhiều công ty có tầm cỡ đang hoạt động trong nước kể cả các công ty có 100% vốn nước ngoài cho biết họ không thiếu và tương đối không có vấn đề gì lớn phải giải quyết trong việc tuyển dụng, đào tạo, quản lý, sử dụng hiệu quả lao động cấp thấp. Tuy nhiên, họ lại thường có vấn đề với nhânsự trung cấp mà họ rất cần. Đây là tầng lớp nhânsự chủ lực giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu hoạt động cao nhất. Tại sao? Trước tiên, dễ thấy nhất là vì Việt Nam mới phát triển, cơ hội đào tạo còn giới hạn, không đủ để theo kịp nhu cầu của đất nước trong hơn thập niên vừa qua. Nhưng đấy chỉ là câu trả lời có thể tạm chấp nhận được về mặt lượng. Từ hơn 10 năm qua, giới trẻ trong nước đã có nhiều cơ hội học hỏi nhiều hơn so với các thế hệ đàn anh của họ trong những thập niên trước đó. Trong nước, nhiều dịch vụ đào tạo chuyên môn tay nghề, khả năng quản lý . đã phát triển nhanh và đang hoạt động mạnh. Số lượng sinh viên tốt nghiệp từ các trường đại học, cao đẳng trong nước ở mức kỷ lục, chưa từng có. Tuy chất lượng chưa được đồng nhất nhưng hầu như ai có ý chí muốn học gì cũng có thể học được. Mỗi năm hàng ngàn sinh viên, học sinh có thành tích học vấn tốt được cấp học bổng du học ở các nước phát triển. Hàng ngàn người khác đi du học tự túc. Số lượng sinh viên Việt Nam được đào tạo từ nước ngoài không phải là ít. Một số lượng lớn những sinh viên tốt nghiệp đã về nước làm việc trong nhiều ngành nghề, công cũng như tư. Sinh viên Việt Nam đi đâu cũng được tiếng là hiếu học, học giỏi. Vậy thì tại sao chất lượng nhânsự vẫn còn thiếu trong nước? Thiếu cái gì? Ta hãy nghe những nhận xét của một số chủ doanh nghiệp về thực trạng này: “Tinh thần trách nhiệm kém”, “Thiếu sự gắn bó, thiếu trung thành với công việc”, “Thiếu tinh thần đồng đội, không biết hỗ trợ lẫn nhau”, “Làm được ít mà đòi hỏi nhiều”, “Không có tinh thần làm việc theo hệ thống”, “Chỉ biết việc mình đang làm mà không biết dự tính hiệu quả tổng thể có liên hệ đến người khác, thiếu chủ động trong công việc” . Vậy thì câu hỏi có lẽ phải là: “Tại sao nhânsự trong nước lại thiếu chất?”. Trong tất cả các cái “thiếu” có lẽ cái thiếu tinh thần đồng đội là quan trọng hơn cả. Có đoàn kết mới có đại thành công. Đây không phải chỉ là một khẩu hiệu tuyên truyền rỗng tuếch mà thật sự có giá trị cụ thể cho mọi việc, mọi nơi. Có đoàn kết mới có tinh thần trách nhiệm chung, chủ động gắn bó với công việc cho mục đích chung, cái mạnh của người này được bù cho cái yếu của người khác. Nhiều nhà quan sát lịch sử Việt Nam cho rằng đây là một nghịch lý đáng ngạc nhiên. Dân tộc Việt Nam khi cần đã chứng minh được một khả năng đoàn kết cao độ trong các cuộc kháng chiến giành độc lập cực kỳ khó khăn, gian khổ. Vậy mà từ người Pháp trước đây, rồi người Mỹ và nhiều người ngoại quốc khác sau này khi có cơ hội làm việc, tiếp xúc với người Việt lại có nhận xét mà chúng ta cũng đã thường nghe rằng “một cá nhân người Việt thì có thể hơn một người khác nhưng ba người Việt ngồi lại thì… lại có vấn đề!”. Theo các nhà xã hội học dựa vào thuyết “con người là sản phẩm của môi trường sống” thì hiện tượng này là do sự bất ổn định của hoàn cảnh lịch sử xã hội. Khi sống trong một xã hội có truyền thống bất ổn định thì con người với bản chất sinh tồn bẩm sinh sẽ có khuynh hướng muốn hành động tự phát, thiếu lòng tin vào tập thể, vào tương lai. Từ đó không muốn đầu tư vào những cam kết, đầu tư và gắn bó xã hội có tính lâu dài. Xã hội nào có tinh thần tự trọng và tương kính cao thì có tính đoàn kết cao. Dân tộc Nhật Bản đạt được những thành công như ngày hôm nay là nhờ ở những đức tính ấy và nhờ vào hoàn cảnh lịch sử của họ. Mặc dù cá nhân người dân Nhật không được tiếng học giỏi, lanh lợi như người Ấn, người Hoa hay so với người Việt chúng ta. Ngoài điều kiện không thay đổi được là điều kiện lịch sử thì điều kiện côngbằng trong xã hội nói chung hay trong một tập thể nhỏ nói riêng là một yếu tố quyết định có thể thay đổi được, để mọi cá nhân có lòng tin là sự đóng góp của mình sẽ được ghi nhận một cách sòng phẳng và được đền bù xứng đáng về mặt vật chất lẫn tinh thần. Từ đó họ mới tin vào ý nghĩa của sự đoàn kết, đem lại cái tổng giá trị lớn hơn từng giá trị của cá nhân đứng riêng lẻ cộng lại và cá nhân họ “được” nhiều hơn là nếu chỉ nghĩ đến mình. Con người bất cứ ở đâu, nếu sống trong một điều kiện xã hội còn nhiều bất công thì sẽ khó sống trung thực. Từ đó sự tự trọng, tương kính cũng sẽ không có. Con người có thể học thành tài nhưng chưa hẳn đã thành nhân với bằng cấp. Trong một nghĩa hẹp, thành nhân đòi hỏi điều kiện biết sống hài hòa với những người chung quanh và có cái tâm đóng góp hữu ích cho xã hội. Ở các nước chậm tiến hoặc đang phát triển thì cái bệnh đòi “ăn trên ngồi tróc” là một căn bệnh trầm trọng. Với mức độ phát triển kinh tế - xã hội còn thấp, điều kiện phát triển con người còn giới hạn thì chắc chắn một thiểu số sẽ có nhiều điều kiện, cơ may thăng tiến hơn hẳn đa số còn lại kém may mắn hơn họ. Thiểu số này trở thành một tầng lớp có đặc quyền và từ đó họ nghĩ rằng mình xứng đáng đòi hỏi đặc lợi. Nếu như vậy họ có thể sẽ không đóng góp được gì tích cực mà còn có khả năng trở thành một gánh nặng tiêu cực lớn cho xã hội. Người Ấn Độ nổi tiếng thông minh, học giỏi. Từ khi lập quốc, nội các của Chính phủ Ấn thường có đầy các tiến sĩ tốt nghiệp từ các đại học nổi tiếng nhất thế giới (Cambridge, Oxford, MIT, Harvard .). Vậy mà họ lại không đóng góp được bao nhiêu cho sự phát triển của đất nước. Cũng những con người đó nhưng khi ở nước ngoài thì lại thành công vượt bậc, từ giáo dục, kinh tế đến kỹ thuật, thương mại . Trong xã hội Mỹ, cá nhân chủ nghĩa, tinh thần cầu lợi có lẽ cao hơn bất cứ xã hội nào khác. Nhưng họ may mắn có được một cơ chế xã hội mà đa số tin là công bằng. Câu phản biện đầu môi, hữu hiệu nhất của một người Mỹ (ngay cả những đứa trẻ con) đối với người khác khi tranh luận một vấn đề là vịn vào cái lý lẽ “That’s not fair!” (Thế là không côngbằng đâu nhé!). Với lòng tin vào sức mạnh của sựcôngbằng như vậy, họ mạnh dạn đóng góp tối đa vì họ tin vào tính cộng hưởng của sự đoàn kết, hợp tác, để từ đó phần lợi của họ được nhiều hơn. Một số công ty nước ngoài đang hoạt động ở Việt Nam như Unilever, Pepsi và một số doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thông tin, ngân hàng, tài chính đã đặc biệt thành công trong việc đào tạo, sử dụng nhân sự, chủ yếu là vì họ có quyết tâm và cũng thành công trong việc tổ chức được một cơ chế làm việc công bằng, thưởng phạt công minh, dựa trên căn bản giá trị đóng góp thực sự - dù cá nhân đóng góp trực tiếp (làm bàn) hay gián tiếp (hỗ trợ, đưa bóng cho người khác làm bàn). Ở những công ty này người lãnh đạo ý thức được trách nhiệm quan trọng nhất là phát triển tối đa tiềm lực của mỗi con người trong công ty họ. Sau một thời gian làm việc, người nhân viên được thuyết phục bởi giá trị của sựcôngbằng và sẽ tự họ tạo được cái “nếp” làm việc chuẩn, hướng về mục tiêu chung của tập thể. Như vậy, điều kiện “công bằng” có khả năng tạonên cái “chất” quyết định được mức độ đóng góp của con người. Đó cũng là điều kiện phải được đa số chấp nhận một cách chính thống. Từ đó, cái tâm muốn làm việc tốt bẩm sinh của con người sẽ được giải phóng và phát triển để cộng với cái tài của mỗi cá nhân thì chúng ta vừa có được cái lượng (điều kiện cần) và cái chất (điều kiện đủ) đáp ứng tốt nhu cầu phát triển của xã hội. . Công bằng tạo nên "cái chất" nhân sự Qua nhiều cuộc khảo sát, nhiều công ty có tầm cỡ đang hoạt động trong nước kể cả các công ty có. thành công trong việc đào tạo, sử dụng nhân sự, chủ yếu là vì họ có quyết tâm và cũng thành công trong việc tổ chức được một cơ chế làm việc công bằng,