Thụ tinhképởthựcvậtcóhoa Hiện tượng thụtinhkép không hề xa lạ với chúng ta. Tuy nhiên nó có thể rất dễ học nhưng lại cũng dễ quên, xin giới thiệu lại một số vấn đề, bạn nào cần thì xem để nhớ lại. 1/ Sự hình thành hạt phấn: - TB sinh hạt phấn (2n) qua giảm phân cho 4 TB (n) dính nhau gọi là bộ bốn hay tứ tử. - Mỗi TB (n) của bộ bốn nguyên phân 1 lần nữa cho 2 TB (n) có 2 lớp màng. => 4 TB của bộ bốn trở thành 4 hạt phấn. Mỗi hạt phấn gồm 1 nhân sinh dưỡng và 1 nhân sinh sản. *Chú ý: Hạt phấn không phải là giao tử đực mà nhân sinh sản mới đóng vai trò đó (về sau nguyên phân cho 2 giao tử đực). 2/ Sự hình thành túi phôi: - TB sinh noãn (2n) qua giảm phân cho 4 TB n, trong đó 3 TB n bị thoái hóa. - 1 TB n còn lại nguyên phân liên tiếp 3 lần cho 8 TB n gồm: 3 đối cầu, 2 trợ cầu, 1 noãn cầu và 2 nhân phụ dính nhau ở trung tâm (2n). 3/ Sự thụtinh kép: - Hạt phấn nảy mầm tạo thành ống phấn, trong ống phấn có nhân sinh dưỡng và nhân sinh sản. - Khi tới lỗ noãn nhân sinh dưỡng mất đi. Còn nhân sinh sản nguyên phân 1 lần cho 2 giao tử đực: + 1 giao tử đực kết hợp với noãn cầu tạo hợp tử 2n, về sau phát triển thành cây mầm. + 1 giao tử đực kết hợp với nhân phụ (2n) tạo hợp tử 3n phát triển thành phôi nhũ. Một dạng bài về hiện tượng thụtinh kép: Người ta thực hiện các phép lai thuận nghịch ở hai dòng ngô thuần chủng : Dòng A hạt có nhũ màu vàng đậm, dòng B hạt có phôi nhũ trắng. Tính trạng màu sắc của phôi nhũ bị chi phối bởi một cặp alen đồng trội: - C1: phôi nhũ màu vàng đậm - C2: Phôi nhũ trắng Cặp gen trên nằm trên NST thường (ở loài ngô, bộ NST không có NST giới tính như các loài động vật). - Lai thuận: Lấy phấn cây A thụ phấn cho noãn của cây B ->F1: 100% hạt có phôi nhũ vàng tươi - Lai nghịch: Lấy hạt phấn của lài B thụ phấn cho noãn của loài A ->F1: 100% hạt có phôi nhũ màu vàng trung bình. Giải thích kết quả các phép lai trên và viết sơ đồ lai. Giải: -Kết quả lai thuận nghịch khác nhau làm ta nghĩ đến quy luật di truyền liên kết giới tính hay di truyền qua tế bào chất. -> Nhưng ở ngô không có cặp NST giới tính và F1 không mang tính trạng của mẹ nên ta loại 2 trường hợp này. - F1 có kiểu hình như tính trạng trung gian và sự di truyền cótính định lượng. Phân tích bộ NST của các TB phôi nhũ ta thấy số lượng NST là 3n. Do đó kết quả lai ở đây phải giải thích bằng cơ chế THỤ TINHKÉPởthựcvật bậc cao. - Màu sắc của phôi nhũ tùy thuộc vào số lượng các alen C1 và C2 trong TB. - Sơ đồ lai: + Lai thuận: P: Cây A (vàng đậm) * cây B (trắng) P: C1C1 * C2C2 Giao tử: . Hạt phấn: C1 . Noãn: C2 . nhân phụ(2n): C2C2 F1: C1C2C2 (phôi nhũ vàng tươi) + Lai nghịch: P: C1C1 * C2C2 Giao tử: . Noãn: C1 . Nhân phụ: C1C1 . Hạt phấn: C2 F1: C1C1C2 (phôi nhũ vàng trung bình) . Thụ tinh kép ở thực vật có hoa Hiện tượng thụ tinh kép không hề xa lạ với chúng ta. Tuy nhiên nó có thể rất dễ học nhưng lại. hiện tượng thụ tinh kép: Người ta thực hiện các phép lai thuận nghịch ở hai dòng ngô thuần chủng : Dòng A hạt có nhũ màu vàng đậm, dòng B hạt có phôi nhũ