1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu đánh giá hiệu quả xử lý của hệ thống xử lý nước thải chế biến thủy sản tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản đò điệm thạch hà hà tĩnh

72 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 72
Dung lượng 8,76 MB

Nội dung

TRƯỜNG ĐAỊ HỌC LÂM NGHIỆP KHOA QUẢN LÝ TNR & MT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ XỬ LÝ CỦA HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHẾ BIẾN THỦY SẢN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KH

Trang 1

TRƯỜNG ĐAỊ HỌC LÂM NGHIỆP KHOA QUẢN LÝ TNR & MT

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ XỬ LÝ CỦA HỆ THỐNG

XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHẾ BIẾN THỦY SẢN TẠI CÔNG TY

CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN ĐÕ ĐIỆM

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Để đánh giá kết quả học tập của sinh viên sau 4 năm học, và làm quen với

nghiên cứu khoa học, được sự đồng ý của khoa Quản lý Tài nguyên rừng và Môi

Trường, Bộ môn Quản lý Môi trường, tôi tiến hành khóa luận tốt nghiệp:

“Nghiên cứu đánh giá hiệu quả xử lý của hệ thống xử lý nước thải chế biến

thủy sản tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Đò Điệm - Thạch Hà -

Hà Tĩnh” Sau 3 tháng thực tập với sự cố gắng nổ lực của bản thân và hướng

dẫn tận tình của Ths Nguyễn Thị Bích Hảo, đến nay khóa luận đã hoàn thành

Để hoàn thành khóa luận này, tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Cô

Nguyễn Thị Bích Hảo, đã tận tình hướng dẫn trong suốt quá trình viết khóa luận

tốt nghiệp

Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy, cô trong khoa Quản lý Tài nguyên

rừng và Môi Trường, Bộ môn Quản lý môi trường, trường Đại học Lâm Nghiệp

đã tận tình truyền đạt kiến thức trong 4 năm học tập

Tôi chân thành cảm ơn cán bộ, công nhân Công ty xuất nhập khẩu thủy

sản Đò Điệm đã cho phép và tạo điều kiện thuận lợi để tôi thực tập tại Công ty

Tôi cũng xin chân thành cảm ơn phòng Phân tích môi trường, trường Đại

Học Khoa Học Tự Nhiên, Sở Tài Nguyên & MT Hà Tĩnh, cùng toàn thể cán bộ,

bà con nhân dân xã Thạch Sơn đã giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận này

Cuối cùng, tôi xin kính chúc quý thầy, cô dồi dào sức khỏe và thành công

trong sự nghiệp cao quý

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Xuân Mai, Ngày 28 tháng 4 năm 2011

Sinh viên

Phạm Thị Hoa

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG BIỂU

DANH MỤC HÌNH ẢNH

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Chương I TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2

1.1 Tổng quan về ngành chế biến thủy sản trên thế giới và Việt Nam 2

1.1.1 Ngành chế biến thủy sản trên thế giới 2

1.1.2 Ngành chế biến thủy sản ở Việt Nam 3

1.2 Các vấn đề ô nhiễm môi trường đối với ngành chế biến thủy sản 4

1.2.1 Chất thải rắn 4

1.2.2 Khí thải 5

1.2.3 Nước thải 5

1.3 Thành phần, tính chất nước thải chế biến thủy sản và ảnh hưởng của nó đến môi trường 6

1.3.1 Thành phần tính chất nước thải chế biến thủy sản 6

1.3.2 Ảnh hưởng của nước thải chế biến thủy sản tới môi trường 7

1.4 Tổng quan về công nghệ xử lý nước thải chế biến thủy sản 9

1.4.1 Các phương pháp xử lý nước thải chế biến thủy sản 9

1.4.2 Một số dây chuyền công nghệ xử lý nước thải chế biến thủy sản 11

Chương II MỤC TIÊU – ĐỐI TƯỢNG – NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16

2.1 Mục tiêu 16

2.2 Đối tượng 16

2.3 Phạm vi nghiên cứu 16

2.4 Nội dung nghiên cứu 16

2.5 Phương pháp nghiên cứu 17

Trang 4

2.5.1 Phương pháp thu thập - kế thừa tài liệu 17

2.5.2 Phương pháp ngoại nghiệp 17

2.5.3 Phương pháp nội nghiệp 20

2.5.4 Phương pháp so sánh, đánh giá 24

2.5.5 Phương pháp xử lý số liệu 25

Chương III ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU 26

3.1 Điều kiện tự nhiên 26

3.1.1 Vị trí địa lý 26

3.1.2 Đặc điểm địa chất thủy văn 26

3.1.3 Đặc điểm khí hậu 26

3.2 Điều kiện kinh tế, xã hội khu vực nghiên cứu 27

3.2.1 Dân số 27

3.2.2 Về kinh tế 27

3.2.3 Về cơ sở hạ tầng 28

3.2.4 Giáo Dục đào tạo 28

3.2.5 Về y tế 28

3.3 Giới thiệu chung về công ty 29

Chương IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 30

4.1 Công nghệ chế biến thủy sản của nhà máy 30

4.1.1 Nguyên liệu sản xuất 30

4.1.2 Quy trình sản xuất chế biến thủy sản của nhà máy F46 Đò Điệm 31

4.1.3 Đặc trưng của nước thải chế biến thủy sản tại nhà máy F46 Đò Điệm 33

4.2 Công nghệ xử lý nước thải của nhà máy 35

4.2.1 Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải của nhà máy 35

4.2.2 Thuyết minh quy trình công nghệ của nhà máy 35

4.3 Đánh giá hiệu quả hệ thống xử lý nước thải của công ty xuất nhập khẩu thuỷ sản Đò Điệm 38

4.3.1 Hiệu quả về kinh tế - xã hội 38

Trang 5

4.3.2 Đánh giá hiệu quả môi trường 43

4.3.3 Đánh giá chung 53

4.4 Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xử lý nước thải tại công ty xuất nhập khẩu thuỷ sản Đò Điệm 54

4.4.1 Các giải pháp về mặt quản lý 54

4.4.2 Giải pháp về mặt công nghệ trong xử lý nước thải 55

Chương V KẾT LUẬN, TỒN TẠI, KIẾN NGHỊ 58

5.1 Kết luận 58

5.2 Tồn tại 58

5.3 Kiến nghị 59

TÀI LIỆU THAM KHẢO 60

PHỤ LỤC

Trang 6

Bộ tài nguyên Môi trường

Nhu cầu ôxy sinh hoá

Nhu cầu ôxy sinh hoá sau 5 ngày

Nhu cầu ôxy hóa học

Khu công nghiệp

Tài nguyên Môi trường

Trang 7

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1 Thành phần nước thải sản xuất của công ty 7chế biến thủy sản Thịnh An 7Bảng 2.1 Các mẫu nước thải tại công ty xuất nhập khẩu thủy sản Đò Điệm 18Bảng 2.2 Các mẫu nước thải tại công ty xuất nhập khẩu thủy sản Đò Điệm 19Bảng 4.1 Nguyên liệu cung cấp cho nhà máy 6 tháng đầu năm 2010 30Bảng 4.2 Các nguồn phát sinh nước thải tại nhà máy F46 Đò Điệm 33Bảng 4.5 Giá trị các đại lượng tính chỉ tiêu kinh tế 40Bảng 4.6 Bảng tổng hợp kết quả phỏng vấn về sản lượng thủy hải sản trong khu vực 42Bảng 4.7 Giá trị các chỉ tiêu trước và sau quá trình xử lý nước thải 44Bảng 4.8 Hiệu suất xử lý của hệ thống xử lý nước thải tại công ty 45Bảng 4.8 Bảng tổng hợp kết quả phỏng vấn người dân về chất lượng môi trường nước trong khu vực 51Bảng 4.9 Bảng kết quả phân tích chất lượng nước mặt sông Đò Điệm 53

Trang 8

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1 Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải của công ty TNHH Thịnh An 11

Hình 1.2 Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải công ty chế biến và xuất khẩu Thủy sản Thọ Quang 13

Hình 1.3 Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải công ty cổ phần chế biến thủy sản cầu Láng Châm 14

Hình 1.4 Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải của công ty năm 1999 15

Hình 4.1 Sơ đồ công nghệ sản xuất nhà máy F46 Đò Điệm 31

Hình 4.2 Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải của nhà máy F46 Đò Điệm 35

Hình 4.3 Hiệu quả xử lý BOD của hệ thống xử lý nước thải (lần 1) 46

Hình 4.4 Hiệu quả xử lý BOD của hệ thống xử lý nước thải (lần 2) 47

Hình 4.5 Hiệu suất xử lý BOD5 của hệ thống xử lý 47

nước thải lần 1 và lần 2 47

Hình 4.6 Hiệu suất xử lý COD của hệ thống xử lý 48

nước thải lần 1 và lần 2 48

Hình 4.7 Hiệu suất xử lý TSS của hệ thống xử lý 49

nước thải lần 1 và lần 2 49

Hình 4.8 Hiệu suất xử lý Ntổng của hệ thống xử lý 50

nước thải tại lần 1 và lần 2 50

Hình 4.9 Đề xuất công nghệ xứ lý nước thải công ty XNK Đò Điệm 56

Trang 9

Hiện nay, có rất nhiều nhà máy chế biến thủy sản ra đời và hoạt động với nhiều mặt hàng rất đa dạng Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Đò Điệm sản xuất các mặt hàng thủy sản đông lạnh, nguyên liệu rất phong phú và

đa dạng, chính vì thế, tính chất và thành phần nước thải của công ty cũng rất phức tạp Bắt đầu từ năm 2008 công ty đã đưa vào vận hành hệ thống xử lý nước thải dựa trên phương pháp sinh học Tuy công suất hoạt động của hệ thống xử lý nước thải nhỏ nhưng hệ thống xử lý của công ty đã mang lại hiệu quả trong quá trình xử lý

Nhằm tìm hiểu sâu về công nghệ xử lý nước thải chế biến thủy sản bằng phương pháp sinh học của công ty, tôi đã tiến hành thực hiện đề tài:

“Nghiên cứu đánh giá hiệu quả xử lý của hệ thống xử lý nước thải chế biến thủy sản tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Đò Điệm - Thạch

Hà - Hà Tĩnh”

Trang 10

Chương I TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Tổng quan về ngành chế biến thủy sản trên thế giới và Việt Nam 1.1.1 Ngành chế biến thủy sản trên thế giới

Ngành chế biến thủy sản trên một số quốc gia đang phát triển mạnh, tuy nhiên ở một số nước cũng có sự thay đổi trong sản phẩm xuất khẩu như Nhật,

Nga, Malaysia…

Năm 2008, Vụ châu Á - Thái Bình Dương cảnh báo, các doanh nghiệp thuỷ sản cần hết sức lưu ý đến điều kiện thanh toán khi xuất khẩu thuỷ sản sang Malaysia do việc xuất hàng từ nước này đang gặp khó khăn Theo Bộ Công Thương, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản nước này cũng đang bế tắc do các thị trường nhập khẩu chính của Malaysia là EU, Mỹ đang bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng kinh tế thế giới Hơn nữa, hiện nay, do chưa đáp ứng tiêu chuẩn của thị trường, hàng thủy sản của Malaysia đã bị tạm cấm xuất khẩu sang EU trong thời gian dài Điều này dẫn đến lượng hàng tồn kho nhiều, các đơn đặt hàng giảm sút, các ngân hàng của Malaysia cũng kiểm soát chặt chẽ việc cho vay Trong khi đó, hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu Malaysia cũng là những nhà nhập khẩu, và một số đang nhập nguyên liệu từ Việt Nam cũng gặp khó khăn trong khâu thanh toán Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp dựa trên Nông Nghiêp của Malaysia đặt mục tiêu tăng sản lượng

cá hiện nay của quốc gia từ 270.000 tấn lên 507.000 tấn vào năm 2010

Nhập khẩu thủy sản vào Nhật giảm mạnh trong tháng 11/2008 vì nhu cầu đối với thuỷ sản trên toàn cầu đều giảm Theo thống kê sơ bộ của Bộ Tài chính Nhật ngày 22/12/2008, cả xuất khẩu và nhập khẩu của Nhật đều giảm mạnh so với năm ngoái, do kinh tế toàn cầu suy thoái Xuất khẩu của Nhật đã giảm 26,7% so với năm 2007, mức giảm kỷ lục hàng tháng kể từ tháng 1/1979 khi bộ này bắt đầu thống kê về hoạt động xuất nhập khẩu thuỷ sản Nhập khẩu cũng giảm lần đầu tiên kể từ 14 tháng qua Xuất khẩu nói

Trang 11

chung giảm hơn 26% đạt 3.326,6 tỉ Yên, nhập khẩu đạt 5.550 tỉ Yên, giảm 14,4% so với cùng kỳ năm ngoái vì nhu cầu giảm và đồng Yên tăng giá Sự thay đổi nhanh chóng môi trường kinh doanh cũng ảnh hưởng tới thương mại thực phẩm, đẩy kim ngạch xuất khẩu giảm 19,3% xuống 31.479 triệu Yên và nhập khẩu giảm 10,3% xuống 480.831 triệu Yên Xuất khẩu thực phẩm sang Mỹ giảm 14,3%, còn xuất khẩu thực phẩm sang các nước châu

Á giảm 21,8% Nhập khẩu thuỷ sản giảm 12,1% xuống 181.307 tấn, trị giá 116,89 tỉ Yên, giảm 11,8% Nhập khẩu từ Mỹ giảm 1,5% về lượng, nhưng giá trị nhập khẩu tăng 22,2% vì giá bán tăng Nhập khẩu từ các nước châu Á giảm 14,5% xuống 96.113 tấn, trong khi đó nhập khẩu từ Trung Quốc giảm 11,6% về khối lượng Nhập khẩu tôm, hạng mục nhập khẩu đơn lẻ lớn nhất của Nhật cũng sụt giảm kỷ lục 20% xuống 17.090 tấn trị giá 164,39 triệu Yên (giảm 25,7%), vì đồng yên tăng giá và giá bán tại nơi sản xuất giảm Nhập khẩu tôm từ châu Á giảm 14,5% xuống 13.812 tấn, trong đó tôm nhập

từ Trung Quốc giảm 51,8% xuống 1.530 tấn

1.1.2 Ngành chế biến thủy sản ở Việt Nam

Việt Nam có bờ biển biển dài trên 3200 km, có rất nhiều Vịnh thuận lợi kết hợp sông ngòi dày đặc, ao hồ là nguồn lợi to lớn để phát triển ngành

nghề nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy sản

Ngành chế biến thủy sản đã đóng góp xứng đáng trong thành tích của ngành thủy sản Việt Nam Những sản phẩm thủy sản chế biến không những phục vụ nhu cầu tiêu thụ nội địa mà còn được xuất khẩu, đem về ngoại tệ cho đất nước Nguồn ngoại tệ cơ bản của ngành đem lại cho đất nước là của ngành chế biến thủy sản, trong đó mặt hàng đông lạnh chiếm 80% Năm 1990 giá trị sản lượng đạt 1.020.000 tấn và thu về 205 triệu USD hàng hóa xuất khẩu.Trong 5 năm (1991- 1995) ngành đã thu về 13 triệu USD Năm 1994 đạt sản lượng 1.211.000 tấn và 458 triệu USD kim ngạch xuất khẩu Tổng kim ngạch xuất khẩu (1991-1995) có được là do ngành đã xuất khẩu được 127.700 tấn sản phẩm cho 25 nước trên thế giới Sản phẩm thủy hải sản Việt Nam

Trang 12

đứng thứ 19 về sản lượng, đứng thứ 30 về kim ngạch xuất khẩu, và đứng thứ năm về nuôi tôm

Ngành chế biến thủy sản là một phần cơ bản của ngành thủy sản, ngành

có cơ sở vật chất tương đối lớn Sản lượng xuất khẩu 120.000-130.000 tấn/ năm, tổng dung lượng cho bảo quản lạnh là 230 ngàn tấn, năng lực sản xuất nước đá là 2.300 tấn/ ngày, đội xe vận tải lạnh hơn 1000 chiếc với trọng tải trên 4000 tấn, tàu vận tải lạnh khoảng 28 chiếc, với tổng trọng tải 6150 tấn Chế biến nước mắm được duy trì ở mức 150 triệu lit/ năm Đối với hàng chế biến xuất khẩu, ngành đang chuyển từ hình thức bán nguyên liệu sang xuất khẩu các sản phẩm tươi sống, sản phẩm ăn liền và sản phẩm bán lẻ siêu thị có giá trị cao hơn Hiện nay cả nước có khoảng 168 nhà máy, cơ sở chế biến đông lạnh với công suất tổng cộng khoảng 100.000 tấn sản phẩm/ năm

Quy trình công nghệ chế biến hàng đông lạnh của nước ta hiện nay chủ yếu dừng ở mức độ sơ chế và bảo quản đông lạnh Chủ yếu là đưa tôm cá từ nơi đánh bắt về sơ chế, đóng gói, cấp đông, bảo quản lạnh…và xuất khẩu Về thiết bị đại đa số các nhà máy và cơ sở chế biến thủy sản đông lạnh được xây dựng sau 1975, tập trung vào những năm 80 cho nên tương đối mới

1.2 Các vấn đề ô nhiễm môi trường đối với ngành chế biến thủy sản

Nguồn phát sinh chất thải gây ô nhiễm tồn tại dưới ba dạng: Chất thải rắn, khí thải và nước thải Ngoài ra, trong quá trình sản xuất còn gây ra các ô nhiễm khác như tiếng ồn, độ rung và khả năng gây cháy nổ

1.2.1 Chất thải rắn

Chất thải rắn sinh ra trong quá trình chế biến tồn tại dưới dạng vụn thừa: tạp chất, đầu, đuôi, xương vảy… Phần lớn các chất này được tận dụng lại để chế biến thành các loại thức ăn gia súc Tuy nhiên, vẫn còn sót lại một lượng chất thải rắn trôi theo dòng nước thải do quá trình làm vệ sinh nhà xưởng không kỹ, lượng chất thải này có thể là nguồn gây ô nhiếm không khí

Trang 13

bổ sung do mùi từ chúng bốc lên, gây khó chịu và ảnh hưởng đến sức khoẻ của công nhân trong công ty và cư dân ở khu vực lân cận

sinh từ hoạt động sản xuất

Trang 14

Cùng với sự phát triển theo từng năm thì ngành chế biến thủy sản cũng đưa vào môi trường một lượng nước thải khá lớn, gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước Nước thải ngành này chứa phần lớn các chất thải hữu cơ có nguồn gốc từ động vật và có thành phần chủ yếu là protein và các chất béo Trong hai thành phần này, chất béo khó bị phân hủy bởi vi sinh vật

1.3 Thành phần, tính chất nước thải chế biến thủy sản và ảnh hưởng của

nó đến môi trường

1.3.1 Thành phần tính chất nước thải chế biến thủy sản

Với các chủng loại nguyên liệu tương đối phong phú nên thành phần

các chất thải trong nước thải chế biến thủy sản cũng rất đa dạng

Nước thải chế biến thủy sản có thể chia thành ba nguồn khác nhau:

Nước thải sản xuất, nước thải vệ sinh công nghiệp và nước thải sinh hoạt Cả

ba loại nước thải trên đều có tính chất gần tương tự nhau Trong đó nước thải sản xuất có mức độ ô nhiễm cao nhất Nước thải ngành chế biến thủy sản thường có hàm lượng COD, BOD5 cao, hàm lượng COD dao động trong khoảng từ 300-3000 (mg/l), giá trị điển hình là 1500 mg/l Hàm lượng BOD5

dao động tù 300- 2000 (mg/l), giá trị điểm hình là 1000 mg/l Trong nước thường có các vụn thủy sản và các vụn này dễ lắng, hàm lưọng chất rắn lơ lửng dao động từ 300-1000 (mg/l), giá trị thường gặp là 500 mg/l Nước thải ngành chế biến thủy sản cũng bị ô nhiễm chất dinh dưỡng với hàm lượng Nitơ khá cao từ 50-200 (mg/l), giá trị điển hình 30 mg/l Ngoài ra trong nước thải

có chứa các thành phần hữu cơ mà khị bị phân hủy sẽ tạo ra các sản phẩm trung gian của sự phân hủy và các axit béo không bão hòa, tạo mùi khó chịu

và đặc trưng, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe công nhân làm việc Đối với các công ty chế biến thủy sản có thể sản xuất thêm các sản phẩm khô, sản phẩm đóng hộp thì trong dây chuyền sản xuất sẽ có thêm các công đoạn nướng, luộc, chiên thì trong thành phần nước thải sẽ có chất béo, dầu

Trang 15

Nước thải chế biến thủy sản tại một số xí nghiệp thủy sản hiện nay đều vượt quá QCVN: 2008/BTNMT rất nhiều lần Thành phần, tính chất nước thải nhà máy chế biến thủy sản Thịnh An được trình bày theo bảng 1.1 là một

1.3.2 Ảnh hưởng của nước thải chế biến thủy sản tới môi trường

Lượng nước thải do chế biến thủy sản thải ra môi trường được tích tụ ngày càng nhiều, dần dần sẽ làm ô nhiễm nguồn nước mặt ở sông, rạch, ao, hồ

và ảnh hưởng tới môi trường sống của khu dân cư Ngoài ra, nước thải của ngành chế biến còn khả năng lan truyền dịch bệnh từ các xác thủy sản bị chết, thối rữa… Chính vì vậy, ảnh hưởng do nguồn nước thải từ các xí nghiệp ngành chế biến thủy sản gây ra là rất lớn nếu không được xử lý sẽ làm gia tăng mức độ ô nhiễm môi trường trên sông rạch, ở các khu vực nhà máy sản xuất

Trang 16

Đối với nước ngầm tầng nông, nước thải chế biến thủy sản có thể thấm xuống đất và gây ô nhiễm nước ngầm Các nguồn nước ngầm nhiễm các chất hữu cơ, chất dinh dưỡng và vi trùng rất khó xử lý thành nước sạch cung cấp cho sinh hoạt

Đối với nguồn tiếp nhận là nước mặt, các chất ô nhiễm có trong nước thải chế biến thủy sản sẽ làm suy thoái chất lượng nước, tác động xấu đến môi trường và thủy sinh vật, cụ thể là:

a Các chất hữu cơ

Các chất hữu cơ có trong nước thải chế biến thủy sản chủ yếu là dễ bị phân hủy Trong nước thải chứa các chất như cacbonhydrat, protein, chất béo…khi xả vào nguồn nước sẽ làm suy giảm nồng độ oxy hoà tan trong nước do vi sinh vật sử dụng oxy hòa tan để phân hủy các chất hữu cơ Nồng

độ oxy hòa tan dưới 50% bão hòa có khả năng gây ảnh hưởng tới sự phát triển của tôm, cá Oxy hòa tan giảm không chỉ làm suy thoái nguồn tài nguyên thủy sản mà còn giảm khả năng tự làm sạch của nguồn nước, dẫn đến giảm chất

lượng nước cấp sinh hoạt và công nghiệp

b Chất rắn lơ lửng

Chất rắn lơ lửng làm cho nước đục hoặc có màu, nó hạn chế độ sâu tầng nước được ánh sáng chiếu xuống gây ảnh hưởng tới quá trình quang hợp của tảo, rong rêu…Chất rắn lơ lửng cũng là tác nhân tiêu cực gây ảnh hưởng đến tài nguyên thuỷ sản đồng thời gây tác hại về mặt cảm quan (tăng độ đục nguồn nước), và gây bồi lắng lòng sông, cản trở sự lưu thông nước và tàu bè…

Trang 17

c Chất dinh dưỡng N, P

Nồng độ các chất dinh dưỡng Nitơ, photpho cao gây ra hiện tượng phát triển bùng nổ các loại tảo, đến mức độ giới hạn tảo sẽ bị chết và phân hủy gây hiện tượng thiếu oxy Nếu nồng độ oxy giảm tới 0 sẽ gây ra hiện tượng thủy vực chết ảnh hưởng tới chất lượng nước của thủy vực Ngoài ra các loại tảo nổi trên mặt nước tạo thành lớp màng khiến cho bên dưới không có ánh sáng Quá trình quang hợp của các thực vật tầng dưới bị ngưng trệ Tất cả các hiện tượng trên gây tác động xấu đến chất lượng nước, ảnh hưởng tới hệ thủy

sinh, ngành nuôi trồng thủy sản, du lịch và cấp nước

Amoni rất độc cho tôm, cá dù ở nồng độ rất nhỏ Nồng độ làm chết tôm, từ 1.2- 3 mg/l Tiêu chuẩn chất lượng nước nuôi trồng thủy sản của nhiều quốc gia yêu cầu nông độ Amoni không vượt quá 1mg/l

d Vi sinh vật

Các vi sinh vật vi khuẩn gây bệnh và trứng gian sán trong nguồn nước

là nguồn gây ô nhiễm đặc biệt Con người trực tiếp sử dụng nguồn nước nhiễm bẩn hay qua các nhân tố gây bệnh sẽ truyền dẫn các bệnh dịch cho con người như bệnh lỵ, thương hàn, bại liệt, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, tiêu chảy cấp tính

1.4 Tổng quan về công nghệ xử lý nước thải chế biến thủy sản

1.4.1 Các phương pháp xử lý nước thải chế biến thủy sản

Có nhiều phương pháp xử lý nước thải trong đó có 4 phương pháp chính: là phương pháp cơ học, hóa - lý, hóa học, và sinh học Việc áp dụng phương pháp nào cho phù hợp tùy thuộc vào đặc tính của dòng thải, tính chất nước thải và mức độ cần làm sạch

- Phương pháp cơ học: để loại bỏ các hạt lơ lửng ra khỏi nước thải thường sử dụng các quá trình thuỷ cơ như lọc qua song chắn, ly tâm, lắng

và lọc

Trang 18

- Phương pháp hóa - lý: là các quá trình đông, keo tụ, tuyển nổi, hấp thụ, trao đổi ion Phương pháp này thường để dùng tách các hạt rắn ở dạng keo, các chất hoạt động bề mặt, kim loại nặng trong nước hay để làm sạch triệt để nước thải sau khi xử lý sinh học

- Phương pháp hóa học: dùng các tác nhân hóa học để xử lý nước thải bằng các quá trình trung hoà, oxy hoá khử

- Phương pháp sinh học: phương pháp này được sử dụng nhiều trong

xử lý nước thải đặc biệt là đối với nước thải có chứa chất hữu cơ

Đối với các nhà máy chế biến thủy sản, do tính chất nước thải nhà máy chế biến thủy sản có tỷ lệ BOD5/COD ≥ 0,5, các chất hữu cơ chủ yếu ở dạng hoà tan nên phương pháp thích hợp nhất là xử lý theo phương pháp sinh học

Trang 19

1.4.2 Một số dây chuyền công nghệ xử lý nước thải chế biến thủy sản

a Sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý nước thải công ty TNHH Thịnh An

Hình 1.1 Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải của công ty TNHH Thịnh An

Công ty TNHH Thịnh An thuộc xã Hội Bài, huyện Tân Thành, tỉnh Bà

Rịa – Vũng Tàu Sản phẩm chính của công ty là mặt hàng Surimi Công ty

hoạt động với công suất 80 – 100 tấn/tháng Lưu lượng nước thải công ty là Q

Bùn thải

DD Chlorine

Ozone

Trang 20

Công ty xử lý nước thải bằng công nghệ xử lý sinh học kị khí UASB nhằm xử lý nước thải với tải trọng chất hữu cơ cao Xử lý nước thải bằng công đoạn UASB có nhiều ưu điểm đó là, giảm được kích thước công trình, đồng thời còn thu hồi năng lượng từ khí metan sinh ra trong quá trình phân hủy chất hữu cơ trong nước thải Sau khi qua bể UASB thì nước tiếp tục tự chảy về bể Aerotank để xử lý tiếp các thành phần chất hữu cơ còn trong nước bằng quy trình oxy hóa hiếu khí Đây là hai công đoạn xử lý chính của công nghệ xử lý, sau khi nước thải đi qua hai công đoạn xử lý này hàm lượng COD, BOD có trong nước thải của công ty giảm mạnh

b Sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý nước thải Công ty chế biến và xuất khẩu Thủy sản Thọ Quang

Công ty chế biến và xuất khẩu Thủy sản Thọ Quang (Khu công nghiệp

và dịch vụ thuỷ sản Đà Nẵng) thuộc phường Thọ Quang, Quận Sơn Trà, TP

Đà Nẵng hoạt động tại KCN Dịch vụ Thủy sản Đà Nẵng

Công ty hoạt động với công suất 1.200 tấn/năm Lưu lượng nước thải công ty là Q = 100m3/ngày.đêm

Đặc tính nước thải của công ty là chứa nhiều hàm lượng hợp chất hữu

cơ Do vậy, công ty sử dụng công nghệ sinh học hiếu khí để xử lý nước thải Nước thải sau khi qua bể điều hòa chảy sang bể Aerotank nhằm giảm hàm lượng hợp chất hữu cơ có trong nước thải chế biến thủy sản

Trang 21

Hình 1.2 Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải công ty chế biến và xuất khẩu

Phần nước trong

Nước thải

Thải ra môi trường

Trang 22

c Sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý nước thải công ty cổ phần chế biến thủy sản cầu Láng Châm

Hình 1.3 Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải công ty cổ phần chế biến thủy

sản cầu Láng Châm

Trong quy trình sơ đồ xử lý trên, sau khi được phân hủy kị khí, nước tự động chảy sang hệ thống bể xử lý ozon gồm 10 bể nhỏ có tổng thể tích là 360m3 Một máy ozon có công suất 200g/h thổi khí ozon sục vào các bể này, thời gian lưu nước để xử lý là 10 giờ Do tính chất nước thải của công ty có hàm lượng hợp chất hữu cơ cao nên công ty đã sử dụng công nghệ kị khí nhằm giảm hàm lượng hợp chất hữu cơ có trong nước thải Sau khi bể phân hủy kị khí nước qua xử lý bằng ozon gồm 10 bể nhỏ có tổng thể tích là 360m3, COD giảm xuống còn 100mg/l, nước chảy tự động sang bể lắng gồm

Trang 23

Nhìn chung, do đặc tính nước thải chế biến thủy sản giống nhau, nên các công ty thủy sản tại Việt Nam chủ yếu sử dụng công nghệ xử lý nước thải dựa vào phương pháp sinh học

Công ty xuất nhập khẩu thuỷ sản Đò Điệm – xã Thạch Sơn, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh là một công ty nhà nước được xây dựng và đi vào hoạt động năm 1997, với nhiệm vụ sản xuất chế biến các sản phẩn thuỷ sản như tôm, cá đông lạnh và giúp người dân trong khu vực có việc làm Từ khi xây dựng, công ty đã có các biện pháp quản lý và xử lý chất thải nhưng đến năm 1999, Sở khoa học công nghệ và môi trường Hà Tĩnh phối hợp với công

ty tiến hành xây dựng báo cáo tác động môi trường đầu tiên về hoạt động sản xuất của công ty và công ty đã xây dựng nâng cấp hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn nhà nước Việt Nam về các chỉ tiêu môi trường Ngày 21/09/2001 công ty được cổ phần hoá và đến năm 2003 công ty tiến hành nâng cấp xử lý nước thải bằng biện pháp sinh học

Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải theo công nghệ cũ tại công ty XNK thủy sản Đò Điệm:

Hình 1.4 Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải của công ty năm 1999

Nước thải sinh

hoạt và sản xuất

Bể thu kết hợp với chắn rác

Thải ra môi trường

Bể Bioga lắng lọc

Bể khử trùng Clorin

Trang 24

Chương II MỤC TIÊU – ĐỐI TƯỢNG – NỘI DUNG VÀ

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Mục tiêu

Mục tiêu chung

Góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý nước thải tại Công ty

xuất nhập khẩu thủy sản Đò Điệm

2.4 Nội dung nghiên cứu

Nhằm đạt được mục tiêu đề ra, đề tài tiến hành nghiên cứu các nội dung sau:

- Tìm hiểu các nguồn phát sinh nước thải và quy trình công nghệ xử lý nước thải chế biến thủy sản của nhà máy

Trang 25

- Đánh giá hiệu quả hệ thống xử lý nước thải tại Công ty xuất nhập khẩu thủy sản Đò Điệm

- Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xử lý nước thải tại công ty

2.5 Phương pháp nghiên cứu

2.5.1 Phương pháp thu thập - kế thừa tài liệu

Kế thừa tài liệu là sử dụng những tư liệu đã được công bố của các công trình nghiên cứu khoa học, các văn bản mang tính pháp lý, những tài liệu điều tra cơ bản của các cơ quan có thẩm quyền mà có liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu của khoá luận Việc sử dụng phương pháp kế thừa tài liệu nhằm

giảm bớt khối lượng công việc mà vẫn đảm bảo chất lượng của khoá luận 2.5.2 Phương pháp ngoại nghiệp

a Phương pháp đánh giá nhanh môi trường

Đây là phương pháp thu thập thông tin về hiện trạng môi trường trên cơ

sở quan sát, phỏng vấn bán chính thức Phương pháp này cho phép cùng một lúc thu thập nhiều số liệu môi trường trong khu vực nghiên cứu Phỏng vấn bán chính thức (SSI) là trò chuyện thân mật với người được phỏng vấn, đó có thể là một người hay một nhóm người Trong quá trình thực hiện khóa luận đề tài đã tiến hành phỏng vấn bán chính thức những đối tượng sau: Giám đốc và Phó giám đốc công ty xuất nhập khẩu thủy sản Đò Điệm, trưởng phòng hành chính, trưởng phòng kỹ thuật và công nhân của công ty

b Phương pháp phát phiếu điều tra

Phương pháp điều tra là phương pháp dùng hệ thống câu hỏi được chuẩn bị sẵn trên giấy theo những nội dung xác định, người được hỏi sẽ trả lời trong một thời gian nhất định Đây là hình thức người điều tra đưa ra câu hỏi cùng với các phương án trả lời, theo đó người trả lời chọn một hoặc nhiều phương án trả lời phù hợp với ý kiến của mình (việc được chọn một hay nhiều phương án trả lời tùy vào nội dung, yêu cầu của từng câu hỏi cụ thể)

Trang 26

Khóa luận đã tiến hành phát phiếu điều tra cho 30 đối tượng bao gồm:

- 20 ngư dân sống xung quanh khu vực sông, hoạt động sản xuất chính của họ là đánh bắt thủy hải sản, đây là những ngư dân chịu ảnh hưởng khi nhà máy thủy sản Đò Điệm xả thải vào môi trường khu vực

- 10 cán bộ, công nhân làm việc trong nhà máy nhưng họ sống xung quanh nhà máy

c Phương pháp lấy mẫu

- Nguyên tắc lấy mẫu: Khi lấy mẫu nước phải đảm bảo các yêu cầu sau:

+ Mẫu nước được lấy phải có tính đại diện cao

+ Dụng cụ lấy mẫu và dụng cụ dựng mẫu phải đảm bảo sạch, phải áp dụng các biện pháp cần thiết bằng các chất tẩy rửa và bằng dung dịch axit để tránh sự phải được vô trùng

+ Trong đề tài tôi tiến hành lấy 10 mẫu nước thải tại các khâu trong quy trình sản xuất và các khâu xử lý để đánh giá mức độ ô nhiễm nước thải chế biến thủy sản và hiệu quả môi trường của hệ thống xử lý nước thải của nhà máy Mẫu nước thải được lấy 2 lần nhằm đánh giá hiệu quả hoạt động của hệ thống ở các thời điểm khác nhau

 Lấy mẫu lần 1: Tiến hành lấy 05 mẫu nước thải

Địa điểm lấy mẫu được trình bày tóm tắt trong bảng 2.1

Bảng 2.1 Các mẫu nước thải tại công ty xuất nhập khẩu thủy sản Đò Điệm

1 M1(VT1) 500 Nước thải trước khi vào hệ

thống xử lý

2 M2(VT2) 500 Nước thải tại bể điều hòa

3 M 3 (VT3) 500 Nước thải sau tách lắng sơ bộ

4 M4(VT4) 500 Nước thải sau bể Aerotank

5 M 5 (VT5) 500 Nước thải sau hệ thống xử lý

Ghi chú: Mỗi mẫu được đựng trong bình polietylen có thể tích là 500ml Bình phân tích các chỉ tiêu: BOD 5 , COD, TSS, pH, N tổng , được bảo quản trong

Trang 27

- Các mẫu nước phân tích được lấy trong ngày 2/4/2011 tại khu xử lý nước thải của nhà máy

- Dụng cụ lấy mẫu: Bình polietylen có dung tích 500ml, dây nilon, băng dính, bút đánh dấu, kéo, thước dài 1,5m…

- Thời gian lấy mẫu: 15h 55ph

- Độ sâu lấy mẫu: cách mặt nước 20 cm

- Cách lấy mẫu:

Dùng dây buộc chặt chai vào đầu thước sao cho chai cân bằng tránh bị lệch và dùng sợi dây nilon buộc vào nút rồi nút chai lại; thả chai vào vị trí cần lấy mẫu thì giật dây nút chai bật ra khi đó nước tràn vào chai, khi chai đã đầy thì từ từ kéo chai lên, đậy nắp chai lại, tháo thước và lau khô bên ngoài Đối với các mẫu nước thải sau các công đoạn xử lý, tiến hành lấy trên máng chảy nước thải đi ra của từng công đoạn Tiến hành đo nhanh chỉ tiêu pH bằng máy

đo pH bằng tay tại phòng điều hành khu xử lý nước thải; dùng phiếu dán vào chai và ghi đủ các thông tin vào phiếu Cuối cùng cho mẫu nước cần phân tích vào trong hộp xốp có đá lạnh và mang đi phân tích tích tại trường Đại học Khoa học Tự Nhiên

 Lấy mẫu lần 2: Tiến hành lấy 05 mẫu nước thải

Địa điểm lấy mẫu được trình bày tóm tắt trong bảng 2.2

Bảng 2.2 Các mẫu nước thải tại công ty xuất nhập khẩu thủy sản Đò Điệm

STT Kí hiệu mẫu Lượng mẫu (ml) Địa điểm lấy mẫu

thống xử lý

Ghi chú: Mỗi mẫu được đựng trong bình polietylen có thể tích là 500ml Bình phân tích các chỉ tiêu: BOD 5 , COD, TSS, pH, N, bảo quản trong thùng lạnh

Trang 28

- Các mẫu nước phân tích được lấy trong ngày 15/4/2011 tại khu xử lý nước thải của nhà máy

- Dụng cụ lấy mẫu: Bình polietylen có dung tích 500ml, dây nilon, băng dính, bút đánh dấu, kéo, thước dài 1,5m…

- Thời gian lấy mẫu: 13h30ph

- Độ sâu lấy mẫu: cách mặt nước 20 cm

- Cách lấy mẫu: Tương tự lấy mẫu lần 1

2.5.3 Phương pháp nội nghiệp

a Phương pháp phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm

Đề tài đã tiến hành các phép đo thực nghiệm trực tiếp tại địa điểm lấy mẫu hoặc trong phòng thí nghiệm phân tích để xác định các chỉ tiêu lý, hóa của mẫu nước Đánh giá chất lượng của nước thông qua các chỉ tiêu của nước

là pH, BOD5, COD, TSS, Ntổng

 Độ pH của nước: Giá trị pH trong nước thải được xác định bởi

máy đo pH cầm tay (pH meter) Trước khi tiến hành đo cần cần điều chỉnh lại máy bằng các dung dịch đệm có pH là 4; 7; 10 Điện cực của máy luôn được bảo quản trong dung dịch bảo quản

 Nhu cầu oxy hoá học (chemical oxygen demand) - COD: Chỉ số

này được dùng rộng rãi để đặc trưng cho hàm lượng chất hữu cơ của nước thải và sự ô nhiễm của nước tự nhiên COD được định nghĩa là lượng oxy cần thiết cho quá trình oxy hóa hóa học các chất hữu cơ trong nước thành CO2 và

H2O.Lượng oxy này tương đương với hàm lượng chất hữu cơ có thể bị oxy hóa được xác định khi sử dụng một tác nhân oxy hóa hóa học mạnh trong môi trường axit COD được xác định bằng phương pháp chuẩn độ cromat trong phân tích thể tích Nguyên tắc của phương pháp là dùng dung dịch K2Cr2O7

để oxi hoá các chất hữu cơ có trong nước trong môi trường axit theo phương

Trang 29

Chất hữu cơ + Cr2O72- + H+ = CO2 + H2O + 2Cr+3Lượng dư Cr2O7

Phản ứng diễn ra với sự có mặt Ag2SO4 và đun hồi lưu trong 2 giờ Điểm tương đương được xác định bằng chỉ thị redox

Chỉ số COD bao gồm cả lượng chất hữu cơ không bị oxi hoá bằng vi sinh vật, do đó giá trị COD bao giờ cũng cao hơn giá trị BOD

 Nhu cầu oxy sinh hoá (biochemical oxygen demad ) - BOD:

Nhu cầu oxy sinh hóa hay nhu cầu oxy sinh học là lượng oxy cần thiết

để oxy hóa các chất hữu cơ có trong nước bằng vi sinh vật (chủ yếu là vi khuẩn) hoại sinh, hiếu khí BOD là chỉ tiêu thông dụng nhất để xác định mức

độ ô nhiễm của nước thải

Phương trình tổng quát oxy hóa sinh học:

Chất hữu cơ + O2 VSV

CO2 + H2O + sản phẩm cố định Quá trình này đòi hỏi thời gian dài ngày, vì phải phụ thuộc vào bản chất của chất hữu cơ, vào các chủng loại vi sinh vật, nhiệt độ nguồn nước, cũng như một số chất có độc tính xảy ra trong nước Bình thường 70% nhu cầu oxy được sử dụng trong 5 ngàyđầu, 20% trong 5 ngày tiếp theo, 99%

ở ngày thứ 20 và 100% ở ngày thứ 21

Trong thực tế không thể xác định lượng oxi cần thiết để vi sinh vật oxi hoá hoàn toàn chất hữu cơ có trong nước, mà chỉ cần xác định lượng oxi cần thiết khi ủ ở nhiệt độ 200C trong 5 ngày trong phòng tối (để tránh quá trình quang hợp), khi đó khoảng 70% đến 80% nhu cầu oxi được sử dụng và kết quả được biểu thị bằng BOD5 (sau 5 ngày ủ).BOD5 được xác định bằng phương pháp chuẩn độ Winkle thuộc loại phân tích thể tích

Trang 30

Công thức tính BOD5 là:

) / ( 5

V

DO DO

BOD

PT lay mau

O

 ở đây Vmẫu lấy PT được đo theo lít

Chỉ số BOD5 là chỉ số quan trọng để đánh giá mức độ ô nhiễm của nước Chỉ số BOD5 chỉ ra lượng oxi mà vi khuẩn tiêu thụ trong phản ứng oxi hoá các chất hữu cơ trong nước ô nhiễm, nên chỉ số này càng cao chứng tỏ lượng chất hữu cơ có khả năng phân huỷ sinh học trong nước càng lớn, chứng

tỏ nước bị ô nhiễm

 Tổng hàm lượng chất răn lơ lửng TSS: là trọng lượng khô tính bằng mg

của cặn rắn phần còn lại sau khi bay hơi một lít mẫu nước trên nồi cách thuỷ rồi sấy khô ở 103oC đến trọng lượng không đổi TSS được xác định

bằng phương pháp trọng lượng

 N Tổng : Phương pháp đo nhanh bằng máy so màu PCspectrommetric II

hang Livopul của Đức

b Phương pháp xử lý số liệu

- Từ kết quả phân tích và các tài liệu thu thập có chọn lọc, đề tài tiến hành tổng hợp, phân tích, đánh giá với sự trợ giúp của phần mềm MS Word, excel

- Từ kết quả phân tích các chỉ tiêu môi trường trong nước thải đầu ra,

so sánh với QCVN 11:2008/BTNMT về tiêu chuẩn cho nước thải công nghiệp cột B, kết hợp ý kiến phỏng vấn của người dân để đánh giá hiệu quả môi trường của hệ thống xử lý nước thải

- Từ các số liệu thu thập được, tiến hành đánh giá hiệu quả kinh kế xã

hội của hệ thống xử lý nước thải

Trong kinh tế, khi đánh giá hiệu quả kinh tế của một dự án hay mô hình người ta thường đánh giá thông qua 3 chỉ số: NPV, IRR và BCR Trong đó đó

chỉ số NPV là chỉ số đánh giá quan trọng nhất

Trang 31

+) NPV (giá trị hiện tại dòng của dự án - Net Present Value): là hiệu số giữa

giá trị hiện tại của các khoản thu nhập và chi phí trong tương lai, điều đó có nghĩa là tất cả các hiệu số thu chi hàng năm đều được chiết khấu ở thời điểm bắt đầu bỏ vốn theo 1 tỷ suất chiết khấu đã được định trước và dự án chỉ được chấp nhận khi NPV ≥ 0

1 1 ^ (1)

Trong đó:

Bt: lợi ích năm thứ t Ct: Chi phí năm thứ t

Co: Chi phí ban đầu r: Hệ số chiết khấu t: Thời gian (năm) n: Tuổi thọ của dự án (năm)

+) Hệ số hoàn vốn nội tại IRR - Internal Rate of Return (kí hiệu là K): Là tỷ

suất chiết khấu mà tại đó lợi nhuận ròng của dự án = 0 hay nói cách khác đó

là tỷ lệ thu lãi mà tại đó tổng thu của dự án = tổng chi của dự án từ giá trị hiện tại của chi phí hiện tại của chi phí = giá trị hiện tại của doanh thu

1 ( 1 )^ = 0 (2) Trong đó:

K là hệ số hoàn vốn nội tại; Bt, Ct, t, n ,Co: như công thức (1)

* Phương pháp xác định: Phương trình (2) với K là ẩn số là phương trình bậc

cao, chỉ giải được với phương pháp thử đúng dần

- Thay K1 vào (2) ta được giá trị NPV1 K1 có giá trị sao cho NPV1 > 0 và càng gần 0 càng tốt

- Thay K2 vào (2) ta được giá trị NPV2 K2 có giá trị sao cho NPV2 < 0 và càng gần 0 càng tốt

Sau đó ta tính nội suy K theo công thức gần đúng :

Trang 32

K = K1 + ( K2 - K1 ) x

2 1

1

NPV NPV

đó thì sư vận động nội tại dự án đem lại 1 tỷ lệ TC TB hàng năm là bao nhiêu)

- IRR cho biết tỷ lệ lãi vay tối đa mà dự án chấp nhận được

+) B/C: là tỷ số lợi ích chi phí, đó là thương số giữa giá trị hiện tại của lợi ích

chia cho giá trị hiện tại của toàn bộ chi phí Nếu giá trị này lớn hơn 1 thì dự

1 1 ^ (3) Trong đó: Bt, Ct, Co, r, t, n như công thức (1)

Khi đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình có tính đến các yếu tố môi trường, xã hội thì cũng đánh giá 3 chỉ tiêu trên kèm theo các yếu tố môi trường và xã hội

Hiệu quả xã hội được đánh giá thông qua các tiêu chí về mặt xã hội như: y tế, dân trí…

Qua đánh giá hiệu quả về các mặt môi trường, kinh tế, xã hội của hệ thống xử lý nước thải, khóa luận đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hệ thống xử lý nước thải của công ty xuất nhập khẩu thủy sản

Đò Điệm

2.5.4 Phương pháp so sánh, đánh giá

Sử dụng quy chuẩn Việt Nam QCVN 11:2008/BTNMT để đánh giá chất lượng nước thải sau quá trình xử lý Dựa trên kết quả phân tích các chỉ tiêu đã chọn tôi sử dụng các tiêu chuẩn trên để đánh giá ảnh hưởng quá trình hoạt động chế biến thủy sản tới chất lượng môi trường nước

Trang 34

Chương III ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC

NGHIÊN CỨU 3.1 Điều kiện tự nhiên

3.1.1 Vị trí địa lý

Công ty XMK thủy sản Đò Điệm thuộc địa bàn xã Thạch Sơn, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh Nằm trên khu đất rộng 41.890 m2

, với tổng diện tích nhà xưởng, nhà làm việc là 22.694 m2, sân vận động, khu công viên, nhà trẻ, khu nhà ở cho cán bộ công nhân là 19.200 m2 Địa giới hành chính được xác định như sau: Phía Đông giáp sông Đò Điệm, các phía còn lại tiếp giáp với khu dân cư và khu đất trống

3.1.2 Đặc điểm địa chất thủy văn

Khu vực nhà máy có sông Đò Điệm dẫn ra cửa Sót và chảy vào biển Đông và chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế độ thủy triều Chế độ thủy triều ven biển thuộc chế độ bán nhật triều, trung bình chu kỳ triều là 14- 15 ngày Biên

độ triều lớn nhất trong năm thường xuất hiện vào mùa cạn từ tháng 5 đến

tháng 6 hằng năm

3.1.3 Đặc điểm khí hậu

Khí hậu tại khu vực nhà máy chịu ảnh hưởng chung vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa Bắc Trung Bộ Nhiệt độ không khí khu vực dao động không lớn giữa các tháng trong năm, nhiệt độ trung bình hằng năm ở khu vực vào khoảng 24,50C Trong năm, khí hậu được chia thành hai mùa rõ rệt như sau:

Mùa nắng kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10, khí hậu khô nóng nhất là từ tháng 5 đến tháng 8 Nhiệt độ trung bình tháng từ 24,50C (tháng 4) đến 32,9

0C (tháng 6) Mùa này thường nóng bức, nhiệt độ có ngày có thể lên tới 38,5

0

C - 40 0C, thỉnh thoảng có mưa rào đột ngột Hướng gió chủ đạo là gió Nam,

Trang 35

tần suất 50- 55% Còn gió hướng Đông Nam thường thổi vào ban đêm với tần suất nhỏ

Mùa mưa kéo dài từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, nhiệt độ trung bình tháng từ 18,3 0C đến 25 0C, hướng gió chủ đạo là gió Tây Bắc rồi đến gió Bắc và Đông Bắc, tần suất tổng cộng tới 55-60 %

Bão thường xuất hiện bắt đầu từ tháng 8 và kết thúc vào tháng 11 hoăc

12 Theo sô liệu thống kê trong nhiều năm, bình quân mỗi năm Hà Tĩnh có từ

2 đến 3 cơn bão có ảnh hưởng trực tiếp

Nhìn chung độ ẩm không khí khu vực tương đối cao (trung bình khoảng từ 77- 92%) Độ ẩm không khí trung bình thấp nhất khoảng 42- 58%

Tốc độ gió trung bình đạt từ 1,6 - 2,8 m/s Độ bức xạ cực đại từ 1.850 - 1.951 Kcal/năm

3.2 Điều kiện kinh tế, xã hội khu vực nghiên cứu

3.2.1 Dân số

Thạch Sơn là một xã nằm phía bắc huyện Thành Hà Diện tích tự nhiên

1025 ha Dân số 1284 hộ với 5500 nhân khẩu trong đó có 276 hộ và 1350 nhân khẩu, địa bàn dân cư được phân thành 11 thôn có đạo thiên chúa giáo chiếm ¼ dân số toàn xã

Về Nông nghiệp: Chú trọng áp lực các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất như giống, thuỷ lợi, lịch thời vụ Tập trung chuyển đổi mùa vụ, cây

Trang 36

trồng, vật nuôi, tăng cường công tác xây dưng đề án, quy hoạch vùng sản xuất Quan tâm công tác bảo vệ, phòng trừ sâu bệnh nên đã làm tăng năng suất và sản lượng, hàng năm tăng vụ sau cao hơn vụ trước đảm bảo lương thực từ 750 – 900 tấn, lạc: 65 ha sản lượng 130 tấn, đậu các loại 18 ha Chủ yếu trồng xen vụ Đông xuân, khoai lang cả năm 38 ha

Về Chăn nuôi tiếp tục thực hiện tốt đề án chăn nuôi Tổ chức thực hiện tốt công tác tiêm phòng gia súc, gia cầm: không để dịch bệnh xảy ra trên địa bàn Chỉ đạo phòng chống đói, rét cho đàn gia súc trong mua đông, tăng cường công tác sinh hoá đàn bò Tổng đàn bò: 700 con, Đàn lợn: 1200 con, Đàn gia cầm: 12.000 con

3.2.3 Về cơ sở hạ tầng

Tổ chức tốt các phòng trào làm giao thông, thuỷ lợi Quan điểm làm có chất lượng, đảm bảo hành lang thông thoáng, nên đường cứng, các điểm cần thiết được bố trí cống thoát nước Nhằm mục đích phục vụ nhân dân đi lại thuận tiện

Về thuỷ lợi, tiếp cận đôn đốc nhà thầu hoàn thành dự án trạm bơm, kênh nước đưa vào sử dụng, nhưng chỗ kênh mương đất ra quân nạo vét đảm bảo tưới tiêu phục vụ sản xuất

3.2.4 Giáo Dục đào tạo

Tổ chức điều hành và quản lý nhà nước trên các lĩnh vực văn hoá, xã hội đặc biệt là văn hoá truyền thông, công tác giáo dục, hoạt động văn hoá văn nghê – TDTT tiếp tục thực hiện cuộc vận đông “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư” văn hoá công sở

3.2.5 Về y tế

Trong xã có 1 trạm xá chính để người dân có thể đến khám chữa bệnh

Tình hình y tế trong địa bàn xã có nhiều tiến bộ trong việc khám và chữa bênh, thường xuyên khám định kỳ theo tháng cho trẻ em, phụ nữ và người

Ngày đăng: 23/06/2021, 17:03

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w