Nuôicángựathươngphẩm Viện HảidươnghọcNhaTrang đã nhân giống nhân tạo và nuôi thành công cángựa (hải mã) trong bể xi măng. Thành công này tạo thêm một đối tượng nuôi mới nhiều triển vọng cho người dân vùng biển. Cángựa có giá trị xuất khẩu cao và ngày càng khan hiếm ngoài tự nhiên, là loài xếp vào sách đỏ Việt Nam. Mới đây, doanh nghiệp Đông Thành Hưng ở NhaTrang cũng cho sinh sản nhân tạo và nuôi thành công loài cá này. Đây là doanh nghiệp đầu tiên nhân nuôicángựathươngphẩm thành công và được tổ chức CITES (Công ước quốc tế buôn bán các loài động thực vật có nguy cơ tuyệt chủng) chứng nhận gây nuôi và được phép xuất khẩu. Anh Nguyễn Hùng, chủ doanh nghiệp cho biết, cángựa sinh sản nhân tạo rất khỏe, nuôithươngphẩm không khó nhưng đòi hỏi người nuôi phải nắm được những kỹ thuật nhất định. TS. Trương Sĩ Kỳ, chuyên gia cángựa (Viện HảidươnghọcNha Trang) cho biết, đây là tín hiệu vui vì rất nhiều nước trên thế giới nhân nuôi nhưng ít thành công. Giống được sinh sản nhân tạo khỏe, thích hợp với điều kiện nuôi trong bể xi măng, lồng hoặc nuôi ngoài tự nhiên ở vùng biển thích hợp. Hiện Viện cung cấp giống và sẽ chuyển giao quy trình nuôicángựathươngphẩm cũng như nuôicángựa làm cảnh trong hồ kiếng. Cángựa sinh sản rất nhanh, có thể 2 lần/tháng. Doanh nghiệp Đông Thành Hưng sẵn sàng cung cấp con giống và hướng dẫn kỹ thuật nuôi cho người dân. Ngoài ra, anh Nguyễn Hùng còn cung cấp cángựanuôi làm cảnh. Chỉ cần điện báo số lượng, sẽ có nhân viên giao hàng và chỉ dẫn tận nơi. Nhu cầu tiêu thụ cángựa ngày càng lớn, nhất là Trung Quốc khi điều kiện kinh tế phát triển mạnh. Bình quân mỗi năm đại lục này tiêu thụ trên 20 tấn cángựa khô. Mỹ, châu Âu, Úc, Đài Loan, Hồng Kông nhập khẩu lượng lớn cángựanuôi làm cảnh. Hiện Thái Lan, Việt Nam, Ấn Độ là những nước xuất khẩu nhiều cángựa trên thế giới. Do đặc tính của nó là chung thủy, chỉ có một bạn tình, nên nhiều người thích nuôicángựa trong nhà như minh chứng cho hạnh phúc. Cángựa Việt Nam xếp vào nhóm cángựa có chất lượng cao, con lớn, màu sáng đẹp. Theo thống kê chưa đầy đủ, mỗi năm Việt Nam xuất khẩu khoảng 5 tấn cángựa khô. Tùy loại và kích thước, giá 20.000 - 40.000 đồng/con. Từ thành công này, ngoài việc bảo tồn bền vững giống cángựa ở biển Việt Nam, sẽ mở ra triển vọng mới cho người dân vùng biển. Cángựa thích hợp ở nhiều vùng, đặc biệt là từ Khánh Hòa tới vùng biển Kiên Giang. CÁNGỰA- NGUỒN DƯỢC LIỆU QUÝ Cángựa phân bố chủ yếu ở vùng biển Ấn Độ -Tây Thái Bình Dương. Hiện nay, trên thế giới có khoảng 35 loài cá ngựa. Việt Nam có khoảng 7 loài. Loài nhỏ nhất dài từ 10 đến 20 mm trong khi đó loài có kích thước lớn nhất dài đến 300 mm. Cángựathường bơi đứng, bắt mồi bằng cách mổ và hút. Di chuyển chậm nên để tránh kẻ thù cáthường sống “ngụy trang” bằng cách thay đổi màu sắc cơ thể theo môi trường. Thường sống trong các thảm cỏ biển, rạn san hô . để trốn tránh kẻ thù. Chính vì thế, mà chỉ một loài cángựa nhưng có nhiều màu sắc khác nhau. Là loại lưỡng hình giới tính, cángựa đực trưởng thành có túi ấp trứng nằm dưới phần bụng còn cángựa cái thì không có túi này. Là loài duy nhất có con đực đóng vai trò làm bố đồng thời cũng làm mẹ (bố ấp trứng trong túi trước bụng, trứng từ cá mẹ chuyển sang bố). Người Trung Quốc từ lâu xem cángựa như “hải bảo”, dược tính cao nên được dùng làm thuốc chữa bệnh. Cángựa có nhiều công dụng trong các bài thuốc Đông y. Nó có tác dụng kích thích về sinh dục. Thường dùng cho người già yếu, phụ nữ vô sinh hoặc thai khó. Trong nhiều trường hợp có thể chữa được bệnh hen suyễn, dùng để chữa bệnh cao cholesterol, ung nhọt . Hàng năm có khoảng 20 triệu cángựa tiêu thụ trên thế giới, trong đó khoảng 6 triệu con được sử dụng cho mục đích Đông y. Số còn lại dùng cho mục đích nuôi cảnh. Đây là số liệu thống kê từ những năm 90, thực tế hiện nay nhu cầu về cángựa đang ngày một gia tăng; trong khi nguồn lợi tự nhiên lại giảm một cách đáng kể. Riêng ở Khánh Hòa vào những năm 90 lượng cángựa đánh bắt ngoài tự nhiên mỗi ngày có khoảng 1 đến vài kilogram nhưng những năm gần đây thì số lượng đánh bắt được mỗi ngày chỉ vài trăm gram. Những vấn đề kỹ thuật nuôicángựa cảnh và nguồn giống . được tư vấn trực tiếp hoặc qua địa chỉ Hồ Thị Hoa (Viện HảidươnghọcNha Trang, 01 Cầu Đá, Vĩnh Nguyên, Nha Trang), ĐT: 058.591289 - 0904246280. . Nuôi cá ngựa thương phẩm Viện Hải dương học Nha Trang đã nhân giống nhân tạo và nuôi thành công cá ngựa (hải mã) trong bể xi măng khỏe, nuôi thương phẩm không khó nhưng đòi hỏi người nuôi phải nắm được những kỹ thuật nhất định. TS. Trương Sĩ Kỳ, chuyên gia cá ngựa (Viện Hải dương học Nha