1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Tài liệu Tính cân đối của khẩu phần pptx

8 470 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 245,7 KB

Nội dung

Tính cân đối của khẩu phần 1. Cơ cấu bữa ăn và mô hình bệnh tật. NHỮNG TÀI LIỆU CỦA TỔ chức nông nghiệp thực phẩm và tổ chức Y TẾ THẾ GIỚI (FAO/OMS) về cơ cấu khấu phần (tính theo % năng lượng) ở các nước trên thế giới xếp theo mức thu nhập quốc dân tính theo đầu người đã được trình bày ở HÌNH SAU: Qua hình vẽ này có thể có nhận xét sau đây: - Về protein: tỷ lệ chung năng lượng do protein cua các loại khẩu phần không khác nhau nhiều (chung quanh 12% nhưng năng lượng do protein nguồn gốc động vật tăng dần khi thu nhập quốc dân càng cao). - Về lipit: mức thu nhập càng cao thì tỷ lệ năng lượng do lipit (nhất là lipit nguồn gốc động vật) càng cao. - Về gluxit: mức thu nhập càng cao thì năng lượng do gluxit nói chung và tinh bột nói riêng giảm dần nhưng năng lượng do các loại đường ngọt (saccaroza) tăng lên. MÔ HÌNH BỆNH TẬT CŨNG THAY ÐỔI THEO CƠ CẤU BỮA ĂN, Ở các nước nghèo, mức sống còn thấp thường gặp các bệnh nhiễm khuẩn, bệnh lao và các bệnh thiếu dinh dưỡng. Theo số liệu của tổ chức Y TẾ THẾ GIỚI, MỖI NGÀY TRÊN THẾ GIỚI có khoảng 40.000 trẻ em chết do thiếu dinh dưỡng nặng, hàng năm có khoảng 250.000 trẻ em bị mù do thiếu vitamin A. Số người bị thiếu máu dinh dưỡng ước tính đến 2000 triệu người và 400 triệu người khác bị bướu cổ do THIẾU IỐT. Ở nhiều nước đã phát triển, nhiệt lượng bình quân hằng ngày đạt trên 3000 Kcalo/ người ( châu âu 3000 Kcal, Bắc Mỹ 3100 KCAL, ÚC 3200 KCAL) LƯỢNG chất béo sử dụng hàng ngày trên 100g/người ( Bắc Mỹ 146 g, Tây âu 118 g, ÚC 136 G ) CHIẾM 40% TỔNG SỐ NHIỆT LƯỢNG ĂN VÀO. Ở CÁC nước này bệnh béo phì , vừa xơ động mạch, bệnh cao huyết áp và tim mạch, bệnh đái đường . là những vấn đề sức khỏe xã hội quan trọng. Theo thống KÊ Ở PHÁP 15% SỐ DÂN BỊ BỆNH HUYẾT ÁP CAO, 3% BỊ BỆNH ÐÁI ÐƯỜNG, Ở Ðức trên 20% người trưởng thành bị bệnh béo phì, tỷ lệ này Ở NỮ CAO HƠN Ở NAM, Ở NÔNG THÔN CAO HƠN Ở thành phố. Như vậy một chế độ ăn quá nhiều nhiệt lượng, nhiều thịt, nhiều mỡ trái lại cũng có hại đối với sức khỏe. Theo hiểu biết hiện nay, lý luận sinh dưỡng cân đốicăn cứ khoa học để xây dựng cơ cấu bữa ăn hợp lý. 2. Những yêu cấu về dinh dưỡng cân đối. a) Cân đối về năng lượng: Yêu cầu đầu tiên và quan trọng nhất của dinh dường cân đối là xác định được mối tương quan hợp lý giữa các thành phần dinh dưỡng có hoạt tính sinh học chủ yếu là protein, lipit, gluxit, vitamin và các chất khoáng tùy theo tuổi, giới, tính chất lao động và. cách sống. Từ buổi đầu của.khoa học dinh dưỡng, các tác giả kinh điển như Voi, Saternikov đã cho rằng tương quan hợp lý giữa P:L:G trong khẩu phần nên là 1:1:5 (nghĩa là 1g protein nên có 1g lipit và 5g gluxit). Cách trình bầy nguyên tắc cân đối như trên đã được tiếp tục mãi cho tới nay và có thời kỳ người ta cho rằng tỷ lệ l:1:4 là hợp lý nhất. Những nghiên cứu sau này cho thấy công thức trên chỉ thích hợp cho những người lao động thể lực hoặc có nếp sống hoạt động. Với công thức 1:1:4 năng lượng do protein vào khoảng 14% do lipit 30%, do gluxit 56%. Hiện nay người ta thường thể hiện tính cân đối giữa protein, lipit, gluxit và cả các thành phần dinh dưỡng khác trong khẩu phần không theo đơn vị trọng lượng (gam) mà theo đơn vị năng lượng. Cho đến nay những ý kiến về tính cân đối giữa P:L:G trong khẩu hoàn toàn nhất trí. VỀ PROTEIN, QUA ÐIỀU TRA KHẨU PHẦN Ở nhiều nơi trên thế giới thấy rằng năng lượng do protein thường dao động chung quanh 12% " 1. Ở NƯỚC TA, THEO Viện Dinh dưỡng năng lượng do protein nên đạt từ 12-14% tổng số năng lượng. Về chất béo, năng lượng do lipit so với tổng số năng lượng nên vào khoảng 20-25% tùy theo ở vùng khí hậu nóng, rét và không nên vượt quá 30%. Khi tỷ lệ này vượt quá 30% hoặc thấp hơn 10% đều có những ảnh hưởng bất lợi đối với sức khỏi ảnh hường của khí hậu cũng cần được chú ý. Người ta khuyên nên tăng thêm 5 % cho những vùng có khí hậu lạnh và giảm 5 % CHO NHỮNG VÙNG CÓ KHÍ HẬU NÓNG. Ở ta năng lượng do lipit trước mắt cần phấn đấu đạt 10-12 % tổng số năng lượng và khi có điều kiện tăng lên 15-18 % và vì dân ta ở xứ nóng không quen ăn nhiều chất béo Cho nên không nên vượt quá 20% tổng số năng lượng. b) Cân đối về protein: Ngoài tương quan với tổng số năng lượng như đã nói ở trên, trong thành phần protein cần có đủ axit amin cần thiết ở tỷ lệ cân đối thích hợp. Do các protein nguồn gốc động vật và thực vật khác nhau về chất lượng nên người ta hay dùng tỷ lệ % protein nguồn gốc động vật trên tổng số protein để đánh giá mặt cân đối này. Trước đây nhiều tài liệu cho rằng lượng protein nguồn gốc động vật nên đạt 50-60% tổng số protein và không nên thấp hơn 30 %. Gần đây nhiều tác giả cho rằng đối với người trưởng thành một tỷ lệ protein động vật vào khoảng 25-30 % tổng số protein là thích hợp còn đối với trẻ em tỷ lệ này nên cao hơn. c) Cân đối về lipit: Một mặt, đó à tỷ lệ năng lượng do lipit so với tổng số năng lượng, mặt khác đó là yêu cầu cân đối giữa các axit béo trong khẩu phần, trên thực tế biểu hiênẹ bằng tương quan giữa lipit nguồn gốc động vật và thực vật. Trong các mỡ động vật có nhiều axit béo no, trong các dầu thực vật có nhiều axit béo chưa no. Các axit béo no gây tăng các lipoprotein có tỷ trọng thấp (Low Density Lipoprotein LDL) vận chuyển cholesterol từ máu tới các tổ chức VÀ CÓ THỂ TÍCH LŨY Ở các hành động mạch. Các axit béo chưa no gây tăng các lipoprotein có tỷ trọng cao (High Density Lipoprotein HDL) đưa cholesterol từ các mô đến gan đế thoái hóa. Theo nhiều tác giả, trong chế độ ăn nên có 20-30% tổng số lipit có nguồn gốc thực vật. Về tỷ lệ giữa các axit béo, trong khẩu phần nên có 10% là các axit béo chưa no có nhiều nối kép, 30% axit béo no và 60% axit béo chưa no có một nối kép ( axìt oleic ). Khuynh hướng thay thế hoàn toàn mỡ động vật bằng các dầu thực vật là không hợp lý bởi vì các sản phẩm oxy hóa (các peroxit) của các axit béo chưa no là những chất có hại đối với cơ thể. d) Cân đối về gluxit: Gluxit là thành phần cung cấp năng lượng quan trọng nhất của khẩu phần. GLUXIT EO VAI TRÒ TIẾT KIỆM PROTEIN, Ở khẩu phần nghèo protein, cung cấp đủ gluxit thì lượng ni tơ ra theo nước tiểu sẽ thấp nhất. Trong các hạt ngũ cốc và hạt họ đậu, nguồn gluxit thường đi kèm theo một lượng tương ứng các vitamin nhóm B, nhất là B1 cần thiết cho chuyển hóa gluxit. Các loại đường ngọt, gạo bột xay xát quá trắng thường thiểu B1. Mặt khác trong các loại rau quả, khoai củ có nhiều xenluloza có giá trị nhất, ở ÐÂY CHÚNG THƯỜNG ÐI kèm theo những chất pectin là những chất chỉ có trong rau quả. Pectin ức chế CÁC HOẠT ÐỘNG GÂY THỐI Ở ruột và như vậy tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động các vi khuẩn có ích. Cân đối giữa sacaroza và fructoza cũng có ý nghĩa trong PHÒNG BỆNH XƠ MỠ ÐỘNG MẠCH. VÌ THẾ Ở KHẨU phần có nhiều sacaroza phải có một lượng quả thích đáng. Chúng ta cần nhớ rằng các yêu cầu cân đối nói trên chỉ được xét đến khi khẩu phần đảm bảo năng lượng. e) Cân đối về các vitamin: Vitamin tham gia vào nhiều chức phận chuyển hoá quan trọng của cơ thể, vì vậy nhu cầu vitamin phụ thuộc vào cơ cấu các thành phần dinh dưỡng khác trong khẩu phần. Mấy điểm sau đây đáng chú ý nhất: CÁC VITAMIN NHÓM B cần thiết cho chuyển hóa gluxit, do đó nhu cầu của chung thường tính THEO MỨC NHIỆT LƯỢNG CỬA KHẨU PHẦN. THEO TỔ CHỨC Y tế thế giới ( FAO/OMS) cứ 1000 Kcalo của khấu phần cần có 0,4 mg vitamin B1, 0,55 mg B2, 6,6 đương lượng naxin. Tình trạng gạo xát trắng quá làm mất nhiều vitamin B1 là mối đe dọa gây ra nhiều BỆNH TÊ PHÙ Ở nhiều nơi hiện nay. Chế độ ăn có nhiều chất bốc làm tăng nhu cấu về vitamin E (TOEOFEROL) LÀ CHẤT chống oxy hóa của các chất béo tự nhiên, ngăn ngừa hiện tượng peroxit hóa các lipit. Các loại dầu thực vật dầu ngô, dầu đậu tương ) có nhiều tocoferol, ngoài ra các loại hạt náy mầm (mầm ngô, mầm lúa mỹ, giá đậu) cũng là nguồn tocoferol tốt. - Cung cấp đầy đủ, protein là điều kiện cần cho hoạt động bình thường CỦA NHIỀU VITAMIN. ĐỐI VỚI VITAMIN A hàm lượng protein trong khẩu phần vừa phải tạo điều KIỆN CHO TÍCH LŨY VITAMIN A trong gan nhưng khi tăng lượng protein lên tới 30-40% thì SỬ DỤNG VITAMIN A đăng lên do đó tạo điều kiện xuất hiện sớm các biểu hiện thiếu vitamin A. Ngược lại, khẩu phần nghèo protein thì các biểu hiện thiếu vitamin A SẼ KÉO DÀI. VÌ VẬY KHI DÙNG CÁC THỨC ĂN GIÀU protein như sữa gầy cho trẻ em suy dinh dưỡng phải cho thêm vitamin A CŨNG NHƯ KHI ÐIỀU TRỊ BỆNH THIẾU VITAMIN A PHẢI KÈM THEO ÐĂNG PROTEIN THÍCH ÐÁNG. g) Cân đối về chất khoáng: Các hoạt động chuyển hóa trong cơ thể được tiến hành bình thường là nhờ tính ổn định của môi trường bên trong cơ thể. cân bằng toan kiềm để DUY TRÌ TÍNH ỔN ÐỊNH ÐÓ . ở các loại thức ăn mà trong thành phần có các yếu tố kiềm ( các cation) như Ca, Mg, K . chiếm ưu thế, người ta GỌI LÀ CÁC THỨC ĂN GÂY KIỀM, NGƯỢC LẠI Ở một số thức ăn khác, các yếu tố toan (các anion) như Cl, P, S . chiếm ưu thế người ta gọi là các thức ăn gây toan. Nhìn chung, các thức ăn nguồn gốc thực vật (trừ ngũ cốc) là thức ăn gây kiềm, các thức ăn nguồn gốc động vật (trừ sữa) là các thức ăn gây toan. Chế độ ăn hợp lý nên có ưu thế kiềm. Tương quan giữa các chất khoáng trong khẩu phần cũng cần được chú ý. Người ta thấy trong khẩu phần được hấp thu tốt khi tỷ lệ CA/P lớn hơn 0,5 và có đủ vitamin D. Tỷ số Ca/mg trong khẩu phần nên là 1/0,6. Các vi yếu tố giữ vai trò quan trọng trong bệnh sinh nhiều bệnh địa phương như bướu cổ, sâu răng, nhiễm độc fluo . Người ta đã thấy mối quan hệ (tương hỗ hay tương phản) giữa các yếu tố trong khẩu phần có vai trò trong bệnh sinh các bệnh trên nhưng còn thiếu cơ sở để đề ra các yêu cầu cân đối cụ thể. . Tính cân đối của khẩu phần 1. Cơ cấu bữa ăn và mô hình bệnh tật. NHỮNG TÀI LIỆU CỦA TỔ chức nông nghiệp thực phẩm và. dưỡng cân đối. a) Cân đối về năng lượng: Yêu cầu đầu tiên và quan trọng nhất của dinh dường cân đối là xác định được mối tương quan hợp lý giữa các thành phần

Ngày đăng: 14/12/2013, 23:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w