Giải pháp đẩy mạnh cổ phần húa cỏc Doanh nghiệpNN của thành phố Hà Nội
Trang 1Lời mở đầu
Ngày nay, nền kinh tế các nước phát triển nhanh chóng trong điều kiệnhội nhập, sự giao lưu quốc tế đã được mở rộng ở mức cao nhất Việt Nam cũngkhông nằm ngoài quỹ đạo đó, sự mở cửa của nền kinh tế đòi hỏi một tiềm lựcthực sự của đất nước Tuy nhiên, bước đi hay thay đổi nào cũng phải đảm bảokhông chệch khỏi hướng đi của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN Vìvậy, tuy chúng ta đã thực hiện chính sách phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiềuthành phần thích hợp với yêu cầu đổi mới từ Đại hội Đảng VI nhưng vẫn phảigiữ vững vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước Thực hiện chính sách này, đòihỏi phải có sự thay đổi một cách sâu sắc và toàn diện hoạt động của DNNNcho phù hợp với tình hình mới Mục tiêu của quá trình đổi mới DNNN là từngbước phát huy có hiệu quả vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân, làm đònbẩy đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế và giải quyết những vấn đề xã hội, mởđường, hướng dẫn, hỗ trợ các thành phần kinh tế khác cùng phát triển, làm lựclượng vật chất để Nhà nước thực hiện chức năng điều tiết và quản lý vĩ mô.
Cổ phần hóa được xem là một trong những giải pháp cơ bản, hữu hiệunhất nhằm đổi mới hoạt động của DNNN, đa dạng hóa hình thức sở hữu và đổimới phương thức hoạt động của DN, phương thức quản lý kinh tế của Nhànước, tạo động lực cho người lao động thực sự làm chủ DN, nâng cao hiệu quảsản xuất kinh doanh và thu hút vốn đầu tư trong xã hội CTCP là một trongnhững xu hướng chuyển đổi và hình thành DN chính trên thế giới, đặc biệttrong giai đoạn hội nhập hiện nay.
Nhận thức được rõ vai trò của cổ phần hóa trong tiến trình đổi mới DNNN
ở nước ta nói chung và ở Hà Nội nói riêng, em đã chọn đề tài : “ Giải phápđẩy mạnh cổ phần hóa các DNNN của thành phố Hà Nội ” nhằm nâng cao
hiểu biết của em về vấn đề này cũng như đưa ra thực trạng của tiến trình cổ
Trang 2phần hóa của thành phố Hà Nội trong giai đoạn gần đây Đối tượng nghiên cứucủa đề tài là vấn đề CPH DNNN Phạm vi nghiên cứu là các DNNN trực thuộcUBND thành phố Hà Nội quản lý.
Kết cấu bài viết của em bao gồm:
Chương I : Những vấn đề lý luận chung về cổ phần hóa DNNN
Chương II : Thực trạng cổ phần hóa DNNN của thành phố Hà Nội giai
đoạn 2000-2007
Chương III : Phương hướng và biện pháp đẩy mạnh tiến trình cổ phần
hóa các DNNN của Hà Nội.
Do hiểu biết còn hạn chế, bài viết của em chắc chắn có nhiều sai sót, emrất mong được nhận những góp ý và chỉ dạy quý báu của các thầy cô giáo.
Em cũng xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo tiến sĩ Nguyễn ThịKim Dung đã tận tình chỉ bảo giúp đỡ em hoàn thành bài viết này Đồng thời emxin được bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc của mình đến Thạc sĩ Nguyễn Thị Luyến-cán bộ nghiên cứu của Viện nghiên cứu và quản lý kinh tế TW đã nhiệt tìnhhướng dẫn em trong quá trình thực tập cũng như hoàn chỉnh bài viết
Trang 3Nội dung
Chương I
Những vấn dề lý luận chung về cổ phần hóa DNNNI.Tổng quan về cổ phần hóa DNNN
1 Doanh nghiệp Nhà nước
I.1.Khái niệm
Định nghĩa DNNN được sử dụng phổ biến là định nghĩa trong báo cáo củaTổ chức phát triển công nghiệp Liên Hợp Quốc UNIDO: “DNNN là các tổchức kinh tế thuộc sở hữu Nhà nước hay do Nhà nước kiểm soát có thu nhậpchủ yếu từ việc tiêu thụ hàng hóa hay dịch vụ” Như vậy, theo định nghĩa trên,DNNN bao gồm các DN hoàn toàn thuộc quyền quản lý của các Bộ, ngành,DN mà Nhà nước giữ phần lớn cổ phần và cả những DN mà Nhà nước khônggiữ phần lớn cổ phần song do sự phân tán của cổ đông mà Nhà nước giữ quyềnchi phối.
Khái niệm DNNN trong hệ thống pháp luật Việt Nam thay đổi qua nhiềuthời kì, tương ứng với sự thay đổi về quan niệm đối với sở hữu, thay đổi trongcơ chế quản lý kinh tế Điều 1 trong Luật DNNN 2003 được phát triển tươngđối sâu trong cách định nghĩa DNNN : “ DNNN là tổ chức kinh tế do Nhànước đầu tư vốn, thành lập và tổ chức quản lý, hoạt động kinh doanh hoặc hoạtđộng công ích, nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế- xã hội do Nhà nước giao.DNNN có tư cách pháp nhân, có các quyền và nghĩa vụ dân sự, tự chịu tráchnhiệm về toàn bộ hoạt động, kinh doanh trong phạm vi số vốn do DN quản lý”.Luật này áp dụng với các DNNN tổ chức dưới hình thức DN độc lập, tổngcông ty, DN thành viên của tổng công ty và quản lý phần vốn của Nhà nướcđầu tư ở các DN Như vậy, khái niệm trên đã phản ánh những thay đổi cơ bảntrong nhận thức của các nhà lập pháp và các nhà hoạch định chính sách đối với
Trang 4thành phần kinh tế Nhà nước Điều đó thể hiện ở chỗ: việc xác định DNNNkhông hoàn toàn dựa vào tiêu chí sở hữu Quan niệm trên đã thừa nhận sự tồntại bình đẳng của các hình thức sở hữu trong một DNNN, tiêu chí xác địnhDNNN là quyền kiểm soát và chi phối DNNN Như vậy, DNNN có thể tồn tạidưới nhiều hình thức khác nhau Quan niệm trên là một sự tiến bộ lớn trongcách nhận thức, mở đường cho các cải cách liên quan đến DNNN sau đó
I.2.Đặc điểm của DNNN
I.2.1 DNNN thuộc quyền sở hữu của Nhà nước
Quyền sở hữu DNNN thuộc về Nhà nước, thể hiện ở lượng vốn chủ yếu ởcác DNNN là do Nhà nước đầu tư Việc sở hữu này quyết định sự kiểm soátcủa Nhà nước ở một mức độ nhất định và quyền can thiệp vào các hoạt độngkinh doanh của DN Người quản lý DN không có quyền đối phó với nhữngđiều kiện thay đổi của thị trường Các tổ chức lao động trong DNNN mạnhhơn tư nhân nên người làm công trong các DNNN được hưởng lương cao hơnvà có chế độ ưu đãi xã hội tốt hơn Vì vậy, các DNNN ít có khả năng thay đổiđầu vào về nguồn lao động, gặp khó khăn trong việc giảm số lao động dư thừa.Việc quyết định sản xuất các mặt hàng phụ thuộc vào Chính Phủ và mụcđích của Chính phủ trong từng giai đoạn DNNN có thể phải sản xuất hàng hóacông cộng phi thương mại đáp ứng yêu cầu của nhân dân mà không xuất pháttừ lợi nhuận hay động cơ kinh tế nào Điều này giống như tính không rõ ràngvề nhiệm vụ được giao, DNNN phải tồn tại và phát triển đảm bảo lợi ích quốcgia cũng như lợi ích chung của xã hội Tất cả điều này do tính chất phi thươngmại của sở hữu Nhà nước, DN buộc phải thỏa mãn yêu cầu tiêu dùng trongnước với giá ưu đãi, hoặc thỏa mãn dịch vụ do chính phủ yêu cầu, thậm chíChính phủ có thể yêu cầu DN chỉ được vay vốn từ một nguồn nào đó, hoặcphải đầu tư cho phù hợp với kế hoạch quốc gia
Sở hữu Nhà nước hàm nghĩa là sở hữu của các công dân, cũng đồng nghĩalà vô chủ, không có cá nhân nào thấy sự giám sát theo dõi là cần thiết Tuy
Trang 5nhiên, sự sở hữu này cũng có mặt tích cực của nó, vì Chính phủ có xu hướngsở hữu các nguồn vốn lớn, dễ huy động các nguồn vốn trong các hoạt độngphát triển hay kinh doanh của các DNNN.
I.2.2 Các cơ chế kích thích trong DNNN
Các cơ chế kích thích trong khu vực tư nhân rất rõ ràng và dường như rấtđơn giản, vì khu vực tư nhân hoạt động vì lợi nhuận, trong khi đó, với DNNN,việc đánh giá những hoạt động của người quản lý gặp khá nhiều khó khăn MộtDNNN phải thực hiện nhiều mục tiêu, đôi khi mâu thuẫn nhau, như việc phảiđạt lợi nhuận lớn nhưng vẫn đảm bảo số lượng việc làm cao cho người laođộng Điều này rất khó thực hiện vì một DN chỉ cần một số lượng lao độngnhất định có tay nghề cao mang lại lợi nhuận nhiều hơn so với nhiều lao độngnhưng không có trình độ, vì vậy, việc giảm biên chế là cần thiết, nhưng nhưvậy lại không đảm bảo được số lượng việc làm cao Khu vực DNNN gặp khókhăn trong việc đề ra một phương án thích hợp động viên người quản lý, sathải nếu làm việc không hiệu quả là một việc rất ít làm vì chế độ biên chế nhànước hoàn toàn khác với chế độ hợp đồng của khu vực tư nhân Các khoảnlương, đãi ngộ nếu quá cao cũng sẽ bị phản đối bởi các người lao động kháctrong DN Do vậy, người quản lý hoàn toàn có thể tuân theo những động cơ cólợi khác, ưu tiên cho những người mang lại cho họ phần thưởng về uy tín vàquyền lực chính trị trong tương lai hơn là thu hút những người có năng lựcthực sự làm giàu cho DN Đây cũng là một khó khăn lớn trong quản lý DNNN.
I.2.3 Chế độ trách nhiệm trong DNNN
Việc đại diện cho chủ sở hữu, cho Nhà nước trong các DNNN phức tạp vànhiều tầng cấp Các Bộ, UBND tỉnh, Hội đồng quản trị tổng công ty Nhà nướchay công ty Nhà nước được coi là đại diện của chủ sở hữu Tuy nhiên các cơquan này không phải là đại diện theo đúng nghĩa, chỉ có một số cá nhân cụ thểcủa những cơ quan này thực hiện chức năng đại diện Vì vậy, sự phân quyềntrách nhiệm là đa cấp, không xác định rõ nội dung mối quan hệ đại diện phát
Trang 6sinh giữa chủ sở hữu Nhà nước với cơ quan đại diện cho chủ sở hữu và đạidiện của cơ quan đại diện Điều này gây khó khăn rất lớn cho việc ra một quyếtđịnh vì phải lấy ý kiến của rất nhiều cấp có liên quan, là lý giải cho sự chậm trễcủa các quyết định cũng như việc phát sinh cái gọi là “lổi của tập thể”
2 Cổ phần hóa DNNN
2.1 Khái niệm về cổ phần hóa DNNN
- Cổ phần hóa DNNN là việc chuyển doanh nghiệp mà chủ sở hữu là Nhànước (doanh nghiệp đơn sở hữu) thành công ty cổ phần (doanh nghiệp đa sởhữu), chuyển DN từ chỗ hoạt động theo Luật DNNN sang doanh nghiệp hoạtđộng theo các quy định về CTCP trong Luật DN Điếu 1 thông tư 50TC/TCDN ngày 30/8/1996 của Bộ tài chính ghi rõ : DNNN chuyển thànhCTCP (hay còn gọi là CPH DNNN) là một biện pháp chuyển DN từ sở hữunhà nước sang hình thức sở hữu nhiều thành phần, trong đó tồn tại một phần sởhữu nhà nước.
Như vậy, xét về hình thức, nhà nước sẽ bán một phần hay toàn bộ cổ phầncho các cá nhân, tổ chức thuộc mọi thành phần kinh tế Những người mua cổphần sẽ trở thành thành viên của CTCP, có quyền và trách nhiệm tương ứngvới phần vốn góp Xét về bản chất, CPH chính là phương thức thực hiện xã hộihóa sở hữu, chuyển hóa quyền sở hữu (từ đơn sở hữu sang đa sở hữu) và dođó, sự thay đổi cả quyền quản lý và sử dụng, tạo nên sự gắn kết chặt chẽ giữacác quyền liên quan đến vốn và tài sản của DN Đến lượt mình, điều đó lại làđiều kiện thiết yếu để đảm bảo quyền làm chủ thực sự của những người gópvốn Bên cạnh đó, CPH còn là sự thay đổi căn bản về quy chế hoạt động củaDN Từ chỗ DN bị chi phối toàn diện của Nhà nước, sang quyền tự chủ kinhdoanh được mở rộng và tính tự chịu trách nhiệm được đề cao.
- Quan niệm về công ty cổ phần được nêu rõ trong Luật công ty, nằmtrong Luật DN, được ban hành năm 1999, cụ thể: Công ty cổ phần là loại hìnhdoanh nghiệp có tư cách pháp nhân, trong đó:
Trang 7* Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần
* Cổ đông (người sở hữu cổ phần) chỉ chịu trách nhiệm về nợ và cácnghĩa vụ tài sản khác của DN trong phạm vi số vốn đã góp của mình.
* Cổ đông có cổ phiếu phổ thông được tự do chuyển nhượng cổ phần củamình cho người khác.
* Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân, thường không có sự hạn chế mức tốiđa, mà chỉ có sự hạn chế số lượng tối thiểu.
Trong thực tế, có nhiều cách thức khác nhau để hình thành công ty cổphần, tuy nhiên có hai cách thức chủ yếu sau:
* Một số người có ý tưởng và khả năng kinh doanh khởi xướng và kêu gọimọi người góp vốn đăng kí thành lập CTCP Những người đó gọi là cổ đôngsáng lập và họ có những quyền lợi đặc biệt trong một thời hạn nhất định theoquy định của pháp luật.
* Chuyển loại hình tổ chức kinh doanh không phải công ty cổ phần thànhDN thuộc loại hình CTCP Việc chuyển hóa các loại hình DN không phảiCTCP sang hoạt động theo quy chế của CTCP gọi là cổ phần hóa Đây là hiệntượng tự nhiên của nền kinh tế thị trường, các nhà kinh doanh có quyền tự dolựa chọn loại hình tổ chức kinh doanh trong khuôn khổ quy định của pháp luật.
2.2 Các chủ trương, chính sách về cổ phần hóa DNNN
Đổi mới, sắp xếp và nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN là một chủtrương lớn của Đảng và Nhà nước ta Việc sắp xếp các DNNN được thực hiệnbằng các giải pháp: sáp nhập, cổ phần hóa, giao, bán, khoán, cho thuê DN, tổchức lại các tổng công ty và thành lập các tập đoàn kinh tế Trong tất cả cácgiải pháp trên thì cổ phần hóa được coi là một giải pháp quan trọng, chủ yếu đểcơ cấu lại, đổi mới cơ chế quản lý và nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN.Chủ trương cổ phần hóa đã được bắt đầu từ năm 1992, với tinh thần Nghịquyết Hội nghị TW Đảng lần 2 khóa VII (11-1991) : “Chuyển một số DN quốcdoanh có điều kiện thành công ty cổ phần và thành lập một số công ty quốc
Trang 8doanh cổ phần mới, phải làm thí điểm chỉ đạo chặt chẽ, rút kinh nghiệm chuđáo trước khi mở rộng phạm vi thích hợp”
- Thời kì thí điểm (1992-1996): Tháng 5 năm 1990, Chủ tịch Hội đồng
Bộ trưởng ra quyết định số 143/HĐBT cho phép thí điểm, chuyển một sốDNNN thành công ty cổ phần Ngày 8-6-1992, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởngban hành Chỉ thị số 202/CT về tiếp tục thí điểm chuyển một số DNNN thànhcông ty cổ phần Văn bản của HĐBT quy định chuyển một số DNNN đáp ứngcác điều kiện: quy mô vừa và nhỏ, kinh doanh có lãi hoặc triển vọng có lãi,Nhà nước không cần nắm giữ 100% vốn sang hoạt động dưới hình thức CTCP.Đối tượng được ưu tiên là người lao động trong DN, DNNN khác, hạn chế báncổ phần cho tư nhân hoặc cho tư nhân trong nước và ngoài nước Nghị quyếtBộ chính trị (số 10/NQ-TW ngày 17-3-1995) đã đưa ra phương châm tiến hànhCPH: Thực hiện từng bước vững chắc CPH một bộ phận DN mà Nhà nướckhông cần nắm giữ 100% vốn Tùy tính chất, loại hình DN mà tiến hành bánmột tỷ lệ cổ phần cho cho công nhân viên chức làm việc tại DN và bán cổ phầncho các tổ chức hay cá nhân ngoài DN Như vậy, trong thời gian đó, quan điểmcổ phần hóa đã thay đổi trong việc xác định đối tượng mua cổ phần, đó là mộtsự tiến bộ lớn nhằm huy động vốn tốt hơn.
- Thời kì triển khai cổ phần hóa diện rộng (1997-2002): Sau khi tổng kết
công tác thí điểm cổ phần hóa, Chính phủ ban hành NĐ 28/CP (7-1996) về cổphần hóa DNNN nhằm chuẩn hóa quy trình CPH DNNN Mặc dù chính sáchCPH do NĐ 28/CP đưa ra đã bước đầu đưa quá trình CPH DNNN vào quy củnhưng do các DN và các cơ quan chủ quản còn được quyền quyết định có hoặckhông đăng kí và thực thi CPH nên vẫn tồn tại tình trạng đăng kí thì nhiềunhưng trong quá trình thực hiện lại xin rút
Ngày 21-4-1998 Thủ tướng chính phủ ra CT20/TTg về đẩy mạnh sắp xếplại DNNN theo tiêu chuẩn phân loại đã được định chuẩn Chính phủ ban hànhNghị định 44/1998/NĐ-CP (29-6-1998) về CPH thay thế NĐ28/CP với nhiều
Trang 9ưu đãi DNCPH và người lao động hơn, như: chi phí CPH trừ vào vốn nhànước, loại bỏ nợ và tài sản không thuộc trách nhiệm quản lý sử dụng khỏi giátrị DN, đơn giản thủ tục kiểm toán
- Thời kì đẩy mạnh cổ phần hóa hiện nay (2000 đến nay) : Ngày 19-6-2002
Chính phủ ban hành Nghị định số 64/2002/NĐ-CP, thay thế Nghị định44/1998/NĐ-CP, xác định rõ hơn mục tiêu cổ phần hóa, mở rộng hơn diện tíchDNNN CPH, quy định cụ thể hơn các vấn đề liên quan đến CPH như vấn đềxử lý tài chính và xác định giá trị DN trước khi CPH, mở rộng quyền đượcmua cổ phần lần đầu tại các DN CPH… Tuy nhiên quy định tại Nghị định nàycòn nhiều bất cập, việc xác định giá trị DN chưa phản ánh hết thực chất giá trịDN, cơ cấu bán cổ phần lần đầu do có cổ phần ưu đãi, không còn có phần bánra ngoài nên dẫn đến bán cổ phần khép kín trong nội bộ DN.
* Thực hiện nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 Ban chấp hành TW Đảng khóa IXvề tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả DNNN Chínhphủ ban hành Quyết định số 155/2004/QĐ-TTg (24/8/2004) ban hành tiêu chí,danh mục phân loại công ty nhà nước và công ty thành viên hạch toán độc lậpthuộc Tổng công ty nhà nước Quy định thu hẹp hơn những ngành, lĩnh vựcNhà nước nắm giữ 100% vốn, nắm giữ cổ phần chi phối trên 50%, quy địnhnhững công ty cần tiến hành đa dạng hóa sở hữu dưới các hình thức CPH, quyđịnh các điều kiện tồn tại đối với tổng công ty nhà nước và những tổng công tynhà nước không đáp ứng đủ các điều kiện sẽ được sắp xếp lại theo hướng sápnhập, hợp nhất hoặc giải thể sau khi sắp xếp lại các công ty thành viên.
* Nghị định số 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ bổ sung đốitượng CPH là các công ty nhà nước có quy mô lớn, kể cả các tổng công ty Nhànước, đưa ra các giải pháp nhằm khắc phục các bất cập trong cơ chế CPHDNNN trước đây, đồng thời cũng bổ sung các giải pháp để tháo gỡ vướng mắccho các DN sau khi chuyển thành CTCP Quy định rõ đối tượng và điều kiệnCPH, bổ sung các giải pháp xử lý các tồn tại về tài chính cho các DNNN trước
Trang 10khi CPH, hoàn thiện cơ chế định giá và bán cổ phần theo hướng gắn với thịtrường và đảm bảo tính khách quan, minh bạch
* Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án tổng thể sắp xếp, đổi mới DNNNcủa các Bộ, ngành, Tổng công ty 91 Chỉ thị số 04/2005/CT-TTg ngày 17-3-2005 của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quanthuộc Chính phủ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW, thực hiện nghiêmNghị định số 187/2004/NĐ-CP về chuyển công ty nhà nước thành CTCP, đảmbảo nguyen tắc thị trường trong cổ phần hóa DNNN, thực hiện xác định giá trịDN thông qua các tổ chức có chức năng định giá, không cổ phần hóa khép kíntrong các DN, thực hiện bán đấu giá cổ phần công khai.
Năm 2007, Chính phủ ban hành Nghị định 109/2007/NĐ-CP về việc chuyểnDN 100% vốn nhà nước thành CTCP và Quyết định 38/2007/NĐ-CP về việcphân loại DN 100% vốn nhà nước nhằm sửa đổi những bất cập trong các Nghịđịnh trước Trong Nghị định 109 có quy định rất cụ thể về vấn đề xác định giátrị quyền sử dụng đất cũng như quy định bán cổ phần lần đầu và quản lý, sửdụng tiền thu từ CPH Quyết định 38 đã đưa ra các tiêu chí mới cụ thể, các lĩnhvực mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và những lĩnh vực mà nhà nướcnắm trên 50% cổ phần
II.Nội dung của quá trình cổ phần hóa DNNN
1 Mục tiêu, yêu cầu của việc cổ phần hóa
Nghị định số 109/2007/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 26/6/2007về việc chuyển doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước thành CTCP đã nêu rõ :Chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần nhằm các mục tiêu sauđây:
- Huy động vốn của các nhà đầu tư trong và ngoài nước để nâng caonăng lực tài chính, đổi mới công nghệ, đổi mới phương thức quản lý nhằmnâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Trang 11- Đảm bảo hài hòa lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp, nhà đầu tư vàngười lao động trong doanh nghiệp.
- Thực hiện công khai, minh bạch theo nguyên tắc thịtrường, khắc phục tình trạng cổ phần hóa khép kín trong nội bộ doanh nghiệp,gắn với phát triển thị trường vốn và thị trường chứng khoán.
2 Đối tượng cổ phần hóa
Theo tinh thần của Nghị định 109/2007/NĐ-CP thì đối tượng thực hiện cổphần hóa là:
- Công ty Nhà nước độc lập thuộc các Bộ, ngành, địa phương.- Công ty mẹ của Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước.- Công ty mẹ trong tổ hợp công ty mẹ- công ty con.
- Công ty thành viên hạch toán độc lập thuộc Tổng công ty do Nhà nướcquyết định đầu tư và thành lập.
- Đơn vị hạch toán phụ thuộc của công ty Nhà nước độc lập, tập đoàn,tổng công ty nhà nước, công ty mẹ, công ty thành viên hạch toán độc lập củatổng công ty.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ
3 Điều kiện cổ phần hóa
Quy định của Nhà nước về điều kiện cổ phần hóa khá rõ ràng với nhữngyêu cầu đặt ra cho doanh nghiệp Nhà nước tiến hành cổ phần hóa cụ thể nhưsau:
- Đối với các công ty mẹ của Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty Nhà nướcthực hiện cổ phần hóa khi đảm bảo đủ hai điều kiện:
Không thuộc diện nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ
Còn vốn nhà nước sau khi đã được xử lý tài chính và đánh giá lại giá trịdoanh nghiệp.
- Đối với đơn vị hạch toán phụ thuộc, ngoài điều kiện trên còn phải đảmbảo:
Trang 12 Có đủ điều kiện hoạch toán độc lập.
Việc cổ phần hóa đơn vị hạch toán phụ thuộc không gây khó khăn hoặcảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hoặc các bộphận còn lại của doanh nghiệp.
- Nếu doanh nghiệp sau khi đã được xử lý tài chính mà giá trị thực tế củadoanh nghiệp thấp hơn các khoản phải trả thì chuyển sang thực hiện bán hoặcgiải thể, phá sản.
- Bán toàn bộ vốn nhà nước hiện có tại các doanh nghiệp hoặc kết hợptoàn bộ vốn nhà nước vừa phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ.
5.Xử lý tài chính khi có cổ phần hóa
Đây là vấn đề quan trọng cũng như phức tạp nhất trong quá trình tiếnhành cổ phần hóa DNNN ở nước ta Vì vậy, những quy định về vấn đề này cólẽ được xem xét nhiều nhất Các quy định về tài chính được thay đổi phù hợpvới các vấn đề bất cập phát sinh trong quá trình thực hiện những nghị địnhtrước Nghị định 109/2007/NĐ-CP quy định rõ:
5.1 Kiểm kê, phân loại tài sản và xử lý tồn tại về tài chính
- Doanh nghiệp cổ phần hóa có trách nhiệm thực hiện kiểm toán báo cáotài chính hàng năm theo chế độ Nhà nước quy định Nếu thời điểm xác địnhgiá trị doanh nghiệp không trùng với thời điểm kết thúc năm tài chính, doanh
Trang 13nghiệp cổ phần có trách nhiệm lập báo cáo tài chính tại thời điểm xác định giátrị doanh nghiệp.
- Trên cơ sỏ kết quả kiểm kê, kiểm toán báo cáo tài chính hàng năm,doanh nghiệp cổ phần hóa có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan liên quanchủ động xủ lý theo thẩm quyền và theo quy định của pháp luật những tồn tạivề tài chính trước khi xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa.
Trang 145.2 Các khoản nợ phải thu
- Doanh nghiệp cổ phần hóa có trách nhiệm đối chiếu, thu hồi các khoảnnợ phải thu đến hạn trước khi cổ phần hóa Đến thời điểm xác định giá trịdoanh nghiệp còn tồn đọng nợ phải thu khó đòi thì xử lý theo quy định hiệnhành của Nhà nước về xử lý nợ tồn đọng.
- Doanh nghiệp cổ phần hóa có trách nhiệm bàn giao các khoản công nợkhông có khả năng thu hồi đã loại khỏi giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa chocác cơ quan có thẩm quyền liên quan.
- Đối với các khoản đã trả trước cho người cung cấp hàng hóa dịch vụ như: tiền thuê nhà, thuê đất, mua hàng, tiền công phải đối chiếu với hợp đồng đểtính vào giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa.
5.3 Các khoản nợ phải trả
- Nợ phải trả các tổ chức, cá nhân :
Doanh nghiệp cổ phần hóa phải huy động các nguồn vốn hợp pháp đểthanh toán các khoản nợ đến hạn phải trả trước khi cổ phần hóa hoặc thỏathuận với các chủ nợ để xử lý hoặc chuyển thành vốn góp cổ phần.
Việc chuyển nợ đến hạn phải trả tại thời điểm xác định giá trị doanhnghiệp thành vốn góp cổ phần được thực hiện theo kết quả đấu giá thành côngcủa chủ nợ.
- Nợ thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước : doanh nghiệp cổ phầnhóa có trách nhiệm nộp thuế và các khoản nợ ngân sách nhà nước trước khichuyển đổi, trường hợp doanh nghiệp cổ phần hóa chưa hoàn thành nghĩa vụnộp thuế thì công ty cổ phần có trách nhiệm thừa kế toàn bộ.
- Trong quá trình cổ phần hóa, nếu doanh nghiệp cổ phần hóa có khó khănvề khả năng thanh toán các khoản nọ quá hạn do kinh doanh thua lỗ thì xử lýtheo quy định hiện hành của Nhà nước về xử lý nợ tồn đọng.
Trang 155.4 Xử lý tài chính ở thời điểm DN chính thức chuyển thành công ty cổphần
- Căn cứ vào giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa đã được cơ quan có thẩmquyền quyết định, doanh nghiệp có trách nhiệm điều chỉnh số liệu trong sổ kếtoán; lập báo cáo tài chính doanh nghiệp giai đoạn từ thời điểm xác định giá trịdoanh nghiệp đến thời điểm doanh nghiệp chính thức chuyển thành công ty cổphần.
- Trong thời gian 1 tháng từ thời điểm được cấp giấy chứng nhận đăng kýkinh doanh lần đầu, doanh nghiệp cổ phần hóa phải hoàn thành việc lập báocáo tài chính tại thời điểm đăng ký kinh doanh, xác định giá trị phần vốn Nhànước tại thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần và các tồn tại vềtài chính cần tiếp tục xử lý.
6.Xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa
6.1 Xác định giá trị DN theo phương pháp tài sản
Giá trị thực tế của DN CPH là giá trị toàn bộ tài sản hiện có của DN tạithời điểm CPH có tính đến khả năng sinh lời của DN mà người mua, người báncổ phần đều chấp nhận được.
- Khi CPH toàn bộ tập đoàn, tổng công ty nhà nước thì giá trị vốn nhànước là giá trị thực tế vốn nhà nước được xác định tại tập đoàn, tổng công tynhà nước.Trường hợp CPH công ty mẹ trong tổ hợp công ty mẹ- công ty conthì giá trị vốn nhà nước là giá trị thực tế vốn Nhà nước tại công ty mẹ Đối vớicác tổ chức tín dụng, tài chính, khi xác định giá trị doanh nghiệp theo phươngpháp tài sản được sử dụng kết quả kiểm toán báo cáo tài chính để xác định tàisản vốn bằng tiền, các khoản công nợ nhưng phải thực hiện kiểm kê, đánh giáđối với tài sản cố định, các khoản đầu tư dài hạn và giá trị quyền sử dụng đấttheo chế độ Nhà nước quy định.
- Riêng các khoản sau đây không được tính vào giá trị DN để cổ phần hóa: các khoản nợ phải thu không có khả năng thu hồi; chi phí xây dựng cơ bản dở
Trang 16dang của những công trình đã có quyết định hoãn của cấp có thẩm quyền trướcthời điểm xác định giá trị doanh nghiệp
- Các căn cứ để xác định giá trị thực tế của DN gồm : số liệu theo sổ kếtoán của DN tại thời điểm xác định giá trị DN; tài liệu kiểm kê, phân loại vàđánh giá chất lượng tài sản của DN tại thời điểm xác định giá trị DN; giá trị thịtrường của tài sản tại thời điểm tổ chức định giá; giá trị quyền sử dụng đấtđược giao, được thuê và giá trị lợi thế kinh doanh của DN.
Trong các căn cứ trên, vấn đề tính giá trị quyền sử dụng đất là vấn đềđược nêu ra cụ thể nhất
- Đối với diện tích đất DN CPH đang sử dụng làm mặt bằng xây dựng trụsở, văn phòng giao dịch, xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh…thì doanhnghiệp cổ phần hóa có trách nhiệm xây dựng phương án sử dụng đất trình cơquan có thẩm quyền xem xét, quyết định Nếu doanh nghiệp được giao đất thìphải tính giá trị quyền sử dụng đất vào giá trị doanh nghiệp theo giá đất đãđược Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc TW quy định và công bố.Trong trường hợp DN lựa chọn hình thức thuê đất, nếu DN trả tiền thuế đấthàng năm thì không tính tiền thuê đất vào giá trị DN, nếu DN trả tiền thuê đấtmột lần cho toàn bộ thời gian thuê thì tính tiền thuê đất vào giá trị DN theo giását với giá thị trường tại thời điểm định giá
6.2 Xác định giá trị DN theo phương pháp dòng tiền chiết khấu
Giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại DN được xác định theo phươngpháp dòng tiền chiết khấu dựa trên khả năng sinh lời của DN trong tương lai.Giá trị thực tế của DN bao gồm giá trị thực tế phần vốn Nhà nước, nợ phải trả,số dư bằng tiền Quỹ khen thưởng, Qũy phúc lợi và số dư kinh phí sự nghiệpnếu có Ngoài ra, trường hợp DN lựa chọn hình thức thuê đất trả tiền một lầnhoặc giao đất thì phải bổ sung giá trị quyền sử dụng đất, tiền thuê đất vào giátrị DN
Trang 17Phương pháp dòng tiền chiết khấu xác định giá trị DN theo các báo cáo tàichính của DN trong 5 năm liền kề, trước thời điểm xác định giá trị DN;phương án hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN trong 3 đến 5 năm sau khichuyển thành công ty cổ phần cùng với lãi suất trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 5năm ở thời điểm gần nhất, trước thời điểm tổ chức thực hiện xác định giá trịDN và hệ số chiết khấu dòng tiền của DN được định giá.
7 Quy trình cổ phần hóa DNNN
Theo công văn số 11712/TC/TCDN ngày 10/11/2003 và Thông tư126/2004/TT-BTC ngày 24/12/2004 của Bộ Tài chính, quy trình cổ phần hóabao gồm các công việc sau :
Bước 1: Xây dựng phương án cổ phần hóa
1 Thành lập Ban chỉ đạo cổ phần hóa và tổ giúp việc.2 Chuẩn bị hồ sơ tài liệu
3 Kiểm kê, xử lý những vấn đề tài chính và tổ chức xác định giá trị DN4 Hoàn tất phương án cổ phần hóa
- Lập phương án cổ phần hóa với các nội dung chính như sau:
* Giới thiệu khái quát về công ty, tình hình, kết quả hoạt động sản xuấtkinh doanh của công ty trong 3-5 năm liền trước khi cổ phần hóa.
* Đánh giá thực trạng về tài sản, tài chính, công nợ, lao động của công tytại thời điểm xác định giá trị DN.
* Phương án sắp xếp lại lao động.
* Phương án hoạt động sản xuất kinh doanh trong 3-5 năm tiếp theo.* Hình thức cổ phần hóa và vốn điều lệ theo yêu cầu hoạt động sản xuấtkinh doanh của công ty cổ phần.
* Dự kiến cơ cấu vốn điều lệ: số cổ phần nhà nước nắm giữ, số cổ phầnbán ưu đãi cho các nhà đầu tư chiến lược, số cổ phần ưu đãi cho người laođộng.
* Phương thức phát hành cổ phiếu theo quy định
Trang 18- Tổ chức hội nghị công nhân viên chức lấy ý kiến hoàn thiện phương áncổ phần.
- Ban chỉ đạo thẩm định phương án cổ phần hóa báo cáo cơ quan quyếtđịnh CPH quy định.
- Cơ quan quyết định CPH xem xét ra quyết định phê duyệt phương án cổphần hóa trong thời gian không quá 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báocáo của Ban chỉ đạo.
3 Tổng hợp kết quả bán cổ phần cho cơ quan quyết định CPH.
Bước 3 : Hoàn tất việc chuyển DN thành công ty CP
1 Tổ chức đại hội đồng cổ đông lần thứ nhất thông qua Điều lệ tổ chứcvà hoạt động, phương án sản xuất kinh doanh, bầu Hội đồng quản trị.
2 Căn cứ kết quả Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị công ty cổphần thực hiện đăng kí kinh doanh.
3 Lập báo cáo tài chính tại thời điểm công ty cổ phần được cấp giấychứng nhận kinh doanh., thực hiện quyết toán thuế, quyết toán chi phí cổ phầnhóa, nộp tiền thu từ cổ phần hóa về công ty, tổng công ty hoặc Quỹ hỗ trợ sắpxếp DN tại Bộ tài chính.
4 Công ty cổ phần mua hoặc in tờ cổ phiếu cấp cho các cổ đông theo quyđịnh hiện hành.
5 Tổ chức ra mắt công ty cổ phần.
III.Sự cần thiết phải tiến hành cổ phần hóa các DNNN
1 Thực trạng yếu kém của các DNNN
Trang 191.1 Vai trò và những mặt tích cực của DNNN
Trong thời gian qua, DNNN vẫn phát triển khá tốt Mặc dù giảm khámạnh số lượng DNNN nhưng năng lực sản xuất của khu vực DNNN vẫn tiếptục tăng, sản xuất có tốc độ tăng trưởng đáng chú ý Với nền kinh tế thị trườngđịnh hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam, kinh tế Nhà nước vẫn luôn đóngvai trò chủ đạo DNNN cũng mang những vai trò tích cực:
- DNNN có vị trí rất quan trọng, góp phần để kinh tế nhà nước thực hiện
được vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân, là động lực thúc đẩy phân bố
lại dân cư theo hướng công nghiệp hóa, hình thành các trung tâm kinh tế, vănhóa, đô thị mới, trang bị lại kĩ thuật, đổi mới công nghệ cho toàn bộ nền kinhtế quốc dân, đào tạo bồi dưỡng cán bộ kĩ thuật, công nhân lành nghề và tạothêm điều kiện phát triển hạ tầng.
- DNNN là công cụ vật chất để Nhà nước điều tiết và hướng dẫn nền kinh
tế thị trường theo định hướng XHCN DNNN đã và đang chiếm vị trí quan
trọng trong nhiều ngành kinh tế chủ chốt, bảo đảm các điều kiện cơ sở hạ tầng,dịch vụ xã hội ngày một tốt hơn; cung ứng các hàng hóa, vật tư, năng lượngchủ yếu cho sản xuất và đời sống DNNN giữ vai trò quyết định trong việccung cấp những sản phẩm trọng yếu cho nền kinh tế quốc dân, như điện, sắtthép, xi măng, phân bón, xăng dầu, giấy viết… là lực lượng chủ lực thực hiệncác chính sách xã hội thông qua các DN công ích Nhờ có DNNN và lực lượngvũ trang, chúng ta có khả năng ứng phó đặc biệt có kết quả trong việc khắcphục ảnh hưởng và hậu quả thiên tai.
Sự phát triển của DNNN trong các ngành hạ tầng như giao thông, nănglượng, bưu chính viễn thông, dịch vụ… đã tạo điều kiện cho các thành phầnkinh tế khác phát triển.
Mặc dù đã giảm mạnh về số lượng DN và phần tài trợ của Nhà nước,DNNN vẫn đạt được nhiều tiến bộ trong việc bảo đảm hầu hết yêu cầu sảnphẩm và dịch vụ công ích, các điều kiện giao thông, điện, nước, thông tin, vật
Trang 20tư, hàng hóa cho xuất khẩu và thị trường trong nước, đóng góp cho ngân sáchnhà nước.
Ngoài ra, DNNN còn đang đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiệncác chính sách xã hội và ổn định chính trị- xã hội, định hướng công bằng, vănminh, góp phần cùng với khu vực kinh tế khác giải quyết các vấn đề việc làm,thu nhập cho người lao động, xóa đói giảm nghèo, phát triển văn hóa giáo dục,y tế.
- DNNN chiếm tỷ lệ khá cao trong xuất nhập khẩu Tốc độ tăng kim ngạch
xuất nhập khẩu bình quân hàng năm là 20% DNNN là đầu mối xuất khẩu hầuhết các mặt hàng quan trọng như dầu thô, than, gạo, hàng may mặc… Đồngthời, DNNN cũng tạo trên 98% tổng số dự án liên doanh với nước ngoài, đãgóp phần tạo ra nguồn thu đáng kể cho khu vực này Cũng nhờ vậy, khu vựcDNNN chiếm vị trí khá quan trọng trong các nguồn thu của ngân sách nhànước, các khoản tài trợ trực tiếp và gián tiếp từ ngân sách cho các DNNN đãgiảm làm cho phần đóng góp thực của DNNN vào ngân sách tăng lên.
- Tổng công ty nhà nước thể hiện vai trò nòng cốt, chủ lực trong nền kinh
tế, hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, duy trì tỷ lệ tăng trưởng tương
đối cao, hoàn thành nghĩa vụ nộp ngân sách, ổn định việc làm cho người laođộng, nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên và tích cực tham gia cácchính sách xã hội, huy động nguồn lực nội bộ trong toàn tổng công ty kết hợpvới các nguồn vốn khác để điều hòa thực hiện các chương trình đầu tư chiềusâu, đổi mới công nghệ, mở rộng sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh, khai thácthị trưòng trong nước và mở rộng thị trường ngoài nước.
1.2 Những yếu kém, tồn tại của DNNN
Bên cạnh những tiến bộ và vai trò tích cực của DNNN như đã nêu ở trên,những năm qua DNNN trong quá trình hoạt động còn bộc lộ nhiều yếu kém,đó là :
Trang 21- Thứ nhất: Tốc độ tăng trưởng và hiệu quả sản xuất chưa cao và đang
giảm dần, tốc độ tăng trưởng bình quân của DNNN giảm liên tục từ 8-9% năm
1999 xuống còn 3-4% năm 2004 Hiệu quả sủ dụng một đồng vốn giảm dần.Theo đánh giá chung về số DN thực sự có hiệu quả chiếm khoảng 40%, số DNkhông có hiệu quả, bị lỗ liên tục chiếm 20%, còn lại là số lượng DNNN chưacó hiệu quả, nằm trong tình trạng khi lỗ khi lãi Ngoài ra, công nợ trongDNNN hiện nay là quá lớn, khả năng thanh toán lại rất thấp Tỷ lệ nợ quá hạnhoặc khó đòi chiếm tỷ lệ không nhỏ là một gánh nặng lớn Nhiều tổng công tycó số nợ phải thu, phải trả lên đến hàng trăm tỷ đồng như Tổng công ty Dệtmay.
Tình trạng tài chính không lành mạnh, phần là do lịch sử để lại, phần phátsinh mới chưa được xử lý kịp thời và dứt điểm làm cho hạch toán bị méo móvà DNNN luôn trong tình trạng bị động ứng phó với số lao động không sắpxếp được và các khoản nợ khó đòi Tư tưởng bao cấp vẫn còn nặng nề Ngoàiphần vốn đầu tư ban đầu khi thành lập, hàng năm các DNNN còn được vaytrên 85% vốn tín dụng với lãi suất ưu đãi Nhiều DNNN khi thiếu vốn cho sảnxuất kinh doanh hoặc mua sắm thiết bị chỉ trông chờ vào nguồn vốn ngân sáchmà khong tìm cách huy động các nguồn vốn khác Có một thực tế là nặc dùngân sách luôn thiếu hụt, nhưng Nhà nước vẫn dành một tỷ lệ nhất định để hỗtrợ cho một số DN nhà nước theo hình thức cấp bổ sung vốn, miễn giảm thuế,xóa nợ, khoanh nợ, giãn nợ, cho vay vốn tín dụng ưu đãi Tuy nhiên việc hỗtrợ này ở nhiều DN, nhiều địa phương không mang lại hiệu quả tương ứng, sốnộp vào ngân sách Nhà nước ít hơn phần mà Nhà nước đã hỗ trợ cho DN loạinày.
- Thứ hai: Lao động thiếu việc làm và dôi dư là một khó khăn lớn, ảnh
hưởng xấu đến quá trình đổi mới và phát triển DNNN Theo số liệu của Bộ lao
động thương binh xã hội thì hiện nay số lượng lao động không có việc làmtrong DNNN khoảng 6% nhưng trên thực tế nhiều DNNN có số lao động quá
Trang 22lớn so với yêu cầu như Tổng công ty than Việt Nam, các nhà máy xi măng địaphương Số lao động không có việc làm ở các địa phương chiếm tỷ lệ cao hơn,tiếp đến là các Bộ, ngành TW Bên cạnh đó, phần lớn người lao động khôngqua đào tạo hoặc đào tạo rất hạn chế nên đã ảnh hưởng đến năng suất lao độngcủa DN Khi chuyển sang cơ chế tự chủ của DN thì Nhà nước chưa có cơ chếgiám sát tuyển dụng lao động, trả công lao động gắn với hiệu quả hoạt độngsản xuất kinh doanh của DN nên việc tuyển dụng lao động ở nhiều DN còn rấttùy tiện Ngoài ra, phần lớn DNNN ở nước ta đều hình thành từ cơ chế quản lýtập trung bao cấp hoặc tiếp quản những cơ sở sản xuất kinh doanh của chế độcũ, trong giai đoạn chuyển tiếp sang cơ chế mới không có đủ điều kiện tốithiểu, trách nhiệm tài sản không được phân định rõ ràng
- DNNN còn nhỏ về quy mô, dàn trải, chồng chéo theo cơ quan quản lý và
ngành nghề Đến nay trong cả nước có gần 4000 DNNN với số lượng DN có
vốn dưới 5 tỷ đồng chiếm tỷ lệ khá cao Trong lĩnh vực thương mại, du lịch,khách sạn, nhà hàng, số DNNN chiếm hơn ¼ tổng số DNNN nhưng vốn bìnhquân chưa bằng ½ mức bình quân của cả nước Nhiều DNNN cùng loại hoạtđộng trong tình trạng chồng chéo về ngành nghề kinh doanh, cấp quản lý vàtrên cùng một địa bàn tạo ra sự cạnh tranh không đáng có trong chính khu vựcDNNN với nhau Các DN thuộc cùng một ngành kinh tế kỹ thuật rất phân tán,manh mún, trực thuộc nhiều cơ quan quản lý khác nhau Điển hình là trong cáclĩnh vực thương mại, tư vấn, xây dựng Sự liên kết, hợp tác giữa các DNNNvới nhau và với các DN thuộc thành phần kinh tế khác còn lỏng lẻo Sự chồngchéo, trùng lặp về ngành nghề, về sản phẩm trong một thị trường còn chưaphát triển và sức mua của nhân dân chưa cao đã dẫn đến tình trạng cạnh tranhkhông lành mạnh, đầu tư dàn trải trong khi nguồn vốn rất hạn hẹp, quan hệcung cầu luôn không cân đối
- Trình độ kỹ thuật, công nghệ lạc hậu là cản trở lớn nhất đối với khả
năng cạnh tranh và quá trình hội nhập Phần lớn các DNNN được trang bị
Trang 23máy móc thiết bị từ nhiều nước khác nhau: Liên Xô cũ, các nước Đông Âu, cácnước ASEAN và thuộc các thế hệ khác nhau Số máy móc thiết bị có tuổitrung bình cao nằm hầu hết tại các DNNN Theo số liệu của Bộ Khoa học côngnghệ và Môi trường qua khảo sát các xí nghiệp thuộc nhiều ngành trên cả nướcthì máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất của nước ta lạc hậu so với thế giới từ10 đến 20 năm, mức độ hao mòn hữu hình từ 30-50% Mặt khác do hiệu quảsản xuất kinh doanh thấp nên thời gian khấu hao tài sản cố định kéo dài bìnhquân từ 10-12 năm, trong khi đó mức khấu hao bình quân của khu vực và trênthế giới là 7-8 năm Hậu quả là khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế vàthị trường trong nước của các sản phẩm làm ra thấp, nhiều mặt hàng tồn tạiđược là do chính sách bảo hộ của Nhà nước thông qua thuế nhập khẩu cao.Một số mặt hàng sản xuất trong nước như sắt, thép, phân bón, xi măng… cómức giá cao hơn giá mặt hàng cùng loại nhập khẩu.
2 CPH đặt ra do yêu cầu đổi mới cơ chế quản lý kinh tế
Đại hội lần thứ VI của Đảng (12/1986) đề ra đường lối đổi mới toàn diệnđất nước, trong đó, khẳng định phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thànhphần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo địnhhướng XHCN Trong các thành phần kinh tế, thành phần kinh tế Nhà nước làlực lượng kinh tế chủ đạo, vì vậy, vấn đề quan trọng trong đổi mới cơ chế quảnlý kinh tế chính là vấn đề đổi mới DNNN Tùy theo từng giai đoạn khác nhauvấn đề đổi mới DNNN cũng cần phải thay đổi phù hợp Đổi mới DNNN baogồm cả đổi mới hình thức của các DN và cách thức quản lý cũng như cơ chếhoạt động Quá trình đổi mới DNNN gồm các hình thức chính sau:
- Tiến hành sắp xếp, sáp nhập, giải thể, phá sản DNNN để khu vựcDNNN có cơ cấu hợp lý, quy mô vừa và lớn, có sức cạnh tranh và hoạt độnghiệu quả hơn.
- Tổ chức, củng cố và phát triển tổng công ty nhà nước nhằm tập trungnguồn lực của nhà nước vào các ngành then chốt mà nhà nước cần nắm giữ.
Trang 24- CPH một bộ phận DNNN mà nhà nước không cần nắm giữ 100% vốn đểhuy động thêm vốn, tạo động lực thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển.
- Thực hiện bán, giao, khoán kinh doanh và cho thuê những DNNN quymô nhỏ thua lỗ kéo dài để sử dụng có hiệu quả tài sản của Nhà nước, đảm bảoviệc làm và thu nhập của người lao động.
Trong quá trình thực hiện và cùng với xu hướng phát triển của nền kinhtế, cổ phần hóa là giải pháp chủ yếu trong việc sắp xếp, đổi mới DNNN, bởihiệu quả hoạt động và tính ưu việt của công ty cổ phần Chỉ có cổ phần hóamới là biện pháp thay đổi hoàn toàn hình thức kinh doanh cũng như cách thứcquản lý trong sản xuất Vì vậy, hiệu quả trong hoạt động của CTCP khá rõràng
3 Tính ưu việt của công ty cổ phần
3.1 CTCP là hình thức tách quan hệ sở hữu với quá trình kinh doanh,tách quyền sở hữu với quyền quản lý và sử dụng Người sở hữu không kinh
doanh mà ủy thác cho bộ máy quản lý, dưới hình thức mua cổ phần và hưởngcổ tức hàng năm, không trực tiếp ảnh hưởng đến các quyết định kinh doanhcủa công ty Vì vậy, trong CTCP còn có cơ chế về Đại hội cổ đông và Hộiđồng quản trị Đại hội cổ đông là những người nắm cổ phiếu khống chế, sởhữu phần lớn số lượng cổ phiếu của công ty, tuy nhiên họ chỉ có trách nhiệmtrong việc bầu ra Hội đồng quản trị, là những người trực tiếp quản lý lãnh đạocông ty Hội đồng quản trị lại đưa ra hoặc thuê Ban giám đốc điều hành, lànhóm người trực tiếp đưa ra quyết định trong các hoạt động sản xuất mang lạilợi nhuận cho công ty và chịu trách nhiệm chính trong công việc, điều này chophép sử dụng người quản lý chuyên nghiệp Cổ đông được nhận phần chia lãicủa công ty hàng năm, và do đó, công ty cổ phần chịu trách nhiệm kinh doanhcủa chính mình mà không phải chịu những tác động bên ngoài như các loạihình DN mà quyền sở hữu và quyền quản lý là một Vì vậy, CTCP đáp ứngđược những yêu cầu lý tưởng về công việc kinh doanh quy mô lớn Chính điều
Trang 25này khiến nhiều công ty cổ phần phát triển thành các công ty rất lớn trên thếgiới Người quản lý không phải chịu áp lực của các quan hệ sở hữu gây ra, việcphát triển của công ty cổ phần phụ thuộc hoàn toàn vào nhân tố quản lý vàđiều hành.
3.2 CTCP là một trong những kênh huy động vốn có hiệu quả nhất Có
nhiều kênh huy động vốn như các ngân hàng thương mại, các tổ chức tài chínhtrung gian Tuy nhiên với những người có đầu óc kinh doanh nhưng lại khôngcó thời gian để tự mình đứng ra điều hành thì việc mua cổ phần của nhữngCTCP là một sự lựa chọn khá tốt Đầu tư vào công ty cổ phần thường hấp dẫnvà có sức lôi cuốn hơn so với các quỹ tín dụng và ngân hàng, bởi vì người muacổ phiếu không chỉ mong đợi thu được khoản lợi tức bằng mức gửi vào ngânhàng mà còn hi vọng vào tương lai CTCP làm ăn phát đạt sẽ đưa lại thu nhậpcao hơn trong tương lai Mua cổ phiếu mang lợi cổ tức hàng năm tùy thuộctheo tình hình kinh doanh của CTCP, người nào có cổ phiếu khống chế cònđược trở thành thành viên của Hội đồng cổ đông, có khả năng ảnh hưởng đếncác quyết định của CTCP, mà vẫn không phải trực tiếp đứng ra điều hành côngty CTCP huy động được nhiều vốn của các nhà đầu tư trong nước, nướcngoài, và đặc biệt là của người lao động làm việc tại công ty, huy động đượcnguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội Hơn nữa, trong quá trình cổ phần hóa, vốnNhà nước không hề bị mất đi, ngược lại được bảo toàn và tăng thêm, điều nàythể hiện đúng với chủ trương của CPH.
3.3 Công ty cổ phần ra đời tạo cơ chế phân bổ rủi ro và tạo điều kiện rađời thị trường chứng khoán Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động của mỗi
doanh nghiệp có thể gặp rủi ro, phá sản Nếu người chủ dùng toàn bộ nguồnvốn của mình đầu tư vào một DN thì mức độ rủi ro sẽ lớn hơn so với đầu tưvào nhiều DN Cách thức huy động vốn của CTCP tạo điều kiện cho các nhàđầu tư tài chính mua cổ phiếu ở nhiều công ty, rải vốn ra nhiều ngành để giảmbớt tổn thất nếu một công ty nào đó bị phá sản Mặt khác, vốn của CTCP là
Trang 26vốn của nhiều cổ đông khác nhau nên nếu công ty bị phá sản thì đây là hìnhthức san sẻ rủi ro cho nhiều cổ đông Vì thế, CTCP có vai trò tạo ra cơ chếphân bố rủi ro đặc thù mà các loại hình DN khác không thể có được CTCP cókhả năng tồn tại lâu bền vì vốn góp cổ phần độc lập với các cổ đông Ngườichủ tiền tệ bỏ tiền ra mua cổ phiếu của công ty cổ phần nhưng không có quyềnrút vốn, mà chỉ có quyền sở hữu cổ phiếu CTCP có thể tồn tại liên tục khôngbị ảnh hưởng bởi tình trạng của cổ đông, thậm chí tồn tại ngay cả trong trườnghợp nó chỉ đem lại cổ tức bằng với lãi suất của ngân hàng
Ngoài ra, CTCP tạo điều kiện ra đời thị trường chứng khoán CTCP đòihỏi phát hành, mua bán cổ phiếu và trái phiếu Cổ phiếu và trái phiếu trở thànhhàng hóa, việc mua bán này tất yếu cần có thị trường Khi CTCP trở thành hiệntượng kinh tế phổ biến, các công ty cổ phần không chỉ phát hành cổ phiếu, tráiphiếu mà trong xã hội còn tồn tại cả việc mua đi bán lại cổ phiếu, trái phiếunhư một hiện tượng kinh tế bình thường thì thị trường chứng khoán ra đời Sựphát triển của thị trường này dựa trên việc có nhiều cổ phiếu để giao dịch haykhông Tuy nhiên số lượng các công ty cổ phần của nước ta không lớn, tiềmlực nhỏ bé, việc CPH các DNNN lớn sẽ tạo ra các chủ thể phát hành cổ phiếucó tiềm lực Hàng hóa chứng khoán sẽ được giao dịch nhiều hơn, chất lượnghơn Điều này tác động trở lại trong việc khuyến khích sự tham gia của côngchúng vào việc mua cổ phiếu của DNNN CPH Hơn nữa sự tồn tại của thịtrường chứng khoán khiến những cổ đông thực sự yên tâm mua cổ phiếu, làmgia tăng số lượng cổ đông tiềm tàng cho các DNNN CPH Đây là tác động haichiều tích cực, sự trợ giúp của thị trường chứng khoán đến các DNNN CPHcòn ở chỗ tư vấn phát hành cổ phiếu, bảo lãnh phát hành cổ phiếu, giao dịchchứng khoán, điều này giúp xác định chính xác hơn giá trị của DNNN CPHthông qua giá trị các cổ phiếu của họ trên thị trường Sự tham gia trên thịtrường chứng khoán buộc các DN phải thực hiện chế độ tài chính kế toán minh
Trang 27bạch, tình hình sản xuất kinh doanh, lợi nhuận hay các kế hoạch phát triển củacông ty đều được lập một cách rõ ràng hơn.
Trang 281.1 Tình hình thực hiện cổ phần hóa giai đoạn 1992-1996
Giai đoạn 06/1992- 04/1996 được coi là giai đoạn thí điểm CAPH DNNN.Cơ sở pháp lý để thực hiện CPH là quyết định 200/CT và chỉ thị số 84-TTg(04/03/1993) với nội dung :
- Xác định rõ sự khác biệt giữa CPH và tư nhân hóa- Mục tiêu là nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
- Những DN được chọn để thí điểm CPH là những DN có quy mô vừa và nhỏ,từ 500-1000 triệu đồng, những DN này là những DN chuyển sang hạch toánkinh tế thật sự, đang kinh doanh có lãi hoặc kinh doanh không có lãi tại thờiđiểm hiện tại nhưng có triển vọng tốt trong tương lai, tự nguyện đăng kí thíđiểm chuyển sang CTCP.
- Hình thức: bán cổ phần cho người lao động trong DN, các tổ chức kinh tế xãhội trong nước và cả các cá nhân nước ngoài.
Trong giai đoạn này, Chính phủ đã xây dựng và phê duyệt Đề án đổi mới vàphát triển DN, chọn 7 DNNN làm thí điểm Tuy nhiên, do trong quá trình thựchiện còn có nhiều vướng mắc nên 7 DN được chọn đã xin rút Kết quả là có 5DNNN thực hiện CPH trong giai đoạn này là Công ty |Đại lý liên hiệp vậnchuyển (Tổng công ty hàng hải- Bộ giao thông vận tải), Công ty Cơ điện lạnh
Trang 29(Sở công nghiệp thành phố HCM), Nhà máy Giày Hiệp An (Bộ công nghiệp),Xí nghiệp chế biến thức ăn gia súc (Bộ Nông nghiệp), Công ty xuất nhập khẩuLong An (tỉnh Long An) Đây hầu hết là những DN mới thành lập, quy mônhỏ, chủ yếu sản xuất hàng hóa và dịch vụ trong những lĩnh vực không quantrọng Như vậy, giai đoạn này quá trình CPH được thực hiện rất chậm, vì cơchế vận hành của CTCP và CPH vẫn còn là một vấn đề rất mới
1.2 Tình hình thực hiện cổ phần hóa giai đoạn 1996-2002
- Giai đoạn này được coi là giai đoạn mở rộng thí điểm CPH (5/1996 đến6/1998) : Để đáp ứng nhu cầu bức xúc về vốn của các DNNN và đẩy mạnh cổphần hóa, Nghị định số 28/CP được ban hành ngày 7/5/1996 Nghị định đã quyđịnh cụ thể, rõ ràng, đầy đủ hơn về việc chuyển một số DNNN thành công tycổ phần Lần đầu tiên các vấn đề mục đích, yêu cầu, đối tượng, phương thứctiến hành CPH, thủ tục chuyển đổi, chế độ với người lao động được thể hiệnmột cách đầy đủ, có hệ thống Tính đến tháng 1/1997 có 3 bộ, 1 tổng công ty, 8tỉnh thành phố thành lập Ban chỉ đạo cổ phần hóa Kết quả là hơn 200 DN ởcác tỉnh thành phố, tổng công ty 91 đăng kí thực hiện cổ phần hóa, chiếm 31%số lượng DNNN Tính đến tháng 6/1998 có 25 DNNN chuyển thành công tycổ phần, trong đó, có 3 bộ, 1 tổng công ty, 11 tỉnh thành phố có DN CPH.Ngành công nghiệp và xây dựng có số DN CPH nhiều nhất là 12DN, ngànhgiao thông vận tải có 3 DN, ngành nông lâm thủy sản có 3 DN, ngành dịch vụcó 7 DN Xét về quy mô, DNNN CPH đã có quy mô lớn hơn giai đoạn trướcrất nhiều, có 1 DN có vốn 120 tỷ, 5 DN có vốn trên 10 tỷ
- Giai đoạn thực hiện cổ phần hóa theo tinh thần Nghị định 44/CP từ 2002 Nghị định 44 đã khắc phục và thay đổi một cách cơ bản cơ chế, chínhsách CPH hiện hành theo hướng mở rộng ưu đãi, đơn giản hóa thủ tục, đảmbảo chính sách xã hội với người lao động
Trang 301998-Biểu 1.1 : Số lượng DNNN tiến hành đổi mới sắp xếp đến ngày 31/12/1999
- Các hình thức sắp xếp đổi mới khác chiếm một tỷ lệ vô cùng nhỏ, chỉ bằng1.35% trên tổng số các DN trong cả giai đoạn
Có thể nói sự ra đời của Nghị định 44/CP đã khiến công tác CPH đạt đượcthành tích vượt bậc so với cả một giai đoạn trước đó Như vậy, xét về tốc độtiến hành CPH, giai đoạn 1999 đã thực hiện khá tốt, tuy nhiên xét trong cả tiếntrình thì tốc độ CPH còn chậm và nhỏ bé so với số lượng lớn các DNNN giaiđoạn đó Nguyên nhân chính của sự tăng nhanh số lượng các DN là các cơ chếchính sách được ban hành tại Nghị định 44/1999/NĐ-CP đã thể hiện đúng tinhthần của thông báo số 63/TB-TW ngày 4/9/1997 của Bộ chính trị và được phầnlớn người lao động trong DN CPH đồng tình Việc hướng dẫn, chỉ đạo của cácBộ, các ngành lần này cũng cụ thể, kịp thời hơn về qui trình, mẫu biểu, điều lệmẫu, phương pháp tính toán đã giúp cho các DN chuẩn bị CPH đỡ lúng túngvà rút ngắn được thời gian so với trước.
Trang 31Nếu xét theo cơ quan chủ quản và vốn điều lệ thì kết quả CPH có những thayđổi không giống nhau :
Biểu 1.2 : Tình hình cổ phần hóa đến ngày 31/12/1999
Trang 32CPH tại Việt Nam và cần được khắc phục ở những giai đoạn sau này bằng cácchính sách ưu đãi hơn cho các DNNN tiến hành CPH
Tiếp đến là kết quả CPH giai đoạn 2000-2002 :
Biểu 1.3 Kết quả CPH giai đoạn 2000-2002
Năm Số lượng DNNN cổ phần hóa Tổng số DN sắp xếp
Nguồn : Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển DN
Với các số liệu trong giai đoạn 2000-2002 trên, tốc độ CPH không đều quacác năm, năm 2001 giảm so với năm 2000 là 7 DN (1.03%), năm 2002 có sựchững lại và sụt giảm số lượng so với tốc độ chung, giảm 41 DN, tức là 20%so với năm 2001 Như vậy, tiến trình CPH giai đoạn này của cả nước chậm lạiso với thời gian trước đây khá nhiều Tuy nhiên, tốc độ sắp xếp, đổi mới củacác DNNN vẫn tăng, năm 2001 tăng 144 DN (57%), năm 2002 tăng so vớinăm 2001 là 33 DN (8.3%), như vậy trung bình tăng 30% /năm Tuy nhiên tốcđộ tăng lại không đều Điều này kết hợp với sự sụt giảm số lượng DN tiếnhành CPH trong giai đoạn này chứng tỏ có sự vướng mắc lớn trong quá trìnhthực hiện Nguyên nhân chính của việc sụt giảm này là do đã xuất hiện nhữngbất cập của Nghị định 44/CP, thể hiện ở một số điểm như nghị định có quyđịnh phân loại DN để sắp xếp, CPH, tuy nhiên sự phân định này chỉ mang tínhchất định hướng, chung chung nên đã làm các bộ, ngành, địa phương lúng túngtrong việc lụa chọn các DN đưa vào diện CPH Sự sụt giảm tốc độ này đã thúcđẩy cho sự ra đời của Nghị định mới, thay thế cho nghị định trước và đẩynhanh hơn tiến độ CPH DNNN theo tinh thần của Nghị quyết TW3 khóa IX,ngày 19/6/2002, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 64/2002/NĐ-CP, xácđịnh rõ hơn mục tiêu CPH, mỏ rộng đối tượng có quyền mua cổ phần lần đầu,xóa bỏ khống chế bán cổ phần ưu đãi cho nagười lao động, khuyến khích báncổ phần ra bên ngoài, chính sách ưu đãi về thuế cho các DNCPH, phân cấp
Trang 33mạnh cho các Bộ, ngành, UBND tỉnh thành phố trong việc quyết định giá trịDN, phê duyệt các phương án cổ phần… Tất cả những tiến bộ trên đã tạo tiềnđề cho sự tăng nhanh về số lượng các DN hoàn thành CPH giai đoạn sau năm2002.
1.3 Tình hình thực hiện cổ phần hóa giai đoạn 2002 đến nay
Với sự ra đời của Nghị định 64/2002/NĐ-CP, tình hình thực hiện CPH đã cónhiều bước tiến đáng kể Cụ thể như sau :
Biểu 1.4 : Tổng kết tình hình thực hiện cổ phần hóa từ năm 2003 đến nay
Năm Số lượng DNNN cổ phần hóa Tổng số DN sắp xếp
Nguồn : Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển DN
Năm 2003, số lượng các DNNN tiến hành CPH là 532 DN, gấp 5 lần so vớinăm 2002 là 164 DN, con số này chứng tỏ sự đúng đắn trong những thay đổicủa Nghị định 64/2002/NĐ-CP đối với nguyện vọng của các DN và người laođộng trong DN CPH Nhìn chung, tổng số DN tiến hành sắp xếp đổi mới trongcác năm 2003, 2004, 2005 tăng khá nhanh và nhiều so với giai đoạn 2000-2002 trước đó, nếu so với năm 2002 thì tốc độ tăng số lượng DN tiến hành sắpxếp đổi mới là 121%, năm 2004 là 133%, năm 2005 là 118% Riêng với CPH,cho đến năm 2005, trung bình mỗi năm tốc độ tăng số lượng các DN CPH là11% /năm Trong các năm, CPH luôn là hình thức sắp xếp đổi mới được cácDNNN lựa chọn nhiều nhất so với các hình thức khác, cụ thể năm 2003 là56.3%, năm 2004 là 75.45%, năm 2005 là 74.3% Năm 2004, Chính phủ banhành Nghị định 187/2004/NĐ-CP trong đó bổ sung đối tượng CPH là các côngty nhà nước có quy mô lớn, kể cả các tổng công ty nhà nước, đổi mới phươngthức xác định giá trị DN, đổi mới phương thức bán cổ phần lần đầu, quy định
Trang 34nhà đầu tư chiến lược Giai đoạn 2005-2006 là giai đoạn thực hiện theo tinhthần của Nghị định 187/2004/NĐ-CP, số lượng các DN CPH tăng lên đáng kể,tuy nhiên, năm 2006, số lượng DN CPH chỉ bằng 30% năm 2005 nhưng lại cótổng số vốn nhà nước tại các đơn vị CPH trên 12 tỷ đồng, chiếm tới 64% sovới tổng số vốn nhà nước CPH năm 2005, nâng tổng số vốn nhà nước của cácDN CPH từ trước đến năm 2006 lên tới 20% giá trị vốn đần tư tại các DNNN.Nguyên nhân là do quy mô vốn của DN CPH lớn hơn nhiều so với trước đây,có tới 130 đơn vị, chiếm 44.2% tổng số đơn vị CPH có vốn trên 10 tỷ đồng.Hiện nay đã có khoảng 20% số vốn Nhà nước được CPH, trong các CTCP,trung bình nhà nước nắm giữ khoảng 46% cổ phần, người lao động nắm giữgần 30% và số còn lại thuộc sở hữu của các cổ đông khác Như vậy, nhìnchnng, công tác CPH của nước ta đã đạt khá nhiều thành tựu, góp phần đổimới cơ cấu các DNNN, thúc đẩy khả năng cạnh tranh của các DN trong thời kìmở cửa.
2 Đánh giá chung
2.1 Kết quả CPH
- Đối với lợi ích của xã hội: CPH đã làm cho tài sản của nhà nước ngày càng
tăng lên Từ thực tế vốn nhà nước khi giao cho DNNN còn thấp so với giá trịthực và bao gồm cả nợ khó đòi, sản phẩm, vật tư ứ đọng không có khả năng sửdụng và giá trị máy móc, thiết bị không còn sử dụng hoặc không thể sản xuâtra sản phẩm mà thị trường chấp nhận… nên phải đánh giá lại phần tài sản nàyvà có quy định phân tích, xử lý trước khi cổ phần hóa Khi tiến hành đánh giálại, hầu hết các DN đều có giá trị thực cao hơn so với giá trị sổ sách, trung bìnhlà tăng 10-50% Chỉ tính riêng 30 doanh nghiệp đã CPH của thành phố Hà Nộicuối năm 1998 giá trị phần vốn nhà nước là 80,8 tỷ đồng; tăng thêm 1.5 tỷđồng so với giá trị ghi trên sổ sách kế toán; thành phố HCM sau khi đánh giálại 10 DN để CPH giá trị lên tới 80 tỷ đồng, tăng thêm 34 tỷ đồng Như vậy.khi thực hiện CPH không những vốn nhà nước không mất đi, ngược lại còn
Trang 35được bảo toàn và tăng thêm Bên cạnh đó, vốn nhàn rỗi ngoài xã hội được huyđộng thêm vào DN, góp phần đổi mới công nghệ của từng DN CPH Tuynhiên, với quy mô vốn của các DNNN tiến hành CPH còn khá nhỏ thì số vốnnhà nước CPH cũng chiếm tỷ trọng không lớn Tổng số vốn nhà nước tại cácDNNN hiện nay chỉ chiếm khoảng 38%, chưa tác động đáng kể đến việc cơcấu lại vốn của khu vực DNNN.
- Với bản thân các doanh nghiệp cổ phần hóa: Có thể nói các DNNN
sau khi chuyển sang CTCP đều hoạt động có hiệu quả hơn trước xét tổng thểtrên các mặt doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách, tích lũy vốn Báo cáo hoạtđộng của 40 DN đã CPH hơn 1 năm cho thấy hầu hết đều chuyển biến tích cực,toàn diện, kể cả những DN trước khi CPH bị thua lỗ Doanh thu tăng bìnhquân gần 2 lần so với trước khi CPH So với trước khi CPH, lợi nhuận tăngbình quân 2-3 lần, nộp ngân sách tăng bình quân 2-2.5 lần, vốn điều lệ (baogồm tích lũy từ lợi nhuận, phát hành thêm cổ phiếu trong nước và một số côngty được huy động cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài) tăng gần 2.5 lần Cổ tứcđạt cao hơn lãi tiết kiệm, bình quân đạt 1-2%/tháng, có một số công ty đạt2.5%/tháng Bên cạnh đó cũng có những DN giảm về một mặt nào đó nhưngchưa có DN nào lỗ hoặc lâm vào tình trạng phá sản.Điều kiện phúc lợi tập thểđược duy trì và vai trò lãnh đạo của tổ chức Đảng và công đoàn vẫn được coitrọng như khi còn là DNNN
- Về phia người lao động : Hầu hết trong các DNNN được CPH, việc làm và
thu nhập của người lao động đều được bảo đảm ổn định và có chiều hướngtăng lên Số lượng lao động chẳng những không bị giảm mà còn tăng bìnhquân 20% Thu nhập của người lao động tăng bình quân hàng năm 20% (chưakể thu nhập từ cổ tức) Với cơ chế quản lý mới, là chủ nhân thực sự trong côngty cổ phần, người lao động đã nâng cao tính chủ động, ý thức kỉ luật, tinh thầntự giác, tiết kiệm trong lao động sản xuất, góp phần làm cho hiệu quả hoạt
Trang 36động của DN ngày một nâng cao, mang lại lợi ích thiết thực cho bản thân mìnhvà cho công ty, cho Nhà nước, xã hội.
Như vậy, nhìn chung mặc dù môi trường kinh doanh đang gặp nhiều khó khănnhưng hầu hết DN CPH đều trụ vững và tiếp tục vươn lên khá đều Đó là nhờhình thức CPH phù hợp với yêu cầu đổi mới quản lý DN và có thể huy độngrộng rãi các nguồn vốn cho yêu cầu phát triển DN, khắc phục tình trạng khôngcó chủ sở hữu cụ thể và ỷ lại vào Nhà nước của DNNN.
Từ kết quả thực tế, có thể kết luận rằng: CPH nếu được thực hiện theo đúngđường lối của Đảng và Nhà nước sẽ là công cụ phát huy nội lực quan trọng,đem lại lợi ích thiết thực cho người lao động, nhà nước, xã hội, làm choDNNN mạnh thêm và có hiệu quả trong sản xuất kinh doanh
2.2 Hạn chế
- Tốc độ cổ phần hóa diễn ra còn chậm, thời gian thực hiện CPH còn quá
dài Theo báo cáo kết quả khảo sát của Dự án hỗ trợ kỹ thuật giám sát chuyểnđổi sở hữu DNNN tại 934 DN đã CPH cho thấy thời gian CPH một DNNN là437 ngày là rất dài Trong đó, chỉ riêng từ khi thành lập ban đổi mới DN đếnkhi xác định xong giá trị DN đã mất 270 ngày, trên 50% thời gian CPH mộtDN Tại một số Bộ, tổng công ty và địa phương số DNNN CPH còn rất ít.Phần lớn các DNNN đã CPH có quy mô nhỏ
- Về cơ chế chính sách về cổ phần hóa chưa đồng bộ, quy trình và thủ tục
còn phức tạp Một số quy định chưa đủ độ khuyến khích như: khống chế muacổ phần lần đầu, quy định số cổ phần ưu đãi, chưa xử lý dứt điểm các khoản nợtồn đọng để các DNNN có thể tiến hành CPH Chậm cụ thể hóa thành mục tiêuvà kế hoạch CPH hàng năm của từng ngành, từng địa phương
- Chưa có môi trường thực sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế DNNN
vẫn được ưu đãi hơn và một số cán bộ quản lý ở các ngành vẫn coi DN đãCPH là DN ngoài quốc doanh nên còn phân biệt đối xử Mặt khác, do Luật
Trang 37DNNN chưa quy định rõ vai trò quản lý nhà nước đối với DN đa sở hữu cóvốn nhà nước góp nên mỗi nơi vận dụng theo nhận thức riêng
- Ý nghĩa tạo động lực quản lý của CPH đã khá rõ ràng nhưng tác động huyđộng vốn để đổi mới cơ cấu DNNN còn hạn chế, chưa tạo nên sự chuyển biếnđáng kể trong cơ cấu lại nguồn vốn nhà nước Nếu tính tổng số vốn nhà nướctại các DNNN đã CPH là khoảng 33000 tỷ đồng, bằng 12% tổng số vốn nhànước tại các DNNN (280000 tỷ đồng) Số vốn huy động ngoài xã hội mớichiếm 54% vốn điều lệ, còn là rất khiêm tốn Có một thực tế là hơn 10 nămqua chúng ta chỉ tập trung CPH những DNNN quy mô vừa và nhỏ nên tuy sốDN CPH nhiều nhưng vốn nhà nước lại ít Do đó, dù việc CPH là hiệu quảsong do tỷ trọng vốn nhà nước tham gia CPH còn quá nhỏ nên hạn chế đếnviệc nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của DN.
- CPH DNNN vẫn chưa thay đổi được phương thức quản lý cũ của DNNN.Điều này thường xảy ra ở những DN mà Nhà nước còn giữ cổ phần chi phối,Ban lãnh đạo của DN CP đều từ DNNN chuyển sang; đồng thời sự hiểu biết,nắm vững và áp dụng pháp luật CTCP, quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của cổđông còn hạn chế Việc đa dạng hóa sở hữu trong CPH còn hạn chế Nhà nướccòn chiếm tỷ trọng lớn trong vốn điều lệ ở nhiều DN không thuộc diện cần giữcổ phần chi phối, phổ biến ở các tổng công ty nhà nước thuộc các ngành xâydựng, giao thông Nhiều người lao động trong DN chưa đủ khả năng mua cổphần với số lượng lớn ngoài cổ phần ưu đãi, trong khi đó, không ít người laođộng bán lại cổ phần ngay sau khi mua Đồng thời, việc thu hút cổ đông ngoàiDN cũng không nhiều
2.3 Nguyên nhân của hạn chế
- Về nhận thức: cổ phần hóa DNNN chưa được nhất quán trong các cấp, các
ngành Không ít nơi do dự, không muốn CPH những DN mà nhà nước khôngcần nắm giữ 100% vốn vì sợ bị cho là chệch hướng Thêm vào đó, có nhữngngười sợ mất quyền quản lý của mình đối với DN trực thuộc; người lãnh đạo
Trang 38và người lao động trong DN đều sợ mất sự bao cấp, bảo hộ của nhà nước, sợmất quyền lợi, mất việc làm khi CPH nên không muốn CPH, vì vậy đã ảnhhưởng tới tiến độ CPH những DN mà nhà nước không cần giữ 100% vốn.Nhiều cấp quản lý chưa nhận thức đúng về chủ trương CPH, còn coi đây nhưlà một giải pháp sắp xếp, chỉ làm với những DN nhỏ, đang gặp khó khăn trongsản xuất kinh doanh, đối tượng không phải là những DN có quy mô lớn hơnmà nhà nước không cần giữ 100% vốn, đang có lãi, phát triển tương đối vữngchắc Còn có nhận thức cho rằng CPH sẽ làm giảm số DNNN, làm ảnh hưởngđến vai trò của DNNN trong nền kinh tế DNNN trong tổng công ty sau khi đãcổ phần rồi thì không còn là thành viên tổng công ty nữa, các tổng công ty sẽkhông muốn CPH DN thành viên, vì càng CPH thì tổng công ty sẽ không tồntại.
- Chưa quán triệt đầy đủ các nghị quyết của Đảng về công tác CPH, việc chỉ
đạo của TW, Chính phủ chưa thường xuyên, thiếu kiên quyết dẫn đến các Bộ,ngành, địa phương nơi làm tốt nơi làm không tốt Công tác tuyên truyền giáodục từ trong Đảng, trong bộ máy nhà nước từ TW đến địa phương chưa đượcđẩy mạnh thường xuyên Tư tưởng ỷ lại vào bao cấp của ngân sách chưa đượcphê phán và khắc phục triệt để
- Những vấn đề về chính sách ảnh hưởng trực tiếp và rất lớn tới sự thành côngcủa CPH DNNN như định giá DN, công nợ, lao động dôi dư, việc làm nhưnglại chưa có biện pháp giải quyết triệt để và đồng bộ.
II.Thực trạng DNNN thực hiện cổ phần hóa DNNN của Hà Nội
1 Tình hình thực hiện công tác CPH doanh nghiệp Nhà nước củaHà Nội giai đoạn 1998-2007.
Có thể khẳng định thành tựu CPH là sự phản ánh kết quả thực hiện công tácđổi mới sắp xếp các DNNN theo tinh thần Nghị quyết TW 3, Nghị quyết TW 9
Trang 39(khóa IX) và các văn bản chỉ đạo của Chính phủ UBND thành phố đã xâydựng phương án tổng thể sắp xếp, đổi mới DNNN thuộc thành phố và đã đượcThủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 86/2003/QĐ-TTg ngày7/5/2003 và quyết định số 94/2005/QĐ-TTg ngày 5/5/2005 Theo các quyếtđịnh này, tổng số DN 100% vốn nhà nước tại thời điểm năm 2003 là 222 DN,và sẽ được sắp xếp như sau: CPH 117 DN, sáp nhập 38 DN, giao cho tập thểngười lao động 2 DN, chuyển sang đơn vị sự nghiệp 1 DN, giải thể 4 DN, phásản 3 DN, chuyển về TW quản lý 2 DN, chuyển sang công ty mẹ- công ty con4 DN, chuyển sang công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên 45 DN, thànhlập mới 4 tổng công ty nhà nước hoạt động theo mô hình công ty mẹ- công tycon và chuyển 1 tổng công ty 90 sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ-công ty con, sắp xếp 1 lâm trường quốc doanh theo Nghị định số200/2004/NĐ-CP.
Kết quả của việc thực hiện sắp xếp đổi mới DNNN của Hà Nội giai đoạn 2007 được phản ánh ở biểu sau :
1998-Biểu 2.1 : Tổng kết công tác sắp xếp, đổi mới DNNN của thành phố Hà Nội
Hình thức sắp xếp
Số DN đã sắp xếpTổng
Trong đó1998-
Nguồn : Báo cáo của UBND thành phố Hà Nội
Trang 40Các số liệu ở biểu trên có thể đưa lại một bức tranh tổng thể về quá trình thựchiện việc sắp xếp đổi mới DNNN trên toàn thành phố trong 10 năm từ 1998-2007 Như vậy, tính đến tháng 6/2007, thành phố Hà Nội đã hoàn thành sắpxếp 344 DNNN, trong đó, CPH DNNN là hình thức chủ yếu nhất, chiếm57.27%, tiếp đến là sáp nhập chiếm 19%, chuyển công ty TNHH 1 thành viênchiếm 11.8% trên tổng số tiến hành sắp xếp đổi mới trong suốt 10 năm, còn lạilà các hình thức khác Tuy nhiên, cũng theo bảng số liệu trên, tình hình tiếnhành CPH qua các giai đoạn không được đồng đều, giai đoạn 1998-2000 có 77DNNN CPH, chiếm tỷ lệ nhiều nhất là 39.1% trên tổng số các DNNN đã tiếnhành CPH Giai đoạn 2001-2003 số lượng DN CPH giảm mạnh, giảm 54 DNso với giai đoạn trước đó, tức là giảm 234% Tiếp đến giai đoạn 2004-2006, sốlượng DN CPH gấp 4 lần giai đoạn 2001-2003, tăng so với giai đoạn 1998-2000 là 17 DN (22%) Tuy nhiên, đến 6 tháng đầu năm 2007, số lượng DNCPH lại rất ít, chỉ có 3 DN tiến hành CPH, bằng 1.5% trên tổng số DN CPHtrong 10 năm Như vậy, tốc độ tăng là không đều qua các năm Đặc biệt sốlượng các DNNN tiến hành chuyển đổi theo các hình thức khác chiếm tỷ lệ rấtnhỏ, tuy nhiên xét theo tổng thể thành phố Hà Nội đã hoàn thành xuất sắc và làmột trong những địa phương tích cực nhất cả nước trong công tác đổi mớiDNNN Như vậy, theo phương án tổng thể sắp xếp, đổi mới DNNN thuộcthành phố đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Hà Nội còn phải tiếp tụcsắp xếp 29 DN, gồm CPH 11 DN, sáp nhập 6 DN, chuyển công ty TNHH 1thành viên 5 DN, giải thể 3 DN, giao cho tập thể người lao động 1 DN, phá sản1 DN, chuyển công ty mẹ con 1 DN, sắp xếp lâm trường quốc doanh 1 DN.Năm 2007 là năm đầu tiên thực hiện theo Nghị quyết 109/2007/NĐ-CP của HàNội, vì vậy, thời gian tới sẽ là thời gian thành phố Hà Nội đạt được nhiềuthành tựu hơn nữa trong việc hoàn thành kế hoạch và mục tiêu đề ra
Trong đó, riêng công tác cổ phần hóa đạt được các thành tựu sau :Biểu 2.2 :Tổng kết công tác CPH của thành phố Hà Nội giai đoạn 1998-2006