Quy hoạch tổng mặt bằng đảm bảo bảo quy chẩn xây dựng, tiêu chuẩn xây dựng và các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật hác và đảm bảo đúng theo ý kiến của chủ đầu tư và cơ quan hành chính trên đị
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP KHOA CƠ ĐIỆN VÀ CÔNG TRÌNH
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
THIẾT KẾ BẢN VẼ KIẾN TRÚC CÔNG TRÌNH NHÀ Ở KẾT HỢP VỚI VĂN PHÒNG, XÃ NHUẬN TRẠCH,
HUYỆN LƯƠNG SƠN, TỈNH HÒA BÌNH
NGÀNH: KỸ THUẬT XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
MÃ NGÀNH: 7580201
Giáo viên hướng dẫn : Ths Cao Đức Thịnh Sinh viên thực hiện : Lê Quý Lực
Mã sinh viên : 1651050010 Lớp : K61- KTXDCT Khóa học : 2016- 2021
Hà Nội, 2021
Trang 2MỤC LỤC
MỤC LỤC i
DANH MỤC CÁC BẢNG iv
DANH MỤC CÁC HÌNH v
CHƯƠNG l NHIỆM VỤ THIẾT KẾ 1
1.1 Tên, quy mô, đặc điểm quy hoạch, yêu cầu kiến trúc 1
1.1.1 Tên công trình 1
1.1.2.Quy mô 1
1.1.3 Đặc điểm quy hoạch 1
1.1.4 Yêu cầu kiến trúc 2
1.2 Bản đồ vị trí, hiện trạng, ranh giới, thông số kỹ thuật 3
1.2.1 Hiện trạng, ranh rới 3
1.2.2 Thông số kỹ thuật 4
1.3 Nội dung yêu cầu của các không gian 4
1.4 Yêu cầu kỹ thuật 4
1.5 Môi trường 5
1.6 Phòng chống cháy nổ 5
CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM NƠI XÂY DỰNG 6
2.1 Vị trí, hình dạng, kích thước, địa hình, hướng khu đất 6
2.2 Cơ sở hạ tầng hiện có và sẽ có 6
2.3 Các công trình xây dựng, cảnh quan xung quanh 6
2.4 Địa chất, thủy văn, số liệu khí tượng và thiên tai 7
2.4.1 Đặc điểm địa chất 7
2.4.2 Thủy văn 7
2.4.3 Số liệu khí tượng và thiên tai 7
2.5 Vệ sinh môi trường 9
2.6 Phong tục tập quán và văn hóa địa phương 9
CHƯƠNG 3 CƠ SỞ PHÁP LÝ 11
3.1 Luật, nghị định, thông tư 11
Trang 33.2 Quy chuẩn, tiêu chuẩn 13
3.3 Nhiệm vụ thiết kế: Xem chương 1 14
CHƯƠNG 4 PHƯƠNG PHÁP LUẬN THIẾT KẾ 15
4.1 Phân tích khái niệm 15
4.2 Phân tích thích dụng: 17
4.2.1 Các hoạt động dự kiến ở trong và ngoài công trình 17
4.2.2 Người sử dụng, đối tượng sử dụng 18
4.2.3 Trang thiết bị 19
4.2.4 Thời gian hoạt động 19
4.2.5 Yêu cầu về môi trường 21
4.2.6 Mối quan hệ về không gian 23
4.3 Phân tích mối quan hệ giữa công trình với môi trường 24
4.4 Phân tích kinh tế và kỹ thuật 26
CHƯƠNG 5 THIẾT KẾ MẶT BẰNG 28
5.1 Tổng mặt bằng 28
5.2 Mặt bằng tầng 29
5.3 Giao thông 31
CHƯƠNG 6 THIẾT KẾ MẶT ĐỨNG, HÌNH KHỐI KHÔNG GIAN 33
6.1 Khái niệm chung 33
6.2 Quy luật bố cục hình khối không gian của công trình kiến trúc 35
6.2.1 Tương phản và dị biến 35
6.2.2 Vần luật 38
6.3.3 Chủ yếu và thứ yếu – vai trò chính và phụ 44
6.3 Sự cân bằng và ổn định trong bố cục kiến trúc 50
6.3.1 Cân bằng đối xứng 50
6.3.2 Cân bằng không đối xứng 52
6.4 Tỷ lệ và tầm thước trong kiến trúc 53
6.4.1 Tỉ lệ kiến trúc 54
6.4.2 Các loại tỉ lệ 55
Trang 46.4.3 Tầm thước trong kiến trúc 58
6.4.4 Vấn đề phi tỉ lệ - không có tầm thước trong kiến trúc 58
6.5 Nguyên tắc thiết kế hình khối không gian của công trình kiến trúc 61
6.5.1 Nguyên tắc bố cục hình khối kiến trúc 63
6.5.2 Nguyên tắc thiết kế mặt đứng công trình kiến trúc 65
CHƯƠNG 7 THIẾT KẾ MẶT CẮT 72
7.1 Mặt cắt nền sàn mái, tường 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO 74 PHỤ LỤC
Trang 5DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1 Các hoạt động dự kiến 18
Bảng 4.2 Người sử dụng, đối tượng sử dụng 18
Bảng 4.3 Trang thiết bị 19
Bảng 4.4 Yêu cầu môi trường theo không gian 22
Bảng 4.5 Mối quan hệ về không gian 23
Trang 6DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1 3
Hình 4.1 Chức năng của nhà ở kết hợp văn phòng 15
Hình 5.1 29
Hình 5.2 30
Hình 5.3 31
Hình 6.1 Phối cảnh và các mặt đứng công trình 34
Hình 6.2 Hình ảnh về tương phản 36
Hình 6.3 Tương phản trong kiến trúc công trình 36
Hình 6.4 Dị biến 37
Hình 6.5 Sự thống nhất giữa tương phản và dị biến trong kiến trúc công trình 37 Hình 6.6 Vần điệu liên tục trong kiến trúc công trình 39
Hình 6.7 Vần luật tiệm tiến trong kiến trúc công trình phật giáo 40
Hình 6.8 Vần luật tiệm tiến trong kiến trúc công trình 40
Hình 6.9 Các công trình kiến trúc của KTS Frank Lloyd Wright 41
Hình 6.10 Vần giao thoa trong tổng thể kiến trúc 42
Hình 6.11 Biệt thự trên thác của KTS Frank Lloyd Wright 42
Hình 6.12 Vần giao nhau trong công trình kiến trúc 43
Hình 6.13 Vần giao nhau trong chi tiết kiến trúc, (a) Hàng rào, (b) Ban công 44 Hình 6.14 Phần chính và phụ trong tổng thể kiến trúc viện 108 45
Hình 6.15 Phần chính và phụ trong công trình kiến trúc nhà thờ thánh Vasili 46 Hình 6.16 Phần chính và phụ trong nội thất công trình kiến trúc 46
Hình 6.17 Phần chính và phụ trên mặt bằng công trình kiến trúc 47
Hình 6.18 Phần chính và phụ trên mặt đứng công trình kiến trúc 47
Hình 6.19 Hình khối, đường nét đặc trưng cho tính cách kiến trúc công trình 48 Hình 6.20 Sự liên hệ và phân cách trong kiến trúc công trình 49
Hình 6.21: Cân bằng đối xứng tuyệt đối trong kiến trúc công trình 51
Hình 6.22 Cân bằng đối xứng tương đối đối trong kiến trúc công trình 52
Hình 6.23 Cân bằng không đối xứng trong kiến trúc công trình 53
Trang 7Hình 6.24 Tỷ lệ kiến trúc thể hiện trong tổng thể quy hoạch 54
Hình 6.25 Hình chữ nhật vàng 56
Hình 6.26 Hình chữ nhật tỉ lệ căn bậc hai 56
Hình 6.27 Tỉ lệ số học 57
Hình 6.28 Tỉ lệ hình học 57
Hình 6.29 Tầm thước trong kiến trúc 58
Hình 6.30 Phi tỉ lệ trong kiến trúc Đền Parthenon 60
Hình 6.31 Phi tỉ lệ trong kiến trúc Lăng Lê Nin 60
Hình 6.32 Phi tỉ lệ trong kiến trúc Lăng Bác Hồ 60
Hình 6.33 Phi tỉ lệ trong kiến trúc Tháp Bình Sơn, Vĩnh Phúc 61
Hình 6.34 Sự vui tươi, nhẹ nhàng, hấp dẫn trong kiến trúc công trình khách sạn 62
Hình 6.35 Sự hài hòa về hình khối Thư viện Garden’s Shlockholm với công trình kiến trúc và cảnh quan xung quanh 62
Hình 6.36 Dinh thự mùa hè của Bảo Đại, Đà Lạt 65
Hình 6.37 Mặt đứng công trình kiến trúc nhà ở liền kề 66
Hình 6.38 Phân chia mảng trên mặt đứng công trình kiến trúc 67
Hình 6.39 Đường nét, chi tiết trên mặt đứng công trình kiến trúc Trường Amsterdam 68
Hình 6.40 Chất cảm, vật liệu, màu sắc trên mặt đứng kiến trúc công trình 68
Hình 6.41 Các mảng sáng tối trên mặt đứng kiến trúc công trình 69
Hình 6.42 Bố cục mặt đứng kiến trúc công trình 69
Hình 6.43 Kết cấu và Kiến trúc công trình 70
Trang 8CHƯƠNG l NHIỆM VỤ THIẾT KẾ 1.1 Tên, quy mô, đặc điểm quy hoạch, yêu cầu kiến trúc
Công trình dự kiến 2 tầng, một tầng hầm và một tầng nổi tổng chiều cao của công trình ước tính 10,6m, trong đó tầng hầm cao 3,9m, tầng nổi 37m, mái 3m
1.1.3 Đặc điểm quy hoạch
Các chỉ tiêu quy hoạch của khu đất xây dựng phải đảm bảo quy chuẩn xây dựng cho mô hình kinh doanh nhà xưởng theo quy hoạch chung của xã Nhuận Trạch Quy hoạch tổng mặt bằng đảm bảo bảo quy chẩn xây dựng, tiêu chuẩn xây dựng và các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật hác và đảm bảo đúng theo ý kiến của chủ đầu tư và cơ quan hành chính trên địa bàn, cụ thể như sau:
Quy hoạch tổng thể mặt bằng ( kèm theo thiết kế kiến trúc công trình) đảm bảo công trình đẹp, hiện đại, phù hợp với không gian kiến trúc cảnh quan
và đầu nối hạ tầng khu vực
Các khu vực chức năng công trình được tổ chức rõ ràng, mạch lạc, trong
đó công trình chính là trung tâm Giao thông đối ngoại cũng như tuyến liên hệ
các chức năng phải thuận lợi hợp lý
Phân luồng giao thông riêng biệt giữa khu vực làm việc và khu vực công cộng;
Đề xuất giải pháp để phòng sự cố tốt, đáp ứng yêu cầu quy định về phòng, chống, chữa cháy tốt, cứu nạn (có đường tiếp cận xe cứu hỏa, cứu thương, bể nước chữa cháy, trụ nước cứu hỏa );
Trang 9Tổ chức hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, hoàn chỉnh, hướng kết nối với mạng lưới hạ tầng kỹ thuật ngoài khu đất Bố trí hợp lý các công trình phụ trợ và
kỹ thuật ngoài nhà như:
Hệ thống cấp thoát nước sinh hoạt chữa cháy;
Hệ thống xử lý nước thải, thu gom rác;
1.1.4 Yêu cầu kiến trúc
Công trình ở vị trí quan trọng và là điểm nhấn của tổng thể dự án nên yêu cầu về thiết kế kiến trúc phải nổi bật và đặc trưng, làm rõ nét thương hiệu của Tổng công ty
Tạo cảnh quan cuốn hút, hấp dẫn thị giác trong khuôn viên khu đất;
Công trình sử dụng vật liệu có độ bền cao, ít chủng loại, dễ vệ sinh, bảo trì, bảo dưỡng, phù hợp với điều kiện khí hậu nhiết đới gió mùa, nóng ẩm Việt Nam Nếu sử dụng được các loại vật liệu địa phương cũng phải đảm bảo được các yếu tố trên;
Không gian nội thất của công trình mang tính hiện đại, chi tiết thống nhất, khoáng đạt, phù hợp chức năng sử dụng
Bố trí hợp lý các không gian tập trung đông người để thuận tiện cho việc
tổ chức giao thông và dễ dàng thoát hiểm khi có sự cố
Trang 10Nên đưa cây xanh vào không gian làm việc để tăng tính tiện nghi, giúp thoải mái, hiệu quả trong công việc
Nghiên cứu các giải pháp chiếu sáng, thông gió, tiết kiệm năng lượng sử dụng trong tòa nhà, có giải pháp chống nắng cho hướng tây của tòa nhà
1.2 Bản đồ vị trí, hiện trạng, ranh giới, thông số kỹ thuật
Vị trí công trình thuộc kinh độ 105.5389122, vĩ độ 20.87662554 vị trí cụ thể xem trên hình 1.1
Hình 1.1
1.2.1 Hiện trạng, ranh rới
Dự án xây dựng “ nhà ở kết hợp văn phòng” được đầu tư xây dựng trên lô đất tại Xã Nhuận Trạch – huyện Lương Sơn – Tỉnh Hòa Bình Vị trí của khu đất nằm tại khhu vực nút giao giữa thành phố Hà Nội và thành phố Hòa Bình, cách quốc lộ 21 đi vào vị trí đất khoảng 1km Là điểm nhấn về kiến trúc, cảnh quan của khu vực
Trang 11Lô đất có diện tích là 2,280m2 Trên khu đất hiện tại không tồn tại công trình cũ Nền đất tương đối bằng phẳng, có những thảm cỏ và cây bụi thấp, điểm cuối phía Tây Nam lô đất hơi dốc về phía bắc Ranh giới của lô đất như sau:
Cạnh ngắn phia Nam giáp đường chính rộng 10m cao hơn nền đất tự
nhiên của lô đất 1,5m
Cạnh dài phía tây giáp đường rộng 10m hơi dốc về phía Bắc
Các cạnh còn lại giáp với nhà dân
1.2.2 Thông số kỹ thuật
Lô đất có diện tích là 2,280m2 Nền đất tương đối bằng phẳng, có những thảm cỏ và cây bụi thấp, điểm cuối phía Tây Nam lô đất hơi dốc về phía bắc Cạnh ngắn phia Nam giáp đường chính rộng 10m cao hơn nền đất tự nhiên của
lô đất 1,5m Cạnh dài phía tây giáp đường rộng 10m hơi dốc về phía Bắc, Các cạnh còn lại giáp với nhà dân
1.3 Nội dung yêu cầu của các không gian
Yêu cầu cụ thể về việc bố trí mặt bằng cho các nhân sự tại các khu chức năng khác nhau như sau:
1.4 Yêu cầu kỹ thuật
Công trình thiết kế phải đảm bảo tuân thủ quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng và các quy định hiện hành về:
Trang 12Độ bền vững của công trình: khả năng chịu lực, độ ổn định, tuổi thọ;
An toàn, thoát nạn;
Phòng cháy chữa cháy;
Vệ sinh môi trường;
1.6 Phòng chống cháy nổ
Phải tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn về phòng chống cháy nổ
Đảm bảo cách ly nguồn gây cháy
Đảm bảo khả năng báo cháy, chữa cháy kịp thời
Đảm bảo khả năng thoát người khi có sự cố
Trang 13CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM NƠI XÂY DỰNG 2.1 Vị trí, hình dạng, kích thước, địa hình, hướng khu đất
Dự án xây dựng “ nhà ở kết hợp văn phòng” được đầu tư xây dựng trên lô đất tại Xã Nhuận Trạch – huyện Lương Sơn – Tỉnh Hòa Bình Vị trí của khu đất nằm tại khhu vực nút giao giữa thành phố Hà Nội và thành phố Hòa Bình,là địa điểm tiềm năng rất phát triển về giao thương hàng hóa, sản xuất các đa dạng mặt hàng về thu công nghiệp và công nghiệp Cách quốc lộ 21 đi vào vị trí đất khoảng 1km đường bê tông rộng 10m thuận tiện cho xe tải vào lưu chuyển hàng hóa Kích thước đo thực tế 40m2 x 57m2 Địa hình tương đối bằng phẳng, thế đất vuông Khu đất có 2 hương nhìn ra đường là Tây và Nam
2.3 Các công trình xây dựng, cảnh quan xung quanh
Xung qanh công trình gồm có rất nhiều nhà xưởng sản xuất (vd: Công ty TNHH Tuấn Minh Hòa Bình) và các mô hình kinh doanh trang trại, bên cạnh đó
có rất nhiều công trình cao tầng nhà dân
Kiến trúc các công tình xung quanh mang đậm tính chất vùng miền núi xen kẽ xu hướng hiện đại (người Mường), vì là nút giao giữa thành phố Hà Nội
và Hòa Bình, để thiết kế công trình phù hợp mới nhu cầu sử dụng và phù hợp với kiến trúc khu vực nên thiết kế công trình phần thân theo hướng hiện đại và phần mái mang tính chất vùng miền khu vực
Trang 142.4 Địa chất, thủy văn, số liệu khí tƣợng và thiên tai
2.4.1 Đặc điểm địa chất
Xã nhuận trạch thuộc huyện lương sơn tỉnh Hòa Bình, thuộc vùng núi chung du – nơi tiếp giáp giữa đồng bằng và miền núi Địa hình đồi núi thấp có
độ cao sàn như nhau khoảng 200 – 400m được hình thành bở đá macma, đá vôi
và trầm tích lục nguyên, có mạng lưới sông, suối dày đặc
Địa chất lô đất đất đặt vị trí công trình chủ yếu đất sét pha dăm sạn màu vàng trạng thái dẻo cùng kết cấu chặt vừa
Vị trí công trình tương đối bằng phẳng nên không có mái dốc lớn, tuyến không có các hiện tượng sụt, trượt mái dốc tự nhiên làm ảnh hưởng đến ổn định của công trình
2.4.2 Thủy văn
Cùng chung với chế độ khí hậu của huyện Lương Sơn thuộc nhiệt đới gió mùa, với mùa đông lạnh, ít mưa; mùa hè nóng, ít mưa; mùa hè nóng, mưa nhiều Nền nhiệt trung bình cả năm 22,9 – 23,3 độ Nhiệt độ cực tiểu là 13,3 độ vào tháng 3, nhiệt độ cực đại rơi vào tháng 8 và tháng 9 la 33,5 độ (dựa theo tiếu chuân xây dựng Việt Nam 1997)
Lượng mưa bình quân từ 1.520,7 – 2.255,6mm/năm, nhưng phân bố không đều tronng năm và ngay cả trong mùa cũng rất bất thường
2.4.3 Số liệu khí tượng và thiên tai
Vận tốc gió trung bình trong năm 1,0-1,3m/s, mạnh nhất vào những tháng đầu năm và giảm dần về các tháng cuối năm
Biểu đồ chuyển động biểu kiến của mặt trời tại khu vực, Theo TCVN
3991 – 1985 Nhìn trên biểu đồ ta nhận thấy quỹ đạo mặt trời trong năm được giới bởi hai đường quỹ đạo ứng với ngày 22/6 – 22/12
Trang 15Ngày 22/6 là tháng nóng nhất trong năm, mặt trời mọc lúc 5 giờ sáng hướng Đông Đông Bắc Lúc 9h nền nhiệt bắt đầu tăng, ánh sáng mặt trời ở hướng Đông Đông Nam/ chếch về hướng đông nhiều hơn, ánh nắng chiếu vào công trình so với mặt đất một góc 45 độ Buổi trưa lượng nhiệt lớn nhất vào lúc 12h, mặt trời ở gần như ở hướng chính Đông, ánh nắng chiều vào công trình so với mặt đất một góc 65 độ Nhiệt độ dảm dần vào 15h, mặt trời ở hướng Tây Tây Bắc/chếch về hướng Tây nhiều hơn, ánh nắng chiếu vào công trình so với mặt đất một góc 45 độ Mặt trời lặn vào lúc 19h hướng Tây Tây Bắc
Ngày 22/12 là tháng lạnh trong năm, mặt trời mọc lúc 6 giờ sáng hướng Đông Nam Nền nhiệt có su hướng ấm hơn vào 9h-12h, hướng mặt trời không thay đổi nhiều Đông Nam, ánh nắng chiều vào công trình so với mặt đất một góc
40 độ Lúc 15h, nền nhiệt bắt đầu giảm, mặt trời ở hướng Tây Nam, ánh nắng chiếu vào công trình so với mặt đất một góc 40 độ Mặt trời lặn vào lúc 17h30 hướng Tây Nam
Cùng chung với chế độ khí hậu của huyện Lương Sơn thuộc nhiệt đới gió mùa, với mùa đông lạnh, ít mưa; mùa hè nóng, ít mưa; mùa hè nóng, mưa nhiều Các hiện tượng thiên tại ở khu vực như lũ, động đất là rất hiếm gặp
Trang 16Căn cứ vào TCVN 2737 – 1995: Tải trọng và tác động – tiêu chuẩn thiết
kế, công trình thuộc vùng gió llB, áp lực gió 95 daN/m2
Căn cứ vào TCVN 9386 – 2012: thiết kế công trình chịu động đất, công trình nằm trong vùng có gia tốc nền 0,0698 (Phụ Lục H: bảng phân vùng gia tốc nền theo địa danh hành chính), được xếp vào công trình cấp lV (Phụ Lục F: phân cấp, phân loại công trình xây dựng)
2.5 Vệ sinh môi trường
Vệ sinh tại khu vực tương đối tốt, các nhà máy đã được xây dựng đã khu
sử lý rác thải riêng biệt, khu vực dân trí cao, rác thải gia đình được để đúng chỗ Nguồn nước ngầm chay từ khe núi đâu nguồn chưa có sự sâm chiếm của rác thải, thành phần đất không bị lẫn tạp chất từ nilon, rác thải sinh hoạt nên vẫn dữ nguyên được tính chất đất
2.6 Phong tục tập quán và văn hóa địa phương
Tổng dân số toàn tỉnh 832.543 người, trên địa bàn tỉnh có 6 dân tộc sinh sống, đông nhất là người Mường chiếm 63,3%; người Kinh chiếm 27,73%; người Thái chiếm 3,9%; người Dao chiếm 1,7%; người Tày chiếm 2,7%; người Mông chiếm 0,52%; ngoài ra còn có người Hoa sống rải rác ở các địa phương trong tỉnh Ngoài ra, còn có một số người thuộc các dân tộc khác chủ yếu do kết hôn với người Hòa Bình công tác ở các tỉnh miền núi khác
Vị trí xây dựng công trình thuộc Nhuận trạch – Lương Sơn nên người dân chủ yêu ở đây là người mường
Người Mường có nguồn gốc gần với người Kinh nên ngôn ngữ của họ thuộc nhóm Việt-Mường Đồng bào Mường định canh định cư ở miền núi, nơi
có nhiều đất sản xuất, gần đường giao thông, thuận tiện cho việc làm ăn Người Mường có truyền thống làm ruộng và cây lúa nước là cây lương thực chủ yếu Đến thăm những bản làng của đồng bào Mường, chúng ta sẽ thấy những ngôi nhà sàn dựa lưng vào đồi núi, mặt hướng ra cánh đồng xanh bát ngát, xung quanh nhà là cây cối bốn mùa đơm hoa, kết trái Ngôi nhà sàn dựng theo kiểu truyền thống của người Mường, vì được bố trí khéo léo nên không gian rất
Trang 17thoáng đãng và đặc biệt tiện lợi Với đặc trưng kiểu nhà này, người Mường đã tạo nên cho mình một tập quán riêng trong sinh hoạt hàng ngày cũng như trong lao động sản xuất, vừa trồng lúa, làm nương rẫy, vừa chăn nuôi gia súc gia cầm Nhà sàn của người Mường ngoài công năng để ở và cất trữ tài sản, phòng tránh thú dữ, rắn, rết và phù hợp với điều kiện khí hậu nóng ẩm ở vùng núi, còn là nơi giữ gìn bản sắc văn hóa, giáo dục các thành viên trong gia đình
Trang 18CHƯƠNG 3
CƠ SỞ PHÁP LÝ 3.1 Luật, nghị định, thông tư
Luật xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014;
Luật sửa đổi, bổ sung Điều 6 và Phụ lục 4 về Danh mục ngành, nghề đầu
tư kinh doanh có điều kiện của Luật đầu tư;
Luật số: 45/2013/QH13 luật đất đai;
Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/05/2015 của chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng;
Nghị định 32/2015/NĐ-CP về Quản lý chi phí đầu tư xây dựng;
Nghị định 44/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng;
Nghị định 59/2015/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng;
Nghị định 119/2015/NĐ-CP quy định bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng;
Nghị định 42/2017/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 59/2015/NĐ-CP về quản lý
dự án đầu tư xây dựng;
Nghị định 53/2017/NĐ-CP quy định các giấy tờ hợp pháp về đất đai để cấp giấy phép xây dựng;
Trang 19Thông tư 03/2016/TT-BXD Quy định về phân cấp công trình xây dựng và hướng dẫn áp dụng trong quản lý hoạt động đầu tư xây dựng;
Thông tư 04/2016/TT-BXD Quy định Giải thưởng về chất lượng công trình xây dựng;
Thông tư 05/2016/TT-BXD hướng dẫn xác định đơn giá nhân công trong quản lý chi phí đầu tư xây dựng;
Thông tư 06/2016/TT-BXD hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng;
Thông tư 06/2016/TT-BXD hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng;
Thông tư 10/2016/TT-BXD quy định về cắm mốc giới và quản lý mốc giới theo quy hoạch xây dựng;
Thông tư 12/2016/TT-BXD quy định về hồ sơ của nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch đô thị và quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù;
Thông tư 15/2016/TT-BXD hướng dẫn về cấp giấy phép xây dựng;
Thông tư 26/2016/TT-BXD quy định về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng;
Thông tư 172/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp lệ phí cấp giấy phép hoạt động xây dựng;
Thông tư 04/2017/TT-BXD quy định về quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình;
Thông tư 05/2017/TT-BXD hướng dẫn xác định, quản lý chi phí quy hoạch xây dựng và quy hoạch đô thị;
Quyết định số 79/QĐ-BXD ngày 15/02/017 của bộ xây dựng V/v công bố định mức chi phí quản lý và đầu tư xây dựng công trình;
Trang 203.2 Quy chuẩn, tiêu chuẩn
03:2012/BXD
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nguyên tắc phân loại, phân cấp công trình dân dụng, công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật đô thị
Trang 21Phòng cháy,chống cháy cho nhà và công
2009
Phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho nhà và công trình – Trang bị, bố trí, kiểm tra, bảo dưỡng
Trang 22CHƯƠNG 4 PHƯƠNG PHÁP LUẬN THIẾT KẾ 4.1 Phân tích khái niệm
Công trình nhà ở là những không gian kiến trúc phục vụ cho đời sống sinh hoạt gia đình của con người Công trình nhà ở rất đa dạng, gồm có: nhà ở thấp tầng, nhà chung cư nhiều tầng và cao tầng, nhà ở kí túc xá, nhà ở kiểu khách sạn…
Công trình dự kiến thi công thuộc dạng nhà ở thấp tầng: Nhà ở thấp tầng thường là nhà ở có sân vườn phục vụ độc lập cho từng gia đình với ngôi nhà có chiều cao từ 1-4 tầng Mỗi gia đình thường có một khuôn viên được khai thác sử dụng từ tầng trệt đến các tầng trên Đây là loại nhà ở chiếm một tỉ trọng rất đáng
kể trong quỹ nhà ở chung của toàn đất nước, giải quyết nhu cầu ở cho tuyệt đại
bộ phận dân cư ở nông thôn và đô thị Các nhà ở thấp tầng phản ánh một cách rõ rệt nhất các điều kiện ràng buộc khống chế của thiên nhiên, khí hâu; của lối sống tập quán và sở thích của chủ nhân Loại nhà này có ưu điểm là tạo nên cuộc sống gia đình gắn bó hài hòa với thiên nhiên nhưng chiếm nhiều diện tích đất xây dựng vì thế ở các khu vực đô thị người ta thường hạn chế để tạo nên bộ mặt kiến trúc hiện đại và để việc xây dựng đô thị có hiệu quả kinh tế xã hội lớn
Hình 4.1 Chức năng của nhà ở kết hợp văn phòng
Với xu hướng hiện nay việc kết hợp giữa nơi nghỉ ngơi, sinh hoạt với không gian làm việc đang trở nên rất phổ biến Thiết kế nhà ở kết hợp với văn phòng đòi hỏi đảm bảo được không gian riêng tư và công năng sử dụng hiệu quả
Trang 23Ở biểu đồ 4.1 đã thể hiện mối liên kết giữa chức năng và công năng của một công trình nhà ở kết hợp văn phòng
Đầu tiên, chức năng công trình phải kể đến “giáo dục xã hội ban đầu”: là mỗi phòng đều là nơi giáo dục văn hóa, đời sống cho những thế hệ sau như con, cháu…
Tiếp theo phải kể đến “phát triển văn hóa tinh thần”: việc phát triển văn hóa tinh thần trong một căn nhà ở hiện đại không thể thiếu vì đây cũng là một trong những chức năng quan trọng mang đến sự thoải mái của thành viên sử dụng công trình Gồm có những không gian như: Phòng thờ, phòng khách…
Không thể không nhắc đến “ kinh tế sản xuất”: trong công trình kết hợp văn phòng không thể thiếu những không gian mang lại kinh tế như: phòng khách, phòng làm việc, phòng thiết kế v.v
Chức năng “nghỉ, tái sản xuất sức lao động”: mỗi công trình nhà ở nào cũng phải đáp ứng được chức năng để nghỉ ngơi để hồi phục sức khỏe sau một buổi làm việc hay một ngày làm việc Gồm có nhưng không gian như: phòng ngủ, phòng khách, sân chơi…
Và cuối cùng “bảo vệ thành viên” thì công trình nhà ở không còn giữ được giá trị sử dụng nữa rồi công trình nhà ở phải bảo vệ con người khỏi nhưng tác động xấu của thiên nhiên, và xã hội bên ngoài, đảm bảo là nơi cư trú lâu dài của mỗi thành viên đang sử dụng
Trước khi tốn chi phí đầu tư vào một công trình, cần phải hiểu rõ khái niệm như thế nào là thiết kế nhà ở kết hợp với văn phòng, cũng như các vấn đề liên quan khác Nhà ở kết hợp với văn phòng là việc thiết kế bố trí và sắp xếp một cách hợp lý đồng thời cho hai chức năng vừa ở, vừa làm việc trong cùng một tòa nhà
Nhìn lại những tòa nhà văn phòng trước nay chỉ dành cho mục đích làm việc thì hình dáng và không gian khá là nghiêm túc theo kiểu đóng kín Nhưng, với sự kết hợp nhà ở với văn phòng, không chỉ trong các tòa nhà cao tầng như chung cư mà còn được thiết kế trong những ngôi nhà phố với hình dáng năng
Trang 24động và hiện đại hơn, có không gian mở với ban công, cây xanh,… thông thoáng hơn cũng thuận lợi hơn cho công việc làm ăn và kinh doanh
Hiện nay, các công ty, doanh nghiệp xuất hiện ngày càng nhiều, nhu cầu
sử dụng tăng cao Công trình thiết kế nhà ở kết hợp văn phòng mang lại rất nhiều lợi ích, kết hợp hai chức năng có thể đồng thời giải quyết vấn đề ở và làm việc Chủ đầu tư muốn xây một công trình có thể vừa cho người thuê để ở, vừa cho thuê để làm văn phòng Bạn có nhà nhưng diện tích sử dụng không cần nhiều, có thể cho thuê các tầng khác để làm văn phòng, tăng thu nhập cá nhân Hoặc một hộ gia đình, một cá nhân có công ty tư nhân muốn mở văn phòng làm việc tại nhà, vừa thoải mái vừa không phải tốn kém tiền thuê văn phòng hay chi phí đi lại
Ngoài ra công trình phảm đảm bảo các yêu cầu tâm sinh lý – sinh lý học của các không gian như:
Bảo đảm sự kín đáo, riêng tư cho sinh hoạt gia đình, cho từng thành viên của nó;
Bảo đảm sự khai thác sử dụng theo sở thích từng gia đình;
Bảo đảm tính an toàn, thuận tiện sinh hoạt và thích nghi đa dạng cho nhiều dạng đối tượng;
Thỏa mãn đồng thời yêu cầu vật chất và tinh thần thông qua giá trị định lượng và định tính của căn nhà;
Nhà còn đòi hỏi phải có đủ các điều kiện về môi trường trong lành, vệ sinh
để con người với tư cách là một sinh vật có thể phát triển lành mạnh, hài hòa
4.2 Phân tích thích dụng:
4.2.1 Các hoạt động dự kiến ở trong và ngoài công trình
Công trình dự kiến thuộc dạng “nhà ở kết hợp văn phòng”, các hoạt động
dự kiến được thể hiện trong bảng 4.1:
Trang 254.2.2 Người sử dụng, đối tượng sử dụng
Người sử dụng và đối tượng sử dụng trong công trình được thể hiện trong bảng 4.2:
Trang 264.2.4 Thời gian hoạt động
Mục đích của việc phân tích thời gian hoạt động trong công trình để giải quyết các vấn đề sau:
Các vấn đề chủ yếu tổng hợp từ các tài liệu liên quan bao gồm:
Trang 27Tạo ra một môi trường thuận lợi cho tính hiệu quả
Thiết lập các ưu tiên
Thực hiện hoạt động xung quanh ưu tiên
Các quá trình làm giảm thời gian tiêu tốn vào các hoạt động không ưu tiên
Phòng ngủ gia đình, phòng ngủ công nhân: lịch hoạt động chủ yêu vào buổi trưa 13h đến 13h45p và đêm 22h đến 6h00, phục vụ chủ yếu cho gia đình
và công nhân Mỗi lần sử dụng cần chuẩn bị chăn màn, quần áo, tủ, bàn làm việc khi sử dụng xong cần dọn dẹp cho lần sau sử dụng
Phòng bếp: Lịch hoạt động là các buổi sáng từ 5h30p đến 7h sáng, trưa 11h30h đến 12h30, chiều 18h đến 19h30 phục vụ việc ăn uống chủ yếu cho gia đình và công nhân trong cả năm Trước mỗi bữa ăn đều phải gia công, nấu nướng, soạn thức ăn Sau bữa ăn phải dọn dẹp, rửa bát đĩa, làm vệ sinh Chu kì hoạt động của nhà ăn là mỗi ngày có một bữa ăn sáng, một bữa ăn trưa, một bữa
ăn chiều
Phòng thờ: lịch hoạt động là các dịp lễ tết, ngày rằm, mồng một đầu tháng diễn ra khoảng 15 – 30p Mỗi lần làm lễ chuẩn bị đồ cúng, thời gian khoảng 1h Sau mỗi lần làm lễ, cúng hạ lộc và dọn dẹp để sạch sẽ đón chào tháng mới
Phòng trưng bày: lịch hoạt động chủ yếu vào buổi sáng từ 8h đến 11h30 , chiều 14h đến 18h, phục vụ chủ yếu là khách hàng tham quan sản phẩm và công nhân thiết kế sản phẩm
Phòng làm việc: lịch hoạt động chủ yếu vào sáng 8h đến 11h30, chiều 14h đến 18h, đôi khi tăng ca vào buổi tối 18h đến 22h phục vụ chủ yếu cho giám đốc
Trang 28và 1 nhân viên, kế toán Mỗi lần cần sử dụng cần chuẩn bị hồ sơ, tủ, bàn làm việc, máy tính,… sau khi sử dụng xong cần dọn dẹp để chuẩn bị cho ngày hôm sau
Phòng họp: lịch hoạt động chủ yếu phục vụ các cuộc họp giao ban và đầu tuần, họp nhanh trong ngày, họp tổng kết cuối tháng , cuối mỗi quý khoảng 1-2h/ngày, phục vụ giám đốc và nhân viên
Nhà xe: lịch hoạt động 24/24, phục vụ toàn bộ công nhân, gia đình
4.2.5 Yêu cầu về môi trường
Để con người hoạt động trong công trình kiến trúc được thoải mái và hiệu quả, phải điều hòa được các yếu tố môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo phù hợp với tâm sinh lý con người Các yếu tố thích hợp đó là: - Nhiệt độ trong nhà vừa phải (không nóng hoặc không lạnh về các mùa trong năm); - Độ ẩm của không khí không quá cao hoặc không khí không quá khô; - Thoáng gió (tránh gió mạnh hoặc bí gió); - Ánh sáng (không bị sáng lòa hay tối quá); - Âm thanh (không bị ồn ào); - Không khí trong lành (không bị bụi, mùi hôi thối…);
Chất lượng không gian phù hợp về hình dáng, kích thước, tỉ lệ cân đối và những bề mặt, chất liệu, màu sắc trang nhã Những điều kiện môi trường ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động của con người, có khi không kém phần quan trọng so với tổ chức không gian và trang thiết bị
Yêu cầu về môi trường trong mỗi không gian phòng được thể hiện trong bảng 4.4:
Trang 29Bảng 4.4 Yêu cầu môi trường theo không gian
Bảng yêu cầu môi trường theo không gian
Không khí
bình
Trung bình
Trang 304.2.6 Mối quan hệ về không gian
Bảng 4.5 Mối quan hệ về không gian
TT KHÔNG
GIAN
Kích thước
Trang 314.3 Phân tích mối quan hệ giữa công trình với môi trường
Nhiệm vụ bảo vệ công trình kiến trúc đối với môi trường được thông qua vật lí kiến trúc, mà thực chất là làm nên một môi trường nhân tạo, có thể loại trừ hoặc giảm bớt tác hại của điều kiện tự nhiên Kĩ thuật sử dụng trong vật lí kiến trúc đã được ứng dụng và phát triển theo thời gian và tạo nên những bộ môn chuyên ngành như nhiệt, âm thanh, ánh sáng, vi khí hậu v.v… Người kiến trúc
sư không nhất thiết phải trở thành chuyên gia trong các lĩnh vực trên, nhưng phải nắm được những điểm cơ bản có tác động đến công việc thiết kế công trình kiến trúc Sự điều hòa vật lí có thể được diễn ra bằng cách: Lọc: là sự liên hệ có điều chỉnh (Nhiệt độ và âm thanh qua tường ngoài có sự thay đổi Ánh sáng qua tấm kính hay mành mành có sự biến đổi nào đó); Nối và ngắt: Có sự liên hệ trực tiếp (Cửa đi, cửa sổ có thể tùy ý); Chắn: là thành phần ngăn cách (như rèm cửa hay một vách kính có thể ngăn cách các không gian một cách tương đối) Sự điều hòa vật lí không những ảnh hưởng đến tổ chức bên trong và các giải pháp kĩ thuật của công trình, mà còn là cơ sở cho các thành phần tạo hình với giải pháp khác nhau ở mặt đứng của công trình, biểu đạt đặc thù của công trình và sắc thái địa phương Trong quá trình phân tích về quan hệ với môi trường, người kiến trúc sư phải giải quyết những mâu thuẫn phát sinh bởi kết quả đạt được qua các bước phân tích ở trên và thực tế của địa phương nơi xây dựng công trình Trong một số trường hợp, vị trí công trình chưa được xác định, người kiến trúc sư phải chọn sao cho phù hợp nhất với những yêu cầu được đề ra Thậm chí, có khi không có một số yêu cầu sử dụng định sẵn cho một vị trí cụ thể, và nhiệm vụ lúc
đó là xác định chức năng phù hợp cho từng địa điểm Đây là nhiệm vụ của người quy hoạch vùng lãnh thổ, chứ không phải của người thiết kế công trình kiến trúc
Trang 32cần lượng ánh sáng trung bình, cần thiết kế những không gian trên ở vị trí tránh tiếp xúc trực tiếp với anh sáng mặt trời hoặc có biện pháp sử lý như bổ sung thêm rèm cửa, kính cửa tối màu…
Nhiệt độ cũng là yêu tố rất quan trọng đối với mỗi thành viên sinh sống trong công tình Mỗi không gian cần đảm bảo nhiệt độ phù hợp như phòng ngủ nhiệt độ thích hợp nhất 16 - 18°C, Nhiệt độ mát mẻ giúp bạn có giấc ngủ ngon
và sâu hơn! Phòng quá nóng hay lạnh hoặc không khí thiếu độ ẩm có thể ảnh hưởng tiêu cực đến giấc ngủ Các nghiên cứu đã giúp chỉ ra phạm vi nhiệt độ lý tưởng để có được giấc ngủ ngon và sâu vào ban đêm Các không gian khác như phòng khách, phòng làm việc, phòng họp… để tạo tình thần thoải mái và rễ chịu nên dữ nhiệt độ ở mức ổ định 26-28°C Để đảm bảo nhiệt độ thích hợp nhất trong công trình nên lắp đặt các thiệt bị để điều hòa nhiệt độ như: điều hòa, máy sưởi, quạt…
Độ ẩm luôn là vấn đề đau đầu nhất của mỗi kỹ sư khi thiết kế công trình Đối với công trình “Nhà ở kết hợp văn phòng” độ ẩm rất quan trọng vì mình mô hình kinh doanh của gia chủ là “thiết kế và sản xuất cốc giấy” Các không gian làm việc và trưng bày sản phẩm cần đảm bảo độ ẩm thấp để sản phẩm không bị
ẩm dẫn đến mốc và hư hại Để dảm thiểu tối ưu nhất về độ ẩm, thiết kế cần những biện pháp xử lý chống ẩm sàn, mái, tường, bếp, wc, khu vực phải sử dụng nước thường xuyên như: rải một lớp cát để hút ẩm khi thi công sàn, sơn loại sơn
có chất chống ẩm cho tường, xịt phụ gia chống ẩm cho khu vực mái, thiết kế đường ống thoát nước nhanh và không đọng nước với khu vực wc
Gió, không khí là hai yếu tố tự nhiên rất tốt để tận dụng khi thiết kế, công trình nên thiết kế bố cục cửa sổ để đón gió và không khí trời được tối ưu nhất, tiếc kiệm được rất nhiều chi phí về điện năng và năng lượng cho công trình Các
vị trí không gian cần tận dụng nhiều gió trời nhất là phòng làm việc, phòng họp, phong ngủ…
Khi thiết kế “nhà ở kết hợp văn phòng” cần chú ý đến âm thành, một số không gian trong công trình cần sự yên tĩnh như: phòng họp, phòng làm việc,
Trang 33phong ngủ cần có biện pháp cách âm khi thi công tường, cửa ra vào có cao su để khi đóng mở phát ra tiếng động mạnh
4.4 Phân tích kinh tế và kỹ thuật
Như đã phân tích ở chương 1, vị trí mảnh đất xây dựng công trình nằm tại
xã Nhuận Trạch – Lương Sơn – Hòa bình, cách quốc ộ 21 khoảng 1km, đường rộng 10m rất thuận tiện việc lưu thông của các xe cơ giới to khi vận chuyển vật liệu xây dựng, lưu thông thông hàng hóa, phôi sản phẩm, nguyên liệu sản xuất
Cơ sở hạ tầng giao thông thuận tiện, các tiện ích xã hội (điện, nước, mạng…) đã đầy đủ ở phía Nam mảnh đất xây dựng công trình
Khí hậu tại khu vực tương đối tốt, do thuộc địa hình vùng núi nên khi hậu rất mát mẻ, không khí trong lành, không sẩy ra hiện tượng thiên tai như lũ lụt, theo nghiên cứu cho thấy khu vực Hòa Bình là nơi rất hiếm sẩy ra động đất
Thực địa khảo sát địa chất tại mảnh đất cho thấy khu đất xây dựng công trình rất tốt, việc sử lý nền móng đơn giản và không tốn kém chi phí
Địa hình mảnh đất tương đối bằng phẳng, tuy nhiệt nền đường cạnh ngắn phía nam cao hơn nền đất tự nhiên 1,5m nên vấn đề sử lý về giao thông tương đối khó khắn, phương hướng giải quyết tối ưu là thết kế công trình tiết kệm chi phí đổ đất tôn nền có thể thiết kế tầng 1 bán hầm, tầng hai nổi và thiết kế tam cấp đi lên
Nguồn nhân lực địa phương rồi rào rất thuận tiện trong vệc thuê nhân công xây dựng và sản xuất sản phẩm An ninh khu vực tốt, nằm trong khu vực dân cư có dân trí cao nên những hành vi tệ nạn như trộm cắp, cướp dật… chưa từng xẩy ra
Bố cục mặt bằng và không gian đã phân tích rất rõ ở phần phân tích thích dụng Sau khi tìm hiểu được các mội quan hệ về không gian để đưa ra phương hướng thế kế giao thông thuận tiện không bị trồng chéo, khúc khửu có thể gộp những phòng có liên kết với nhau như:
Phòng thiết kế liên kết phòng trưng bày sản phẩm
Phòng ăn có thể kết hợp với phòng họp
Trang 34Phòng bếp liên kết với phòng ăn tập thể và phòng ăn gia đình
Thông thường với nhà dân việc lựa chọn vật liệu mac từ 300 – 600 Đối với công trình do không phải dạng kết cấu đặc biệt và nhịp không quá lớn nên chọn mac 300 để tiết kiệm chi phí
Trang 35CHƯƠNG 5 THIẾT KẾ MẶT BẰNG 5.1 Tổng mặt bằng
Công trình nhà ở kết hợp văn phòng nằm tại khu vực có địa hình tương đối bằng phẳng, hai mặt tiền ( lô góc), gần đường quốc lộ cộng thêm đường vào công trình đã được rải bê tông rộng 10m nên rất thuận tiện cho việc lưu thông hàng hóa, phù hợp với nhu cầu làm xưởng của chủ nhà
Tận dụng ưu điểm của địa hình và cơ sở vật chất sẵn có, thiết kế tổng mặt bằng kiến trúc công trình có hai cổng ra vào
Cạnh ngắn phia Nam giáp đường chính rộng 10m cao hơn nền đất tự nhiên của lô đất 1,5m, đây là trục đường chính đường giao thông kết nối với đường quốc lộ tiếp giáp công trình nên chọn làm điểm đặt cổng ra vào nhà chính Cost nền đường cao hơn cost nền đất tự nhiên 1,5m nên khi đón tiếp khách hàng có thể di chuyển trực tiếp lên tầng 1 nơi có bố trí các không gian để tiếp khách và tham quan sản phẩm trưng bày, tránh mất mĩ quan và thời gian đi qua khu vực tầng hầm Tận dụng được mặt đường rộng để khách để xe mà không cản trở phương tiện giao thông đi qua
Cạnh phía Tây công trình có chiều dài tương đối nhiều, vì đặt nhà chính giáp mặt đường phía Nam nên khu vực hướng Đông Bắc công trình bố trí đặt xưởng sản xuất là tối ưu về mặt bố cục, tận dụng chiều dài cạnh giáp phía tây để đặt cổng lưu thông hàng hóa và giao thông xe cơ giới vào trực tiếp xưởng khi
xe cơ giới lưu thông hàng hóa cần có khoảng không để quay đầu và thuận tiện tiếp giáp mặt đường, phương án làm sân giáp mặt đường phía tây là khả thi có thể tiến hành Điểm hạ trạm để sử lý nguồn điện vào xưởng là điều quan trọng, khoảng không sân phía tây khá rộng, có thể sen kẽ và tận dụng khu vực này, khi đặt điểm hạ trạm ở điểm phía Tây bắc sẽ tiếc kiệm được kinh phí nối kéo đường điện vì điểm cung cấp điện chính của khu vực năm tại điểm Tây Nam công trình (hình 5.1)
Trang 36Hình 5.1 5.2 Mặt bằng tầng
Công trình nhà ở kết hợp văn phòng được chia làm một tầng nổi và một tầng hầm
Tầng hầm là tầng gần nhất với xưởng sản xuất nên được bố trí các không gian phòng phu hợp với công nhân và sen kẽ các hoạt động của gia đình, phân tách các khu vực sinh hoạt với khu vực hành chính, tiếp khách và tham quan sản phẩm
Ở đây, thích hợp bố trí các không gian phòng ngủ công nhân, phòng bếp, phòng làm việc, khu giặt đồ và khu vực để xe Ngoài ra để tiếp kiệm diệt tích không gian có thể kết hợp phòng ăn và phòng họp lại làm một vì thời gian hoạt động và sử dụng của 2 phòng này là khác nhau và riêng biệt (hình 5.2)
Trang 37ở vị trí trung tâm khi bước vào tầng một để thể hiện phong tục truyền thống và văn hóa người Việt, kết hợp bố trí không gian phòng ngủ để đảm bảo sự yên tĩnh
mà không phá vỡ bố cục tổng thể mặt bằng.(hình 5.3)
Trang 38Hình 5.3 5.3 Giao thông
Thiết kế mặt bằng cần đảm bảo giao thông liền mạch, không bị ngắt quãng giữa các không gian và thuận tiện với sự kết nối với các không gian phòng với nhau
Ở tầng hầm, như đã nói bên trên, là tầng gần nhất kết nối với với xưởng sản xuất nên thiết kế lối chính ra vào của công nhân tương ứng với phía Bắc công trình, đi từ hướng này thì các phòng làm việc, phòng bếp, phòng ăn, phòng giặt đồ được đặt ở bên ngoài để không cản trở việc di chuyển cung ứng các nhu yêu phẩm mà vẫn đảm bảo vệ sinh
Liền mạch tiếp theo là các không gian phòng ngủ của công nhân được đặt sát nhau để thuận tiện việc đi lại mà không mất đi sự yên tĩnh và riêng tư
Đường giao thông từ khu vực để xe cũng không được quá xa với các không gian khác trong tầng hầm, kết nối giao thông nhà để xe với phòng ngủ công nhân và phòng bếp tạo sự thuận tiện và rễ ràng di chuyển đồ đạc
Trang 39Từ tầng hầm kết nối với tầng một cần đi qua cầu thang ở trong nhà để rút ngắn thời gian và quãng đường cầu thang được đặt ở vị trí kết nối với toàn bộ các không gian khác
Tầng một là tầng chủ yếu để tiếp khách, làm việc của công nhân thiết kế ý tưởng sản phẩm và là nơi nghỉ ngơi của gia chủ để tách biệt với công nhân
Đi từ đường chính phía nam vào tầng một nên thiết kế phòng khách phía ngoài để thuận tiện đón tiếp khách hàng, kết nối với phòng trung bày để giới thiệu sản phẩm, phòng trưng bày và phòng thiết kết có sự kết nối để đảm bảo giao thông vận chuyển sản phẩm
Tiếp theo liên kết các không gian phòng ngủ và phòng thờ liền kề với nhau để không đánh mất sự yên tĩnh và riêng tư
Trang 40CHƯƠNG 6 THIẾT KẾ MẶT ĐỨNG, HÌNH KHỐI KHÔNG GIAN
6.1 Khái niệm chung
Để có những tác phẩm có giá trị cao, người nghệ sĩ – tác giả tài năng – không chỉ có tâm hồn, tình cảm phong phú, nhạy cảm với mọi khía cạnh của đời sống xã hội của thời đại, mà còn phải điêu luyện về nghề nghiệp Một trong những yếu tố quan trọng – có tính quyết định đối vợi sự thành thạo nghể nghiệp
là nắm vững nguyên lý bố cục của tác phẩm
Đối với lĩnh vực kiến trúc, ngoài yếu tố công năng liên quan đến nhu cầu
sử dụng, ngoài yếu tố kỹ thuật – vật chất liên quan đến kiến thức khoa học, người kiến trúc sư cần phải có sự rung cảm của tâm hồn người nghệ sĩ để từ những vật thể riêng rẽ qua nguyên lý bố cục có thể tạo thành những tác phẩm kiến trúc có giá trị, truyền cảm được thểm mĩ đến mọi người Người ta không chỉ đòi hỏi sống trong một căn nhà đầy đủ tiện nghi không thôi, mà cần đến vẻ đẹp của ngôi nhà ấy nữa
Như chúng ta đã biết, tác phẩm kiến trúc bao gồm nhiều yếu tố chất liệu cấu thành theo những quy luật từ một tổng thể của một thành phố với những ngôi nhà cao thấp, to nhỏ, với rặng cây, thảm cỏ, với những đường sá, quảng trường, với những vòi phun nước, tượng đài, rồi những hình bóng của núi đồi và
cả bầu trời xanh cho đến một tác phẩm kiến trúc với khối hình, các mảng đặc, rỗng, sáng, tối, với đường nét, chi tiết chất liệu, mầu sắc đã tạo nên được một sắc thái rõ nét, một ấn tượng sâu đậm với con người về một nền kiến trúc của một dân tộc hay một quốc gia Để có được những tác phẩm kiến trúc giá trị mà
tự nó có sức truyền cảm mạnh mẽ, người kiến trúc sư phải dựa vào nguyên tắc
về bố cục để từ những thực thể vật chất đa dạng được tổ hợp theo một quy luật nào đó có thể gây xúc cảm cho mọi người như ngạn ngữ Pháp đã nói “Kiến trúc làm một bản nhạc hay bằng đá”
Vậy bố cục hình khối không gian của công trình kiến trúc là việc vận dụng các quy luật sắp xếp các yếu tố muôn hình muôn vẻ của vật thể để tạo