Tài liệu Từ câu chuyện thở trong túi polyetylen cấp cứu mắt docx

5 506 0
Tài liệu Từ câu chuyện thở trong túi polyetylen cấp cứu mắt docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Từ câu chuyện thở trong túi polyetylen cấp cứu mắt Cách đây không lâu, một giáo sư chuyên ngành mắt, người Mỹ, thuyết trình tại hội trường Viện Mắt Trung ương. Vấn đề vị giáo sư nói là các bệnh cấp cứu về mắtmắt không có dấu hiệu viêm đỏ lộ ra ngoài. Trong đó có chứng tắc động mạch trung tâm võng mạc và cách sơ cứu đơn giản cho người ở xa cơ sở y tế. Bài viết sau xin đề cập đến căn bệnh này và thủ thuật thở trong túi polyetylen để giúp bạn đọc biết cách ứng phó khi gặp tình huống bệnh. Thủ thuật này như sau: Chỉ cần có chiếc túi polyetylen rộng mỗi bề 20-30cm, người bệnh tự trùm nó qua cả mũi và miệng, tự họ giữ lấy cho sát kín vào da với ngón cái và ngón trỏ (giống như động tác làm loa tay alô để gọi người ở cách xa). Người bệnh thở ra rồi lại hít vào trong túi đó. Thở như thế từ 2-3 phút. Đến hết phút thứ hai sẽ rất ngột ngạt và tiếng thở sẽ tự rít lên, nghe rất sợ. Thế nhưng họ đạt được hiệu quả giãn mạch vùng đầu, mặt, trong đó có động mạch võng mạc. Bởi vì thiếu ôxy hoặc thừa CO2 đều gây hiệu ứng giãn mạch. Giãn mạch kịp thời với cơn tắc động mạch trung tâm võng mạc là điều rất cần thiết. Người ta tiên lượng hiệu quả thị lực dựa theo thời gian bệnh nhân được dùng thuốc giãn mạch càng sớm càng tốt. Có thể nói hiệu quả điều trị dựa theo thời gian được đưa các thuốc giãn mạch vào cơ thể, theo từng giờ. Nếu được dùng thuốc sau cơn 1 giờ kết quả khác; sau 3 giờ, 6 giờ, 12 giờ, kết quả lại xấu đi nữa. Còn sau 48 giờ mới có thuốc thì thị lực mất vĩnh viễn. Vậy tắc động mạch trung tâm võng mạc là gì? Võng mạc là màng mang các tế bào thị giác. Mỗi mắt chỉ có một động mạch trung tâm võng mạc cung cấp máu nuôi võng mạc. Tất nhiên động mạch đó phải tỏa ra nhiều nhánh để tưới máu cho toàn bộ võng mạc. Khi nó bị tắc, võng mạc sẽ không có máu đến để cung cấp ôxy. Khi nó bị tắc thực sự, bệnh nhân bỗng nhiên thấy có cảm giác như một màn đen trùm trước mắtmắt mờ tịt. Và bao giờ người bệnh cũng thấy các dấu hiệu báo trước một vài ngày như mắt bên đó bị mất thị giác vài giây, sau đó lại nhìn rõ là do lúc đó động mạch này bị co thắt tạm thời rồi lại giãn ra. Đó là các dấu hiệu chủ quan mà người bệnh nên chú ý để nhận biết sớm, đến cơ sở chuyên khoa mắt để khám ngay. Nếu thăm khám mắt qua soi đáy mắt, thầy thuốc sẽ thấy các dấu hiệu sau: - Đáy mắt trắng bợt, màu sữa. - Hoàng điểm vẫn đỏ (vì nó do hệ thống mạch máu khác cung cấp máu). Hoàng điểm nổi đỏ giữa võng mạc trắng bợt, cứ y như quả anh đào chín đặt giữa đĩa sữa. - Mất phản xạ đồng tử trực tiếp nhưng còn phản xạ đồng tử đồng cảm, v.v . Nếu kịp thời điều trị bằng các thuốc giãn mạch, thuốc chống đông đúng thì sự phục hồi thị lực sẽ khá hơn. Một số điều người bệnh cần biết Để sẵn sàng ứng phó khi sự cố bị tắc động mạch trung tâm võng mạc, bệnh nhân cần biết cách dùng một số thuốc giãn mạch dễ kiếm (vitamin PP, papavérin, gừng sống để ngậm, túi ni-lông sạch để thở như đã nói ở trên). Khi cơn tắc động mạch xảy đến (màn đen trùm trước mắt, mắt mờ tịt) thì dùng ngay các thuốc như trên rồi đến ngay trung tâm mắt sớm giờ nào hay giờ ấy bằng các phương tiện nhanh nhất có thể. . Từ câu chuyện thở trong túi polyetylen cấp cứu mắt Cách đây không lâu, một giáo sư chuyên ngành mắt, người Mỹ, thuyết trình tại hội trường Viện Mắt. nói là các bệnh cấp cứu về mắt mà mắt không có dấu hiệu viêm đỏ lộ ra ngoài. Trong đó có chứng tắc động mạch trung tâm võng mạc và cách sơ cứu đơn giản cho

Ngày đăng: 14/12/2013, 20:15

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan