1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

(Sáng kiến kinh nghiệm) tích hợp giáo dục bản sắc văn hoá dân tộc thái khi dạy bài “lời tiễn dặn” (tiễn dặn người yêu)

32 7 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 1,73 MB

Nội dung

Bởi vậy có thể nói, để hiểu một cách sâu sắc vàtoàn diện tác phẩm này, người dạy và người học phải đặt văn bản vào bối cảnhvăn hoá của đồng bào dân tộc Thái – nơi tác phẩm được sản sinh.

Trang 1

Tran g

1 Mở đầu ……… …… 1

1.1 Lý do chọn đề tài ……… 1

1.2 Mục đích nghiên cứu ……… 2

1.3 Đối tượng nghiên cứu ……… 2

1.4 Phương pháp nghiên cứu ……… 2

2 Nội dung sáng kiến kinh nghiệm……… 3

2.1 Cơ sở lý luận ……… 3

2.2 Cơ sở thực tiễn ……… 3

2.3 Các biện pháp tích hợp giáo dục bản sắc văn hoá dân tộc Thái cho học sinh lớp 10 THPT ………

5 2.3.1 Tìm hiểu văn hoá dân tộc Thái qua phần chuẩn bị bài học “Lời tiễn dặn”………

5 2.3.2 Tái hiện cảnh Anh tiễn Chị về nhà chồng trong đoạn trích “Lời tiễn dặn”………

9 2.3.3 Một số biện pháp khác ……….……… 11

2.4 Hiệu quả của sáng kiến ……… 14

3 Kết luận, kiến nghị ……… 15

3.1 Kết luận……… 15

3.2 Kiến nghị……… 15

Tài liệu tham khảo……… 16

MỤC LỤC

Trang 2

1 MỞ ĐẦU 1.1 Lí do chọn đề tài

Văn học dân gian được ví như dòng suối mát lành tưới tắm, bồi đắp tâmhồn mỗi người dân Việt Nam Đó là kho tri thức đồ sộ, vô cùng phong phú vềmọi lĩnh vực của đời sống tự nhiên, xã hội, con người Văn học dân gian còngiáo dục đạo lí làm người, góp phần hình thành những phẩm chất tốt đẹp củadân tộc từ bao đời nay Đặc biệt, những tác phẩm văn học dân gian còn có giá trịthẩm mĩ vô cùng to lớn Dạy và học văn học dân gian là quá trình chúng ta tìm

về với cội nguồn dân tộc để cảm nhận những giá trị sâu sắc ấy Hiểu đượcnhững nét đặc sắc trong đời sống vật chất và tinh thần của người xưa từ đó nângcao lòng tự hào về truyền thống văn hóa của đất nước, góp phần lí giải các quyluật phát triển của văn học Trong nhà trường, di sản văn học này có khả năngbồi dưỡng cho học sinh những năng lực, nhận thức thẩm mĩ, góp phần xây dựngnhân cách con người, bồi đắp tâm hồn, tư tưởng, tình cảm ngày càng phong phú,hoàn thiện Từ niềm tự hào về văn hoá, văn học của dân tộc, mỗi học sinh sẽhiểu rõ hơn trách nhiệm của mình đối với việc gìn giữ và phát huy những di sản

vô giá ấy, trong đó có truyện thơ các dân tộc thiểu số

Truyện thơ các dân tộc thiểu số là một thể loại văn học dân gian thuộcloại hình tự sự, bao gồm những tác phẩm có hình thức văn vần, được kể, đượchát, được ngâm, đọc (kể cả trước và sau khi đã được ghi chép) và thường có nộidung thể hiện thân phận con người và cuộc sống lứa đôi

Trong số tám dân tộc có truyện thơ xuất bản, ba dân tộc có nhiều truyệnthơ nhất là Thái, Tày, Mường Truyện thơ được công bố sớm nhất, nhiều lần

nhất và có nhiều bản dịch nhất là “Tiễn dặn người yêu” (Xống chụ xon xao) của

người Thái Về truyện thơ này, khi bàn về văn học dân gian các dân tộc thiểu sốViệt Nam, PGS TS Lê Trường Phát đã viết: “Nếu cần một tác phẩm văn học cổtruyền để đặt lên đó vòng nguyệt quế vinh quang thì không tác phẩm nào sánh

được với Xống chụ xon xao”

Đối với truyện thơ của người Thái, mà đặc biệt là nói về cái hay cái đẹp,

sức lôi cuốn của Tiễn dặn người yêu, từ xưa nhân dân đã có câu ví: “Hát Tiễn dặn lên, gà ấp phải bỏ ổ, cô gái quên hái rau, anh đi cày quên cày” Đối với

những dân tộc đã có chữ viết như Thái, Tày, Chăm, họ ghi chép truyện thơ Ở

người Thái, người ta chép bằng bút lông, mực nho trên giấy rướng (một loại

giấy dó, do nhân dân địa phương tự sản xuất): “Thời trước, nhiều người cạy cục

tìm người chép hộ Xống chụ xon xao và trả công chép bằng giá một con trâu.

Gia tài cha mẹ để lại cho con cái, trong những vật quý nhất có khẩu súng và

quyển sách; quyển sách quý nhất trong mọi quyển sách quý là Xống chụ xon xao Lúc kháng chiến, nhiều gia đình tản cư phải bỏ lại cả nồi niêu, chăn đệm nhưng sách Xống chụ xon xao thì sống theo người, chết theo người, nhất định

không bỏ lại Những người phải ở lại vùng địch tạm chiếm thì giấu sách vàohang tránh địch đốt phá thiêu huỷ” (Nguyễn Xuân Kính)

Tuy nhiên, hiện nay việc tiếp nhận một tác phẩm truyện thơ các dân tộcthiểu số đối với học sinh THPT gặp rất nhiều khó khăn Tình trạng nắm bắt tác

Trang 3

phẩm một cách chung chung, mơ hồ, thậm chí không hiểu tác phẩm đó nói vềcái gì ngày càng phổ biến ở các em học sinh Vì vậy việc dạy truyện thơ các dân

tộc thiểu số nói chung và bài “Lời tiễn dặn” (trích Tiễn dặn người yêu) nói riêng

quả thực là vấn đề đáng suy nghĩ của các nhà giáo dục Làm thế nào để mỗi giờgiảng văn, người giáo viên không chỉ cung cấp cho học sinh những vốn hiểu biếtvăn học mà còn lôi cuốn các em sống với những tâm tư, tình cảm, những suynghĩ, buồn vui của con người, trân trọng và gìn giữ những bản sắc văn hoá củadân tộc, từ đó hoàn thiện nhân cách, làm phong phú tâm hồn, cách nhìn cáchnghĩ trước cuộc sống hiện tại Bởi vậy có thể nói, để hiểu một cách sâu sắc vàtoàn diện tác phẩm này, người dạy và người học phải đặt văn bản vào bối cảnhvăn hoá của đồng bào dân tộc Thái – nơi tác phẩm được sản sinh Đó cũng là lí

do thôi thúc người viết chọn sáng kiến kinh nghiệm với đề tài: Tích hợp giáo dục bản sắc văn hoá dân tộc Thái khi dạy bài “Lời tiễn dặn” (Tiễn dặn người yêu) đối với học sinh lớp 10 THPT.

Đây là vấn đề thiết thực đối với nghề nghiệp, bởi qua bài viết, người viếtmuốn trình bày một số biện pháp nhằm tạo nên hứng thú, sự tích cực, chủ độngcho học sinh khi tiếp cận các tác phẩm văn học dân gian, góp phần nâng caochất lượng dạy học văn cho học sinh THPT, đặc biệt giúp các em biết yêu hơn,trân trọng hơn với di sản văn hóa mà ông cha để lại

1.2 Mục đích nghiên cứu

Điều tra, khảo sát việc dạy học văn học dân gian, đặc biệt thể loại truyệnthơ của đồng bào dân tộc thiểu số nhằm phát hiện những khó khăn, trở ngại,những tồn tại của học sinh và giáo viên khi dạy và học phần văn học này Từ đó,vận dụng tích hợp giáo dục bản sắc văn hoá dân tộc Thái làm cơ sở cho việc rútngắn khoảng cách tiếp nhận, khơi gợi hứng thú học tập cho học sinh lớp 10

THPT khi tiếp cận bài “Lời tiễn dặn” (Tiễn dặn người yêu).

1.3 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài lấy những khoảng cách tiếp nhận mà học sinh gặp phải khi học

phần văn học dân gian Việt Nam, đặc biệt là bài “Lời tiễn dặn” (Tiễn dặn người yêu) làm đối tượng nghiên cứu từ đó đề xuất biện pháp nhằm tích hợp giáo dục

văn hoá dân tộc Thái cho học sinh lớp 10 THPT

1.4 Phương pháp nghiên cứu

- Điều tra, phỏng vấn

- Thống kê, đối chiếu, trao đổi kinh nghiệm

- Nghiên cứu, phân tích, tổng hợp tài liệu

- Thực nghiệm sư phạm và tổng kết kinh nghiệm

Trang 4

2 NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1 Cơ sở lí luận

a Những khó khăn khi tiếp nhận thể loại truyện thơ của đồng bào dân tộc thiểu số.

Nhận xét về thể loại truyện thơ, GS.Phan Đăng Nhật kết luận: “Truyệnthơ đánh dấu một bước phát triển cao của văn học cổ truyền các dân tộc thiểu số

Ở loại hình này, các dân tộc đã đạt được những thành tựu xuất sắc về chất lượngcũng như về số lượng Truyện thơ đã tập hợp tinh hoa các loại, thể văn học,đồng thời cũng ảnh hưởng sâu sắc đến các loại, thể phát triển sau nó”

Tuy nhiên, cuộc sống hiện đại với nền kinh tế thị trường, sự hội nhậpquốc tế và toàn cầu hóa, sự phát triển của công nghệ thông tin, tư tưởng dân chủ

và bình đẳng trong cuộc sống, đã chi phối đến hiệu quả việc giảng dạy văn họcnói chung và truyện thơ nói riêng, đến cả người dạy và người học

Bên cạnh đó, cách nói, cách cảm, cách nghĩ của đồng bào dân tộc thiểu số

có những đặc trưng riêng mà không phải người học nào cũng có thể hiểu mộtcách sâu sắc, đầy đủ Quan niệm về bản thân, về xã hội và về các giá trị nhânsinh có những điều khác biệt

Trong khi đó, tác phẩm văn học của đồng bào dân tộc thiểu số lại khôngnhiều, tồn tại tản mát, “tam sao thất bản”, hầu hết tồn tại dưới dạng văn bảntruyền miệng Nếu không có vốn hiểu biết về văn hoá, phong tục của đồng bàothì cả người dạy và người học đều rất khó để tiếp nhận tác phẩm

b Lý thuyết về dạy học tích hợp trong môn Ngữ Văn

Khi giải quyết một vấn đề trong thực tiễn, bao gồm cả tự nhiên và xã hội,đòi hỏi học sinh phải vận dụng kiến thức tổng hợp, liên quan đến nhiều mônhọc Vì vậy, dạy học cần phải tăng cường theo hướng tích hợp, liên môn Một

trong những phương pháp dạy học tích hợp có hiệu quả là đưa những nội dung

giáo dục có liên quan vào quá trình dạy học các môn học như: tích hợp giáo dụcvăn hoá, đạo đức, lối sống; giáo dục pháp luật; giáo dục chủ quyền quốc gia vềbiên giới, biển, đảo; giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệmôi trường, an toàn giao thông

Việc vận dụng Phương pháp dạy học (PPDH) tích hợp là một trong những

cơ sở đánh giá hiệu quả của một tiết dạy về mặt phương pháp

Khi dạy bài “Lời tiễn dặn” (Tiễn dặn người yêu - Xống chụ xon xao),người dạy có thể tích hợp giáo dục bản sắc văn hoá của người dân tộc Thái Đây

sẽ là nền tảng quan trọng để người học tiếp cận một văn bản truyện thơ củangười dân tộc thiểu số và bồi dưỡng tình yêu, vốn hiểu biết, ý thức trân trọng vàgìn giữ nét đẹp văn hoá các dân tộc trên đất nước Việt Nam

2.2 Cơ sở thực tiễn

a.Thực trạng học sinh

Khoảng cách tiếp nhận là khoảng trống của bạn đọc - học sinh THPT vềmột nền văn hóa (gồm văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần của con người)được miêu tả trong tác phẩm văn chương nghệ thuật Nói cách khác, đây là

Trang 5

những khó khăn, vướng mắc mà học sinh THPT gặp phải khi tiếp nhận một tácphẩm là truyện thơ của đồng bào dân tộc thiểu số

Để có cái nhìn toàn diện về thực trạng dạy - học văn tác phẩm của ngườidân tộc thiểu số và truyện thơ “Tiễn dặn người yêu” nói riêng, người viết đã sửdụng phiếu trắc nghiệm để đánh giá mức độ hiểu biết cũng như hứng thú củahọc sinh THPT với phần văn học này Việc khảo sát được tiến hành trên hai lớp10C4,10C2 ở trường THPT Như Xuân (Nội dung phiếu khảo sát được trình bày

ở phần Phụ lục) Kết quả thu được qua phiếu trắc nghiệm, cho thấy:

Đa phần học sinh không có hứng thú với phần văn văn bản này, có rấtnhiều lí do, như:

- Học sinh ngày nay có vốn hiểu biết về bản sắc văn hoá của dân tộc rấthạn chế, đặc biệt là văn hoá vùng cao vốn có một khoảng cách nhất định đối vớiđại đa số các em học sinh ở miền xuôi, ở thành phố.… Điều này là một nguyênnhân làm giảm đi sự yêu thích, hứng thú ở các em

- Học sinh còn học tập một cách khuôn mẫu, thụ động, chưa phát huy tínhchủ động, tích cực khi tiếp cận tác phẩm Một bộ phận giáo viên cũng xem nhẹtầm quan trọng của phần văn học dân gian Việt Nam, những lí do này khiếntruyện thơ các đồng bào dân tộc thiểu số trở thành một món ăn tinh thần thiếutính hấp dẫn với cả người dạy lẫn người học

Trong đó phải kể đến nguyên nhân khoảng cách văn hoá khá lớn, khiếnkhông chỉ học sinh mà cả giáo viên cũng khó hình dung được bối cảnh tác phẩm

ra đời, khó nắm bắt được những quan niệm cũng như suy nghĩ của tác giả, từ đóhạn chế trong tiếp nhận và cảm thụ những giá trị quý báu của các tác phẩm vănhọc này

b Thực trạng giáo viên

Văn học dân gian Việt Nam, nhất là truyện thơ không phải là mảng kiếnthức mới mẻ, nhưng cũng chưa thu hút sự đầu tư toàn diện, đồng đều của độingũ giáo viên, bởi:

- Phần nhiều những tác phẩm văn học dân gian có thời lượng dạy họcchưa tương xứng với vị trí, vai trò của mình trong toàn bộ tiến trình phát triểncủa văn học Nhiều bài bị lược bỏ, trong đó bài “Lời tiễn dặn” (trích Tiễn dặnngười yêu) đã chuyển sang phần đọc thêm… Đây là một phần lí do khiến bộphận này chưa được quan tâm thực sự

- Phần văn học dân gian không nằm trong cấu trúc đề thi THPT quốc gia,đây là một trong những lí do quan trọng khiến nhiều giáo viên có xu hướng xemnhẹ

Chính những lí do cơ bản ấy khiến cho bài “Lời tiễn dặn” hầu hết đượcdạy qua loa, chiếu lệ, ít đầu tư thời gian, công sức, trí tuệ để đổi mới Vì vậy,học sinh đã không hứng thú lại khó khăn khi tiếp nhận, điều này dẫn đến việchọc văn một cách nhàm chám, kém thú vị

Những tác phẩm truyện thơ của người dân tộc Thái là di sản quý giá củanền văn học nói riêng và nền văn hoá Việt Nam nói chung Những sáng tác nàykhông chỉ cung cấp cho chúng ta cái nhìn sâu sắc, chân thực về đời sống các dân

Trang 6

tộc mà còn góp phần thúc đẩy sự pháp triển của văn học viết Thiết nghĩ vớitầm quan trọng như thế, việc tìm ra những biện pháp phù hợp để khơi gợi hứngthú cho học sinh khi tiếp cận các tác phẩm này là một điều rất có ý nghĩa.

2.3 Các biện pháp tích hợp giáo dục bản sắc văn hoá dân tộc Thái cho học sinh lớp 10 THPT khi dạy bài “Lời tiễn dặn”.

2.3.1 Tìm hiểu văn hoá dân tộc Thái qua phần chuẩn bị bài học “Lời tiễn dặn”.

Để có một tiết học thành công, phần chuẩn bị bài của thầy và trò vô cùngquan trọng Trước khi học bài “Lời tiễn dặn”, giáo viên phân công nội dung tìmhiểu cho học sinh, tập trung vào các vấn đề sau:

* Tìm hiểu khái quát về dân tộc Thái ở Việt Nam

Dân tộc Thái là một trong 54 dân tộc có mặt, sinh sống trên đất nước ViệtNam từ hơn 1000 năm trước trong các cuộc thiên di trong lịch sử Dân tộc Thái

ở Việt Nam có số dân đứng thứ 3 cả nước sau người Kinh và người Tày với sốdân hơn 1,3 triệu người, chủ yếu sống ở vùng núi phía Tây Bắc và các tỉnhThanh Hóa, Nghệ An Trải qua hàng trăm năm sinh sống và lao động sản xuất,người dân tộc Thái đã tạo dựng nên được những nét văn hóa độc đáo và đặc sắccho dân tộc và vùng miền, với những nét đặc sắc về bản sắc văn hóa kiến trúcnhà ở, trang phục thổ cẩm, văn hóa ẩm thực, phong tục tập quán, chữ viết,truyền thống lao động sản xuất vật chất… Tất cả góp phần làm nên sự phongphú và đa dạng của văn hóa Việt Nam

Người Thái có mặt ở Việt Nam có ngôn ngữ và chữ viết riêng NgườiThái nói các thứ tiếng thuộc nhóm ngôn ngữ gốc Thái, thuộc ngôn ngữ Thái –Kadai Trong nhóm này có tiếng Thái của người Thái Lan, tiếng Lào của ngườiLào, tiếng Shan của người Myanmar và tiếng Choang ở miền Nam Trung Quốc.Tại Việt Nam chúng ta, 8 dân tộc ít người, bao gồm Bố Y, Giáy, Lào, Lự, Nùng,Sán Chay, Tày, Thái đều được xếp chung là nhóm ngôn ngữ Thái Người Thái

cư trú ở một số tỉnh chủ yếu sau đây tại Việt Nam: Hòa Bình, Lai Châu, ĐiệnBiên, Sơn La, Lào Cai, Yên Bái, Thanh Hóa, Nghệ An Người Thái ở 8 tỉnh nàychiếm 97,6% dân số Theo tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Thái

ở nước ta có 1.550.423 người, là dân tộc đứng thứ 3 về dân số tại Việt Nam.Con số thống kê này so với 10 năm trước, năm 1999 tăng hơn 200.000 người

Đó là một tỉ lệ tăng vừa phải trong cộng đồng cư dân các dân tộc thiểu số ở ViệtNam

* Tìm hiểu tục ở rể của người Thái

Để hiểu được những gian truân, trắc trở của nhân vật Anh và Chị trongđoạn trích “Lời tiễn dặn”, giáo viên và học sinh cần được tìm hiểu một trongnhững phong tục rất lâu đời của người Thái, đó là tục ở rể

Chàng trai Thái khi đến tuổi lấy vợ sẽ tự đi tìm người con gái mà mìnhưng ý, sau đó được bố mẹ nhờ một ông mối đến nhà cô gái để làm mối Nếu giađình cô gái ưng ý, chàng trai sẽ bắt đầu cuộc đời ở rể

Trang 7

Chàng trai đem lễ vật đến nhà cô gái xin ở rể Nguồn internet.

Chọn ngày lành tháng tốt, bố mẹ chàng trai chuẩn bị sính lễ để chàng traiđến nhà cô gái ở rể Lễ vật gồm: một chiếc áo, một con gà mổ sẵn, một gói cơm,một chai rượu và một cái “Toong bai”- dụng cụ “đựng vía” được làm bằng mộtsợi dây mây, một đầu được cuộn xoắn lại “Toong bai”, theo quan niệm củangười Thái là để cho vía chú rể trú ngụ ở đó Ông mối sẽ là người trực tiếp đưachàng trai đến nhà cô gái Sau khi kiểm xong lễ vật, nhà gái đưa lễ vật lên bànthờ để báo cho tổ tiên biết nhà đã có chàng rể Trong thời gian ở rể, chàng traiđược đối xử như một thành viên của gia đình Công làm việc hàng năm củachàng rể được quy ra bạc trắng hoặc hiện vật cưới sau này

Tục ở rể thường (ở rể tạm thời): Chú rể ở cho đến ngày cưới thì thôi,thường là mười lăm ngày, bởi vì ngày cưới cũng không xa Đây là tục ở rể củacon nhà giàu, ở cho có lệ Có nơi chàng rể không sang ở mà cho “côn hươn”(người làm trong nhà) sang ở rể thay

Ở rể định ngày: khoảng vài ba năm, việc này do nhà gái định Đây lànhững chàng rể ít tiền của, phải ở làm công để thế của, chàng rể này được coinhư con trai trong gia đình

Ở rể lâu dài: tục ở rể này không định kỳ Đây là những chàng rể nghèo, ở

để làm công cho cha mẹ vợ và cũng để nhà gái thử thách khả năng lao động, thửthách khả năng cáng đáng mọi công việc trong gia đình Dù là chàng trai nào,khi ở rể cũng không được ăn cơm cùng mâm với mẹ vợ và các chị dâu, chị gái,

em dâu, em gái trong gia đình vợ Khi chưa được chính thức là chồng cô gái,chàng rể phải ngủ riêng ở gian ngoài

Trang 8

* Tìm hiểu tục cưới hỏi của người Thái

Một trong những phong tục nữa của người Thái được phản ánh trong đoạntrắch ỘLời tiễn dặnỢ, đó là tục cưới hỏi

Theo truyền thống, việc cưới hỏi là việc hệ trọng của cả đời người nênđược cả cộng đồng và các gia đình rất coi trọng Con trai, con gái dân tộc Thái,khi trưởng thành, muốn lấy vợ lấy chồng đều được tự do tìm hiểu, ắt có sự sắpđặt của cha mẹ Đồng bào quan niệm con trai muốn lấy vợ thì phải chăm chỉ laođộng, đặc biệt là đan lát Con gái thì phải biết thêu khăn piêu, biết dệt vải Khiđôi nam nữ đã thương nhau, muốn nên vợ chồng, nhà trai cho bà mối với 1người bà con trong họ hàng mang lễ vật gồm chuối và mắa sang nhà gái dạmhỏi, xin cho con trai mình được đi lại bên nhà gái để tìm hiểu Người con trainếu ưng người con gái phải đi làm rể (tục ở rể )

Theo phong tục người Thái đen, cô dâu làm lễ búi tóc ỘTằng cẩuỢ Nguồn internet.

Qua thời gian thử thách, nếu ưng ý nhà gái sẽ gửi lời báo cho nhà trai đãưng thuận người con trai và đồng ý cho tổ chức lễ thành hôn Nhà trai sẽ chọnngày lành tháng tốt cho ông mối, bà mối cùng một số người đại diện nhà traisang nhà gái làm lễ ăn hỏi (gọi là vay trai) Đồ lễ là một con lợn 20 kg, 1 đôi gàtrống, mái để nhà gái thờ cúng tổ tiên, 10 lắt rượu, 10 kg gạo nếp để làm cỗ mời

họ hàng gia đình bên nhà gái Mai mối hai bên bàn bạc chọn ngày lành tháng tốt

để tổ chức lễ cưới

Theo phong tục, khi tổ chức lễ cưới nhà trai sẽ phải mang đến nhà gái 1 đôi gà, 1 đôi tóc độn, 1 đôi vòng, 1 trâm cài bằng bạc, 4 sải vải khắt (tức là vải thổ cẩm dệt bằng tay) Những thứ này được hai người phụ nữ có cuộc sống gia đình hạnh phúc bên nhà trai mang đến trước hôm tổ chức cưới làm lễ khửn cảu cho con dâu (tức là làm lễ búi tóc giữa đỉnh đầu).

Trang 9

Búi tóc lên giữa đỉnh đầu là dấu hiệu người phụ nữ đã có chồng Ngày hôm sau đoàn nhà trai

sẽ mang một con lợn từ 70 đến 80 kg, rượu 70 lít, gạo 70 kg tùy theo lượng khách nhà gái nếu nhiều thì phải mang nhiều Ngoài ra không thể thiếu 2 đôi gà, cùng các đồ lễ khác gọi là tánh hắp hó gồm một gói muối, một gói gừng, một gói trầu cau, một gói thuốc lào, một gói cá (2 con) Số lượng tánh hắp hó nhiều hay ít là tùy thuộc bên nhà gái yêu cầu Ngoài ra còn có tiền công nuôi dưỡng người con gái nhà trai phải trả cho bên nhà gái Số tiền này tùy thuộc vào 2 bên gia đình bàn bạc thống nhất Có một số nơi tiền công nuôi dưỡng sẽ là 5 đồng tiền bạc trắng Tất cả các lễ vật đều được bàn giao cho bên nhà gái và đặt trước bàn thờ để ông mối báo cáo với tổ tiên

Áo Coóng và lễ vật tặng cô dâu Nguồn internet

Sau lễ cưới, người con trai tiếp tục ở rể (thời gian tùy từng gia đình), sau

đó bên nhà trai mới mang lợn, rượu, gạo để tổ chức lễ xin đón dâu về nhà chồng.Lúc đó, bố mẹ vợ chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng sử dụng trong gia đình cho congái như: dao, súng, chăn đệm, khăn piêu, các con giống, hạt giống, xoong, nồi,bát, đũa Những đồ lễ này sẽ được giao cho bên gia đình nhà chồng khiêng về

và làm lễ nhập gia cho cô dâu Nhà trai lại tổ chức cỗ đông vui mời bà con hai

họ, bạn bè đến ăn chúc phúc cho đôi vợ chồng

Tuy nhiên, nhân vật Anh và Chị trong đoạn trích “Lời tiễn dặn” phải chịunhiều bất công, ngang trái bởi cha mẹ cô gái tham phú phụ bần Chỉ vì khinhAnh nghèo hèn, nên khi Anh nhờ người làm mối dẫn đến cho xin ở rể thì cha mẹ

cô gái gạt phắt Ngược lại, vì tối mắt trước tiền bạc, họ lại bằng lòng cho mộtngười đàn ông lạ ở rể dù cho người này cư xử thiếu lễ độ, ứng xử lại hèn hạ.Anh vì vậy mà đau khổ bỏ nhà đi, quyết làm giàu rồi sẽ trở về cưới Chị Nhưng

Trang 10

khi Anh trở về, cũng là lúc người đàn ông kia hết hạn ở rể Chị đã thuộc vềngười khác Anh đau đớn đi theo tiễn dặn người yêu đã cùng gắn bó từ lâu.

2.3.2 Tái hiện cảnh Anh tiễn Chị về nhà chồng trong đoạn trích “Lời

tiễn dặn”

“Tiễn dặn người yêu” là câu chuyện kể về sự trắc trở trong tình yêu vàhôn nhân của đôi bạn tình người Thái Hai người làm bạn với nhau từ nhỏ Lớnlên lại yêu thương gắn bó nhưng lại không lấy được nhau vì gia cảnh của Anhquá nghèo hèn Chị bị cha mẹ gả cho một nhà giàu rồi tiếp tục Chị lại bị bán vàocửa quan Cuối cùng tàn tạ, chị bị đem ra chợ bán Lúc ấy đâu ngờ, Anh đã

“mua” được Chị với giá chỉ bằng một cuộn dong Cuối cùng họ nhận ra nhau rồi

về sống với nhau cho trọn lời ước cũ : “Không lấy được nhau mùa hạ, sẽ lấynhau mùa đông Không lấy nhau thời trẻ, ta sẽ lấy nhau khi goá bụa về già”

Lời tiễn dặn là đoạn trích miêu tả rất rõ tâm trạng của Anh trên đường tiễn

Chị về nhà chồng và phải chứng kiến cảnh khi ở nhà chồng, Chị bị chính ngườichồng đánh đập

Để học sinh có thể cảm nhận sâu sắc nỗi đau đớn, tiếc nuối cũng như tìnhyêu tha thiết mà Anh dành cho Chị, giáo viên có thể tổ chức cho các em tái hiệncảnh Anh đi theo tiễn dặn Chị về nhà chồng Từ đây, các em có thể thấy đượctình yêu thuỷ chung, son sắt là một nét văn hoá đẹp trong tâm hồn người dân tộcThái

* Tổ 1 tái hiện hình ảnh chàng trai trên đường tiễn người yêu về nhà

chồng

Phải tiễn người yêu về với nhà chồng, lòng Anh vô cùng đau xót Thếnhưng trên đường đưa tiễn, Anh gọi chị là “người đẹp anh yêu”, khẳng định tìnhyêu trong Anh vẫn còn thắm thiết Nhưng cũng có lúc, tình cảm của Anh mâuthuẫn với hiện thực khách quan là Chị đang “cất bước theo chồng” (thậm chí đã

có con với chồng) Lúc tiễn đưa, Anh có những cử chỉ, hành động dường nhưmuốn níu kéo cho dài giây phút được ở thêm bên Chị Anh phải được dặn Chịđôi câu thì mới “đành lòng” quay gót Anh muốn ngồi lại bên Chị, âu yếm Chị

để “ủ lấy hương người” cho mai sau “khi chết”, lửa xác (của mình) vẫn đượmhơi người thương yêu Anh nựng con Chị mà như nựng chính con mình Cáchứng xử ấy nói lên tình thương yêu vô bờ mà Anh dành cho Chị

* Tổ 2 tái hiện hành động, tâm trạng của cô gái trên đường về nhà

chồng

Đoạn thơ là lời của Anh, vì thế tâm trạng của Chị chỉ là gián tiếp Tuyđược biểu hiện qua ánh mắt và suy nghĩ của Anh, thế nhưng, chúng ta vẫn có thểtái hiện được những hành động và tâm trạng của Chị trên đường về nhà chồng.Chị dường như cũng muốn níu kéo cho dài ra những giây phút cuối cùng ở bênAnh Chị chân bước đi mà đầu “còn ngoảnh lại” mắt còn “ngoái trông anh”,chân bước càng xa thì lòng càng đau đớn,… chính từ các tâm trạng ấy mà cứmỗi lần qua một cánh rừng chị đều lấy đó là cái cớ để mà dừng lại đợi chờ Anh

* Tổ 3 tái hiện thái độ, cử chỉ ân cần của chàng trai đối với cô gái trong những ngày anh còn lưu lại ở nhà chồng của cô

Trang 11

Văn bản này đã lược đi đoạn mà Chị bị chồng đánh ngã lăn ra bên miệngcối gạo, bên “máng lợn vầy”.

Đoạn trích bắt đầu từ hành động chạy lại nâng đỡ chị dậy, phủi áo, chảitóc cho chị của Anh Sau đó, Anh còn đi chặt tre về làm ống lam thuốc cho chị

“uống khỏi đau” Những hành động ấy rõ ràng biểu lộ niềm xót xa thương cảmcủa Anh đối với nỗi đau của Chị Một sự cảm thông, đó là điều mà Chị đang rấtcần trong hoàn cảnh ấy

Từ nỗi xót xa, trong lòng Anh bỗng bật lên ý chí quyết tâm đưa Chị vềđoàn tụ với mình Từ câu thơ “Tơ rối đôi ta cùng gỡ” đến hết đoạn chính lànhững câu thơ thể hiện cho cái ý chí và quyết tâm ấy

* Tổ 4 tìm những từ ngữ, hình ảnh, cách ví von mang đặc trưng của người dân tộc Thái có trong đoạn trích

Mỗi dân tộc có những nét đặc sắc riêng trong cách sử dụng ngôn ngữ, lựachọn lối diễn đạt,… Vì vậy, người học phải nhận diện được những đặc trưng ấytrong văn bản

- Truyện thơ của dân tộc Thái sử dụng phương pháp trùng điệp như mộtphương pháp phổ biến, đặc thù Một hành động, một tâm trạng ít khi chỉ đượcdiễn tả bằng một hình ảnh mà luôn có sự lặp lại của nhiều hình ảnh theo một cấutrúc ngữ pháp nhằm khắc hoạ sâu sắc nội dung diễn tả Tác giả dân gian muốnnhấn mạnh sự thuỷ chung son sắt trong tình yêu của đôi bạn trẻ Nó cũng đồngthời khẳng định cái ý chí và ước mơ đoàn tụ không gì lay chuyển nổi của Anh

và Chị Chọn cách diễn đạt như vậy, tác giả dân gian đã mã hoá ngôn ngữ mộtcách thành công những cảm xúc đang trào dâng mãnh liệt trong lòng của nhữngcon người sống chất phác, mạnh mẽ giữa thiên nhiên núi rừng cường tráng Điều

đó tạo tính chất phô diễn, giãi bày đậm chất trữ tình đồng thời tạo sự cân đối,nhịp nhàng, hài hoà về nhạc điệu:

- Vừa đi vừa ngoảnh lại Vừa đi vừa ngoái trông…

- Em tới rừng ớt ngắt lá ớt ngồi chờ, Tới rừng cà ngắt lá cà ngồi đợi, Tới rừng lá ngón ngóng trông

- Chết ba năm hình con treo đó Chết thành sông vục nước uống mát lòng

…Chết thành hồn, chung một mái song song.

- Yêu nhau , yêu trọn đời gỗ cứng Yêu nhau, yêu trọn kiếp đến già…

- Trong thơ ca dân gian, người Thái hay nhắc đến cái chết Đó là một thủpháp nghệ thuật để biểu hiện ý chí quyết bảo vệ tình yêu đến cùng Cái chết làgiới hạn cuối cùng của thử thách, nhưng "cái chết" cũng chỉ là cách biểu hiệnquyết tâm (thực chất người trong cuộc không nghĩ đến cái chết và quả thựctrong truyện này hai người đã quyết sống một cách mạnh mẽ và họ đã tìm lạiđược tình yêu):

Chết ba năm hình còn treo đó;

Trang 12

Chết thành sông, vục nước uống mát lòng, Chết thành đất, mọc dây trầu xanh thắm, Chết thành bèo, ta trôi nổi ao chung, Chết thành muôi, ta múc xuống cùng bát, Chết thành hồn, chung một mái, song song

- Phương pháp so sánh được sử dụng đậm nét trong phần kết của đoạntrích Hình ảnh so sánh được chọn lọc đa dạng, biểu hiện phong tục, bản sắc vănhoá tinh thần, cảnh sắc thiên nhiên dân tộc Thái Lấy thiên nhiên để so sánh, đểgiãi bày tâm trạng, nên thiên nhiên thân thuộc của núi rừng Tây Bắc tràn vào lời

ca : Rừng cà, rừng ớt, tháng Năm lau nở, nước đỏ cá về, như bán trâu ngoài chợ,như thu lúa muôn bông,

Đôi ta yêu nhau, tình Lú - Ủa mặn nồng, Lời đã trao thương không lạc mất;

Như bán trâu ngoài chợ, Như thu lúa muôn bông

Lòng ta thương nhau trăm lớp nghìn trùng, Bền chắc như vàng, như đá

- Đại từ nhân xưng "người đẹp anh yêu", "anh yêu em", "đôi ta yêu nhau";các hô ngữ, mệnh lệnh thức "xin hãy", "dậy đi em", "hỡi gốc dưa yêu", làmtăng tính trữ tình, thể hiện tình yêu tha thiết, cháy bỏng của Anh và Chị

2.3.3 Một số biện pháp khác

Bên cạnh các cách thức trên, tuỳ tình hình thực tế và đặc điểm học sinh,giáo viên có thể lựa chọn kết hợp một số biện pháp sau để hỗ trợ quá trình giảngdạy:

* Đi tham quan thực tế cuộc sống của đồng bào dân tộc Thái

Tham quan, dã ngoại là một hình thức tổ chức học tập thực tế hấpdẫn đối với học sinh Mục đích của tham quan, dã ngoại là để các em học sinhđược đi thăm, tìm hiểu và học hỏi kiến thức, tiếp xúc trực tiếp giúp các em cóđược những kinh nghiệm thực tế, từ đó có thể áp dụng vào cuộc sống của chínhcác em Nội dung tham quan, dã ngoại có tính giáo dục tổng hợp đối với họcsinh như: giáo dục lòng yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước, giáo dục truyềnthống cách mạng, truyền thống lịch sử, giáo dục niềm tự hào về bản sắc văn hoádân tộc…

Như Xuân là một huyện miền núi của tỉnh Thanh Hoá ghi dấu lịch sử lâuđời của đồng bào dân tộc Thái Chiếm hơn 40% dân số toàn huyện (theo số liệukhảo sát dân số 12/2013), đồng bào dân tộc Thái giữ vị trí quan trọng trong quátrình chung tay phát triển KT-XH ở huyện miền núi Như Xuân trong đó có cảviệc hình thành nên bản sắc văn hóa riêng có của địa phương Để hiểu hơn vềvăn hoá người Thái, giáo viên có thể đưa học sinh đến thăm đền Chín Gian –biểu tượng tâm linh của người Thái ở Như Xuân Đền tọa lạc trên đỉnh đồi PúPỏm (Đồi Tròn) cao 250m thuộc thôn Thống Nhất, xã Thanh Quân, cách thị trấnYên Cát của huyện Như Xuân khoảng 38km Nơi đây xung quanh là đồngruộng, đồi núi và bản làng của đồng bào người Thái sinh sống

Trang 13

Đền Chín Gian tại xã Thanh Quân Ảnh: Lê Hồng.

Các em có thể thăm quan vùng sáu Thanh với các xã: Thanh Quân, ThanhSơn, Thanh Phong, Thanh Lâm, Thanh Xuân và Thanh Hòa -nơi tập trung nhiềunhất người Thái sinh sống Vùng đất này còn được ví như cái nôi nuôi dưỡngvăn hóa truyền thống của người Thái huyện Như Xuân giữa lúc văn hóa tộcngười đang mai một dần Người Thái ở sáu Thanh có phong tục tập quán, tiếngnói, chữ viết riêng, có truyền thống trồng lúa nước, chăn nuôi và dệt thổ cẩm

Học sinh được tham gia trò chơi ném còn, tham gia lễ hội dâng trâu tế trời của người Thái.

Trang 14

Học sinh múa điệu khua luống (một loại hình diễn xướng của người Thái) Ảnh: Lê Hồng.

Học sinh múa điệu khua luống (một loại hình diễn xướng của người Thái Ảnh: Lê Hồng.

Dân tộc Thái có một kho tàng dân ca đồ sộ và vô cùng đặc sắc Giáo viên

có thể hướng dẫn học sinh tham gia các tiết mục văn nghệ mang đậm bản sắcvăn hóa dân tộc Những hình ảnh phía trên là bài múa Khua Luống do học sinhlớp 10C5 trường THPT Như Xuân thể hiện Tiết mục đã để lại những cảm nhận

vô cùng sâu đậm trong lòng người xem và đặc biệt góp phần quảng bá một nétvăn hóa độc đáo của quê hương

Trên đây là một số biện pháp người viết đưa ra nhằm tích hợp giáo dụcbản sắc văn hoá dân tộc Thái, hướng tới mục tiêu gần là giúp học sinh có hứngthú với bài học Sâu xa hơn, người viết hi vọng với cách thức này sẽ góp phần

Trang 15

bảo tồn những nét đẹp văn hoá của các dân tộc trên đất nước Việt Nam Đểchúng không bị mai một, cách tốt nhất là chúng ta hãy nâng cao ý thức giữ gìnngay từ thế hệ trẻ.

2.4 Hiệu quả của sáng kiến với bản thân, với nhà trường

- Lớp 10C2: Không vận dụng những biện pháp tích hợp giáo dục bản sắcvăn hoá:

Tiết học trầm, học sinh ít hoạt động, không có hứng thú tìm hiểu bài, kiếnthức hời hợt, chưa sâu, một số em không tập trung và có biểu hiện chán học

- Lớp 10C4: Vận dụng những biện pháp tích hợp giáo dục bản sắc vănhoá:

Lớp học sôi nổi, học sinh hoạt động nhiều, có hứng thú trong học tập, khảnăng tiếp thu kiến thức cao hơn, các em cảm thấy yêu thích môn học

Sau khi dạy tôi đã thực nghiệm để kiểm tra thái độ của em đối với tiếthọc:

Kết quả thu được như sau:

Không hứng thú

dặn” (trích Tiễn dặn người yêu), các em đã có hứng thú hơn trong việc tìm hiểu

bài, chủ động, tích cực trong việc tiếp nhận, đề xuất phương hướng giải quyếtvấn đề Việc học sinh tham gia một cách sôi nổi các hoạt động thảo luận, nhữnghoạt động trải nghiệm thực tế chứng tỏ tác phẩm văn học đã có sức ảnh hưởngvàtrở thành một hình tượng sống động trong tâm trí các em

Như vậy, sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp giáo dục bản sắc văn hoá dân tộc Thái khi dạy bài “Lời tiễn dặn” (Tiễn dặn người yêu) đối với học sinh lớp

10 THPT không chỉ có tác dụng trong việc khơi dậy tình yêu văn chương ở các

em học sinh, mà đối với giáo viên, đây là những gợi ý tích cực có tính khả thi đểchúng ta tiếp cận và truyền tải những thông điệp thẩm mĩ của văn học dân gianmột cách hiệu quả nhất Tính khả thi của sáng kiến cũng góp phần nâng cao chấtlượng dạy – học của nhà trường THPT Như Xuân trong thời kì đổi mới

3 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 3.1 Kết luận

Trang 16

“Văn học là nhân học” nghĩa là học văn học là học về con người MônNgữ văn góp phần hình thành và phát triển nhân cách của mỗi con người Tuynhiên trong những năm gần đây, chúng ta lại phải chứng kiến một thực tế thậtđáng buồn, đó chính là tình trạng học sinh quay lưng lại đối với môn Ngữ vănngày càng nhiều Một người thầy chân chính chắc chắn sẽ không ngừng trăn trở

để tìm ra những phương pháp đổi mới và sáng tạo trong dạy và học

Thiết nghĩ, một giáo viên dạy Ngữ văn giỏi phải là người biết tổ chức chohọc sinh hoạt động Tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh, dạy học sinhcách tìm ra chân lí Muốn vậy giáo viên phải biết lựa chọn và vận dụng phươngpháp dạy học phù hợp với đặc điểm môn học, phải biết tổ chức cho học sinhnhững hoạt động học tập thú vị, hấp dẫn, vừa tạo được niềm tin, niềm vui, hứng

thú trong học tập cho các em, đồng thời đạt được mục tiêu bài học Việc đề xuất những biện pháp tích hợp giáo dục bản sắc văn hoá dân tộc Thái khi dạy bài

“Lời tiễn dặn” (Tiễn dặn người yêu) đối với học sinh lớp 10 THPT là một đề

tài theo cá nhân tôi là thiết thực và hiệu quả Tuy nhiên, đây chỉ là những biệnpháp được đề xuất dựa trên những khó khăn gặp phải khi cá nhân người viếtgiảng dạy phần truyện thơ dân tộc thiểu số Trên thực tế không có cách dạy họcnào là tối ưu Vì vậy, những cách thức trên cần được vận dụng linh hoạt, phùhợp với đặc điểm cụ thể của học sinh Để có một tiết học thành công, ngoài cáitài còn cần có cái tâm của người thầy đứng trên bục giảng.Vì thế, khi vận dụng

nó vào giảng dạy ngoài sự dũng cảm và lòng nhiệt tình nghề nghiệp, giáo viêncần phải hết sức linh hoạt, chủ động, sáng tạo, tránh rập khuôn, máy móc và nênkết hợp với những phương pháp dạy học tích cực khác để giờ dạy Ngữ văn trởnên hấp dẫn, lôi cuốn và đạt kết quả cao

- Tổ chức những kì thi tìm hiểu về văn học dân gian giữa học sinh các lớp,các trường để các em có điều kiện giao lưu, tìm hiểu thêm những kiến thứcphong phú

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Thanh Hóa, ngày 19/ 05/ 2019

Tôi xin cam đoan đây là SKKN củamình viết, không sao chép nội dung

của người khác

Lê Thị Hồng TÀI LIỆU THAM KHẢO

Ngày đăng: 21/06/2021, 10:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w