Khi hau chau A

5 8 0
Khi hau chau A

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Đặc điểm: Mùa hạ: gió từ đại dương thổi vào mang theo nhiều hơi nước, làm cho thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều.Mùa đông: gió từ lục địa thổi ra, tạo thời tiết khô và lạnh + Khí hậu lục địa: [r]

(1)Ngày soạn: 22/09/2012 Ngày dạy: 23/09/2012 BÀI - KHÍ HẬU Tiết I Đặc điểm khí hậu châu Á Khí hậu Châu Á phân hóa đa dạng và phức tạp: a Khí hậu châu Á phân chia thành nhiều đới và nhiều kiểu khí hậu khác - hay nói cách khác, Châu Á có gần đầy đủ các đới và các kiểu khí hậu trên Trái đất: Từ Bắc xuống Nam dọc theo kinh tuyến 800Đ có các đới: Đới khí hậu cực và cận cực Đới khí hậu ôn đới Kiểu ôn đới lục địa Kiểu ôn đới gió mùa Kiểu ôn đới hải dương Đới khí hậu cận nhiệt Kiểu cận nhiệt địa trung hải Kiểu cận nhiệt gió mùa Kiểu cận nhiệt lục địa Kiểu cận nhiệt núi cao Đới khí hậu nhiệt đới Kiểu nhiệt đới khô Kiểu nhiệt đới gió mùa b Khí hậu châu Á phổ biến là các kiểu khí hậu gió mùa và các kiểu khí hậu lục địa: + Các kiểu khí hậu gió mùa: Gồm các loại: kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa phân bố Nam Á và ĐNA, kiểu khí hậu cận nhiệt gió mùa và ôn đới gió mùa phân bố Đông Á Đặc điểm thời tiết: năm có mùa rõ rệt, mùa dông có gió từ nội địa thổi , không khí lạnh và khô, lượng mưa không đáng kể Mùa hạ có gió từ biển thổi vào, thời tiết nóng ẩm và mưa nhiều đặ biệt là Nam Á và ĐNA là khu vực có mưa vào loại nhiều Thế giới + Các kiểu khí hậu lục địa: Phân bố chủ yếu các vùng nội địa và khu vực Tây Nam Á Đặc điểm thời tiết: mùa đông khô và lạnh, mùa hạ khô và nóng Lượng mưa thấp 200500mm, độ bốc lớn nên độ ẩm không khí thấp Hỗu hết phát triển cảnh quan hoang mạc và bán hoang mạc c Nguyên nhân phân hóa đa dạng phức tạp trên khí hậu châu á: (2) Do lãnh thổ nằm trải dài từ vùng cực Bắc vùng xích đạo nên châu á có nhiều đới khí hậu khác Kích thước lãnh thổ rộng lớn, địa hình có các dãy núi và các sơn nguyên cao ngăn ảnh hưởng Biển không xâm nhập sâu vào đất liền, nên đới lại chia thành nhiều kiểu khí hậu khác Châu Á có nhiều núi cao, đồ sộ giới nên khí hậu nơi đây lại có thêm phân hóa theo chiều cao Tiết II/ Phân tích hoàn lưu gió mùa Châu Á Gió mùa mùa đông: Về mùa đông, không khí vùng trung tâm (Xibia) bị hoá lạnh mạnh, nhiệt độ trung bình tháng xuống tới - 400C đến - 500C Do hoá lạnh, trên lục địa hình thành cao áp, gọi là cao áp Xibia Vào mùa đông, áp cao Xibia bao phủ gần toàn châu Á Cũng thời gian này, tây bắc châu Âu có áp thấp Aixơlen phát triển và kéo dài tới các biển phía bắc châu Á Vì vậy, phía tây bắc và bắc lục địa có gió tây nam thổi từ nội địa phía bắc, gây thời tiết khô và lạnh phía đông, áp thấp Alêut phát triển mạnh, bao phủ gần toàn bắc Thái Bình Dương, làm cho Đông Á mùa này có gió từ lục địa thổi biển theo hướng tây bắc đông nam, thời tiết khô và lạnh Phần phía nam lục địa, khí áp giảm dần từ bắc xuống nam và sau đó chuyển sang đới áp thấp xích đạo Sự tương phản khí áp đã làm cho các bán đảo Trung ấn, Ấn Độ và Arap mùa này có gió mùa đông bắc, lạnh và khô xen kẽ với gió mậu dịch thời tiết khô và tương đối nóng Như vậy, mùa đông, trên toàn châu lục có gió từ lục địa thổi biển Thời tiết khắp nơi khô và lạnh Nhiệt độ giảm dần từ nam lên bắc và phần lớn lãnh thổ có nhiệt độ < 00C Gió mùa mùa hạ: Về đầu mùa hạ, không khí trên lục địa nóng dần lên, áp cao Xibia suy yếu biến Còn phía nam, trên sơn nguyên Iran hình thành áp thấp (áp thấp Iran) Vào mùa hạ, áp thấp Iran cùng áp thấp Bắc Phi và áp thấp xích đạo tạo thành đai áp thấp bao phủ phần lớn châu Á và gần toàn Bắc Phi Về mùa hạ Bắc và Trung Á có gió bắc và đông bắc thổi từ bắc xuống, nên thời tiết các vùng này khô khan, không có mưa Đông Á, lúc này áp thấp Alếut biến và thay vào đó là áp cao Ha-oai bao phủ gần toàn Bắc Thái Bình Dương, làm cho toàn khu vực có gió đông nam từ biển thổi vào mang lại thời tiết nóng, ẩm, mưa nhiều Ở bán cầu nam, vào thời kì này tồn đai áp cao liên tục từ lục địa úc đến lục địa Phi Gió mậu dịch đông nam bán cầu Nam vượt qua xích đạo, đổi hướng và trở thành gió (3) mùa tây nam thổi vào các vùng Nam Á và Đông Nam Á, mang theo khối khí xích đạo nóng ẩm và gây mưa lớn, là trên các sườn đón gió Riêng vùng Tây Nam Á, ảnh hưởng áp cao Axo phía tây nên có gió tây bắc thời tiết khô và nóng Như vậy, mùa hạ trên toàn lục địa có gió từ biển gió từ các lục địa khác thổi tới, các vùng Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á có mưa nhiều Lục địa sưởi nóng nên khắp nơi có nhiệt độ > 00C Các vùng Trung Á và Tây Nam Á là nơi nóng nhất, có nhiệt độ trung bình từ 300C - 350C * Kết hoàn lưu gió mùa không hình thành chế độ thời tiết mà còn định phân bố mưa trên lục địa châu Á, lượng mưa phân bố không các vùng có gió từ biển thổi vào, lượng mưa hàng năm lớn Trái lại, các vùng nằm sâu nội địa hay các vùng bị khuất gió thì có mưa ít Ví dụ: các vùng Nam Á và Đông Nam Á là nơi có mưa nhiều nhất, lượng mưa trung bình năm từ 1.500 - 2.000mm đồng và từ 2.500 3.000mm trên các sườn đón gió Trái lại, Tây Nam á, Trung Á và Nội Á là nơi có mưa ít nhất, trung bình hàng năm nhỏ 300mm Tiết 3, Câu hỏi: Câu Trình bày đặc điểm và phân bố các miền khí hậu châu á Giải thích vì châu á có nhiều loại khí hậu? - Miền khí hậu lạnh: ( phía bắc): gồm toàn miền xibia Nga Về mùa đông lạnh, nhiệt độ trung bình từ -2 đến -500c - Miền khí hậu gió mùa ẩm:( Đông á, Đông Nam á, Nam á) Mùa đông gió từ lục địa thổi ra, lạnh, khô Mùa hè có gió từ đại dương thổi vào, nóng ẩm - Miền khí hậu lục địa:( vùng nội địa): mùa đông lạnh, khô Mùa hạ nóng khô - Miền khí hậu cận nhiệt Địa trung hải:( phía tây): mùa đông mưa nhiều, mùa hạ nóng khô Giải thích: - Châu á có kích thước khổng lồ - Vị trí trải dài từ vùng cực Bắc đến vùng xích đạo - Địa hình nhiều hệ thống núi, sơn nguyên cao ngăn chăn ảnh hưởng biển vào đất liền và làm cho khí hậu phân hoá theo chiều cao Câu Vì nói châu á có khí hậu phân hoá đa dạng? Hãy giải thích - Khí hậu châu á phân hoá thành nhiều đới từ bắc xuống nam Gồm đới cực và cận cực, ôn đới, cận nhiệt, nhiệt đới, xích đạo Vì lãnh thổ châu á trải dài từ vùng cực đến vùng xích đạo - Phân thành nhiều kiểu theo chiều đông tây (vd:Đới cận nhiệt có: cận nhiệt gió mùa, cận nhiệt Địa Trung Hải, Cận nhiệt lục đia) Nguyên nhân kích thước lãnh thổ rộng lớn, các núi sơn nguyên cao ngăn chặn ảnh hưởng biển - Ngoài vùng núi, sơn nguyên cao khí hâu còn phân hoá theo độ cao Câu Khí hậu gió mùa ẩm Đông á, nam á, đông nam á có đặc điểm chung gì? - Mùa hạ: gió từ đại dương thổi vào mang theo nhiều nước, làm cho thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều - Mùa đông: gió từ lục địa thổi ra, tạo thời tiết khô và lạnh Câu Châu á có loại khí hậu phổ biến, nêu đặc điểm và vùng phân bố chúng? - Có loại khí hậu phổ biến| (4) + Khí hậu gió mùa: Ôn đới gió mùa và cận nhệt gió mùa Đông á, nhiệt đới gió mùa Đông Nam á, Nam á Đặc điểm: Mùa hạ: gió từ đại dương thổi vào mang theo nhiều nước, làm cho thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều.Mùa đông: gió từ lục địa thổi ra, tạo thời tiết khô và lạnh + Khí hậu lục địa: gồm cận nhiệt lục địa, ôn đới lục địa, nhiệt đới khô Phân bố Tây Nam á, Vùng nội địa Đặc điểm: mùa hạ nóng khô, mùa đông lạnh khô Lượng mưa khoảng 200- 500mm, lượng bốc lớn nên độ ẩm không khí thấp Câu Gió mùa là gì? Nguồn gốc hình thành gió mùa châu á? Trình bày đổi hướng gió theo mùa Châu á - Gió mùa là gió thổi theo mùa, có cùng phương ngược hướng và tính chất trái ngược - Nguồn gốc hình thành: Sự chênh lệch khí áp theo mùa lục địa Châu á với đại dương và Thái Bình Dương và ấn Độ Dương, làm phát sinh gió thổi thường xuyên và đổi hướng theo mùa - Sự đổi hướng gió theo mùa Châu á: Mùa đông: Gió từ áp cao xibia thổi hạ áp xích đạo và nam TBD, tính chất lạnh khô Mùa hạ gió từ áp cao nam AĐD, nam TBD hạ áp Iran, tính chất nóng ẩm mưa nhiều Câu Nêu đặc điểm gió mùa Đông Nam á, Nam á Vì chúng có đặc điểm khác vậy? - Đặc điểm: Mùa hạ gió từ áp cao Nam AĐD hạ áp Iran: nóng ẩm, mưa nhiều, mùa đông gió từ áp cao Xibia hạ áp XĐ: lạnh khô - Ng nhân: Mùa hạ gió xuất phát từ đại dương thổi vào mang theo nhiều nước Mùa đông gió xuất phát từ lục địa lạnh phía Bắc thổi Câu Dựa vào biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa I-an-gun.: a) Nêu nhận xét nhiệt độ, lượng mưa Cho biết biểu đồ thuộc kiểu khí hậu nào? b) Giải thích vì I-an-gun lại mưa nhiều vào mùa hạ? HD: a, nhận xét: Nhiệt độ cao quanh năm nhiệt độ tháng thấp khoảng 25 0c(tháng 1) Nhiệt độ cao khoảng 320c (tháng 4, 5) Có lần nhiệt độ cực đại (tháng 4,5 và tháng 10,11) Mưa: lượng mưa lớn, mưa phân bố theo mùa, mùa hạ mưa nhiều (tháng 5-10) Mùa đông mưa ít Thuộc kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa b Giải thích: Do mùa hạ có gió từ đại dương thổi vào mang nhiều nước E- ri- at: - Nhiệt độ: chênh lệch nhiệt độ lớn (biên độ nhiệt năm lớn) Tháng có nhiệt độ cao khoảng 380C (tháng 7) Tháng có nhiệt độ thấp khoảng 130C (tháng 1) - Lượng mưa: mưa ít, mưa xuất vào các tháng mùa đông, tháng mưa cao khoảng 200 mm (tháng 2) Một số tháng không có mưa (tháng 7,8,9) => kết luận: Đây là khu vực có khí hậu nhiệt đới khô U- lan-ba-to: (5) - Nhiệt độ: chênh lệch nhiệt độ chênh lệch lớn năm Tháng có nhiệt độ cao khoảng 240C (tháng 6) Tháng có nhiệt độ thấp khoảng – 120C (tháng 1) - Lượng mưa: Rất ít Mưa tập trung vào các tháng mùa hạ Tháng mưa nhiều khoảng 500 mm (tháng 6) Một số tháng không có mưa (tháng 10,11,12) => kết luận: ôn đới lục địa Câu 8: Dựa vào bảng : Nhiệt độ, lượng mưa trung bình tháng Thượng Hải (Trung Quốc) Tháng Yếu Tố Nhiệt độ (0C) Lượng mưa (mm) 10 11 12 3,2 4,1 8,0 13,5 18,8 23,1 27,1 27,0 22,8 17,4 11,3 5,8 59 59 83 93 93 76 145 142 127 71 52 37 Hãy vẽ biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa và xác định địa điểm này thuộc kiểu khí hậu nào? (6)

Ngày đăng: 21/06/2021, 07:45

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan