luận văn thạc sĩ, tiến sĩ, cao học, luận văn
Trang 1BUH- é
Na = nhe Xiw
ñ 6 Hoes - ¬
- #27 $ "“Ì BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP I HÀ NỘI
BÙI THẾ HÙNG
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT TRỒNG XEN NGÔ VÀ CÂY HỌ ĐẬU TRÊN ĐẤT PHÙ SA SONG HONG " ị Chuyên ngành : Trồng trọt |’ n Mã số :4.01.08 ¡ LA va
LUẬN ÁN PHÓ TIẾN SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP Người hướng dẫn khoa học :
- GS PTS Ha Hoc Ngo - PGS PTS Dinh Thé Loc
Trang 2LOI CAM DOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số
liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác
Tác giả luận án
Trang 3LOI CAM ON
Thong qud think nghién eitu va hodn thank Luan dn tot xin chan thank edm on su
giải: ẩ5 và góp § quy bau cia GS PIS Ha Hye Ngs vt PGS PIS Dink
The Le
"Tai aing xin chan thank edm on su giải: ẤZ sõng súc va dong gifs 4 high cia ede Gan ding nghiện trong Bo mon Cay Luong thye va Khoa Tring tit
Foi rat chan thank edm on sy gitps 25 ou thé, thiét thye vd nhiing [si dong vién hhich lz aia tap the’ Khoa Pav tav sau dai lọe ẩ tại hoàn thành luận án đúng thời
fan
"Tai sũng ơõ cùng cảm ơn sự gitif ds quy bau cia hai ban ding nghiện © Nguyễn The Con va Ngo Xuan Mank trong vite hoan thiện luận án
Tụ đu lòng tới xin biết on cha mẹ tôi đã nuối Áạu tối nến người ơà hoàn thành
su nghizh khoa hye cia mink Toi khang the’ quén su giip 15 vé cong siie, vat chat vd su Ang vién alia vy vd ede con tot; néis Along tat khong thé‘ hodn thank luận án nàu
Ngay 28 tháng 12 nấm 1996
Trang 4Muc Luc
S6 trang
MO DAU sce
Chương 1: TONG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU s.e- Ố
1.1 MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHOA HỌC TRONG NGHIÊN CỨU TRONG
Zếẻ.ẻ.ẻẽẽ ốố ge 6
1.1.1 Đánh giá thuận lợi về trồng Xen -. -«-««-ee<-e« 386148184 21,áxsg0 7
1.1.2 Những bất lợi của trồng Xen -‹-‹.seesessesesssseseree TT 10
1.2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRỒNG XEN
1.2.1 Phân tích những mối quan hệ cạnh tranh is 1.2.2 Những đại lượng cạnh tranh ===— 1 sosessreesssree
1.2.2.1 Hệ số sử dụng đất tương đương (Land Equivation Ratio - LER)13
1.2.2.2 Hệ số quần tụ tương đối (Relative Crowding Coefficient-K) 14 1.2.2.3 Hệ số cạnh tranh (Competition Coeficient - C) 14 1.2.2.4 Độ xâm thực (Aggressivity - A)
1.2.2.5 Chỉ số cạnh tranh (Competition Index - Donald - C) 1.2.2.6 Chỉ số tương đương calor (Calorie Equivalent),
1.2.2.7 Tỷ lệ canh tranh (Competition ratio)
1.2.2.8 Tién loi tong s6 (Gross Retums) =
1.3 CO SO KHOA HOC CUA NHUNG SỰ THAY DOI VE NANG SUAT
TRONG TRONG XEN
1.3.1 Sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên tốt hơn tụ
1.3.1.1 Lợi dụng sự khác nhau về thoi điểm sinh trưởng - 15
1.3.1.2 Lợi dụng khoảng không trong trồng xen 17
1.3.1.3 Nang cao hiéu sudt sit dung Gnh sdng 19
Trang 5ii
1.3.2.1 Trồng xen và phòng trừ có đại
1.3.2.2 Trồng xen với phòng trừ sáu hại và dịch bệnh
1.3.2.3 Trồng xen với sự ổn định năng suất
1.4 NHỮNG NGHIÊN CỨU GẦN ĐÂY VỀ TRỒNG XEN NGÔ VỚI ĐẬU
TƯƠNG VÀ LẠC
1.4.1 Trồng xen đậu với ngô góp phần tăng diện tích cây đậu
1.4.2 " Thời điểm" trồng xen ngô - đậu Ni2)0044014/35610008146306
1.4.3 Giống ngô và đậu trồng Xen - s‹<« ú
1.4.4 Hình thức, mật độ và tỷ lệ xen ngô - đậu ( lạc) se
1.4.5 Chế độ nước và dinh dưỡng trong hệ thống trồng xen ngô đậu .33 1.4.5.1 Chế độ nước
1.4.5.2 Chế độ dinh dưỡng và bón phân cho ngô đậu trồng xen 1.4.6 Xen ngô đậu tăng năng suất protein và tăng thu nhập 34
1.4.6.1 Trồng xen ngô - đậu tăng năng suất protein
1.4.6.2 Trồng xen ngô - đậu tương tăng thu nhập 1.5 KẾT LUẬN CHUNG
1.5.1 Những giải pháp khoa học chính trong nghiên cứu trồng xen 35 1.5.2 Cơ sở khoa học của những thay đổi về năng suất trong trồng xen.3Ê
1.5.3 Nghiên cứu trồng xen ngô và đậu, lạc trong thời gian gần đây 36
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU “=—~ 37
9.1'NỘI DUNG NGHIÊN CỮU duc SH Hè 37
2.2 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP BỐ TRÍ THÍ NGHIỆM 37
2.2.1 Địa điểm thí nghiệm
2.2.1.1 Vị trí địa lý 2.2.1.2 Đất thí nghiệm
2.2.1.3 Lịch sử của đất thí nghiệm
2.2.1.4 Tình hình thời tiết khí hậu Hà nội sẻ
2.2.2 Phương pháp bố trí thí nghiệm -. -s-sec«c<<ceceeeeee 40
Trang 6
iil
2.2.2.1 Nội dung 1: ảnh hưởng của sự sắp xếp không gian phản ứng
với trồng xen ngô đậu -.40
2.2.2.2 Nội dung nghiên cứu 2: Nghiên cứu tỷ lệ trồng xen ngô + lạc.41 2.2.2.3 Nội dung nghiên cứu 3: ảnh hưởng của "' thời điểm ém" sinh
trưởng của một số giống ngó, đậu đến sinh trưởng, năng suất và mối quan hệ cạrt]: frdnÌ -s<css<kekesesestsessiekeresrsrsrsrsnersserereeee 45 2.2.3 Vật liệu nghiên cứu
2.2.4 Các biện pháp kỹ thuật canh tác sh
2.2.5 Các chỉ tiêu theo dõi và tính toán ==- 51
2.2.5.1 Thời tiết khí tượng 2.2.5.2 Tính chất lý hoá của đất 2.2.5.3 Các chỉ tiêu sinh trưởng của cây 2.2.6 Phân tích thống kê Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1 SỰ SẮP XẾP KHƠNG GIAN (HÌNH THỨC TRỒNG XEN) ĐẾN NĂNG
SUAT NGO CUA HỆ THỐNG TRỒNG XEN -
3.1.1 Hình thức trồng xen và sinh trưởng của ngô và đậu tương
3.1.2 Ảnh hưởng của hình thức trồng xen đến năng suất ngô và đậu
tương es959550808900030 —_— 9945099969009 8030 ƒẮ—— 1 sbstg84axxa
3.1.3 Hình thức trồng xen ngô và đậu tương và mối quan hệ cạnh
tranh
_— “ 59
3.2 ANH HUONG CUA TY LE TRONG XEN (NGO + LAC, NGO + DAU 6TƯƠNG) ĐẾN SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ QUAN HỆ CẠNH TRANH CỦA HỆ THỐNG XEN CANH ò.s5iceeerieeerrrerrrrerrrd 62
3.2.1 Tìm hiểu tỷ lệ trồng xen ngô - lạc lãNgghưk¿ xa (Đổ,
3.2.1.1 Tỷ lệ trồng xen ngô + lạc đến sinh trưởng của ngô
3.2.1.2 Ảnh hưởng của tỷ lệ trồng xen ngô + lạc đến cấu thành năng
Trang 7iv
3.2.1.3 Tỷ lệ trồng xen ngô + lạc đến hiệu quả kinh tế 3.2.1.4 Tỷ lệ xen ngô + lạc và mối quan hệ cạnh tranh 3.2.2 Tìm hiểu tỷ lệ trồng xen ngô và đậu tương
3.2.2.1 Ảnh hưởng của tỷ lệ xen đến sinh trưởng của ngô và đậu
ELOY: <0-orvovvvrevevsecosvraenssanessecanavesessasesbasesenssercerevevenseverennsenyvessansenezeoonensred 71
3.2.2.2 Anh hưởng của tỷ lệ trồng xen ngô + đậu tương đến sự phát
triển bộ rễ đậu tương
của đậu LE - ôcsâcôse<cesrseeeereeererrrreraerrrrrterarnrrsrrerrerreerrersee 73 3.2.2.4 T l trồng xen ngô + đậu tương quan hệ tới năng suất và hệ số
sử dụng đất và thu nhập 74
3.2.2.5 Tỷ lệ trồng xen ngô và đậu tương đến mối quan hệ cạnh tranh 77
3.3 QUAN HỆ GIỮA THỜI ĐIỂM SINH TRƯỞNG VÀ ĐẶC TÍNH GIỐNG
NGƠ VÀ ĐẬU ĐẾN TRỒNG XEN riirrie 81 3.3.1 Nghiên cứu giống ngô và tỷ lệ trồng xen ngô và đậu tương đông 81
3.3.1.1 Tỷ lệ trông xen ảnh hưởng đến sinh trưởng của các giống ngô trồng xen với đậu LUON . -+<<c«-<=sesetseesesstseeskieesessrie 81
3.3.1.2 Quan hệ giữa giống ngô và tỷ lệ trồng xen đến các yếu tố
cấu thành năng suất <<
3.2.1.3 Ảnh hưởng của giống ngô và tỷ lệ trồng xen ngô + đậu tương đến năng suất, hệ số sử dụng đất tương đương (LER) và hiệu quả kinh tế của hệ thống -e«-eseceeeeeeesereereertsrterrerrerrsrrrsrrestrerereersrod 85 3.3.1.4 Giống ngơ và tỷ lệ trồng xen ngô + đậu tương trong mối quan hệ cạn: frari], -.-ceseceseeesessesetetrsststastnstsnasrasrasrassssasnssnssesnodl 88
3.3.2 Giống ngô và đậu tương trong trồng xen ngô - đậu tương 90
3.3.2.1 Diễn biến chiêu cao và thời gian sinh trưởng của ngô
và JẬU ƯƠN snovasnsnssssanssssssenusnceosessoscnseteconsvonenssesstsansessassonansebensousnssnsess 90
Trang 83.3.2.4 Quan hệ giữa giống ngô và đậu tương trồng xen đến hiệu quả kinh: ẨẾ << << SE Họ tgngmgndiismirrenrrrreSE100700070910009090005 79-4” 97 3.3.2.5 Giống ngô và đậu tương trồng xen trong mối quan hệ cạnh EATAN, o.avevsernocesesersncsensonorcserssvenessoossneoooeonsnessensepuesenceccesnarenennspisssussetsesede: 98 3.3.3 Các loại đậu ( đậu côve, đậu côbơ và đậu tương) trồng xen với nBÔ l 34bEL433461518.20446L3612001406653388 6033443386 Xštj.k»V3zZs6ã520 6350508030460 „.100
3.3.3.1 Các loại đậu trồng xen ảnh hưởng đến chiều cao ngô 100
Trang 9vi
MỤC LỤC BẰNG
Số trang Bảng 2.1 Thành phần cơ giới và hoá học trên lớp đất mặt (0 - 15cm)
trong lô ruộng thí nghiệm 38
Bảng 2.2 Số liệu khí tượng đài Láng Bảng 3 ] Ảnh hưởng của hình thức trồng xen đến sinh trưởng và phát
dục của ngô và đậu tương
Bảng 3 2 Ảnh hưởng của hình thức trồng xen đến năng suất ngô và đậu
TEDMWĂE-.uccoeoccaee
Bảng 3 3 Ảnh hưởng của hình thức trồng xen đến mối quan hệ cạnh tranh tới hình thức trồng xen
Bảng 3 4 Ảnh hưởng của tỷ lệ xen ngô + lạc đến sinh trưởng của ngô 63 Bảng 3 5 Ảnh hưởng của tỷ lệ trồng xen ngô + lạc đến cấu thành năng
suất về:nng suất hề thỐnG eo -seosssenseeressssonrssssensorrraclseedcol 66
Bảng 3 6 Ảnh hưởng của tỷ lệ trồng xen ngô + lạc đến hiệu quả kinh tế .68 Bảng 3 7 Ảnh hưởng của tỷ lệ trồng xen ngô + lạc đến mối quan hệ
Bảng 3 8 Ảnh hưởng của tỷ lệ xen đến sinh trưởng chiều cao của ngô và
Ga trong (Cmi) csssensessaessessssansseseceenennesecuessccsesenvensesatensssncnseenion q2
Bảng 3 9 Ảnh hưởng của tỷ lệ trồng xen ngô + dau tương đến sự phát
tridn Ofte 78 GAD NON G, -.ssvsscrecssseresescsnannnusssonencccessaasaneressoenesesioenr 73 Bảng 3 10 Ảnh hưởng của tỷ lệ trồng xen ngô + đậu tương đến phát dục
E021 HCHHĐCS sccconnvnn rsin92E2EERSS7172301231379200-530037290228222272-319837- 551 74
Trang 10vii
Bang 3 12 Ảnh hưởng của tỷ lệ trồng xen ngô và đậu tương đến mối
quan hệ cạnh tranh
Bảng 3 ]3 Ảnh hưởng của tỷ lệ xen đến sinh trưởng của hai giống ngô
(Q; và LVN ;) trồng xen với đậu tương
Bảng 3 14 Ảnh hưởng của giống ngô và tỷ lệ xen đến các yếu tố cấu thành
năng suất 84
Bảng 3 ]5 Ảnh hưởng của giống ngô và tỷ lệ xen ngô và đậu tương đến
năng suất, hệ số sử dụng đất tương đương (LER,) và hiệu quả
kiiẩty KẾ của hệ HIẾU onc cpe cesses cere Sbaasvcncsreassrionsncusesasropanvessazsuicens §7 Bang 3 16 Anh hưởng của giống ngô và tỷ lệ trồng xen ngô + đậu tương
tiến mối quan hệ cạnh tPRnB, oooseeseeeseeeeesesssereserenrnsrornererrirre 89
Bảng 3 I7 Diễn biến chiều cao cây của ngô và đậu tương (cm) (14-2-1995 đến 30-6-1995) - Sg120/68965581008800p9060nsu-8 92 Bảng 3 18 Ảnh hưởng của giống ngô và đậu tương đến chỉ số diện tích là (Ấ Ì:ciocsesseEsenbsiikirinroreiiisessinanksadiiaidessekdddosinnnsesnsnsei 95 Bảng 3 19 Ảnh hưởng của giống ngô và đậu tương đến yếu tố cấu thành Tiăng SuẾT, -<c«+e12421341810A6024421004020000408000020000 0m01 96
Bảng 3 20 Hiệu quả kinh tế của giống ngô và đậu tương trong trồng xen 98 Bảng 3 21 Ảnh hưởng của giống ngô và đậu tương trong trồng xen đến
tối quan hệ cạnh tranÏ - 222246<4/22222 0.6100 99 Bảng 3 22 Ảnh hưởng của đậu côve, cô bơ và đậu tương trồng xen với
ngô đến chiều cao cây ngơ -«-cceccrieerierrierrieeriier 100
Bảng 3 23 Ảnh hưởng của một số loại đậu (côve, côbơ, đậu tương) trồng
xen với ngô đến nhiệt độ, độ ẩm không khí và độ ẩm đất 102 Bảng 3 24 Ảnh hưởng của đậu côve, côbơ và đậu tương đến năng suất hệ
Trang 11viii
MỤC LỤC CÁC HÌNH
S6 trang
Hình ï 1 Các loại hình cạnh tranh giữa các loài trong trồng xen 13 Hinh 3 1 Dé thị hệ số sử dụng đất tương đương (LER) hệ thống của các
tình thửc tỂng XCH uc aiieiiidiianiorrsnenegrinrarnnnsfnsrie 59 Hình 3 2 Hệ số sử dụng đất tương đương (LER) của hệ thống trồng xen
ngô + lạc ở tỷ lệ xen khác nhau
Hình 3 3 Năng suất trồng xen ngô và lạc ở các tỷ lệ xen khác nhau
Hình 3 4 Hàm tương quan giữa thu nhập hệ thống (Y) và tỷ lệ trồng lạc Hình 3 5 Năng suất hệ thống trồng xen ngô + đậu tương ở các tỷ lệ xen
KHÍC nHữN: cossssocvecocsneonisnkeesseseckeoneiinisevAEAAE7015080040551001801848005180430 76 Hình 3 6 Hệ số sử dụng đất tương đương (LER) của hệ thống trồng xen
ngô + đậu tương ở các tỷ lệ xen khác nhau . 77 Hình 3.7 Hàm tương quan giữa năng suất hệ thống (Y) và tỷ lệ đậu tương
trong xen (X)
Hình 3 8 Biểu đồ năng suất của hệ thống trồng xen hai giống ngô và đậu tương ở các tỷ lệ xen khác nhau -. -«~c-<+eeexerer 88
Hình 3 9 Động thái chiều cao cây theo thời gian sinh trưởng giữa các cặp
Trang 12MO DAU
Người nông dân ở các nước đang phát triển thường hay trồng hai hay nhiều hơn các cây trồng cùng trên một mảnh đất Kỹ thuật canh tác này đã trải qua nhiều thế kỷ Ở Ấn Độ người ta sử dụng 84 cây trồng trong trồng xen,
nhưng ít khi tìm thấy nhiều hơn 4 cây trồng đồng thời; thường người ta trồng
từ 2 đến 3 loại cây trồng Tuy nhiên trong hệ thống canh tác vườn nhà với hệ
thống đa tầng (Multistorey system) có thể đạt đến 5 - 6 cây cùng chung sống ở
các tầng không gian khác nhau Trên cùng một vạt đất nếu có nhiều loại thực
vật cùng nhau chung sống, thì vạt đất ấy có thể nuôi dưỡng được một số lượng
cá thể nhiều hơn là so với số lượng cá thể của một loài sống riêng trên vạt đất
đó (Bùi Huy Đáp, 1967)[5]
Việc trồng xen các cây trồng cùng nhau chủ yếu nhằm làm giảm sự rủi ro Người nông dân cho rằng nếu các cáy trồng cùng trồng một thời gian thì ít nhất một cây trồng sẽ sống sót và cho thu hoạch Đây chính là tính bền vững của hệ thống Ngoài ra còn có những nguyên nhân khác: Thường người ta tìm
những cây ngắn ngày trồng xen với cây dài ngày; điều này giúp cho việc rải lao động Những cây lương thực luôn được trộn lẫn với cây công nghiệp để
giúp bảo đảm cả hai thu nhập là lương thực và tiền mặt Những cây ngũ cốc và
cây họ đậu thường được trộn lẫn, có thể vì lý do đảm bảo bữa ăn cũng như đối với hiệu quả về sử dụng đạm cho cây ngũ cốc hoặc cho một cây trồng theo sau Những cây che bóng được trồng với cây chịu bóng tạo nên hệ sinh thái đa
tầng Thường người ta bố trí cây cao và cây thấp, cây gỗ và cây bụi, cây sử
Trang 13wv
được người nông dân ở nhiều nước đặc biệt ở những nước vùng nhiệt đới áp đụng từ lâu đời
Nghiên cứu về trồng xen là việc khai thác những thực hành truyền thống và cải tiến nó nhằm tìm hiểu tại sao người nông dân lại sử dụng kỹ thuật trồng lẫn và để giúp họ cải tiến năng suất và kỹ thuật thích đáng Ngày nay, người ta đã biết rằng trồng xen có một số thuận lợi hơn trồng thuần như việc sử dụng
nguồn tài nguyên thiên nhiên tốt hơn như ánh sáng, đất, nước Nó cũng có
một vài ích lợi về vấn đề dịch bệnh (với các kết quả khác nhau hơi khó kết luận) Thuận lợi của việc trồng xen cây họ đậu và cây hoà thảo đã tiết kiệm
việc sử dụng phân đạm như đã được khẳng định Những thuận lợi này chỉ ra
lợi ích cuối cùng là năng suất, tăng 70 % so với trồng thuần trên cùng một
mảnh đất (Sweicz G., 1985 [97]) Những loại thực vật khác nhau có những nhu
cầu khác nhau đối với các điều kiện sinh sống: nước, ánh sáng, chất màu trong
đất Nếu loại này cần yếu tố này, thì loại loại kia có thể cần yếu tố khác
Cũng vì vậy mà trong thực tiễn sản xuất, người ta có thể trồng xen hoặc trồng gối nhiều cây trồng khác nhau mà vẫn bảo đảm cho cây trồng nào cũng sinh
trưởng và phát dục tốt (Bùi Huy Đáp, 1967 [5])
1 Tính cấp thiết của đẻ tài :
Trồng xen là một kỹ thuật bình thường của hầu hết những người nông dân nhỏ đặc biệt những vùng không có tưới Việc nghiên cứu tại Viện nghiên
cứu cây trồng cạn quốc tế tại Ấn Độ (ICRISAT) đã nhận ra rằng một hệ thống
trông xen nào đó chỉ thích ứng trong hệ thống canh tác và trong những phạm
vi xã hội, kinh tế và kỹ thuật mà người nông dân đang sống; do vậy nó không giống nhau và cũng không thể áp dụng cứng nhắc kinh nghiệm từ bên ngoài
Trang 14rộng những diện tích trồng xen của họ Đây cũng là khuynh hướng dẫn đến sự
thay đổi chính trong suy nghĩ của những tổ chức nghiên cứu và cán bộ nông nghiệp Trước đây, một số nhà khoa học nông nghiệp vẫn coi thường kỹ thuật canh tác cổ truyền, đôi khi còn cho là lạc hậu Trái lại tránh khuynh hướng kinh nghiệm chủ nghĩa, áp dụng kinh nghiệm cũ một cách máy móc, thiếu cân
nhắc, phê phán và không cải tiến nó một cách hợp lý Do vậy nghiên cứu trồng xen trên cơ sở phát huy kinh nghiệm và kỹ thuật bản địa, đồng thời nghiên cứu
và cải tiến chúng một cách khoa học và thích ứng cao
Phần lớn nông dân ở các nước đang phát triển cũng như ở nước ta vẫn
phải đương đầu với sự nghèo khổ, đói và thiếu dinh dưỡng Cùng với q trình
đơ thị hố, những vùng đất màu mỡ đã bị lấn chiếm bởi các khu công nghiệp và mở rộng đô thị Bên cạnh đó áp lực về dân số ngày một tăng nhanh dẫn đến bình quân đất canh tác trên đầu người giảm đi nhanh chóng Những mâu thuẫn
trên đòi hỏi khoa học nông nghiệp cần được xem xét để khai thác hiệu quả đất
đai nông nghiệp nhằm nâng cao "sức mang” của đất nông nghiệp trong việc
nuôi sống sinh vật nói chung hay con người nói riêng
Wood I.M va Myers M.LK (1987) [119] có nhận xét ở Châu Á biện
pháp canh tác được thực hiện bằng tay nên đã tạo điều kiện cho kỹ thuật trồng
xen phát huy tác dụng
Nông dân ta đã có kinh nghiệm trồng xen, trồng gối từ lâu đời Đây là một phương pháp canh tác thích hợp với điều kiện thiên nhiên của một xứ nhiệt đới có nhiều thuận lợi cần khai thác, đồng thời lại có nhiều khó khăn cần
khác phục Trồng xen, trồng gối cũng là một hình thức sử dụng đất phù hợp
với điều kiện kinh tế nông nghiệp của một nước có cơ sở vật chất và kỹ thuật
còn thấp, có diện tích canh tác bình quân cho đầu người ít, còn phải sử dụng
Trang 15dụng phương pháp trồng xen, trồng gối một cách sáng tao với nhiều hình thức
phong phú, thích hợp với điều kiện của từng địa phương, với tình hình thời tiết,
tính chất đất đai, tập quán canh tác và yêu cầu của cây trồng trong từng điều
kiện nhất định
Những kinh nghiệm trồng xen, trồng gối phong phú của nông nghiệp
nước ta cũng là cơ sở để xác định quy luật có giá trị phổ biến trong sinh học
cũng như trong khoa học nông nghiệp Tuy nhiên nhiều kinh nghiệm chưa được tổng kết đánh giá và chưa được kiểm chứng lại qua nghiên cứu Trong thực tế nhiều địa phương áp dụng các biện pháp trồng xen chưa hợp lý nên dẫn đến năng suất cây trồng chính lẫn cây trồng xen đều giảm sút (Ngô Thế Dân,
1991{3))
Đây là một trong những biện pháp sinh học ít tốn kém, có hiệu quả cải tạo đất, chống xói mòn, tạo nên hệ sinh thái nhân tạo, nâng cao năng suất hệ thống và thu nhập của người nông dân Những năm gần đây, trồng xen là một đề tài hấp dẫn cho những nhà nghiên cứu nông nghiệp về lợi ích năng suất, thu nhập và sự bền vững về năng suất trong những điều kiện khác nhau đồng thời
thích hợp với những ngươì nông dân nghèo ít đất, dư thừa lao động Ngày nay trồng xen đã phát huy tác dụng trong các hệ thống canh tác khác nhau như hệ
thống VAC, hệ thống vườn nhà, hệ thống che bóng cây công nghiệp : chè, cacao, hệ thống Taungya, hệ thống nông lâm sản xuất gỗ, hệ thống cây hành lang (Alley cropping), trong kỹ thuật canh tác đất dốc
Trồng xen là một biện pháp kỹ thuật canh tác, là nội dung của hệ thống
trồng trọt nhằm mục đích :
1 Chống lại sự thất thu của cây trồng trong điều kiện bất lợi
2 Tăng năng suất, thu nhập ( của hệ thống ) trên đơn vị diện tích
Trên cơ sở khoa học thực tiễn trên chúng tôi đã nghiên cứu trồng xen,
Trang 16" NGHIÊN CỨU MOT SO BIEN PHÁP KY THUẬT TRONG XEN NGO VÀ CAY HO DAU TREN DAT PHU SA SÔNG HỒNG"
2 Mục đích và yêu cầu : 2.1 Muc dich :
Nghiên cứu một số biện pháp trồng xen giữa ngô và cây họ đậu nhằm
xây dựng cơ sở lý luận khoa học cũng như quy trình kỹ thuật thâm canh trên
cơ sở khai thác nguồn tài nguyên đất đai, khí hậu nhằm nâng cao năng suất, hiệu quả kinh tế và đảm bảo tính bền vững của hệ thống trồng xen
2.2 Yêu cầu :
e Xác định được sự sắp xếp không gian tối ưu trong trồng xen giữa ngô và
đậu
e Xác định được tỷ lệ trồng xen thích hợp giữa các giống ngô và các giống
đậu tương với các đặc tính sinh học khác nhau
e Tìm hiểu mối quan hệ sinh học (sinh trưởng và phát dục) và quan hệ cạnh
Trang 17Chuong 1
TONG QUAN TINH HINH NGHIEN CUU
1.1 MOT SO GIAI PHAP KHOA HOC TRONG NGHIEN CUU TRONG
XEN
Trước tiên, như một tiêu dé gợi ý, cần khái quát về một giải pháp khoa học được gợi ý đến nghiên cứu trồng xen Trong thuật ngữ đơn giản nhất, điều này có nghĩa là một giải pháp thích hợp dựa trên những nguyên lý khoa học sẽ
cho chúng ta ý tưởng tốt nhất để trả lời những gì chúng ta cần Thuật ngữ
trồng xen “'Imercropping'' đã được Willey R.W., 1979 [113] định nghĩa
rằng: "Khi hai hay nhiều hơn những cây trồng được trồng cùng nhau trên cùng mảnh đất, những cây trồng này có thể cùng gieo hoặc thu hoạch cùng hoặc
khác thời gian"
Thuật ngữ này muốn phân biệt giữa những hệ thống dựa vào sự sắp xếp
không gian trong đó có sự cạnh tranh giữa các loại cây trồng So với trồng
thuần chỉ có sự cạnh tranh giữa cùng một loại cây trồng Trồng xen có thể cho
năng suất cao hơn trồng thuần đáng kể trong một mùa vụ nhất định Trồng xen còn được gợi ý rằng nó cho sự ổn định lớn hơn qua các mùa khác nhau, đây là
nguyên nhân cơ bản mà trồng xen được phát triển ở mọi nơi Những vấn đề
Trang 18Willey R.W., 1979 [111] cho rang trong trường hợp năng suất cao hơn
trong một mùa xác định, trồng xen được gợi ý rằng những phương thức mà người nông dân có thể mang lại là:
1 Sử dụng nguồn tài nguyên tốt hơn (nước, ánh sáng, đất .)
2 Ít xây ra dịch bệnh và cỏ dại
3 Đạm được sử dụng một cách hợp lý khi có mặt cây họ đậu
Vấn đề thứ nhất ngày nay đã được chứng minh và có thể quan trọng
nhất và hầu như có thể áp dụng rộng rãi Nhưng rõ ràng hai vấn đề sau ít nhiều
chưa được xác định, có những trường hợp là đúng ít xảy ra dịch bệnh, có
trường hợp xảy ra lớn hơn Vì thế, nó cũng chưa được khẳng định và cần được cố gắng nghiên cứu nhiều hơn nữa
Trước khi chúng ta xem xét những thuận lợi một cách chỉ tiết hơn,
người ta cũng thấy những bất lợi của trồng xen như có nhiều khó khăn trong
thực hành trồng xen và việc giảm năng suất thực có thể xảy ra và những ảnh
hưởng cạnh tranh đa dạng (allelopthic effects) (Donald,1963 [41], Harper, 1961 [47]; Rice 1974 [82]; Risser,1969 [83]) hoặc khả năng xảy ra dịch bệnh lớn hơn (Pinchinet , 1975[75]) Nhưng những tình hình đa dạng này chưa bao
giờ thảo luận phản đối trồng xen, hơn nữa họ nhắc nhở chúng ta rằng một trong những mục tiêu cơ bản cần hơn của các nghiên cứu trồng xen là để nhận
ra những tình hình đó là có lợi hoặc không
1.1.1 Đánh giá thuận lợi về trồng xen
Aiyer, 1949 [23 ] đã nêu những thuận lợi sau:
a Sự ồn định năng suất lớn hơn trải qua những mùa khó khăn
b Sử dụng tốt hơn những nguồn tài nguyên thiên nhiên (ánh sáng, nước
và độ phì )
c Khống chế cỏ dại, dịch hại và bệnh tốt hơn
Trang 19e Một cây phòng hộ cho cây khác (trồng chè dưới bóng Albizzia)
† Chống sói mòn nhờ tán lá che phủ trên mặt đất g Thích hợp với những người nông dân nhỏ
Qua một vài nhà khoa học tranh luận về những thuận lợi của trồng xen, vẫn thường có những lẫn lộn về những mặt thuận lợi và mức độ chính xác của
thuận lợi là gì Điều này là do nó không luôn luôn được đánh giá đúng đắn
đến những tình hình trồng xen khác nhau phải được đánh giá bằng chỉ tiêu
khác nhau ,
Willey R.W., 1979[114 ] goi ¥ c6 3 tinh hinh co ban:
1 Khi năng suất của những cây trồng xen phải vượt năng suất của những cây trồng thuần năng suất cao hơn
Đây là một chỉ tiêu được sử dụng truyền thống để đánh giá việc trồng
lẫn ở đất đồng cỏ (Van den Bergh 1968 [108]; Donald,1963 [41]) Nó có thể
thích hợp đối với việc đánh giá việc trồng lẫn các cây trồng tương tự hoặc trồng lẫn ở các loại giống trong cùng một cây trồng Chỉ tiêu dựa vào giả thiết rằng năng suất của mỗi cấu thành có thể chấp nhận bằng nhau, yêu cầu của người nông dân đơn giản không hề xem xét những yếu tố đóng góp vào năng suất tối đa
2 Khi trồng xen phải cho đây đủ năng suất của một cây trồng chính
cộng với năng suất bổ sung của cây trồng thứ hai
Chỉ tiêu này có thể thường áp dụng với những nơi trồng một vài cây lương thực thiết yếu hoặc cây lấy tiên trị giá cao Vấn dé nay 6 Ấn Độ đã được nhận thức khá đây đủ
3 Khi năng suất trồng xen phối hợp phải vượt năng suất của từng cây
trồng thuần cộng lại
Trang 20bổ lao động, để bảo vệ chống lại sự may rủi của thị trường Cơ sở của việc
đánh giá trồng xen cho năng suất nhiều hơn trồng các cây riêng rẽ Điểm quan trọng ở đây là yêu cầu năng suất trồng xen liên kết không nhất thiết vượt nang
suất của cây trồng thuần cao nhất
Hai nguyên nhân quan trọng để nhận ra những chỉ tiêu khác nhau này
Trước hết, nó giúp để bảo đảm rằng nghiên cứu trên một tổ hợp đã cho được định hướng vào những công thức thích hợp với biện pháp canh tác Thứ hai, nó bảo đảm rằng những thuận lợi về năng suất được đánh giá đúng đắn, mức độ số lượng được xem xét thoả đáng Hai yếu tố trên là quan hệ đường thẳng:
Trong tình trạng trên thuận lợi về năng suất hệ thống trồng xen vượt năng suất
của cây trồng thuần có năng suất cao hơn Trong điều kiện thứ hai là năng suất của cây trồng chính với năng suất cây trồng thứ hai cộng thêm Nhưng tình hình thứ ba thường có những vấn đề tồn tại vì nó chưa rõ ràng và thậm trí ngày nay chưa được chấp nhận
Tỷ lệ nào của những cây trồng thuần để năng suất cây trồng thuần liên
kết nên dùng để so sánh Điều này đã được nhấn mạnh một thời gian trước đây ( Willey và Osiru, 1972 [116]) Nó thường không giá trị khi so sánh trên cơ sở
tỷ lệ gieo (thí dụ 1ha 50:50 cây trồng xen đã so sánh với 0,5 ha của mỗi cây trồng thuần), vì sự cạnh tranh trong tình trạng trồng xen thường sản sinh một
tỷ lệ năng suất cuối cùng khác nhau do tỷ lệ gieo Việc xem xét hiệu quả đã
dựa trên tỷ lệ năng suất mà hiện nay được làm bình thường bằng cách sử dụng
hệ số sử dụng đất tương đương (LER) với cách đơn giản nhất có thể được định
nghĩa như diện tích của những cây trồng thuần mà nó yêu cầu để sản xuất ra
Trang 2110
Ở ICRISAT người ta sử dụng khái niệm LER cho cả hai hay nhiều cấu
thành riêng nào đó (LER từng phần) và cho năng suất trồng xen liên kết (LER, tổng số) vì nó đặt những cây trồng hoặc điều kiện khác nhau trên một cơ sở có
thể so sánh; bổ sung thêm việc đo thuận lợi về năng suất, nó cũng có thể được
sử dụng để chỉ ra những ảnh hưởng của sự cạnh tranh (Willey R.W., 1979
[114]
Tuy nhiên, LER, cần thiết chỉ ra hiệu quả của trồng xen đã so sánh với
trồng thuần Đôi khi có những vấn đề những thuận lợi của LER có quan hệ
một cách có nghĩa trong thực hành Những vấn đề này nổi lên vì tỷ lệ của
những cây trồng thuần với năng suất trồng xen liên kết được so sánh có hiệu quả nó được xác định như một kết quả của sự cạnh tranh trồng xen
Một tỷ lệ chính xác về trồng xen hình như đôi khi chỉ là khái niệm lý thuyết hơn là trồng xen thực của người nông dân (Willey R.W., 1979 [114])
Hơn thế nữa, khi xem xét LER, khác nhau trong khoảng những công thức thí nghiệm, nó có thể không hợp lý khi giả thuyết rằng những tỷ lệ khác nhau của
cây trồng lại được người nông dân chấp nhận như nhau
1.1.2 Những bất lợi của trồng xen
Trồng xen khơng hồn tồn chỉ có lợi một khi:
a Năng suất giảm vì ảnh hưởng của sự cạnh tranh trái ngược b Ảnh hưởng có hại của cây này đến cây khác
c Ngăn cản hoạt động cơ giới cho làm cỏ xới xáo, nhất là những cây
trồng xen có đòi hỏi khác nhau về phân bón, thuốc trừ cỏ, trừ sâu
d Những người nông dân khá giả có thể không thích trồng xen
Rõ ràng không phải trường hợp nào trồng xen cũng mang lại hiệu quả
Những nghiên cứu gần đây cũng chỉ ra những bất lợi của trồng xen
Theo Lê Song Dự (1967) [4], trồng xen lạc, đậu xanh với mía, nếu tật
Trang 2211
Limbaga C M (1989) [58] Khi nghiên cứu về trồng xen ngô, lạc và đậu tương với chuối ở Philippin đã có nhận xét là tất cả các công thức trồng xen đã giảm so với năng suất thực của nó Tương tự, theo Mehta H., Sharma S.K Rama S.D (1986)(68] trồng thuần đã cho các chỉ tiêu về hạt hơn trồng xen Sharma S.K., Miehta H (1988) [91] khi nghiên cứu trồng xen ở Ấn độ đã
kết luận rằng trồng xen đã làm giảm các chỉ tiêu về cấu thành năng suất Sự tương tác giữa hệ thống trồng xen và kiểu hình cây trồng là có ý nghĩa
Aphiphan-Pookpadi, Prasan-Yingchol, Prinya Sriboonruang (1985) [27]
ở Thái Lan đã kết luận rằng năng suất của đậu tương trồng thuần cao hơn khi trồng gối với ngô sau khi trồng ngô 60 ngày
Theo Ngô Thế Dân (1991) [3] thì ở nhiều địa phương do áp dụng các
biện pháp trồng xen chưa hợp lý nên dẫn đến năng suất cây trồng chính lẫn cây trồng xen đều giảm sút nghiêm trọng
Tương tự, Bùi Mạnh Cường và CS (1995) [2], Martin R.C va CS (1990) [61] có nhận xét: Nhìn chung năng suất kinh tế ngô khi trồng xen đậu tương đều giảm so với trồng thuần; mức độ giảm phụ thuộc vào giống và tổ hợp xen 1.2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRÔNG XEN
1.2.1 Phân tích những mối quan hệ cạnh tranh
Hầu hết những phân tích về mối quạn hệ cạnh tranh là được rút ra từ những thí nghiệm trồng kép trong một chuỗi thay thế Luôn luôn có một số công thức chứa những cây trồng thuần của hai loại và một số công thức trồng lẫn đã hình thành bằng cách thay thế những tỷ lệ đã định của một loại với tỷ lệ
tương đương các loại khác Hai cây trồng phát triển có thể quan hệ lẫn nhau
theo những cách sau:
Trang 23Willey R.W., 1979 [114] gọi cây có lợi thế về năng suất là '`cáy trội”” và cây bất lợi về năng suất là "cáy bị lấn áP” (Hình 1.1)
2 Bổ sung: Willey R.W.(1979) [114] đưa ra ý kiến rằng trong trường hợp này năng suất của một cây trồng sẽ giúp cho việc tăng năng suất của cây khác Điều này coi như sự hợp tác lẫn nhau Đây là một khả năng không thường xuyên
3 Phụ thêm: Trong trường hợp này, năng suất của một cây trồng tăng
không ảnh hưởng chút nào đến năng suất của cây khác Trường hợp này thường xảy ra khi thời gian chín của hai cây trồng xen hoặc thời gian sinh
trưởng của chúng khác nhau xa (Willey R.W., 1979 [114])
4 Ngăn cản lẫn nhau: Điều này xảy ra khi năng suất thực của mỗi loại
cây là ít hơn mong muốn Thực ra hiếm xảy ra trong thực tế (Willey R.W., 1979 [114])
Những ảnh hưởng cạnh tranh kể trên đã được giải thích khi trồng luân phiên hàng hoặc 50% mỗi loại Những thuận lợi về năng suất của trồng xen có thể tìm thấy từ những kết quả thí nghiệm trồng xen cùng loài lúa với những
giống lúa có thời gian sinh trưởng khác nhau được cấy đồng thời trong những
hàng luân phiên Chatterjee và Bhattacharjya (1982) [37] Nói chung, những
thuận lợi về năng suất trong mùa khô là cao hơn mùa mưa; điều này có thể với
Trang 24atk vs z B01 - sp 3 3 q22 ›o sứ Năng suất Ñ SZ Wh Saf
mprBleo (%2 markt geo (Hyg, "g8i20 (
Ngan can linnhau HỢp tác lắnnhãu
= năng suất liên kết thực —— „⁄ đân§ suất dự kiến Năng suất ề t8 neo (96a 100 Hinh 1.1: Những loại hình cạnh tranh giữa các loài trong trồng xen (Theo Willey R.W., 1979 [114])
1.2.2 Những đại lượng cạnh tranh
Để đánh giá đúng đắn mỗi quan hệ cạnh tranh trong trồng xen, người ta
sử dụng các đại lượng sau:
1.2.2.1 Hệ số sứ dụng đất tương đương (Land Equivation Ratio -
LER)
Trong nghiên cứu trồng xen, việc sử dụng hệ số sử dụng đất tương đương (LER) đã trở nên rất phố biến Hệ số sử dụng đất tương đương của hai cây trồng cũng có thể được lính toán riêng rẽ như LER, va LER,, (Willey
Trang 2514
1.2.2.2 Hé s6 quan tu tuong ddi (Relative Crowding Coefficient - K) Hé s6 quan tu tuong déi (RCC) duge De Wit C.T (1960) [40] dé nghi
và được Hall R.L (1974) [48] kiém tra mot cach chi tiét Neu K<1 6 bat Ioi
về năng suất, nếu K=l không có sự khác nhau và nếu K>1 có thuận lợi về năng suất
1.2.2.3 Hé sé canh tranh (Competition Coeficient - C)
Okigbo (1979)[71] đã sử dụng hệ số cạnh tranh như một phép đo tin
tưởng hơn
1.2.2.4 Độ xam thực (Aggressivity - A) : Da duge Mc Gilchrish (1965) [62] dé nghi va duoc biéu thi là A Nếu A =0 biéu thị các cây trồng xen cạnh tranh như nhau, nếu là loài trội thì A là
dương, nếu là loài bị lấn át thì A là âm
1.2.2.5 Chỉ số cạnh tranh (Competition Index - Donald)
Donald (1963) [41] đã đề nghị sử dụng đại lượng này Nếu chỉ số cạnh tranh nhỏ hơn 1 thì có lợi Nếu chỉ số lớn hơn 1 thì sự liên kết là có hại
1.2.2.6 Tương đương Calor (Calorie Equivalent)
Đây là chỉ số có đầy đủ ý nghĩa so sánh hỗn hợp có liên quan đến thực phẩm và có giá trị năng lượng của chúng (Roquib và CS., 1973 [85]; Okigbo,
1979 [71])
1.2.2.7 Tỷ lệ cạnh tranh (Competition ratio)
Tỷ lệ cạnh tranh còn được dùng trong các liên kết trồng xen khác nhau
1.2.2.8 Tiên lời tong sé (Gross Returns)
Tir gid tri calor không ảnh hưởng đến giá trị tiền của đơn vị trọng lượng
hạt khi so sánh với rễ, củ hoặc đậu hạt Tiền lời tổng số dựa vào giá thị trường
đương thời là một chỉ tiêu có day đủ ý nghĩa dùng để so sánh năng suất và tiền
Trang 261.3 CO SO KHOA HOC CUA NHUNG SU THAY DOI VE NANG SUAT
TRONG TRONG XEN
1.3.1 Sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên tốt hơn
Thuận lợi năng suất xảy ra trong trồng xen vì những cây trồng tham gia
trồng xen khác nhau về cách sử dụng nguồn tài nguyên Khi chúng trồng liên kết chúng có thể bổ sung lẫn nhau và như thế sử dụng toàn bộ nguồn tài
nguyên thiên nhiên (như ánh sáng, nước và dinh dưỡng ) tốt hơn khi trồng riêng rẽ Có lẽ cách chính về bổ sung có thể xảy ra là khi nhịp điệu sinh
trưởng của cây trồng trồng xen là khác nhau về thời gian nhờ vậy mà các cây trồng có những yêu cầu của chúng về nguồn tự nhiên ở những thời gian khác
nhau Loại bổ sung này được Trenbath, 1974 [103] và Willey R.W., 1979
[114] dat tên là *'£bời điểm" (Temporal) Mở rộng khái niệm về khả năng bổ
sung “°£hời điểm *đã được nhiều nhà khoa học khác đóng góp 1.3.1.1 Lợi dụng sự khác nhau về thời điểm sinh trưởng
Những thuận lợi cộng chỉ khi sự khác nhau giữa những cây trồng tham
gia có thời gian khác nhau thí dụ: (1) Trồng xen khoai tây sớm hay muộn (Schepers & Sibme, 1976 [22]) và (2) trồng xen các giống lúa sớm và muộn
(Chatterjee va Bhattacharjee, 1981 [37]) Thí dụ những liên kết trồng xen ba cây cho những thuận lợi lớn hơn liên kết trồng xen hai cây, điểu này cùng
nhấn mạnh loại hình bổ sung nầy vì những ảnh hưởng đó có thể phối hợp thời
điểm tốt hơn của các cây Hart (1975) [46], IRRI (1976) [51], Krastz và CS (1976) [55], Wilson và Adeniran (1976) [117], Shelke (1977) [89] cho rằng:
Dé thu được năng suất cao và LER cao cần sắp xếp khác nhau về thời gian sinh trưởng khoảng 45 ngày
Trang 27dau xanh den va dau triéu + lac)thi công thức đậu triều trồng xen kê ngón tay đã làm giảm năng suất đậu triều 55.8% Tuy nhiên, ở công thức đậu triều xen với đậu xanh đen thì cả hai cây hỗ trợ lẫn nhau và tăng năng suất cả hệ thống
Kết quả chỉ ra rằng ảnh hưởng xấu trồng xen bắt đầu ở giai đoạn phát triển
sớm
Cũng trên quan điểm ''/hời điểm Lê Song Dự (1967) [4] khi nghiên
cứu về hiệu quả trồng xen của một số cây họ đậu với mía vụ xuân, cho biết:
Trồng xen các loại đậu xanh hoặc đậu đen hái hai lứa quả rồi vùi thân lá sớm cho mía không những không làm giảm sản lượng mía mà còn có xu hướng làm tăng sản lượng mía Trái lại, trồng xen lạc và các loại đậu tận thu quả làm
giảm năng suất mía một cách rõ rệt
Baker (1974)[29] xem xét sự khác nhau vé ‘’thoi diém’”’ là vấn dé quan trọng Ông gợi ý rằng những thuận lợi về năng suất là không giống nhau Nếu không có ít nhất 25% khác nhau giữa hai cây trồng hoặc nếu có ba cây trồng
tham gia thì tổng của hai loại cây trồng sinh trưởng ngắn hơn 1,75 thời gian sinh trưởng của cây dài nhất
Baker và Yusuf (1976) [30] đã thử nghiệm làm rõ vấn để này đối với
một vài hỗn hợp cây lấy hạt Các tác giả đã đưa ra mối quan hệ giữa năng
suất cây trồng thuản (Y) với sự khác nhau về số ngày chín (X) theo phương trình sau: Y = 99,5 - 0,0705 + 0,00255 X” R=0,91 Y = Nang suất phần trăm của cây trồng thuần dựa trên hệ số sử dụng đất tương đương % = Sự khác nhau về số ngày chín
Trang 2817
trồng một số giống lúa có thời gian sinh trưởng khác nhau trong những hàng
luân phiên đã chịu ảnh hưởng rõ hơn việc quan sát của Baker và Yusuf, 1976
(30)
Rosas J.I.O.M và CS., 1988 [77] đã tiết lộ rằng: Chọn cây trồng trong hệ thống trồng xen đóng vai trò sống còn trong hệ thống Những cây trồng có thời gian sinh trưởng khác nhau như đỉnh cao sinh trưởng không trùng khớp sẽ bảo đảm năng suất thích hợp của cả hai cây trồng cùng chung sống Đối với
những cây trồng có thời gian sinh trưởng dài với tốc độ sinh trưởng chậm ở
thời kỳ đầu Cây trồng xen chín sớm có thể sử dụng năng lượng ánh sáng thích
hợp
1.3.1.2 Lợi dụng khoảng không trong liên kết trồng xen
Chatterjee B.N và Maiti S.(1982) [36] đã viết: '` cùng với sự bổ sung về "thời điểm'' giữa các cây trồng xen khi sự bổ sung về không gian cũng đóng
góp đáng kể như tán lá liên kết có thể được sử dụng khoảng không tốt hơn, hoặc hệ thống rễ liên kết có thể sử dụng khoảng không về dinh dưỡng hoặc
nước tốt hơn Về lý thuyết phân tích có lợi như vậy nhưng trong thực hành
thường không thể phân biệt Theo Rosas J.I.O.M và CS., 1988 [77] thay đổi
sự sắp xếp không gian có thể tránh sự che bóng
Dương Hồng Hiên (1962) [7] cho rằng Trồng xen tạo điều kiện sử dụng
ánh sáng tốt hơn, nhưng về kỹ thuật trồng xen cần chú ý sự sắp xếp không gian và thời gian cũng như các loại cây trồng
Krishnamoorthy Ch (1977) [54] da dé xuất cơ sở kỹ thuật cho những hệ thống trồng xen được cải tiến là:
1 Quan hệ giữa mật độ cây và năng suất
2 Độ nhậy cảm tương đối giữa năng suất và cấu trúc không gian
Điều khiển cấu trúc không gian là cách giảm sự cạnh tranh lẫn nhau
trong hệ thống xen canh Sự sắp xếp hàng rộng hơn là thích hợp với trồng
| CN vn |
tana om |
| LA.434/ 97;
Trang 29xen Điều này đã được làm bằng cách thay thế một vài hàng cây trồng A với một số hàng cây trồng B (chuỗi thay thế) hoặc bằng cách khoảng cách hốc
trong hàng để làm khoảng cách hàng rộng hơn (chuỗi mật độ đầy đủ) Luân
phiên những hàng của một hoặc cả hai cây trồng được kẹp đôi để thực hiện khoảng không giữa hàng rộng
Mật độ cây thích hợp nói chung cao hơn trồng thuần và cấu trúc không gian tốt hơn sẽ kéo theo sự tăng năng suất của các cây trồng xen và hệ số sử dụng đất tương đương (LER) của hệ thống
‘ Về hình thức trồng xen hay cách sắp xếp khoảng không cũng được
nhiều tác giả đề cập đến Đỗ Tuấn Khiêm (1995) [15] cũng nhận xét: Ngô đậu trồng xen theo hốc 70 x 25 cho hiệu quả kinh tế thấp nhất Trái lại Ngô Thế
Dân và CS., 1993 [3] lại cho rằng: Với khoảng cách ngô 70 x 30,xen kẽ hai gốc cây gieo một hốc đậu tương là tốt nhất
Ghaffarzadeh A va CS., 1994 [43] cho rằng: Hệ thống trồng xen băng
hình như thích hợp trong sản suất hiện nay Trồng xen theo băng có ý nghĩa về mặt môi trường cũng như lợi ích kinh tế Sự khác nhau về thời gian trong chu
kỳ sống của cây và độ ẩm đất có ảnh hưởng đến sự tương tác của các loài
trồng xen ở vị trí biên Trong điều kiện thiếu nước, ngô năng suất hàng ngoài thấp hơn (1989) trong điều kiện ẩm năng suất ngơ hàng ngồi cao hơn ( 1990) Theo Tonhasca A.Jr., Stinner B.R (1991) [105] trong thí nghiệm đa dạng cấu trúc trồng xen ở Ohio (Mỹ) đã cho thấy trồng xen băng làm giảm
một vài loài dịch hại (như sâu đục rễ ngô)
1.3.1.3 Nâng cao hiệu suất sử dụng ánh sáng
Trang 3019
nghiệm ma Reddy va Chatterjee, 1973 [81] đã tiến hành trồng xen đậu tương
(110 ngày) trong hàng luân phiên với giống lúa địa phương cao cây-Dular (105 ngày) và giống lúa nước lùn năng suất cao Jaya (130 ngày) với ty 1é 1:1;
1:2 và 1:3 hàng Một vài công thức đã sử dụng ánh sáng tốt hơn đối với cả hai
mặt sinh khối và năng suất hạt đã rút ra kết luận sau:
e _ Gieo một hàng lúa Dular và hai hàng đậu tương cho tích luỹ chất khô cao hơn
Khi lượng mưa cao đậu tương sinh trưởng kém nhưng lúa phát triển tốt, tỷ
lệ một hàng lúa một hàng đậu tương cho năng suất hạt và sinh vật cao
Đậu tương giúp lúa chống đổ
e _ Các giống có thời gian sinh trưởng khác nhau sẽ bổ sung khoảng khơng
© Do ồn định năng suất tăng; khi mưa nhiều năng suất đậu tương giảm thi _ năng suất lúa tăng bù vào phần thiếu hụt
Willey R.W và Roberts, 1976 [115] đã nhấn mạnh có lẽ ánh sáng là
yếu tố quan trọng nhất khi sử dụng những nguồn tự nhiên ở thời điểm tốt hơn
Baker và Yusuf (1976) [30] cũng xem xét ánh sáng có tầm quan trọng cực kỳ trong trồng xen đòi hỏi những cây lấy hạt có thời gian sinh trưởng khác nhau
Lakhani (1976){57] ciing da kiểm tra những độ bền của diện tích lá tăng 27%
đã được liên kết với tăng năng suất 24%
Xem xét về sự ngăn chặn ánh sáng, Reddy, 1972 [80]; IRRI, 1976 [51];
Das và Chatterjee, 1976 [30]; Kandu va Chatterjee, 1981[56] đã chỉ ra những
Trang 31với ánh sáng, như vậy đính của tán lá ở lớp trên đòi hỏi cường độ ánh sáng cao
và lớp đáy đòi hỏi ánh sáng thấp ( Vi dụ: như một cây trồng cao C¿ liên kết
với một cây trồng thấp Cạ; Crookston và Kent, (1976) [38)) Nó có thể có những thành phần thích ứng với sự thay đổi chất lượng ánh sáng xảy ra dưới tán lá (Allen và CS., 1976 [24]: Szeicz, 1975 [97]) Nói một cách khác, trồng
xen sẽ tạo nên một tổng số diện tích lá có ích của nhiều loại cây trồng lớn hơn
gấp nhiều lần diện tích mặt rộng Các loại cây trồng được trồng xen sẽ tận
dụng được một lượng ánh sáng mặt trời nhiều hơn để tạo ra nhiều chất hữu cơ
hơn, Bùi Huy Đáp (1958, 1967) [5, 6]
Những thí nghiệm đã tiến hành về sự sắp xếp không gian của ngô với
mật độ ngô giống nhau (nhưng khoảng cách giữa hàng và giữa cây là khác
nhau) đã được Rathore và CS (1980) [84] tiết lộ rằng: Trồng cặp ngô cách nhau 30 cm và sử dụng khoảng cách giữa cặp trồng đậu xanh đen (Black gram) đã tăng sản lượng một cách chắc chắn Khi so sánh với phương pháp
tiêu chuẩn trồng ngô hàng cách hàng 60 cm cho năng suất ngô 19,2 tạ/ ha và
trồng ngô theo cặp cho năng suất ngô là 24,9 tạ/ ha Với 3,3 tạ đậu xanh đen/ha (số liệu trung bình 3 năm) Như vậy, những tỉa sáng tới trên giữa khöảng cách có thể được ngô cũng như đậu sử dụng hiệu quả
Kiểm tra khả năng hỗn hợp đạt năng suất cao do việc định hình thích
hợp Trenbath (1972) [102] đã sử dụng mô hình máy tính tái hiện tổng quang
hợp hàng ngày của xen canh và độc canh các giống lúa mì với các hướng lá khác nhau Ba trong bốn điều kiện thí nghiệm, những thuận lợi trồng xen về tốc độ quang hợp được phán đoán xuất hiện giữa LAI 2 và 7 Nếu tán lá có ít
những tán lá đứng thì RYT (tổng năng suất tương đối) sẽ giảm và những thuận
lợi trong quang hợp trồng xen sẽ rất nhỏ (Trenbath, 1974) (103)
Trang 32cap dén ** Sir dung méi hiéu qua trong hệ thống trồng xen”` và có nhận xét là chất lượng tia sáng (tỷ lệ 730 um/660 nm) có thể ảnh hưởng đến phản ứng của
những cây thấp hơn về hình thái trong những hệ thống xen canh Chịu bóng có
ảnh hưởng đến cả hai (a) Thay đổi chất lượng quang phổ ánh sáng và (b) đến
lượng ánh sáng, nên được xem xét trong việc chọn những cây trồng trong
những hệ thống trồng xen
Trenbath (1979) [104] đã gợi ý rằng nên chú ý đến khả năng chịu bóng
của những cây dáng thấp trong trồng xen và những cây trồng xen nên gồm:
(a)- một tán nhỏ trên cao, những lá nghiêng với tốc độ quang hợp lá cao tối đa
và (b) - một tán lá thấp hơn của những lá nằm ngang được sắp xếp đa dạng với
tốc, độ quang hợp thấp tối da
Phân tích về sinh trưởng của hỗn hợp trồng xen ở Nigeria, Okigbo,
197971] đã tiết lộ rang NAR (tốc độ đồng hoá thực) cao nhất thu được khi trồng xen ngõ và đậu mắt cua (cowpea) đứng
Báo cáo hàng năm của ICRISAT năm 1978-1979 (Trích theo Trenbath
B.R., 1979 [104]) cho biết việc đo khả năng ngăn chan ánh sáng đã chỉ ra rằng trồng xen ngăn chặn năng lượng ánh sáng hơn trồng thuần, nhưng năng lượng này chuyển thành chất khô có hiệu quả hơn Kết quả tính toán đã chỉ ra rằng
trồng xen sử dụng ánh sáng hiệu quả hơn trồng thuần 28% Điều này có thể
một phần ánh sáng phân bổ đều trên các lá và một phần do sự liên kết của cây C¿ ở những lớp tán lá trên và ở cây Cạ ở những lớp lá thấp hơn
Khi nghiên cứu về trồng xen William M.C và Dillon J.L (1987) [112]
đã kết luận: Về phạm vi nông học cần cải tiến để sử dụng tối đa năng lượng
ánh sáng và hoạt động quang hợp cũng như nâng cao chỉ số thu hoạch Tương
Trang 33WV nN
Đánh giá về cây trồng tham gia trong hệ thống xen canh: Squire G.R
(1990) [96] đã tiết lộ rằng ngô và cao lương tiếp nhận nhiều tỉa sáng trong
ngày hơn là các loài kê Cả hai ngô và cao lương có sự khác nhau về sắp xếp
không gian Còn Muchow R.C và CS (1973) [66] khi nghiên cứu về hiệu suất sử dụng ánh sáng (RUE) giữa các loài đậu đã rút ra kết luận là có sự khác
nhau cơ bản về hiệu suất sử dụng ánh sáng giữa đậu mắt cua, đậu xanh và đậu
tương Hiệu suất sử dụng ánh sáng (RUE) của đậu mắt cua cao nhất (10,05 g/M)), tiếp đến là đậu xanh (0,94 g/MJ), còn đậu tương thấp nhất (0,88 g/M1) Giữa các giống đậu tương cũng có sự khác nhau chút ít
1.3.1.4 Bảo vệ đất chống xói mòn và giữ ẩm cho dat
Dương Hồng Hiên (1962) [7] đã có nhận xét rằng: Trồng xen ở trên đổi
có tác dụng lớn trong việc giữ đất, giữ nước, giữ độ ẩm đất Do xen canh tạo ra
các thảm xanh che phủ đất nên có tác dụng bảo vệ đất, chống xói mòn và điều hoà chế độ nước trong đất
Theo báo cáo hàng năm 1980 của Viện ICRISAT, Hyderabat (Trích
theo Rathore S.S., 1980 [84]) với sự kết hợp giữa kê + lạc; cao lương + lạc với tỷ lệ hàng 1 : 2 và cao lương + kê với sự sắp xếp hàng là 1 : 1 và sự sắp xếp
thứ hai là 1 : 3 và'1 : 2 tương ứng Kiểu sắp xếp thứ hai nhằm cố gắng làm giảm tính trội của cây trồng cạnh tranh nhiều hơn trong điều kiện không hạn
(công thức không hạn được tưới 10 ngày 1 lần, những công thức hạn tưới 20
ngày 1 lần)
Đối với kê và cao lương trồng thuần, năng suất khác nhau giữa các
công thức hạn và không hạn khoảng 35% và 41% tương ứng Cả hai cách sắp
xếp trồng xen giữa kê/ lạc thể hiện rõ kê nổi trội hơn trong điều kiện hạn tăng
Trang 34nơi điều kiện đất và lượng mưa chế ngự những hệ thống trồng kép, trồng xen
có thể được thực hiện cho năng suất và sự ổn định cao Trồng xen cây trồng
mùa đông dưới điều kiện độ ẩm thay đổi trong điều kiện bất lợi đã tìm thấy
không tốt hơn trồng thuần, nếu những cây trồng có giá trị cao (như cây đậu,
cây lấy dầu) năng suất giảm thì hiệu quả kinh tế thấp
1.3.1.5 Chế độ dinh dưỡng và những thuận lợi về năng suất trồng xen
Giá trị lớn nhất của cây họ đậu là làm giàu đất qua cố định Nitơ tự do trong không khí và giải phóng ra đạm vô cơ suốt thời gian sinh trưởng như vậy có lợi cho cây cùng chung sống (Nicol, 1935 [67]; Wien và CS, 1976 [111]; Vilson va Burfen, 1988 [118))
Có hai yếu tố cần xem xét:
(1) Việc tiết ra đạm từ cây họ đậu và sử dụng đồng thời bởi cây hoà
thảo sống chung
(2) Việc tiết ra/ phân giải mô cây họ đậu có thể được sử dụng ở giai đoạn sau
Das va Chatterjee, 1976 [39] da nghiên cứu: Trồng ngô và cỏ
Deenanath (Pennisetum pedicellatum Trin) véi dau Mat cua (Vigna Sinensis Eindlicher) và đậu lúa (Vigna umbellata Thunb) trong những hàng luân phiên
30 cm một phần ở hai mức đạm suốt trong bốn mùa đã cho Ying: Trộn lẫn với
đậu mắt cua cho năng suất chất khô nhiều hơn so với thảm cỏ thuần với 75- 100 kg N/ ha ở những tháng mùa khô (tháng 3 - 6) và 25-35 kg N/ ha ở những tháng mùa mưa (tháng 6 - 9) Lợi thế về năng suất protein với số liệu tương
ứng 100 -196 và 60 - 80 kg N/ ha ở cả hai mùa khô và mưa
Viện nghiên cứu Nông nghiệp Ấn Độ khi nghiên cứu trồng xen ngô và
một số cây cây họ đậu thì thấy rằng với lạc đã bổ xung 40 kg N/ ha và với đậu
xanh cho 25 kg N/ ha Những thí nghiệm khác cũng có kết quả tương tự với
Trang 351972 [52]); ngô/ đậu tương ở Tây Phi (Finlay, 1974 [44]), ngo/ dau cove 6 Colombia (Trung tâm Nông nghiệp nhiệt đới) và ngô/ đậu mắt cua 6 Nigeria (Wien và Nangiu, 1976 [111]) Những kết quả tương tự cũng được các nhà
khoa học khác thông báo (Satarkar, 1966 [88]; Nair, 1962 [70]; Verma và
Karlke, 1969 [109]; Paul, 1970 [77))
Bùi Huy Đáp (1967) [5] đã cho rằng trong hệ thống xen canh đậu tương với ngô, hoạt động của vi sinh vật cố định đạm trong đất thông qua các nốt sân ở rễ đậu tương, khả năng điều hoà dinh dưỡng của hệ xen canh là những yếu tố góp phần ổn định và nâng cao độ phì nhiêu của đất Mặt khác cũng
phải tính đến hiệu quả kinh tế của trồng xen đậu tương + ngô khi mà giá phân đạm đang lên cao trên thị trường thế giới Trong tương lai cần phải nghiên cứu đặc điểm dinh dưỡng khoáng của từng loại cây trồng trong hệ xen canh Đối với đậu tương người ta đã tính được rằng khoảng 30% nhu cầu kali, 40 % nhu
cầu đạm và 40% nhu cầu lân được cây hút từ đất trong thời gian sau khi đã
hình thành quả non Đối với cây ngô thì 100% nhu cầu kali, 70% nhu cầu dạm
và 70% nhu cầu lân được bộ rễ hấp thu từ đất trong cùng thời gian như trên,
nghĩa là giai đoạn hạt ngô bắt đầu lớn trở đi
Bùi Huy Đáp (1967) [5] còn cho biết: Trồng xen, trồng gối còn là một
cách khai thác đất và bồi dưỡng đất làm cho đất tuy không được ''nghỉ hẳn'"
nhưng hình như nó vẫn được ''nghỉ"" vì các cây trồng đã bổ xung cho nhau kịp
thời thay thế nhau trên đồng ruộng
Thomson (1977) [101] đã thông báo rằng số nốt sẩn cũng như trọng lượng nét san khi trồng xen đậu tương với ngô có khác nhau nhưng sự sai khác không có ý nghĩa Giải thích rõ về điều này là do cây hoà thảo làm giảm đạm trong đất nhờ đó mà kích thích sự cố định nitơ
Trang 36và cao lương che bóng đã làm giảm việc hình thành nốt sản.ở mức N thấp (20 Kg N) cây đậu sinh trưởng tốt hơn ở mức N cao Nghiên cứu về trồng xen ngõ
va dau tuong Rosar J.1.0.M., Ortiz Monasterio, Josar J.1., 1988 [77] da chỉ rằng Nitơ chuyển từ đậu tương đến ngô chưa được phát hiện Nhưng năm 1984
họ đã cho biết hệ số sử dụng đất tương đương (LER) của ngô trồng xen đậu
tương là 1,67 khi không bón N và 1.28 khi có bón 50 Kg N/ ha và 1,63 với
ngô cao cây và 1,32 với ngô thấp cây
Thí nghiệm lạc/ngô ở-ICRISAT, 1978 đã kết luận rằng thuận lợi về năng suất của trồng xen so với trồng thuần là 44% ở mức 0 Kg N, nhưng mức tăng năng suất so với trồng thuần giảm khi lượng N bón tăng và bằng 0 ở mức N là 150 Kg N/ ha Như vậy có thể thấy rằng trồng xen là hiệu quả hơn trong
việc khai thác N trong đất và lợi thế hơn với điều kiện độ phì thấp Rodriguez
S.L., 1990 [86] cho rằng trồng xen bị ảnh hưởng có ý nghĩa ở mức N khác nhau
Nói chung khi những lợi thế phụ thuộc vào những khác nhau tạm thời
giữa các thành phần, không có lý do gì nói rằng lợi thế sẽ biến mất ở mức độ
phì cao hơn ánh sáng là một trong những yếu tố chính sử dụng hiệu quả lớn
hơn trong trồng xen Nước và dinh dưỡng đầy đủ đảm bảo cho ánh sáng được
khai thác đây đủ hơn Nếu lợi thế do sự sử dụng dinh dưỡng và ẩm độ tốt hơn,
còn nếu lợi thế giảm hoặc biến mất khi cung cấp những yếu tố này không thoả
đáng
Martin R.C & CS., 1990 [61] kết luận rằng tổng năng suất trung bình của hệ thống ngô trồng xen phản ứng với phân N theo hàm bậc 2 Năng suất
Trang 37thân lá ngô tăng với tỷ lệ tăng của phân N nói chung hướng tới tỷ lệ 120 kg N/ha hoặc cao hơn
1.3.2 Khống chế có dại và sâu bệnh 1.3.2.1 Trồng xen và phòng trừ cỏ dại
Đậu mất cua và đậu xanh trồng như những cây"chết ngạt” giữ những
hàng cao lương và trồng xen cao lương + đậu triểu đã chỉ ra như những phương tiện làm giảm đến mức tối thiểu tác hại của cỏ dại và giảm số lần làm cỏ bằng tay mà không làm giảm năng suất của cây trồng chính ở ICRISAT Nói chung, tiền lời thực từ những công thức trồng xen cao lương + đậu mắt
cua và cao lương + đậu xanh với một lần làm cỏ là cao hơn cao lương + đậu
triểu với 2 lần làm cỏ (Báo cáo hàng năm ICRISAT, 1978 - 1979 Trích theo
Willey R.W., 1979 [113] )
Che bóng coi như những phương tiện giảm sự phát triển lan rộng của cỏ gấu (Cyperus rotundus) Điều này nhấn mạnh về tần quan trọng của sự phát
triển một cay trồng xen sinh trưởng nhanh để che phủ mặt đất ở giai đoạn dau
(Mucharji & Chatterjee, 1955 [65], Mai Quang Vinh va CS., 1995[21]
Sự sắp xếp hàng cũng ảnh hưởng khác nhau: một hàng kê ngọc với 3 hàng lạc cho năng suất cao nhất cũng như khống chế cỏ dại tốt nhất Sinh trưởng của cỏ dại tăng khi tỷ lệ lạc tăng vì sự phát triển chậm của tán lá lạc
(ICRISAT, Báo cáo hàng năm 1978 - 1979 Trich theo Willey R.W., 1979 [113))
Bartilan & Harwood, 1973 [31] ở Phillipin đã nghiên cứu trồng xen ngô
+ khoai lang, ngô + lạc Kết quả cho thay sinh trưởng của cỏ dại trong xen
canh ít hơn trồng khoai lang hoặc lạc thuần, nhưng lại lớn hơn ngô thuần Wood I.M., 1987 [119] đã nghiên cứu về cỏ dại và phòng trừ trong
tiếng xen ở thời kỳ đầu nhằm giải quyết một vấn đề phức tạp Tương tự Dương
Trang 38sẽ vượt qua được giai đoạn đầu phát triển cham dé sau đó phát triển bộ tán rất nhanh chỉ cần 6 - 8 tuần tính từ gieo là có thể che phủ kín mật đất Đây chính
là một ưu thế của cây đậu tương để phòng trừ cỏ dại một cách tích cực và hiệu quả
1.3.2.2 Trồng xen với phòng trừ sáu hại và dịch bệnh
Về vấn đề này có những ý kiến trái ngược nhau Theo Robb, 1970 [79] việc phòng trừ dịch bệnh trong trồng xen giảm Điều này có triển vọng rộng
lớn để nghiên cứu cơ sở sinh thái của sự nguy hại và khác nhau của côn trùng va dich hai trong quần thể trồng xen Vấn đề này đã tạo nên một sự quan tâm trong những nhà sinh thái học và đã được nghiên cứu ở các vùng khác nhau
Raheja, 1973 [78] đã báo cáo rằng sự gây hại của ruồi hại bông cao
lương (Calocoris angustatus L.) cực kỳ hiếm khi đậu đỏ được gieo giữa hàng Ở IRRI, Phillipin (Báo cáo hàng năm, 1979 Trích theo Chatterrjee B.N & Maiti J.S., 1982 [36]) sâu đục thân ngô (Ostrinia fumacalis) được nghiên cứu Trong 2 thí nghiệm trồng xen : Thứ nhất là ngô + lúa, ngô + lạc, ngô +
đất sạch cỏ và ngô thuần dày; thứ hai với các công thức ngô + đậu tương, ngô
+ lúa, ngô + đất sạch cỏ, ngô + không làm cỏ Trái với những kết quả trước
đây (Báo cáo hàng năm JCRISAT 1973, 1975 Trích theo Krishramoorthy Ch., 1977 [54]) sự khác nhau là không có ý nghĩa giữa các công thức trồng thuần và trồng xen về quần thể trứng sâu đục thân trên 400 cây ngô
1.3.2.3 Trồng xen với sự ổn định năng suất
Theo Bùi Huy Đáp 1967 [5] trồng xen với thế cân bằng tương đối ồn
định về sinh thái, về mối quan hệ giữa người và các yếu tố ngoại cảnh nên bảo đảm được điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của cây trồng Trong điều kiện cụ thể xen canh cây họ đậu với ngũ cốc, giúp cho cây đỡ bị sâu bệnh pha hại
Trang 3928
Sự ổn định về năng suất đã được ICRISAT thông báo trong báo cáo
hàng năm, 1978 - 1979 (Trích theo Trenbath B.R., 1979 [104]) rằng một thí
nghiệm ở nhiều địa phương thiết lập từ 1976 với mục đích này, tổng số có 94 thí nghiệm đã được sắp xếp ở các loại đất và địa phương khác nhau
Để xác định khả năng thất bại của cây trồng được đo bằng tiền lời rơi
dưới mức thu nhập " thất bại" định trước Trên cơ sở này trồng xen thất bại ít hơn trồng thuần hoặc hệ thống trồng thuần phân chia khi một người nông dân
trồng một vài trong những cây trồng thuần Thí dụ, mức thất bại là 1000 rupi/ha, như vậy ở ICRISAT đậu triều thuần thất bại 1 năm trong 5 năm, cao lương thuần thất bại 1 năm trong 8 năm, trồng thuần phân chia 1 năm trong 13 năm, nhưng trồng xen chỉ 1 năm trong 36 năm
Bổ sung thêm cho hướng này, những kết quả nghiên cứu của Lê Văn
Trinh, Hà Minh Trung và CS., 1993 [19] về trồng xen cây họ đậu (đậu, lạc)
với ca phê ở Tây Bắc và Hoàng Thị Lương, 1995 [16] về đậu trồng xen trong các lô cà phê, cao su ở thời kỳ thiết kế cơ bản ở Tây Nguyên có tác dụng làm cho cây cà phê, cao su phát triển tốt hơn và cho hiệu quả kinh tế cao
Tương tự trồng xen cây ngắn ngày (như ngô, lạc) với chơm chơm, xồi
cho hệ số sử dụng đất tương đương (LER) cao nhất: 2,24 (1993) và 2,10
(1994) và lợi ích cao nhất ở tất cả các mùa (Calvo A.D., 1994 [32])
Suharto, 1989 [93] khi nghiên cứu thiên địch trong trồng xen đã nhận
xét rằng năng suất bông cao nhất khi trồng xen với ngô và lạc
Topark - Ngam A và CS., 1989 [106] khi nghiên cứu về trồng xen cây
lương thực và cây thức ăn gia súc đã cho thấy năng suất cây ngũ cốc cao nhất
khi trồng xen vơí Desmonthus virgatus, còn cây thức ăn gia súc - Stylo cho năng suất chất xanh cao nhất
Trang 4029
nghèo, cây khác có thể đền bù và như thế sự đến bù không thể xảy ra nếu
những cáy trồng trồng tách biệt Đây là một ảnh hưởng cộng từ việc phân tán
sự rủi ro bằng cách trồng 2 cây Sự ổn định có thể ảnh hưởng lớn hơn nếu
trồng xen cho lợi thế về năng suất lớn hơn dưới điều kiện hạn vì vấn đề này đã
giúp để tránh năng suất thấp trong những mùa khác nhau Một ảnh hưởng
tương tự có thể xảy ra nếu trồng xen giảm dịch hại hay bệnh hại sẽ tránh năng suất thấp đã được kiểm tra qua số liệu thí nghiệm đã chỉ ra độ ổn định lớn hơn
và biểu hiện tốt nhất ở điều kiện khó khăn (Trenbath, 1974 [103], Willey
R.W., 1979 [114]) Các tác giả trên đã gợi ý nghiên cứu nhiều hơn về độ ổn định như đặt một mạng lưới thí nghiệm ở nhiều địa phương ở các nuóc khác
nhau
Krant B.A va CS., 1976 [55] đã nêu bật hai đặc điểm quan trọng của hệ
thống trồng xen truyền thống Thứ nhất, trồng xen là ít quan trọng trên những
trang trại lớn, trang trại có tưới hơn là những trang trại nhỏ và trang trại canh tác nhờ nước trời Như vậy, kỹ thuật trồng xen giúp cho những người nông dân
nghèo hơn là người nông dân khá giả
Willey R.W., 1979 [114 ] quan sát về hệ thống trồng xen truyền thống so sánh ít hiệu quả hơn hệ thống cải tiến
1.4 NHỮNG NGHIÊN CỨU GẦN ĐÂY VỀ TRÔNG XEN NGO VOI DAU TƯƠNG VÀ LẠC
1.4.1 Trồng xen đậu với ngô góp phần tăng diện tích cây đậu
William M.C., Dillow J.L., 1987 [112] cho rằng suốt thập kỷ qua sản lượng đậu lấy hạt ở Châu Á vào khoảng một nửa sản lượng đậu lấy hạt thế giới Đậu tương và lạc đã được trồng tốt hơn với tổng sản lượng 50% so với
các cây đậu lấy hạt Đậu lấy hạt ở Châu Á đóng vai trò quan trọng trong bữa ăn hàng ngày của người dân, thức ăn đạm của gia súc với giá rẻ đồng thời còn