Vì Daruma chỉ sự kiên trì, bền chí, nên người ta tin rằng búp bê này đem lại lợi lộc, thắng cử, thi đậu… Rồng Theo các huyền thoại và truyền thuyết Nhật Bản, rồng là thần mưa gió và biển
Trang 1Bùa Hên Độc Đáo Của Xứ Phù Tang
Văn hóa Nhật Bản
Thật hiếm có ở đâu mà bùa hên lại phong phú và được yêu thích rộng rãi như ở Nhật Bản Không chỉ được coi là đem lại những điều may mắn, tốt lành, bùa hên còn trở thành một người bạn thân thiết để người ta gửi gắm những tâm tư, tình cảm.
Maneki-neko (mèo mời khách)
Những chú mèo này ngồi ở những quầy hàng,quán rượu hay các khu thương mại.Khi chú vẫy tay phải lên là chú mời gọi thần tài, còn khi vẫy tay trái là mời khách
Màu sắc của mèo mời gọi cũng được qui định.Màu đen để trừ tà,
màu hồng để được yêu, màu vàng được tiền và màu đỏ để được
khoẻ mạnh
Bảy vị thần
Người ta rằng bảy vị thần này mang lại tài lộc, an vui và những điều
may mắn khác.Vào ngày Tết,người ta vẫn đi đền chùa theo thứ tự
trước sau để cúng quảy các vị thần này
O-Tafuku
Người ta cho rằng người đàn bà hạnh phúc này có thể trừ tà và tai hoạ, đem lại may mắn.Khi được đặt cạnh Fukusuke, hai vị sẽ mang lại hạnh phúc cho các cặp vợ chồng
Fukusuke
Là vị thần tài, tóc búi cao trên đầu và mặc bộ kamishimo Mặt và tai ngài thật to Tai to là dấu hiệu của giàu có
Chim cú
Theo một huyền thoại Nhật, nghe được tiếng chim cú kêu là điềm may, và bạn sẽ còn may hơn nếu bạn có một con cú vàng Nó sẽ mang lại giàu có và hạnh phúc
Búp bê Daruma
Là hình ảnh của Đức Bồ Đề Đạt Ma, người sáng lập ra phái Thiền Tông tại Trung Quốc Dù bạn có làm ngài ngã bao nhiêu lần đi nữa thì ngài cũng sẽ ngồi dậy ngay lập tức Vì Daruma chỉ sự kiên trì, bền chí, nên người ta tin rằng búp bê này đem lại lợi lộc, thắng cử, thi đậu…
Rồng
Theo các huyền thoại và truyền thuyết Nhật Bản, rồng là thần mưa gió và biển cả.Rồng bảo vệ và đem lại may mắn cho người dân
Hime Daruma
Nếu được tặng một trong hai búp bê này vào dịp sinh nhật của mình, các cô gái tin rằng mình sẽ lấy chồng trong hai năm tới
Sendai Shiro
Ở vùng Tohoku,hầu như ai cũng thích Sendai Shiro vì ngài đem đến tài lộc Tục truyền rằng hễ ngài đến tiệm nào là tiệm đó phát đạt,vì thế ai cũng thích ngài đến
Hello Kitty
Nơi đầu tiên bán bùa này cách đây 15 năm là điện thờ Togo Kitty là con mèo được các cô gái rất ưa thích
Trang 2Thời xưa,người ta thường cúng ngựa cho đền chùa khi họ muốn xin một việc quan trọng Qua thời gian,người ta điưn giản hoá, vẽ ngựa lên một mảnh gỗ(mảnh gỗ tượng trưng cho chuồng ngựa), rồi đem cúng Ema treo tại các đền chùa, trên đó có ghi điều ước và tên của người xin
Mũi tên Hamaya
Người ta thường mua những mũi tên này vào dịp đầu năm để trừ tà và hộ trì gia đạo
Billiken
Gã tí hon này nổi tiếng ngay lập tức sau khi Mỹ đến Nhật năm 1911 Nếu bạn gãi gãi vào lòng bàn chân của anh ta trong khi nói một điều ước, bạn sẽ được toại nguyện.)
Tín ngưỡng của người Nhật (Phật giáo)
Văn hóa Nhật Bản
Theo biên niên sử lâu đời nhất Nhật Bản, Nihon shoki (720, Biên niên sử Nhật Bản), Phật giáo chính thức từ Triều Tiên du nhập vào Nhật Bản năm 552, khi vua Paekche cử một phái bộ sang gặp Nhật hoàng mang theo quà gồm “ hình ảnh Thích ca mâu ni bằng đồng và vàng” và
“nhiều kinh sách” Tuy nhiên giới học giả ngày nay cho rằng sự kiện này phải xảy ra vào năm
538
Dòng họ Soga lập luận rằng Nhật Bản nên chấp nhận Phật giáo Các dòng họ khác, nhất là dòng họ Mononobe và dòng họ Nakatomi, quả quyết rằng các vị thần bản xứ sẽ bị xúc phạm nếu thấy thần thánh nước ngoài Đạo Phật được quần chúng chấp nhận sau khi dòng họ Soga đành bại dòng họ Mononobe về mặt chính trị và quân sự, có nhiều thế lực trong vương triều hoàng hậu Suiko (khoảng 593-628) thế kỷ 7 Nhiếp chính của hoàng hậu, Thái tử
Shotoku mộ đạo được coi là người sáng lập thật sự và cũng là người đỡ đầu đầu tiên cho Đạo Phật ở Nhật Bản Ông cho xây dựng nhiều tu viện quan trọng, trong số này có tu viện Horyuji
và Shitennoji
Chùa Horyu (horyuji) Việc nghiên cứu Phật giáo phát triển mạnh khi 5 trường phái nổi bật được du nhập từ Trung Hoa vào Nhật Bản trong các thế kỷ 7 và 8, Gồm giáo phái Ritsu, Trường phái Kusha, Trường phái Jojitsu, Trường phái Sanron, Giáo phái Hosso và Giáo phái Kegon Trong thời kỳ Nara (710-794), dưới sự bảo hộ của Hoàng đế Shomu (khoảng 724-749), Phật giáo được khuyến khích như một tôn giáo của nhà nước Các tu viện chính thức (kokubunji) được xây dựng ở khắp các tỉnh trên cả nước Ở Todaiji, người ta dựng lên một tượng Phật khổng lồ
Đầu thời kì Heian (794-1185), giáo phái Tendai và giáo phái Shingon được du nhập vào Nhật Bản Họ được giới quý tộc cầm quyền ủng hộ Đầu thời kỳ Kamakura (1185-1333), Phật giáo
Trang 3Thiền từ Trung Hoa du nhập vào Nhật Bản, được giới quân phiệt cầm quyền ủng hộ Các giáo phái Nichiren và Phật giáo Đất lành phát triển khoảng thời gian này
Dưới thời cai trị của chúc tướng quân Tokugawa (603-1867), Phật giáo và hệ thống chùa chiền được sử dụng để loại bỏ tận gốc Đạo Cơ đốc, nhưng Phật giáo nằm dưới sự kiểm soát mạnh mẽ của chúc tướng quân Trong khi những phân chia giáo phái vẫn tiếp diễn, thì cũng
có khuynh hướng hiện đại hóa, chẳng hạn như đạo đức nghề nghiệp như Suzuki Shosan (1579-1655) và phổ biến Thiền của Shido Bunan (1603-1676), và Hakuin (1685-1769) Dấu hiệu khác là phong trào “Trở lại ý nghĩa thật sự của Phật giáo được tiết lộ trong các kinh sách bằng tiếng Sanskrit, do Fujaku (1707-1781), Kaijo (750-1805), và Jiun Onko (718-1804) lãnh đạo phong trào Sau thời kỳ phục hưng Minh Trị (1868), chính phủ tìm cách đưa Thần đạo thành quốc giáo, và nhiều chùa chiền phải bị bãi bỏ Sau đó các tổ chức Phật giáo tồn tại bằng cách điều chỉnh để thích nghi với sự phát triển của thời hiện đại
Sau Thế chiến II, nhiều nhóm tôn giáo mới nằm trong nhóm gọi là shinko shukyo (tôn giáo mới) được tổ chức như các phong trào Phật giáo thế tục Một số nhóm lớn nhất (Soka Gakkai, Rissho Koseikai, Reiyukai, Myochikai…) dựa vào lời dạy của Nichiren và kinh Pháp hoa
Chùa Shitenno (Shitennoji) Một số khuynh hướng đặc trưng có thể nhìn thấy trong lịch sử Phật giáo Nhật Bản: (1) nhấn mạnh tầm quan trọng của các thể chế nhân văn, (2) định hướng biểu tượng, không duy lý, (3) chấp nhận thế giới hiện tượng, (4) sẵn sàng điều tiết thích nghi với thông lệ pháp sư cổ đại và Thần đạo, (5) phát triển giới lãnh đạo thế tục
Theo thống kê, Nhật Bản là quốc gia Phật giáo có hơn 85% dân số theo Đạo Phật Hiện ở Nhật Bản có 75.000 chùa với gần 200.000 sư
Tập quán sinh hoạt trong đời sống hàng ngày ở Nhật Bản
Văn hóa Nhật Bản
Kiềm chế bản thân, tế nhị, khiêm nhường và nhã nhặn là những đức tính mà xưa nay người Nhật vẫn tôn trọng Nói chung, việc bộc lộ thẳng tình cảm ra được coi là ấu trĩ, không phù hợp với cách ứng xử của người lớn và không được coi là thanh nhã lắm Đặc biệt, người Nhật không thể hiện tình yêu trước mặt người khác
■ Cách thể hiện bản thân
♦ Người ta cho rằng khó có thể dò xét được tình cảm và suy nghĩ của người Nhật bởi cách cư
xử kín đáo, ít bộc lộ cảm xúc ra bên ngoài của họ Nhưng khi đã quen, bạn sẽ thấu hiểu được những tình cảm với sự khác nhau rất tinh tế chứa đựng trong từng cử chỉ giao thiệp
Trang 4♦ Người Nhật thường kiềm chế bản thân, họ không dễ dàng sung sướng khi nhận được những lời khen ngợi Nhiều người khi được khen cũng không thể hiện niềm vui mà ngượng ngịu trả lời “đâu có được như thế” hay tỏ vẻ bối rối “đừng đùa như vậy nữa”
♦ Về tính khiêm nhường, có thể ví dụ như khi tặng quà, người Nhật thường nói “ chỉ là chút quà mọn của tôi ” Người nước ngoài nghe được câu này thường rất ngạc nhiên Thực ra,
đó là cách diễn đạt tế nhị dù quà tặng luôn được chọn hết sức cẩn thận Đó là sự nhã nhặn, khiêm tốn thật sự đúng cách của người Nhật
♦ Tuy nhiên, có sự khác biệt trong suy nghĩ giữa các thế hệ, ngày càng có nhiều quan điểm cho rằng nên bộc lộ tình cảm của mình Chính vì vậy nên ngày nay có thể nhìn thấy nhiều đôi thanh niên Nhật nắm tay hay khoát vai nhau trên đường phố
■ Kính ngữ
♦ Trong tiếng Nhật, kính ngữ được sử dụng rất đa dạng và phức tạp Kính ngữ trong tiếng Nhật có ba lối nói : Lối nói lễ phép, lối nói kính trọng và lối nói khiêm nhường tự nhún mình để thể hiện sự tôn trọng
♦ Chương trình giáo dục bắt buộc ở tiểu học và trung học có đưa vào nội dung giảng dạy quốc ngữ một số tiết học về kính ngữ nên thanh thiếu niên có sự hiểu biết nhất định, tuy nhiên, chưa phải họ đã sử dụng được thành thục kính ngữ trong đời sống hàng ngày Nhiều người lớn tuổi phàn nàn về thế hệ trẻ ngày nay sử dụng kính ngữ lung tung
♦ Thực tế, kính ngữ trong tiếng Nhật rất phức tạp Chẳng hạn, khi nói với cấp trên của mình
ở công ty thì dùng lối nói kính trọng, nhưng khi nói với người ngoài công ty về người ấy thì phải dùng cách nói khiêm nhường
♦ Nếu không biết dùng kính ngữ phù hợp với đối tượng mình giao tiếp thì sẽ bị coi là thiếu giáo dục Không hiểu biết lễ nghi, vì vậy có thê nói rằng kính ngữ là một kiến thức cơ bản không thể thiếu được đối với người Nhật
♦ Có những công ty đưa việc sử dụng kính ngữ cùng với cách ứng xử qua điện thoại, cách giao tiếp với khách vào trong chương trình giáo dục, đào tạo nhân viên mới
Ngồi quỳ trên chiếu , nếp sinh hoạt trong ngôi nhà kiểu Nhật
Văn hóa Nhật Bản
Trang 5♦ Tại Nhật bản, trước khi bước lên nhà phải cởi giày để ở thềm Sàn nhà ở được làm từ những tấm chiếu được đan bằng cói gọi là Tatami Trong phòng, người ta để trên chiều những cái nệm mỏng gọi là (zabuton) và ngồi quỳ lên trên Ngồi quỳ là cách ngồi ngiêm chỉnh nhất, nhưng nếu được người ngồi cùng cho phép thì có thể để cho
chân được thoải mái Khi đó nam giới ngồi xếp bằng còn nữ giới hoặc ngồi quỳ như cũ hoặc dịch hông sang bên
♦ Trong ngôi nhà truyền thống của Nhật, các phòng được ngăn cách bằng các cửa kéo gọi là shoji và fusuma, tường nhà có rất ít Khi vào phòng có khách đang chờ thì
nguyên tư thế ngồi quỳ lúc chào
♦ Khi được mời đến nhà ai và được dẫn vào phòng khách, ngồi rồi mà chủ nhà vào sau thì phải rời khỏi đệm ngồi sau đó mới được cúi chào Người Nhật rất nhạy cảm về vị trí ngồi cao thấp Trên đệm ngồi, dù chỉ nhỉnh hơn vài Cm cũng đã bị coi là ngồi cao hơn rồi, để mình vào vị trí cao hơn người khác sẽ bị coi là thất lễ CCC
♦ Ngoài vị trí ngồi cao thấp, người Nhật còn rất chú ý đến thứ tự ngồi được gọi là kazima (ngồi trên) và shimoza (ngồi dưới) Lúc ngồi trên xe cũng như khi ngồi trong phòng, thứ tự ngồi được ngầm quy ước Trong phòng , “ngồi chỗ trên” là chỗ xa cửa vào phòng nhất, dành cho người trên hay khách Khi dẫn khách vào, phải mời khách “ngồi chỗ trên”, tiếp đến
là người là người bề trên ngồi ở phía trong, rồi theo thứ tự lần lượt ra phía cửa Điều này liên quan mật thiết đến lối kiến trúc Nhật bản Trong phòng khách của những ngôi nhà Nhật bản
từ thời Edo (bắt đầu từ thế kỷ 17), có một khoảng trống được gọi là tokonoma Đó là khoảng trống lõm vào phía trong tường và cao hơn sàn nhà một chút, trên vách có treo tranh và bày biện lọ hoa hay đồ trang trí Chỗ ngồi phía trước tokonoma là “chỗ ngồi trên”
♦ Cách xếp chỗ như thế này khiến người ta liên tưởng tới chê độ gia trưởng có ở Nhật bản từ thời Minh Tri (1868-1912) Trong gia đình, người Cha là trưởng gia ngồi ở vị trí cao nhất, kế đến là con trai cả rồi đến con trai thứ, con dâu ngồi dưới cùng Điều này thể hiện lối suy nghĩ trọng nam khinh nữ, song phải chăng một phần do con dâu là người phục vụ cơm nước nên được sắp xếp như vậy cũng tiện hơn
♦ Sau chiến tranh thế giới thứ 2, nếp sinh hoạt vẫn được tuân thủ ở Nhật bản có phần thoáng hơn Ngày nay, khi hình thức sinh hoạt dùng bàn ghế thay chiếu ngày càng phổ biến thì số trẻ
em không ngồi quỳ được cũng tăng lên