Tài liệu Lễ hội miền Bắc 7 pdf

7 549 3
Tài liệu Lễ hội miền Bắc 7 pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Hội Lim Quan họ là loại dân ca đặc sắc của vùng Kinh Bắc xưa và nay là tỉnh Bắc Ninh. Lim là tên Nôm của xã Lũng Giang, huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh, cách Hà Nội 18 km. Hội mở trên đồi Lim, có chùa Lim nơi thờ ông Hiếu Trung Hầu, người sáng lập tục hát quan họ. Hội Lim mở vào ngày 13 tháng Giêng âm lịch hàng năm. Khách kéo về dự hội Lim rất đông để được xem hát quan họ giữa các "liền anh" "liền chị", hát sau chùa, hát trên đồi, hát đối đáp từng cặp đôi, hát trên thuyền . với đủ các làn điệu quan họ khác nhau. Ngoài ra, trảy hội Lim còn được xem các cuộc thi dệt của các cô gái Nội Duệ, vừa dệt thi vừa hát quan họ. Cũng như các Hội khác, hội Lim cũng có đủ các phần từ lễ rước đến tế lễ cùng nhiều trò vui khác. Hội Lim là một sinh hoạt văn hoá - nghệ thuật đặc sắc của nền văn hoá truyền thống lâu đời ở xứ Bắc và dân ca Quan họ trở thành tài sản văn hoá chung của dân tộc, tiêu biểu cho lo hình dân ca trữ tình Bắc Bộ. ại Gương mặt người quan họ 13 tháng giêng hội Lim sẽ diễn ra. Ngay từ bây giờ khắp các làng, xã ở Bắc Ninh đã rộn ràng tiếng hát của những liền anh, liền chị. Những câu ca thật mộc mạc, trọng nghĩa, trọng tình giống như con người vùng này vậy. VnExpress ghi lại chùm ảnh về cuộc thi hát giao duyên, hát đối đáp được tổ chức vào hai ngày mùng 10 và 11 tháng giêng. Tại cuộc thi giọng hát trẻ, các thí sinh lo lắng vì phải thuộc ít nhất 130 làn điệu. Các trưởng đoàn chăm sóc cho chị em từng tí một. Các cô ngồi đợi đến lượt và nhiệt tình cổ vũ cho các làng khác. Liền anh, liền chị thi hát giao duyên. Những liền anh liền chị lớn hơn phải thuộc ít nhất 150 làn điệu. Người đàn ông đam mê này ghi âm lại tất cả các bài hát để về nghe. Những người yêu thích quan họ, lẩm nhẩm hát theo từng làn điệu . .có người thích ngắm cây cảnh . .và chơi cờ tướng. Mạnh Tuấn Hội Lim Vùng đất Kinh Bắc không chỉ là đất võ mà còn là đất văn, nơi đây đã sản sinh cho đời rất nhiều thuần phong mỹ tục. Hệ thống hội hè, đình đám và ca hát là nét đẹp tiêu biểu của đất này nhưng không gì gây dấu ấn sâu đậm bằng Hội Lim vùng quan họ. Hội Lim được tổ chức vào ngày 13 tháng giêng hàng năm, đó là hội hàng tổng gồm các làng Nội Duệ, Nội Duệ Khánh, Nội Duệ Nam, Lũng Giang (tức Cầu Lom và Xuân Ó). Tổng Nội Duệ huyện Tiên Du (nay là Tiên Sơn) trải dài trên đôi bờ sông Tiêu Tương, ôm ấp ngọn núi Hồng Vân (còn gọi là núi Lim), trên có ngôi chùa thờ phật. Hội Lim là nét kết tinh độc đáo của vùng văn hoá Kinh Bắc. Như các lễ hội khác, hội Lim cũng có đủ các phần từ lễ rước, lễ tế đến các trò chơi như đấu võ, đấu vật, đấu cờ, đu tiên, thi dệt cửi, nấu cơm . nhưng phần căn bản nhất của Hội Lim là hát. Từ hát mời trầu, hát gọi đò đến con sáo sang sông, con nhện giăng mùng . Cả một trời âm thanh, thơ và nhạc náo nức không gian, xao xuyến lòng người. Những áo mớ bảy mớ ba, nón ba tầm, quai thao, dải yếm lụa sồi, những ô lục soạn, khăn đóng, áo cặp the hoa gấm . như ẩn chứa cả sức sống mùa xuân của con người và tạo vật. Cách chơi hội của người quan họ vùng Lim cũng là cách chơi độc đáo. Dường như mỗi cử chỉ giao tiếp đã mang trong nó một sắc thái văn hoá cao. Hội Lim xưa để lại trong lòng người đi hội một cái gì đẹp lắm. Người vùng Lim, nhất là các cụ già không ai nghĩ về thời thơ trẻ và các ngày hội của mình như nghĩ về một quá khứ buồn, trái lại mọi người đều như nhớ về tuổi xuân, mùa xuân và cội nguồn, gốc gác. Hội Lim bây giờ vẫn bảo tồn cốt cách của hội Lim xưa, nhưng đã xen phần dấu ấn của văn hoá đương đại. Chỉ cách Hà Nội 18km nên Hội Lim không chỉ mở riêng cho tổng Nội Duệ xưa mà trai thanh gái lịch thủ đô và các vùng lân cận cũng náo nức mong chờ. Người Lim vẫn hát quan họ trên đồi Lim và dưới thuyền, nhưng phải hát bằng micro qua máy phóng thanh. Vậy là người Lim không còn hát giao duyên trong một không gian hạn hẹp mà hát cho cả thiên hạ, cả đất trời và mùa xuân cùng nghe. Tuy nhiên, những ai sành thưởng thức và lọc lõi dân ca quan họ thường đi lang thang trong các làng vào ngày hội, để nghe các cụ vùng quan họ hát thâu đêm. Lời ca quan họ và tiếng trống hội làng như len lỏi trong tâm khảm làm thức dậy trong mỗi người những gì thiêng liêng và cao quý nhất. Ngày xuân đi hội Lồng Tồng . Áo em thêu chỉ biếc hồng Ngày xuân đi hội Lồng Tồng thêm tươi Trong ký ức của người dân Phú Ðình (Ðịnh Hoá) nói riêng, người Thái Nguyên nói chung, hình ảnh trong câu thơ trên vẫn sống động như một lời mời gọi. Bởi Lồng Tồng (Hội xuống đồng) đã từng là lễ hội lớn nhất, vui nhất của người Tày, người dân tộc thiểu số đông nhất ở tỉnh Thái Nguyên. Những người cao niên kể lại rằng, trước đây người Tày năm nào cũng tổ chức lễ hội ở những đám ruộng to nhất, đẹp nhất do dân bản chọn. Ngày tổ chức do từng nơi ấn định cho phù hợp. Các địa phương ở gần nhau thì thoả thuận chọn các ngày khác nhau để có điều kiện giao lưu. Trước ngày hội, các gia đình đều quét dọn nhà cửa, xóm bản sạch sẽ, chuẩn bị lương thực để đón khách. Khách đến quê nhà dù quen dù lạ đều được đồng bào mời về nhà ăn nghỉ qua đêm chờ dự hội Trong ngày diễn ra lễ hội, phần lễ và phần hội đều diễn ra trang trọng, vui tươi. Phần lễ là hoạt động tín ngưỡng cầu trời cho mưa thuận gió hoà, cây cối tốt tươi, mùa màng bội thu, đời sống ấm no. Ðể chuẩn bị lễ ở ngoài đồng, mỗi gia đình chuẩn bị một mâm cỗ theo khả năng, có nhiều nhà làm từ vài chục đến một trăm món. Việc làm cỗ còn mang hàm ý phô bày một cách kín đáo sự khéo léo của người phụ nữ trong việc nội trợ, nấu nướng các món ăn truyền thống như bánh chưng, bánh dày, chè lam, bánh bỏng . Có những gia đình dâng mâm cao đến 5 tầng lễ vật, ngoài các loại bánh kẹo còn có các món ăn được chế biến công phu, trên mỗi mâm đều có một chiếc bánh hình bông hoa nhiều mầu sắc. Mỗi mâm cỗ còn có thêm hai đôi quả còn được làm bằng vải mầu, trong nhồi cát, bông, có tua rua nhiều mầu sắc sặc sỡ. Khi cỗ được bày xong, người đựơc dân làng tín nhiệm tiến cử thực hiện nghi lễ cầu cúng cầu mong đất trời, thần linh phù hộ cho bản làng. Phần cúng lễ cũng chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn, còn dành thời gian cho phần hội. Mở đầu là hội tung còn. Ðây là hoạt đông vui nhất, thu hút nhiều người tham gia nhất. Ðể chuẩn bị cho hội tung còn, ở giữa đám ruộng lớn đựơc chọn làm địa điểm lễ hội, người ta dựng một cây mai cao từ 20-30cm làm cột. Trên đỉnh cột có uốn vòng tròn đường kính 50 - 60 cm dán giấy hai bên, đề chữ Nhật- Nguyệt tượng trưng cho mặt trăng và mặt trời. Tung còn đòi hỏi cả sức khoẻ và sự khéo léo. Nếu ở lễ hội nào không có ai tung còn trúng vòng tròn thì dân bản không vui, vì theo quan niệm của họ, phải có người tung còn trúng vòng tròn làm rách giấy thì năm đó làm ăn mới thuận lợi, mưa thuận gió hoà. Trong trò chơi này, nam nữ thanh niên còn thi tung còn cho nhau. Ngoài ra còn có các hoạt động múa sư tử, múa võ, kéo co . Ðặc biệt, đêm về, nam nữ thanh niên thi hát lượn đối đáp suốt canh dài . Cho đến bây giờ chưa có tài liệu nào nghiên cứu, khẳng định lễ hội Lồng Tồng có từ bao giờ. Nhưng chắc chắn rằng, khởi nguồn của lễ hội phải được sinh ra từ xã hội của người Tày khi đã sống thành làng bản quần cư trong cộng đồng. Hội mùa thu Lục Ðầu Giang Từ ngày 15 đến 20 tháng tám âm lịch, hội mùa thu Kiếp Bạc mở to nhất xứ Ðông. Ðây là hội tưởng nhớ đến người Anh hùng dân tộc Trần Hưng Ðạo. Những vùng đất gắn với tên tuổi danh tướng nhà Trần có ở nhiều nơi. Bên sông Hồng thuộc Lào Cai có đền Thượng thờ Trần Hưng Ðạo. Từ các vùng Nam Ðịnh, Hà Nam, Thái Bình, vào đến miền Trung và tận Nam Bộ, có biết bao nhiêu đền thờ Đức thánh Trần. Nhưng "Tháng tám hội cha" ở Kiếp Bạc, Chí Linh, Hải Dương vẫn là nhộn nhịp nhất. Bến Kiếp Bạc mênh mông sóng nước. Cái bằng lặng ngày thu bỗng trở nên náo nhiệt khi bước vào ngày hội. Người ta trảy hội đền Kiếp Bạc bằng đường bộ từ Hà Nội theo đường 5A, từ Bắc Ninh theo đường 18 về Phả Lại và dọc đê sông Thương. Nhưng đường thủy cuồn cuộn vui. Từ sông Ðuống xuôi dòng về Lục Ðầu Giang, có người của xứ Đoài, có người đông bắc miền biển. Từng đoàn thuyền rồng treo cờ xí rực rỡ. Ðoàn người trẩy hội trên sông theo từng đội. Náo nhiệt lắm. Chiêng trống từng hồi theo nhịp chèo suốt dọc con sông. Nhịp hò khoan, hát đối, hò sông nước và những tiếng trống thưởng cho một câu hát hay, làm dân đôi bờ cùng vui. Bến thuyền Kiếp Bạc trở nên sầm uất với hàng trăm thuyền về đậu. Tưởng như hơn 700 năm trước, tướng Trần Hưng Ðạo hội quân sau chiến thắng.Ngày trên sông đông vui. Ðêm về trên sông càng tưng bừng. Ðèn treo, hoa kết, mở hội hoa đăng trong mấy ngày liền. Người ta thả đèn, thả những khúc chuối trên cắm nến và vàng hoa. Ðèn mầu xanh mầu đỏ, nến sáng bập bùng, trôi nổi theo con sóng xuôi về biển.Ngày hội mùa thu có lắm trò vui. Nhiều trò chơi như tái hiện một thời hào hùng của quân và dân nhà Trần đánh giặc ngoại xâm giữ bền bờ cõi. Có năm người ta diễn tích trò thủy chiến, thi bơi chải trên sông. Trên bờ, những xới vật sôi nổi, những sân đấu võ nghệ thời Trần. Múa sư tử, múa lân tưng bừng. Trống thúc, chiêng rền. Người trảy hội như sống trong không khí thượng võ của cha ông một thuở.Còn nhiều trò diễn hấp dẫn khác, có sự góp mặt của tài năng xứ bạn. Làn chèo đất Sơn Nam hạ, Sơn Nam thượng. Màn quan họ Kinh Bắc. Rồi mùa rối cạn, múa rối nước. Rồi xiếc thời nay, có năm thử tái hiện cả xiếc thời Trần, thời Lê.Không chỉ xã Hưng Ðạo nơi tọa lạc đền Kiếp Bạc, mà một dải đất thiêng Chí Linh, còn giữ bề nổi và bề chìm trong lòng đất nhiều di tích gắn bó với các cuộc kháng chiến dưới sự chỉ huy kiệt xuất của Trần Hưng Ðạo.Tháng tám mùa thu, bốn phương trảy hội về đền Kiếp Bạc. Kiếp Bạc dựng trên một khu đất bằng giữa thung lũng núi Rồng. Tam quan đền Kiếp Bạc như bức cuốn thư "Lưỡng long chầu nguyệt" thật bề thế. Người xem hội, một thoáng như trở về chốn cũ vườn xưa với những danh tướng, những binh sĩ đời Trần. Ðền Kiếp Bạc nhìn ra con sông Thương (còn gọi là sông Lục Ðầu) đang cữ hội mùa thu mong manh nắng và hoa lau đã tím trắng phất phơ đôi bờ. Thời Trần, con sông có tên gọi là Bình Than. Ði thuyền trên sông Bình Than, một thuở học trò còn nhớ mãi chuyện lịch sử Hội nghị Bình Than (1282), rồi phòng tuyến Bình Than, chiến thắng Vạn Kiếp nhấn chìm xác giặc. Giữa dòng, còn đó cồn cát dài 200 mét, dân gian gọi là Cồn Kiếm do Trần Hưng Ðạo để lại thành kiếm báu cho đời sau giữ gìn Tổ quốc. Sau lưng đền Kiếp Bạc, là núi Trán Rồng sừng sững, bên tả có núi Bắc Ðẩu, bên hữu là núi Nam Tào ba bề ôm lấy Kiếp Bạc, như vành ngai hùng vĩ. Ðất chiến lược được tướng quân Trần Hưng Ðạo chọn, trở thành trung tâm chỉ huy cuộc kháng chiến oanh liệt nhất trong thế kỷ thứ 13. Nhiều địa danh nay còn sống mãi qua bảy thế kỷ. Bãi Kiếm nơi luyện tập của binh sĩ. Hang Tiền, hang Thóc nuôi quân, xưởng Gốm, xưởng Thuyền lo chuyện hậu cần, lo phương tiện vận chuyển, vườn thuốc Dược Sơn bây giờ vẫn xanh cây thuốc nam, nơi xưa kia đã chữa bệnh cho quân sĩ. Rồi vườn Ðào, sông Vang, Sinh Từ, Viên Lăng ., đằm thắm hoài niệm, sáng ngời công tích của nhà Trần một thuở.Lễ hội mùa thu là những ngày vui và tự hào của dân vùng danh tướng Trần Hưng Ðạo đã sống và chỉ huy cuộc chiến đấu. Từ lâu lắm rồi, Kiếp Bạc đã đi vào lịch sử của dân tộc ta. Làng cổ Kiếp (tức là Vạn Yên) và làng cổ Bạc (là Dược Sơn) chung nhau mở "Tháng tám hội cha". Rằm tháng tám, hai làng sắm hoa quả làm lễ mở cửa Ðền vào hội. Làng bên tả, làng bên hữu, hướng về cửa đền. Các triều đại phong kiến coi đây là quốc lễ, các quan đại thần của triều đình về dự rất đông. Các quan tổng trấn, phủ của Hải Dương đều phải có mặt trong dịp lễ hội. Ngày cuối cùng, 20 tháng tám, hai làng Vạn Yên và Dược Sơn tổ chức rước và tế. Mỗi làng trăm rưỡi trai đinh, vác cờ, chấp kích, trùy chiêng trống rước kiệu hoa, cỗ chay linh đình.Kiếp Bạc vào hội mùa thu hấp dẫn và có ý nghĩa tưởng nhớ đến người anh hùng dân tộc. "Ðất linh, nhân kiệt". Kiếp Bạc sông núi hữu tình. Du khách lên núi, nhìn thấy trời đất bao la, làng xóm trù phú, thuyền xuôi thuyền ngược tấp nập. Chí Linh cũng là nơi nằm trên tuyến du lịch quý giá thời mở cửa. Từ Côn Sơn, Phượng Hoàng của Chí Linh, sang An Phụ, Kinh Chủ của Kinh Môn, đến Yên Tử, Hạ Long, Cửa Ông, Trà Cổ của Quảng Ninh, vòng cung du lịch vùng đông bắc có biển rộng sông dài, núi non hùng vĩ, nơi là thắng cảnh, nơi là mảnh đất lịch sử hoành tráng. . chùa thờ phật. Hội Lim là nét kết tinh độc đáo của vùng văn hoá Kinh Bắc. Như các lễ hội khác, hội Lim cũng có đủ các phần từ lễ rước, lễ tế đến các trò. chưa có tài liệu nào nghiên cứu, khẳng định lễ hội Lồng Tồng có từ bao giờ. Nhưng chắc chắn rằng, khởi nguồn của lễ hội phải được sinh ra từ xã hội của

Ngày đăng: 14/12/2013, 11:15

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan