Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 110 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
110
Dung lượng
719,5 KB
Nội dung
BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN QUÂN Y BỘ CÂU HỎI THI KIỂM TRA TRẮCNGHIỆM Chuyên ngành : MÔPHÔI Chủ biên : GS.TS Trần Văn Hanh HÀ NỘI năm 2007 1 LỜI NÓI ĐẦU Để nâng cao chất lượng huấn luyện, Bộ môn Môphôi chú ý nâng cao trình độ của cán bộ giảng dạy, đồng thời nâng cao hiểu biết của học viên, biến những kiến thức trên sách, bài giảng của thày giáo trở thành kiến thức của bản thân học viên. Vì vậy Bộ môn chúng tôi biên soạn câu hỏi trắcnghiệmmô học và phôi thai học theo một chương trình cơ bản. Mặc dù biên soạn rất công phu, nhưng không khỏi thiếu sót, bộ môn rất mong sự góp ý của các bạn đồng nghiệp để lần sau xuất bản được hoàn thiện hơn. CHỦ BIÊN Giáo sư, Tiến sỹ. Trần Văn Hanh Chủ nhiệm Bộ môn Môphôi 2 CÁC CÁN BỘ THAM GIA BIÊN SOẠN 1. GS. TS. Trần Văn Hanh 2. TS. Quản Hoàng Lâm 3. CN. Dương Đình Trung 4. TS. Trần Hồng Sơn 5. ThS. Trịnh Thế Sơn 6. ThS. Nguyễn Thanh Tùng 7. ThS. Trịnh Quốc Thành 8. BS. Dương Đình Hiếu 9. BS. Đoàn Thị Hằng 10. CN. Nguyễn Thị Thục Anh 3 1. Tế bào Đánh dấu (x) vào đầu câu trả lời đúng nhất. 1. Màng tế bào là: A. Đơn vị nhỏ nhất của tế bào. B. Một phần quan trọng của cơ thể C. Phần tụ đặc của bào tương D. Ngăn cách tế bào với môi trường bên ngoài màng. E. Ngăn cách giữa nhân với bào tương. 2. Màng tế bào được cấu tạo bởi: A. Các phân tử protein B. Các phân tử lipit C. Hai lớp lipit đôi phân tử D. Protein và lipit. E. Các phân tử gluxit. 3. Các phân tử protein và lipit của màng tế bào được sắp xếp (theo singer 1973): A. Protein ở giữa B. Lipit ở giưã. C. Lipit ở giữa và protein ở 2 bên D. Lipit và protein xen kẽ nhau. E. Lớp sáng màu ở 2 bên, lớp đen đậm ở giữa. 4. Dưới kính hiển vi điện tử màng tế bào có: A. Lớp đen đậm (mật độ điện tử cao) ở giưã. B. Lớp sáng màu (mật độ điện tử thấp) ở 2 bên C. Lớp sáng màu ở giữa. D. Lớp sáng màu ở giữa, hai bên đen đậm. E. Chỉ có một lớp sáng và 1 lớp đậm ở ngoài. 5. Bào tương tế bào chỉ có: A. Nước. B. Gluxit C. Protein D. Lipit và protit. E. Chất khoáng, nước, lipit, gluxit và protit. 6. Mitochondri là: A. Thành phần quan trọng nhất của tế bào B. Thành phần tạo năng lượng cho tế bào C. Sản phẩm của lipit D. Thành phần tổng hợp lipit. E. Thành phần tổng hợp protein. 4 7. Lưới nội bào cấu tạo bởi: A. Hệ thống ống B. Hệ thống túi C. Hệ thống lưới D. Hệ thống màng 2 lớp. E. Hệ thống ống túi màng cơ bản. 8. Lưới nội bào không có chức năng: A. Tham gia vào quá trình chế tiết B. Tổng hợp chất chế tiết C. Tạo các sản phẩm lipit D. Tổng hợp protit. E. Cung cấp năng lượng cho hoạt động của tế bào. 9. Ribosom. A. Là thành phần nặng nhất của tế bào B. Là thành phần tạo năng lượng của tế bào C. Là sản phẩm của quá trình chế tiết D. Là bộ máy chế tiết. E. Là bào quan tham gia tổng hợp protein. 10. Hạt ribosom được tạo nên bởi: A. Màng tế bào. B. Một tiểu phần lớn và một tiểu phần nhỏ C. Một tiểu phần lớn D. Một tiểu phần nhỏ. E. Hai tiểu phần bằng nhau. 11.Trung thể có chức năng: A. Tổng hợp lipit B. Tổng hợp protein C. Tổng hợp đường glucose D. Hình thành thoi phân bào. E. Thủy phân sản phẩm thực bào. 12. Lyzosom có. A. Một lớp màng cơ bản bao bọc B. Hai màng bao bọc C. Không có màng bao bọc 5 D. Có chức năng phân bào. E. Tổng hợp protein. 13. Màng nhân tế bào. A. Là màng cơ bản gồm 2 lá. B. Là 1 màng ngăn cách giữa nhân và môi trường. C. Là sản phẩm của nhân D. Là màng có cấu trúc giống như màng tế bào. E. Là màng không có lỗ thủng thông với bào tương. 14. Tế bào thân của người có kiểu gen: A. Khác nhau. B. 44 nhiễm sắc thể. C. 45 nhiễm sắc thể. D. Giống nhau, có 46 nhiễm sắc thể. E. 48 nhiễm sắc thể. 15. Kiểu gen trong neuron của người: A. Khác tế bào gan. B. Giống tế bào sinh dục. C. Giống như kiểu gen các tế bào thân khác. D. Chỉ giống tế bào cơ. E. Khác với tế bào của các mô khác. 16. Sự biệt hóa tế bào: A. Chỉ xảy ra trong phát triển phôi. B. Chỉ xảy ra trong tái tạo sinh lý. C. Chỉ xảy ra trong tái tạo hồi phục. D. Chỉ xảy ra trong phát triển phôi và ở cơ thể trưởng thành. E. Chỉ xảy ra trong cơ thể trưởng thành. 17. Tế bào đã biệt hóa cao thì: A. Khả năng sinh sản mạnh. B. Khả năng tái tạo mô cao. C. Khả năng sinh sản kém. D. Tăng khả năng tái tạo hồi phục. E. Tăng khả năng tái tạo sinh lý. 18. Tế bào sinh sản theo các cách sau: A. Trực phân. B. Gián phân. 6 C. Gián phân nguyên nhiễm. D. Gián phân giảm nhiễm. E. Trực phân, gián phân nguyên nhiễm và gián phân giảm nhiễm. 19. Phân bào giảm nhiễm chỉ có ở: A. Tế bào thần kinh. B. Tế bào gan. C. Tế bào thận. D. Tế bào sinh dục. E. Cả tế bào thận và gan. 20. Phân bào nguyên nhiễm và trực phân có ở: A. Các loại tế bào thân. B. Tế bào sinh dục. C. Tế bào thân và tế bào sinh dục. D. Tế bào bàng quang. E. Tế bào khí quản. 21. Trao đổi chất qua màng có các cách sau: A. Thụ động. B. Thẩm thấu. C. Thụ động và chủ động. D. Chỉ có vận chuyển thụ động. E. Chỉ có vận chuyển chủ động. 22. Vận chuyển chất qua màng theo cách chủ động cần: A. Năng lượng. B. Bộ máy golgi. C. Không cần năng lượng. D. Cần ty thể. E. Năng lượng và chất vận chuyển trung gian. 23. Vận chuyển chất thụ động là cách: A. Cần năng lượng. B. Khuyếch tán, không cần năng lượng. C. Cần sự hỗ trợ của lưới nội bào. D. Cần bộ máy golgi. E. Cần sự hình thành thoi vô sắc. 24. Ba thành phần cấu tạo cơ bản của tất cả các loại tế bào là: A. Nội bào quan, nhân, màng. B. Màng nhân, hạt nhân và thể nhiễm sắc. 7 C. Màng, nhân và bào tương. D. Ti thể, bộ máy golgi và nhân. E. Hạt nhân, bào tương và màng. 25. Chức năng của ribosom là: A. Tổng hợp protein. B. Tổng hợp gluxid. C. Tổng hợp lipid. D. Tổng hợp axid nhân. E. Tổng hợp glycogen 26. Thành phần cơ bản cấu tạo nên nhân các loại tế bào gồm: A. Màng nhân và dịch nhân. B. Màng nhân và hạt nhân. C. Hạt nhân, màng nhân và dịch nhân. D. Khoang quanh nhân, lỗ màng nhân và dịch nhân. E. Màng nhân, hạt nhân, dịch nhân và thể nhiễm sắc. 27. Thực bào và ẩm bào là hình thức trao đổi chất: A. Chủ động. B. Thụ động. C. Vừa chủ động vừa thụ động. D. Khác với chủ động và thụ động. E. Là kiểu vận chuyển đặc biệt. 28. Thành phần nào của tế bào có cấu tạo màng kép: A. Bào tâm. B. Bộ máy golgi. C. Nhân và ti thể. D. Trung thể. E. Lysosom. 29. Màng nhân có cấu tạo đặc biệt gồm: A. 1 màng cơ bản. B. 2 màng kép. C. 3 màng cơ bản kép. D. Màng cơ bản kép có lỗ màng nhân. E. Là màng ngăn cách hoàn toàn với bào tương. 30. Lưới nội bào trong bào tương: A. Thông với dịch nhân. B. Thông với khoang quanh nhân. 8 C. Thông với lỗ màng nhân. D. Thông với màng hạt nhân. E. Thông với dịch nhân và hạt nhân. 2. Những nét cơ bản trong phát triển phôi người Đánh dấu (x) vào đầu câu trả lời đúng nhất 1. Sinh sản hữu tính khác với sinh sản vô tính ở chỗ : A. Có sự hình thành tế bào sinh dục. B. Có sự hình thành 2 tế bào sinh dục giống nhau. C. Có sự hình thành 2 loại tế bào sinh dục khác nhau. D. Không hình thành tế bào sinh dục. E. Tế bào sinh dục giống tế bào thân. 2. Tế bào sinh dục nguyên thuỷ được hình thành từ: A. Trung bì phôi. B. Nội bì phôi. C. Nội bì thành túi noãn hoàng. D. Ngoại bì ngoài phôi. E. Trung bì màng ối. 3. Dải sinh dục nguyên thuỷ là sự kết hợp của: A. Tế bào sinh dục nguyên thuỷ và dải biểu mô nếp sinh dục. B. ống Wolff và tế bào biểu mô nếp sinh dục. C. ống muller và tế bào sinh dục nguyên thuỷ. D. ống trung thận và tế bào biểu mô. E. Hậu thận và mầm tiền thận. 4. Cơ thể phôi mang giới tính đực, dải sinh dục nguyên thuỷ phát triển thành: A. Hậu thận. B. Tinh hoàn. C. Đường sinh dục. D. Các tuyến phụ thuộc đường sinh dục. E. ống sinh tinh. 5. Cơ thể phôi mang giới tính cái, dải sinh dục nguyên thuỷ phát triển thành: A. Vòi trứng. B. Buồng trứng. 9 C. Tử cung. D. Nang trứng. E. Đường sinh dục nữ. 6. Quá trình sinh tinh xẩy ra ở: A. Trong mào tinh hoàn. B. Trong túi tinh. C. Trong đường dẫn tinh. D. Trong ống sinh tinh. E. Trong tuyến cupơ. 7. Sự tạo thành tinh trùng tiến hành trong thời kỳ: A. Bào thai. B. Sau khi sinh. C. Trước dậy thì. D. Từ tuổi dậy thì đến già. E. Trong tuổi sinh sản. 8. Những tế bào dòng tinh mang lưỡng bội thể nhiễm sắc đó là: A. Tinh nguyên bào và tinh bào 2. B. Tinh nguyên bào và tinh bào 1. C. Tinh bào 1 và tinh bào 2. D. Tinh tử và tinh trùng. E. Tinh bào 2 và tinh tử. 9. Tinh trùng cấu tạo gồm: A. Đầu và đuôi. B. Đầu, cổ và đuôi. C. Đầu, cổ, thân và đuôi. D. Đầu, giữa, chính và tận cùng. E. Tất cả đều sai. 10. Quá trình sinh noãn diễn ra ở: A. Trong nang trứng. B. Trong buồng trứng. C. Trong nang trứng và kết thúc ở vòi trứng. D. Trong nang trứng và kết thúc ở tử cung. E. Trong tử cung. 11. Sự tạo noãn chín (trứng) tiến hành trong thời kỳ: A. Phôi thai. B. Sau khi sinh. 10 . TRA TRẮC NGHIỆM Chuyên ngành : MÔ PHÔI Chủ biên : GS.TS Trần Văn Hanh HÀ NỘI năm 2007 1 LỜI NÓI ĐẦU Để nâng cao chất lượng huấn luyện, Bộ môn Mô phôi. Biểu mô trụ tầng giả B. Biểu mô trụ tầng C. Biểu mô lát đơn D. Biểu mô trung gian. E. Biểu mô lát tầng có sừng hoá. 25. Biểu mô khí quản là loại: A. Biểu mô