1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SKKN TOAN 73 20122013

11 6 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn, lý thuyết.. - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.[r]

(1)GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT HƠN MÔN TOÁN THÔNG QUA CÁC TRÒ CHƠI TRONG NHỮNG TIẾT DẠY A MỞ ĐẦU: CƠ SỞ VÀ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Trong quá trình giảng dạy bộ môn Toán lớp 7, tôi thấy cuốn Sách giáo khoa được biên soạn khá công phu Sắp xếp hệ thống kiến thức khoa học, hệ thống bài tập đa dạng, số lượng bài tập Sách giáo khoa đã quá đủ đối với học sinh Nhưng học sinh lại gặp rất nhiều khó khăn việc nắm bắt kiến thức, bởi vì học sinh cảm thấy rằng môn Toán rất khó và “ khô ngói” Việc tổ chức các trò chơi vui nhộn, trí tuệ với tinh thần “ Học mà chơi, chơi mà học” với tiết dạy học nói chung và tiết dạy Toán nói riêng sẽ là một những yếu tố quan để xây dựng “ Lớp học thân thiện, học sinh tích cực”, gi Bởi vì, vui chơi vừa là một nhu cầu, vừa là quyền lợi của các em học sinh, nó giúp các em cân bằng được trạng thái tâm lí, tinh thần thoải mái học hoài những bài toán, những số khô cứng, những tiết dạy căng thẳng Vui chơi còn là phương pháp giáo dục vế hành vi đạo đức cho học sinh nhanh nhất, đạt hiệu quả nhất, kích cầu được sự hứng khởi, phấn chấn cho các em Vui chơi còn hội tụ đầy đủ các đối tượng học sinh tham gia một cách nhiệt tình, trách nhiệm, hòa hợp và thân thiện, xóa dần ranh giới giữa học sinh khá giỏi và yếu kém, học sinh giàu có và học sinh có hoàn cảnh khó khăn,… Vậy không ngoài tâm huyết với các em, niềm đam mê dành cho bộ môn Toán học, sự mong mỏi nâng cao chất lượng dạy – học môn Toán và đóng góp cho phong trào “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” mà Bộ GD & ĐT đã phát động Tôi đã tiến hành tích lũy để đóng góp một Sáng kiến kinh nghiệm có tựa : “ Giúp học sinh học tốt môn Toán thông qua các trò chơi những tiết dạy” Cơ sở lí luận đề tài: Việc khai thác và tổ chức các trò chơi tiết dạy có ý nghĩa hay không? Cơ sở thực tiễn: Khai thác các trò chơi ứng dụng vào giải các bài toán II Mục đích và phương pháp nghiên cứu: Đối tượng, phạm vi nghiên cứu: (2) a) Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp b) Phạm vi nghiên cứu: - Các tiết dạy theo Sách giáo khoa - Nội dung liên quan: “ Học mà chơi, chơi mà học” - Tài liệu tham khảo: Sách giáo khoa, sách giáo viên, tài liệu chỉ đạo về việc” Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn, lý thuyết - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm - Phương pháp thực nghiệm sư phạm III Giới hạn của đề tài: - Giới hạn đề tài: khai thác từ các trò chơi - Mục đích của đề tài: Phục vụ cho phong trào” Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” và làm tài liệu tự học cho các em giúp các em tìm cho mình phương pháp học tập tích cực IV Kế hoạch thực hiện: Nghiên cứu tài liệu: Để thực hiện đề tài này, tôi đã tích cực nghiên cứu tài liệu liên quan đến chủ đề của Sáng kiến kinh nghiệm, chắt góp các nội dung, ý kiến hay để bổ sung vào ý kiến của mình Nghiên cứu thực tế: - Với những tiết dạy thích hợp, tôi mạnh dạn đưa một số trò chơi vào thực hiện - Nhờ đồng nghiệp dự giờ tiết dạy có tổ chức trò chơi, để tranh thủ ý kiến hay, những đóng góp có lợi cho đề tài - Trong những tiết dự giờ của các giáo viên khác, tôi tranh thủ ghi chép những cách thức và phương pháp tổ chức của giáo viên khác để làm tư liệu tham khảo - Xem xét, so sánh hiệu quả về mặt tư tưởng, tâm lý học sinh và chất lượng tiết dạy có tổ chức trò chơi với những tiết dạy ở lớp khác những không có tổ chức trò chơi Toán học II NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: Cách tổ chức trò chơi tiết dạy học Toán: (3) a) Những điều cần thiết cho tổ chức trò chơi tiết dạy học Toán: - Giáo viên bộ môn là người đóng vai trò hướng dẫn, là trung tâm thu hút học sinh tham gia, và là trọng tài của các trò chơi Do vậy giáo viên cần phải lưu ý một số vấn đề sau: - Giáo viên phải có phong thái chững chạc, nghiêm túc lại hết sức vui vẻ, gần gũi, hòa đồng với các em - Lời nói phải rõ ràng, dễ hiểu, ấn tượng, luôn tạo sự hấp dẫn và pha trộn hài hước mỗi trò chơi - Biết phối hợp hài hòa giữa lời nói và các động tác cần thiết để học sinh dễ dàng nắm bắt nội dung và hóa thân vào các trò chơi một cách tự nhiên - Thường thì sau mỗi trò chơi phải có thưởng phạt phân minh Tuy nhiên giáo viên tránh xử phạt đội thua mà chỉ nên tập trung vào tuyên dương, khen thưởng đối với đội thắng, người thắng Nhằm động viên khích lệ tinh thần các em một cách kịp thời, kích thích sự phấn chấn, hào hứng học tập của học sinh - Tránh việc tổ chức quá ồn ào, gây ảnh hưởng đến lớp học khác - Thời gian chơi mỗi tiết học không nên quá 10 phút b) Chọn lựa trò chơi: - Giáo viên phải biết chọn lựa trò chơi cho phù hợp với bài tập và thời lượng - Xác định được mục tiêu các trò chơi đưa là gi? - Trò chơi đưa phải đa dạng, phong phú, có tác dụng khích lệ tinh thần học tập của tất cả mọi đối tượng học sinh - Không nên chọn những trò chơi chỉ vui nhộn lại thiếu tác dụng giáo dục những phẩm chất cũng những kỹ học tập c) Hướng dẫn cách chơi: - Trước hết giáo viên phải ổn định được các đội chơi, người chơi cho phù hợp, cân đối lực lượng - Giới thiệu cách chơi: Giáo viên phải giới thiệu ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu, thu hút và hấp dẫn người chơi - Động viên học sinh chơi nhiệt tình, hết mình Song phải đảm bảo nề nếp, nội quy nhà trường Một số trò chơi điển hình tiết dạy học Toán: 2.1 Trò chơi “Chung sức”: a) Mục tiêu: (4) - Rèn luyện tính trách nhiệm, cộng đồng cho học sinh - Thay vì dùng phương pháp thảo luận nhóm bình thường mà chúng ta tổ chức trò chơi “ Chung sức” để giúp học sinh thảo luận nhóm một cách nhẹ nhàng, hiệu quả, không bị gò ép, rập khuôn - Nhờ sự “chung sức” của các đội viên, nhất là sự đóng góp, diễn giải của những học sinh tích cực, học sinh khá- giỏi mà các em học sinh trung bình, yếu, kém sẽ có hội nắm bắt kiết thức đã học b) Chuẩn bị: - Giáo viên chuẩn bị sẵn một số bài toán và đáp án có nội dung liên quan đến tiết dạy Đề toán và đáp án được viết lên những tấm bìa cứng hình chữ nhật hoặc hình các bông hoa có gắn nam châm hoặc keo hai mặt - Học sinh chuẩn bị bảng nhóm, bút lông c) Cách chơi: - Giáo viên gắn các miếng giấy có ghi đề bài và đáp án lên bảng - Cho các đội thảo luận, trao đổi phút - Bốc thăm chọn hai đội chơi - Khi có hiệu lệnh của giáo viên, lần lượt từng thành viên của hai đội lên bảng ghép đề bài và đáp án tương ứng vào phấn bảng của đội mình ( Cứ em này về chỗ thì em khác mới được lên bảng) - Sau phút, giáo viên hiệu lệnh dừng cuộc chơi Giáo viên sẽ cho hai đội không tham gia nhận xét và chấm hai đội chơi, đội nào có đề bài- đáp án chính xác và nhiều thì đội đó sẽ chiến thắng d) Ví dụ: Khi dạy xong bài: “ Lũy thừa của một số hữu tỷ” ( Tiết 6- Đại số lớp 7), giáo viên có thể cho nội dung chơi gồm các bài tập tính: ( 12 ) ứng là: ; (− 12 ) ; ( -5,5)6 ; 16 ; −8 ; ; (1 13 ) ; (-3)2 ; (-3) ; 58 : 56 và các đáp án tương ; -27 ; 25 2.2 Trò chơi “ Thử tài thông minh”: a) Mục đích: - Rèn luyện óc tư duy, sáng tạo, kích thích niềm đam mê học tập của học sinh - Thực tế hóa các kiến thức đã học thông qua những bài toán có hình ảnh trực quan sinh động (5) b) Chuẩn bị: - Giáo viên chuẩn bị một số yêu cầu cần thiết ghi lên bảng phụ - Học sinh chuẩn bị bảng nhóm, bút lông c) Cách chơi: - Sau tiết dạy, giáo viên đưa nội dung cần chơi lên bảng ( Nên chọn những bài toán có hình ảnh hoặc có mẹo nhỏ) - Học sinh mỗi đội hội ý phút - Cho học sinh đứng tại chỗ đưa đáp án của đội mình - Giáo viên đưa đáp án cuối cùng để phân định sự thắng thua của mỗi đội d) Ví dụ: 2.3 Trò chơi “ Cùng leo núi” a) Mục đích: - Rèn luyên kỹ tính toán cho học sinh - Thu hút số đông học sinh tham gia tích cực, nhiệt tình học tập b) Chuẩn bị: - Giáo viên chuẩn bị một số bài tâp từ dể đến khó trên bảng phụ - Học sinh chuẩn bị bảng nhóm, bút lông c) Cách chơi: - Giáo viên sắp xếp các dạng bài tập càng lên cao càng khó - Bốc thăm hai đội tham gia - Thứ tự từng học sinh mỗi nhóm sẽ lên giải các bài toán ( Giải từ dưới lên) Sau đó về chỗ để thánh viên khác lên giải - Đội nào “ Leo” lên đỉnh nhanh và có số bài đúng nhiều thì đội đó sẽ thắng cuộc d) Ví dụ: Khi dạy bài: “ Số vô tỷ – Khái niệm bậc hai” ( Tiết 17- Đại số 7), giáo viên có thể cho học sinh “Cùng leo núi” với các bài toán có nội dung được sắp xếp sau: (6) − √ 11 √ 25 = √ 49 = 81 √ 36+ √ 16 = √ 49+ √ 25 = √(− 6)2 = √ 52 = √4 = Đội A √9 = Đội B 2.4 Trò chơi “ Ai tìm được nhiều hơn”: a) Mục đích: - Rèn luyện tính nhanh nhẹn, khả quan sát tốt của học sinh - Học sinh củng cố kiến thức một cách nhe nhàng, vui tươi b) Chuẩn bị: - Giáo viên chuẩn bị một số kiến thức liên quan, cấn thiết lên bảng phụ - Học sinh chuẩn bị bảng nhóm, bút lông c) Cách chơi: - Giáo viên treo bảng phụ, yêu cầu học sinh tìm những hình, những số, những vấn đề liên quan đến bài học - Sau phút nhóm nào liệt kê được nhiều hình, nhiều số,…( Ghi vào bảng nhóm) thì đội đó sẽ thắng cuộc d) Ví dụ: Khi dạy xong bài “ Đơn thức đồng dạng” ( Tiết 57- Đại số 7), giáo viên ghi cho mỗi đội hai đơn thức và yêu cầu học sinh ghi vào bảng phụ những đơn thức đồng dạng Nếu đội nào ghi được nhiều đơn thức và ghi nhanh nhất thì đội đó sẽ chiến thắng Hay dạy bài “ Luyện tập về các trường hợp bằng của tam giác”, giáo viên có thể chia lớp thành ba đội với ba hình vẽ về ba trường hợp bằng của tam giác Yêu cầu mỗi đội sẽ tìm số tam giác bằng hình vẽ và giải thích vì sao? Đội nào tìm được đầy đủ nhất và giải thích đúng thì đội đó sẽ chiến thắng (7) 2.5 Trò chơi “ Giúp bạn” a) Mục đích: - Đây là trò chơi đơn giản giáo dục rất cao tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn học tập, đặc biệt là tinh thần giúp đỡ các bạn học sinh yếu kém nắm bắt được kiến thức bản một cách thuận lợi - Tạo điều kiện cho học sinh yếu kém có hội mạnh dạn lên bảng đem về điểm số cao b) Chuẩn bị: - Giáo viên chuẩn bị một số bài tập liên quan đến bài học lên bảng phụ - Học sinh chuẩn bị bảng nhóm, bút viết bảng c) Cách chơi: - Giáo viên đưa các bài tập củng cố kiến thức vừa học, các nhóm thảo luận phút - Những học sinh khá- giỏi có nhiệm vụ hướng dẫn, diễn giải cho cả nhóm đều hiểu được nội dung, kiến thức của bài tập, sau đó cử học sinh yếu kém lên bảng trình bày - Giáo viên kiểm tra, sửa sai và tùy mức độ mà cho điểm một cách hợp lí d) Ví dụ: ( Trò chơi này có thể áp dụng với hầu hết các tiết dạy) 2.6 Trò chơi “ Ai nhanh hơn”: a) Mục dích: - Đây là trò chơi tôi luyện tính nhanh nhẹn, khẩn trương làm toán - Lôi cuốn các em thi đua học tập một cách hăng say, hòa hợp b) Chuẩn bị: - Giáo viên chuẩn bị một số bài toán hay trên bảng phụ - Học sinh chuẩn bị bảng nhóm, bút lông c) Cách chơi: - Giáo viên treo bảng phụ có bài toán đã chuẩn bị - Học sinh hợp tác giải bài toán nhanh chóng, trình bày vào bảng nhóm, khẩn trương lên treo ở bảng chính - Giáo viên chọn hai nhóm làm nhanh nhất để chấm điểm (8) d) Ví dụ: ( Trò chơi này có thể áp dụng với hầu hết các tiết dạy) 2.7 Trò chơi “ Ai cao điểm hơn”: a) Mục đich: - Tạo điều kiện cho mọi thành phần lớp vui vẻ, tích cực tham gia học tập b) Chuẩn bị: - Giáo viên chuẩn bị hai hộp thăm, đó ghi các bài toán liên quan đến bài học ( Một hộp dành cho học sinh khá giỏi, một hộp dành cho học sinh yếu kém) c) Cách chơi: - Sau học xong, giáo viên chia lớp thành bốn nhóm - Mỗi nhóm tự cử một đại diện là học sinh khá giỏi, một đại diện là học sinh còn lại lên bốc thăm, trình bày bài giải của mình - Giáo viên xem xét và cho điểm từng học sinh - Hai học sinh của đội nào có tổng điểm cao nhất thì đội đó thắng cuộc d) Ví dụ: ( Trò chơi này có thể áp dụng cho bất kì tiết dạy toán nào) III KẾT LUẬN ĐỀ TÀI: Những ưu điểm và hạn chế của đề tài: a) Ưu điểm: - Những trò chơi đã trình bày đề tài thường tạo được không khí học tập vui tươi, thoải mái, thân thiện và hết sức sinh động từng tiết dạy học toán Kích thích được tính tò mò, ham học hỏi, trí tưởng tượng và tư sáng tạo, động của các em - Trò chơi toán học giúp học sinh không còn thấy chán nản, căng thẳng, mệt mỏi học toán Phá tan sự sợ sệt, lo âu, ám ảnh của các em học sinh yếu kém đến tiết học toán, giúp các em tự tin vào bản thân mình hơn, hòa nhập với tập thể tình thân ái, vui tươi thân thiện Trò chơi toán học còn giúp cho các em khá giỏi cảm thấy không còn cô đơn hánh trình tìm kiến thức mới và thấy mình có ích đã giúp được các bạn cùng lớp nắm bắt được những cách thức giải một bài toán hay ghi nhớ kiến thức vừa học - Với những tiết dạy toán có tổ chức trò chơi thì hiệu quả bao giờ cũng cao những tiết dạy bình thường, học sinh bao giờ cũng yêu trường mến lớp, kính trọng và thân thiết với thầy cô giáo Đặc biệt các em cảm nhận được rằng: mình được học tập một môi trường an toàn, thân thiện và bình đẳng (9) b) Hạn chế: - Khi tổ chức trò chơi thường mất khá nhiều thời gian để chuẩn bị - Vì chơi thì phải ồn ào, vui nhộn nên thường ảnh hưởng đến lớp học bên cạnh Để khắc phục những nhược điểm trên thì giáo viên phải chuẩn bị kỹ nội dung và có mức kỉ luật cần thiết đối với các em vi phạm Bài học rút ra: - Đổi mới dạy học là một quá trình, song mỗi giáo viên cần có ý thức tìm tòi phương pháp dạy học thích hợp với từng loại bài tập và với từng loại đối tượng học sinh Lấy học sinh làm trung tâm, tích cực hóa các hoạt động của học sinh quá trình học tập Giúp học sinh cảm thấy thoải mái, hăng say, thích thú đến trường cũng đến với tiết học Toán Vì vậy người giáo viên cần có sự đầu tư để có phương pháp dạy thích hợp để mỗi học sinh đều có thể tự tin học tập và sáng tạo Long Hải, ngày 15 tháng 11 năm 2011 Người viết Nguyễn Thị Thanh Huyền (10) TÀI LIỆU THAM KHẢO - Sách giáo khoa lớp - Sách giáo viên lớp - Chuẩn KNKT toán THCS - Sách bài tập Toán - Tài liệu về “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” của Bộ GD & ĐT (11) NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG BỘ MÔN TRƯỜNG …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG BỘ MÔN PHÒNG GIÁO DỤC …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… (12)

Ngày đăng: 19/06/2021, 15:23

w