1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Vận dụng tư tưởng hồ chí minh vào căn hóa sinh viên hiện nay

6 3,5K 18

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 29,95 KB

Nội dung

Vận dụng tư tưởng hồ chí minh vào căn hóa sinh viên hiện nay

I. Vận dụng: 1. Thực tiễn sinh viên hiện nay : a. Về giáo dục: đa số sinh viên Việt Nam hiện nay yêu nước, quan tâm và tin tưởng vào tương lai đất nước. Trên cơ sở khảo sát của mình và tham khảo kết quả của các cuộc khảo sát và nghiên cứu khác, tác giả khẳng định lòng yêu nước là một giá trị đạo đức cốt lõi và cơ bản nhất của sinh viên Việt Nam hiện nay. Hơn nữa, sinh viên Việt Nam hiện nay còn biết cách bộc lộ, hiện thực hóa lòng yêu nước của mình bằng những hành động thiết thực dù nhỏ nhất trong cuộc sống hàng ngày, như: yêu thương con người, yêu đồng bào, tôn trọng con người trong mỗi hoạt động sống; không ngừng phấn đấu trong học tập và nghiên cứu khoa học; bảo vệ môi trường sống, sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên; chấp hành pháp luật, xa lánh các tệ nạn xã hội; sống lành mạnh, văn minh giữ gìn hình ảnh đẹp đẽ về đất nước, con người Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế . đa số sinh viên có động cơ học tập nghiêm túc và tích cực, chủ động trong học tập, nghiên cứu khoa học với tinh thần vượt khó. Đa số sinh viên hiện nay xác định được động cơ học tập đúng đắn và học tập một cách chủ động, tích cực, sáng tạo với tinh thần vượt khó. Động cơ học tập đúng đắn được thể hiện ở mục tiêu học để tích lũy kiến thức, rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động, tự khẳng định bản thân và đóng góp cho xã hội đã được đa số sinh viên đã xác định. Họ có kế hoạch học tập rõ ràng và huy động các năng lực, thời gian cho học tập nhằm đạt mục tiêu đề ra nhờ đó tỷ lệ sinh viên đạt khá giỏi ở các trường có xu hướng tăng lên. Lãng phí thời gian lãng phí thời gian đang là căn bệnh hay gặp nhất ở giới sinh viên phần lớn sinh viên chúng ta hiện nay không biết tận dụng và quý trọng thời gian. Đa số sinh viên sau những giờ học ở trường thì thời gian còn lại không mảy may nghĩ tới việc học, thậm chí không dành thời gian tối thiểu cần thiết cho việc học. Do học theo hệ tín chỉ nên giờ đây sinh viên còn có nhiều “thời gian rỗi” hơn so với thời học theo chế độ niên chế. Học tín chỉ, thực chất là dành quyền chủ động cho sinh viên tự sắp xếp thời gian để tự học và nghiên cứu mà sinh viên Việt Nam bây giờ ý thức tự học, tự nghiên cứu rất kém. Theo cách tín chỉ, giờ lên lớp ít hơn thay vào đó là thời gian tự học tự nghiên cứu. Nhưng ngoài giờ lên lớp, đa số sinh viên dành thời gian còn lại để online, xem phim hay chơi game… với lý do là thầy không ra bài tập để làm. Họ không hề có ý thức tự học, tự nghiên cứu. . Ngoài việc giết thời gian vào những việc trên thì một bộ phận không nhỏ dành thời gian để ngủ Vì thế nên bây giờ việc bắt gặp sinh viên ngồi đọc sách, họp nhóm bàn bạc việc học hay ngồi mày mò, nghiên cứu một vấn đề nào đó liên quan đến học hành thì rất hiếm… Mà thay vào đó là thấy các bạn thường xuyên vào Facebook, blog, bói toán online…gần như là chiếm trọn thời gian rỗi rảnh. Chơi cả năm, học một tuần Sinh viên vẫn lên lớp thường xuyên nhưng không phải chỉ để chuyên tâm học tập ”. Không còn các bài kiểm tra đều đăn như thời học sinh, sinh viên hiện giờ chỉ coi trọng các kỳ thi cuối kỳ và chỉ thực sự quan tâm chuyện sách vở trước mỗi kỳ thi đó. Chuyện sinh viên bỏ học, trốn tiết, nhờ người đi học hộ, hoặc có đến lớp thì cũng ngủ, làm việc riêng không còn quá lạ lẫm với giới sinh viên Bốn năm một quyển vở Với nhiều sinh viên, bút vở dường như là thừa thãi bởi học thì đã có giáo trình. Không còn quá câu nệ chuyện ghi chép, ngay cả khi nhiều giảng viên truyền đạt những kiến thức không có trong giáo trình, nhiều sinh viên ngày càng ỷ lại vào những cuốn sách in sẵn. Lãng phí sức khỏe sinh viên lãng phí sức khỏe một cách vô ích. Họ thường ít quan tâm tới điều này, cứ tưởng như sức khỏe của tuổi trẻ là thứ trời cho. Sinh viên hiện nay tổ chức nhậu nhẹt còn nhiều hơn đi học, rủ nhau bỏ học bỏ thi để tham gia các cuộc nhậu mà họ chẳng thèm quan tâm nó ảnh hưởng như thế nào đến học tập và sức khỏe của mình Một việc làm rất ảnh hưởng đến sức khỏe nữa là “ nghiện game online”. đến mức ngồi cả ngày bên máy vi tính, quên ăn, quên ngủ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng lớn đến việc học và nguy hiểm đến tính mạng. b. Về đời sống : Thứ hai, đa số sinh viên kế thừa và phát huy được những giá trị đạo đức tốt đẹp của dân tộc, có lối sống lành mạnh, trung thực, đoàn kết, nhân ái và có tinh thần cộng đồng. Thông qua thực tế và kết quả khảo sát của mình cũng như tham khảo kết quả của các cuộc khảo sát và nghiên cứu khác, tác giả có cơ sở khẳng định, phần đông sinh viên hiện nay kế thừa và phát huy được những giá trị đạo đức tốt đẹp của dân tộc, đồng thời những giá trị đạo đức đó đang góp phần quan trọng trong việc định hướng lối sống và hành vi ứng xử của sinh viên Việt Nam hiện nay. toàn cầu hóa không còn là hiện tượng mới mẽ; nó là một xu thế khách quan mà mọi dân tộc, dù muốn hay không cũng đều chịu sự tác động của nó. Toàn cầu hóa đang đưa lối sống Phương Tây vào nước ta. Lối sống ấy, một mặt, tác động tích cực đến việc làm thay đổi lối sống khép kín, cam chịu, phụ thuộc, ỷ lại vốn có của người Việt Nam sang một lối sống cởi mở, năng động, tự lập, dám chịu trách nhiệm, phù hợp với xu thế thời đại. Tuy nhiên, cũng chính việc tiếp thu lối sống đó một cách thiếu định hướng mà dẫn đến việc xa rời lối sống theo chuẩn mực đạo đức dân tộc. Các công nghệ thông tin hiện đại đang truyền bá khắp thế giới lối sống sùng bái vật chất, cá nhân, vị kỷ, thực dụng, đua đòi, ăn chơi xa hoa, lãng phí, sống trụy lạc, thác loạn, ưa dùng bạo lực… Lối sống đó đang tác động mạnh mẽ đến một bộ phận nhân dân, thanh thiếu niên mà đặc biệt là sinh viên. Nhiều sinh viên bỏ học, ký nợ để “sống chung” với games, net; 30,9% sinh viên đã vào các trang websex, và hiện tượng “sống thử” cũng đang tồn tại khá phổ biến trong đời sống sinh viên. Đáng lo ngại hơn, nhiều sinh viên cho rằng đó là chuyện bình thường, họ tự nguyện đến với nhau như một kiểu “góp gạo thổi cơm chung”, trong khi hậu quả là nhiều sự việc đáng tiếc, thậm chí là những kết cục bi thảm đã xảy ra. Đó chính là biểu hiện của sự xuống cấp về lối sống của một bộ phận sinh viên, thanh niên Việt Nam, là biểu hiện của quan niệm “lệch chuẩn”, đối lập với quan niệm văn hóa truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam. 2. Hệ quả: Cuộc điều tra về giáo dục học tại thành phố Hồ Chí Minh mới đây đã cho thấy thực trạng: 60% sinh viên sống khép mình, ít tham gia hoạt động xã hội; 10% sinh viên hướng vào vui chơi, hưởng thụ và chỉ có 30% sinh viên say mê học tập. 60% sống khép mình, ít tham gia hoạt động xã hội! Kiểu sống của nhóm sinh viên này chiếm tỷ lệ cao nhất trong các kiểu sống của sinh viên tại TP.HCM. Họ vẫn chú ý đến học tập và thường gặp gỡ, thăm hỏi bạn bè và người thân nhưng thường trong phạm vi hẹp. Ngoài ra họ còn xem ti vi, đọc sách báo. Có điều họ ít tham gia vào các hoạt động xã hội, chính trị, sinh hoạt tập thể. Đây là cách sống thiếu năng động, thiếu tích cực, ít hòa nhập vào đời sống xã hội. Trước những sự kiện đang xảy ra xung quanh mình, họ luôn tỏ thái độ bàng quan. môi trường sống đã ảnh hưởng trực tiếp đến lối sống của sinh viên. Chẳng hạn, sinh viên sống cùng với gia đình thể hiện một lối sống chăm lo bản thân và người thân, nhưng thiếu tích cực hòa nhập vào đời sống xã hội chung. Trong khi đó, những sinh viên sống xa nhà lại gắn bó với cuộc sống tập thể và xã hội hơn. Do vậy, lối sống tích cực ở họ cũng cao hơn hẳn những sinh viên cùng sống với gia đình. Đặc biệt môi trường sống ở ký túc xá đã ảnh hưởng lớn đối với việc hình thành kiểu sống này. 10% sinh viên hướng vào vui chơi, hưởng thụ! Gồm những sinh viên hướng hoạt động của mình vào việc vui chơi mang tính hưởng thụ, nhiều khi vô bổ, ít chú ý đến việc mở mang kiến thức và hoàn thiện nhân cách. “Tớ chỉ thích điện thoại nào đời mới .”, “Phim Hàn Quốc đang chiếu tới tập .”, “Hàng hiệu hợp thời ở chỗ .”. Đó là những điều quan tâm thường trực trong đời sống hàng ngày của nhóm sinh viên này. Tuy vậy, họ là những con người rất năng động, hứng thú với những hoạt động vui chơi, giải trí, hưởng thụ những thú vui của tuổi trẻ, thể hiện một lối sống tiêu dùng "sành điệu". Lắm khi “ăn chơi” kiểu bạt mạng đến quên cả lối về! 30% sinh viên say mê học tập? Và ai cũng biết rằng trách nhiệm của người sinh viên hôm nay đến giảng đường là để học hỏi, tìm kiếm một ngành nghề nào đó cho cuộc sống tương lai, hoặc để tự nâng cao kiến thức hiểu biết Nhưng điều đáng tiếc đã xảy ra: chỉ có 30% trong số họ thực hiện được công việc này. Đây là nhóm sinh viên có thái độ sống tích cực, năng động, có chí hướng và say mê học tập. Những hoạt động của nhóm sinh viên này nhằm mục đích phát triển và hoàn thiện cá nhân như học thêm, làm thêm, đọc sách, đi thư viện. Đồng thời họ cũng thích xem biểu diễn nghệ thuật, tham gia vào các hoạt động xã hội, câu lạc bộ, các lễ hội truyền thống Nhóm sinh viên này hướng những hoạt động của mình vào mục đích thỏa mãn nhu cầu phát triển cá nhân, đồng thời cũng có những hoạt động hướng ngoại tích cực như hướng đến những nơi giao tiếp công cộng, đại chúng. Nơi họ đến và tham gia hoạt động là những tổ chức hoạt động chính quy với mục đích lành mạnh. 3. Giải pháp (Áp dụng theo tưởng Hồ Chí Minh) a. Về giáo dục - Giáo dục lối sống văn hóa cho sinh viên thông qua việc đẩy mạnh chương trình học tập, nghiên cứu khoa học và phát triển tài năng trẻ. Quá trình học tập, nghiên cứu khoa học nghiêm túc đòi hỏi nhiều mặt ở sinh viên như: trí tuệ, phương pháp duy sáng tạo, ý chí, nghị lực vượt khó, trung thực khiêm tốn, ý thức trách nhiệm cá nhân, hoài bão, ước mơ, bản lĩnh cá nhân. Qua đó, rèn luyện cho sinh viên một tác phong làm việc khoa học, một phong cách hiện đại và một lối sống lành mạnh. Nhà trường phải tạo môi trường và điều kiện cho sinh viên học tập: phát huy các phong trào vượt khó học tốt, phát triển mạnh mẽ các loại hình hoạt động hỗ trợ học tập; câu lạc bộ ngành học, môn học. Tổ chức các kỳ thi Olimpic môn học để chọn các tài năng trẻ trong nghiên cứu khoa học. Kêu gọi, vận động các tổ chức kinh tế - xã hội, các nhà tài trợ hỗ trợ cho sinh viên học tập thông qua việc xây dựng “Quỹ học bổng vì bạn nghèo”. Tổ chức, vận động sinh viên tham gia các hội nghị khoa học mang tính chất chuyên ngành; tạo môi trường thuận lợi cho sinh viên bộc lộ tài năng thông qua hình thức nội san, đặc san, chuyên san, câu lạc bộ nghiên cứu trẻ. Sự liên kết giữa gia đình và nhà trường và xã hội là nến tàng để giúp thanh niên, học sinh- sinh viên rèn luyện những giá trị sống tốt đẹp. Tạo môi trường phát triển lành mạnh, trong sạch, bảo vệ các em trước những tệ nạn xã hội, những thói hư tật xấu, tránh xa những cạn bẫy và phát triển một cách bình thường. Nhà trường xây dựng môi trường sư phạm chuẩn mực là nơi học sinh- sinh viên có thể học tập và chia sẽ tâm tình cảm, nơi nuôi dưỡng tâm hồn trong sáng sẽ giúp các em vững bước trên đường đời. Cần thiết lập một hệ thống vấn giáo dục học đường ở trường học và vấn thanh niên ở các tổ chức Đoàn-Hội, các nhà văn hóa,…để các chuyên viên vấn lắng nghe, chia sẽ và can thiệp kịp thời các vần đề mà các em đang gặp phải từ thực tế cuộc sống. Giúp các em bình tâm, lấy lại thăng bằng và nhìn nhận được các giá trị sống tốt mà bản thân mỗi em trước đây chưa nhận thức được do sự giáo dục khiếm khuyết, lỏng lẻo của gia đình, do ảnh hưởng của môi trường sống phức tạp xung quanh mình mà các em chưa có đủ nghị lực vượt qua những khó khăn của bản thân. - Đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị tưởng trong sinh viên. Thông qua việc tổ chức các đợt sinh hoạt chính trị đầu khóa, với các nội dung: quán triệt các Nghị quyết của Trung ương Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo và nhà trường, giới thiệu về tổ chức và các hoạt động của Đoàn, hội. Nhằm nâng cao nhận thức chính trị, hiểu biết xã hội của sinh viên; giúp họ tin tưởng vào công cuộc đổi mới hiện nay, vào con đường đi lên CNXH ở Việt Nam; tránh được âm mưu lôi kéo của kẻ thù; hình thành nhân cách, hoài bão tốt đẹp. Muốn làm tốt công tác giáo dục chính trị tưởng trong sinh viên, phải có sự phối hợp chặt chẽ đồng bộ giữa các cấp ủy Đảng, đoàn thể và các phòng ban liên quan. Phải nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn Mác – Lênin và tưởng Hồ Chí Minh; tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về Đảng và Bác Hồ, đồng thời phải có hình thức tuyên truyền sâu rộng làm cho sinh viên hiểu rõ việc sinh hoạt chính trị vừa là quyền lợi vừa là nghĩa vụ của bản thân. b. Về văn nghệ Đẩy mạnh công tác giáo dục truyền thống. Các loại hình tổ chức giáo dục truyền thống cho sinh viên phải đa dạng, phù hợp với tâm lý tuổi trẻ như: sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, đêm thơ, các buổi tọa đàm, gặp mặt giữa các thế hệ… vào các dịp lễ lớn của dân tộc, ngày truyền thống học sinh sinh viên, ngày thành lập Đoàn thanh niên, ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Đẩy mạnh các hoạt động hướng về cội nguồn bằng hình thức cho sinh viên tham quan các di tích lịch sử, nhà bảo tàng, đặc biệt là những địa danh gắn liền với quá trình hoạt động cứu nước của Hồ Chí Minh; để sinh viên hiểu thêm về truyền thống vẻ vang của dân tộc, phát huy truyền thống đó trong điều kiện mới; để sống, chiến đấu, lao động và học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại. - Giáo dục lối sống văn hóa cho sinh viên thông qua việc xây dựng đời sống văn hóa tinh thần phong phú lành mạnh. Trước hết, phải bài trừ các tệ nạn xã hội, làm trong sạch học đường. Tổ chức các buổi hội thảo, tuyên truyền về phòng chống các tệ nạn xã hội. Tổ chức cho sinh viên đăng ký, cam kết không mua bán, tàng trữ sử dụng chất ma túy và sa vào các tệ nạn xã hội. Tích cực đấu tranh chống các hình thức mê tín dị đoan, sử dụng văn hóa phẩm độc hại trong sinh viên. Bằng cách tổ chức, cổ vũ sinh viên tham gia thực hiện cuộc vận động “Tuổi trẻ sống đẹp”, “Sống và làm việc theo pháp luật”; xây dựng chế độ tự quản trong sinh viên, đăng ký thực hiện các quy chế về nếp sống văn hóa trong nhà trường, trong ký túc xá, trên địa bàn mà sinh viên đang cư trú. Đẩy mạnh các hoạt động giao lưu thể thao, văn hóa văn nghệ, kết nghĩa với các đơn vị bên ngoài như bộ đội, đoàn thanh niên địa phương và các trường bạn. Mở rộng các loại hình văn hóa văn nghệ mang tính quần chúng, thành lập các câu lạc bộ theo sở thích: câu lạc bộ thơ, câu lạc bộ âm nhạc… Do đặc điểm lứa tuổi sinh viên có nhu cầu về sinh hoạt văn hóa tinh thần cao, trình độ nhận thức thẩm mỹ tốt, nên cần phải tăng thêm số đầu báo, tạp chí để làm tăng hiệu quả giáo dục văn hóa. Các chi đoàn cần tiến hành sinh hoạt đọc báo, sinh hoạt lớp thường xuyên, báo của chi đoàn cần được đóng thành tập lưu trữ năm này sang năm khác. c. Về lối sống Cần phải có những chương trình giáo dục, tuyên truyền và hoạt động mang tính định hướng về tính cộng đồng, từ đó xây dựng hình mẫu văn hóa cho lớp trẻ. Văn hóa thanh niên là ở tính nhân văn, nhân đạo của nó. Khi mà sự vấp ngã và thất bại còn đang ở phía sau của những hồn nhiên và chân thực, thì những cái nhìn ban đầu của thanh, thiếu niên về cuộc đời vẫn còn đầy chất thi vị của sự nhân ái. Ngoại trừ những trường hợp đặc biệt, nhìn chung, với những đặc trưng riêng biệt của tuổi trẻ, thanh niên thường hướng về con người và xã hội, hướng về các quan hệ xã hội phía trước với ánh mắt thương cảm và sẻ chia. Ðiều đó tạo nên ở hầu hết thanh niên những hành vi văn hóa mang tính nhân đạo, cảm thông sâu sắc với con người. Tính nhân đạo và nhân văn, tính hồn nhiên và trong sáng, tính mới mẻ và sáng tạo trong văn hóa thanh niên đã tạo ra một chiều cộng cảm rộng lớn trong thanh, thiếu niên. Tính cộng đồng trong văn hóa thanh niên xuất phát trước hết từ chính "tâm lý cộng đồng" của thanh, thiếu niên. Sự cộng hưởng giữa nhu cầu sinh hoạt cộng đồng, nhu cầu biểu hiện mình, nhu cầu sáng tạo với bản chất ngây thơ trong sáng của tuổi trẻ, đã tạo ra sức cuốn hút của văn hóa thanh niên. Cần phải có những hiểu biết về tính đổi mới và sáng tạo trong văn hóa thanh niên, chúng ta cũng đã rất lúng túng khi bắt gặp những "sáng kiến" thái quá trong các sinh hoạt văn hóa của thanh niên. Không thấy hết những đặc trưng về sự sôi động, trẻ trung của văn hóa thanh niên, nhiều người thắc mắc vì sao thanh, thiếu niên ít say mê với văn hóa, văn nghệ dân gian, với tiểu thuyết kinh điển, với âm nhạc cổ điển. Cần phải giáo dục, định hướng để giúp thanh, thiếu niên xa lánh những thứ văn hóa độc hại, nhưng đừng bao giờ ngăn cản sự trẻ trung sôi động, buộc các bạn trẻ phải cảm thụ văn hóa theo cách thức của những người lớn tuổi. Thanh niên cần phải nhận thức đựơc mình là ai, vai trò của thanh niên trong sự nghiệp xây dựng và phát triển thành phố. Đem sức trẻ, trí tuệ, sự năng động sáng tạo, nhạy bén đi đầu trong công cuộc xây dựng quê hương, đất nước- đó là trách nhiệm vinh quang của tuổi trẻ thành phố. - Xây dựng lối sống văn hóa cho sinh viên thông qua các hoạt động xã hội từ thiện. Hoạt động từ thiện xã hội của sinh viên cần tập trung vào việc giúp đỡ gia đình thương binh liệt sĩ, những người tàn tật khó khăn, ủng hộ đồng bào lũ lụt và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội góp phần phát triển kinh tế văn hóa vùng sâu, vùng xa, qua đó giáo dục truyền thống cách mạng, lòng nhân ái, thương yêu đùm bọc lẫn nhau, ý thức chung sống trong cộng đồng của người sinh viên. Để hoạt động này trở thành phong trào sâu rộng, có hiệu quả cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tổ chức vào thời điểm phù hợp. Hình thức tổ chức là phối hợp chặt chẽ giữa các ngành hữu quan để tổ chức chiến dịch “Ánh sáng văn hóa”, “Xóa nạn mù chữ”, “Mùa hè xanh”, các đợt lao động tình nguyện làm đường, cầu, cống, nhà trẻ… ở các địa phương, nhất là vùng sâu, vùng xa, nơi căn cứ cách mạng.

Ngày đăng: 14/12/2013, 01:13

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w