Mắtngười 1. con ngươi 2. củng mạc tròng trắng 3. mí mắt trên 4. giác mạc tròng đen 5. lông mi Mắtngười là một phần của não hình thành từ tuần thứ 3 của phôi kỳ dưới dạng hai túi thị nguyên thủy, phát triển và lồi dần ra phía trước tạo thành võng mạc, thể thủy tinh và các thành phần hoàn chỉnh khác. Cặp mắt là một trong năm giác quan quan trọng, giúp con người quan sát và kiểm soát môi trường chung quanh. Con người có khả năng dùng mắt để liên hệ, trao đổi thông tin với nhau thay lời nói. Do đó trong văn học, mắt có khi được gọi là cửa sổ tâm hồn. Mục lục 1 Mô tả cơ thể học 2 Vật lý quang học thị giác 3 Hệ thống thần kinh thị giác o 3.1 Phản xạ của mắt 4 Các biểu hiện ở mắt trong chẩn đoán lâm sàng 5 Các bệnh về mắt 6 Chẩn học bằng Mống mắt 7 Xem thêm 8 Con mắt trong văn hóa xã hội 9 Chú thích 10 Liên kết ngoài Mô tả cơ thể học Cấu tạo giải phẫu học của mắt người: Blind Spot là điểm mù Mắtngười nằm trong hai lỗ hốc hai bên sống mũi, trên có gò lông mày và trán, dưới giáp xương má. Màng mạc bọc xương của hốc mắt nối tiếp bên sau với màng cứng của não, bọc theo dai dây thần kinh thị giác. Bên ngoài có hai mí mắt khi nhắm lại che kín hốc mắt. Mí trên có lông mi dài cong, lông mi của mí dưới ít hơn và ngắn hơn. Bên trong hốc mắt có các tuyến nước mắt, các bắp thịt di chuyển mắt, trong cùng là các mô mỡ chêm đệm không cho mắt bị kéo vào phía sau bởi các bắp thịt. Tròng mắt là một hình cầu, lớp củng mạc phía ngoài, màu trắng đục (tròng trắng), phía trước bọc bởi một lớp trong gọi là kết mạc. Giác mạc nối tiếp củng mạc lồi ra phía trước, trong suốt để lộ phía trong cầu mắt, tạo thành tròng đen. Bên sau giác mạc theo thứ tự từ ngoài vào trong là khối lỏng thủy dịch, vòng cơ mi (con ngươi), thủy tinh thể nằm trong trung tâm phía sau cơ mi, khối lỏng dịch thủy tinh, và sau cùng, lót phía trong cầu mắt là võng mạc, nơi ánh sáng tác động lên nhiều đầu dây thần kinh hình nón và hình gậy. Những dây thần kinh tụ lại tại một điểm ra phía sau cầu mắt theo dây thần kinh thị giác vào não. Vì điểm này của võng mạc không có dầu thần kinh đón nhận ánh sáng nên gọi là điểm mù. Ánh sáng đi qua thủy tinh thể hội tụ rõ nhất tại hố thị giác trên võng mạc. Cầu mắt di động nhờ sức kéo của 6 bắp thịt: 4 cơ trực - trên, dưới, ngoài, trong; 2 cơ chéo - trên và dưới. Hai cơ trực ngoài và trực trong chỉ đơn giản quay ra ngoài và vào trong. Cơ trực trên quay cầu lên và chếch vào trong 1 chút, cơ chéo dưới, quay lên và ra ngoài 1 chút. Hai cơ này có tác động chung là đưa hướng nhìn lên (tác động ngoài-trong bị khử nhau). Tương tự, cơ trực dưới quay cầu xuống và vào trong 1 chút, cơ chéo trên quay xuống và ra ngoài 1 chút. Hai cơ có tác động chung là nhìn xuống (Khi xét nghiệm hai cơ trực trên và dưới nên bảo bệnh nhân nhìn vào trong 1 chút để tránh tác động của hai cơ chéo. Tương tự, khi xét nghiệm hai cơ chéo trên và dưới nên bảo bệnh nhân nhìn ra ngoài 1 chút để tránh tác động của hai cơ trực). Vật lý quang học thị giác Hình ảnh bên ngoài được tiếp nhận vào mắt qua các tia sáng song song, khi đi qua thủy tinh thể hội tụ vào hố võng mạc. Ở mắt cận thị, vì tinh thể quá dầy (độ hội tụ quá cao) hoặc cầu mắt quá dài, điểm hội tụ nằm phía trước hố võng mạc, tạo hình ảnh mờ. Ngược lại, viễn thị là do tinh thể quá dẹp (độ hội tụ quá thấp) hoặc cầu mắt quá ngắn, điểm hội tụ nằm phía sau hố võng mạc, hình ảnh cũng mờ. Hệ thống thần kinh thị giác Dây thần kinh của hai mắt chéo nhau tại một giao thoa hình chữ X, phía sau tuyến yên trước khi chạy dọc theo bao trong của não đến trung tâm thị giác trên thùy chẩm. Tín hiệu từ bộ phận nhận sáng nửa trong của võng mạc chạy chéo qua và phối hợp với tín hiệu của nửa ngoài võng mạc trong mắt bên kia. Do đó, triệu chứng thị giác có thể suy nghiệm ra trong các trường hợp sau: 1. Hoàn toàn mù một mắt: là do bất bình thường của một mắt hay một dây thần kinh mắt 2. Mù một nửa thị trường cùng bên: là do bất bình thường trong hệ thần kinh sau chỗ giao thoa. 3. Mù hai bên ngoài: là do bất bình thường trong hệ thần kinh tại vùng giao thoa. Phản xạ của mắt Một số phản xạ của mắt dùng trong xét nghiệm lâm sàng: 1. Phản xạ ánh sáng - khi chiếu ánh sáng vào mắt, con ngươi thu nhỏ lại. Vòng phản xạ: ánh sáng chiếu vào bộ phận nhận sáng, chạy theo dây thần kinh thị giác (thần kinh sọ 2) vào nhân pretectal trong não giữa - sau đó chạy tắt (không qua trung tâm thị giác) vào nhân Edinger-Westphal - tiếp theo chạy trở ra dây thần kinh vận nhãn chung (thần kinh sọ 3), vào hạch thần kinh mi, chuyền vào làm co cơ mi - thu nhỏ con ngươi. Xem hoạt hình 2. Phản xạ điều tiết - khi nhìn theo vật từ xa đến gần, con ngươi thu nhỏ lại và thủy tinh thể dầy lên tăng đo hội tụ. 3. Phản xạ mi - khi dùng bông gòn chạm nhẹ vào củng mạc, mi nhắm lại. Các biểu hiện ở mắt trong chẩn đoán lâm sàng 1. Giang mai - Con ngươi Argyll Robertson - ngươi nhỏ, còn phản xạ điều tiết nhưng mất phản xạ ánh sáng - do giang mai não bộ. 2. Rối loạn giáp trạng - tăng giáp làm mắt lộ, mí trên nhắm chậm; giảm giáp làm rụng phần ba lông mày bên ngoài, húp hai mí 3. Bệnh Wilson - vòng Kayser-Fleischer do chất đồng đọng trong màng Descemet của giác mạc 4. Vàng da - củng mạc ngả vàng rõ trước khi vàng da 5. Thiếu hồng cầu - kết mạc nhợt nhạt 6. Rối loạn mỡ máu - ban vàng quanh mắt 7. Hội chứng Horner - mí trên sụp, con ngươi nhỏ Các bệnh về mắt Lé mắt Cận thị Viễn thị Mắt lão Mắt hột Mụt lẹo Cườm thủy tinh thể mắt Tăng nhãn áp Glôcôm Bệnh võng mạc Thâm quầng quanh mắt