Cây rẻquạttrịhovàviêmhọng Trong Đông y, vị thuốc này có tên là xạ can. Nó được dùng trong nhiều bài thuốc và chế phẩm trịviêm đường hô hấp rất công hiệu. Không dùng xạ can cho phụ nữ có thai. Rẻquạt là cây thảo sống nhiều năm, cao 0,5-1 m, thân rễ, mọc bò, phân nhánh nhiều. Thân ngắn bao bọc bởi những bẹ lá. Lá hình dải, dài 30 cm, rộng 2 cm, gốc ốp lên nhau, đầu nhọn, gân song song, hai mặt nhẵn, gần như cùng màu. Toàn bộ các lá xếp thành một mặt phẳng và xòe ra như cái quạt. Hoa có cuống dài, xếp trên nhánh như những tán đơn, màu vàng cam điểm những đốm tía, đài có răng nhỏ hình mũi mác. Quả nang hình trứng, hạt nhiều, màu đen bóng. Bộ phận dùng làm thuốc là thân, rễ. Trong các thí nghiệm, cao cồn xạ can có tác dụng ức chế các chủng vi khuẩn: phế cầu, liên cầu tan máu, trực khuẩn ho gà; chống viêmvà co thắt cơ trơn ruột. Chế phẩm Đại can bào chế từ xạ can và sâm đại hành được thử nghiệm lâm sàng trị nhiễm khuẩn đường hô hấp trên ở trẻ em vàviêmhọng ở người lớn; có kết quả tốt trên 76% bệnh nhi, 85% bệnh nhân viêmhọng cấp tính và 64% bệnh nhân viêmhọng mạn tính. Thuốc được dung nạp tốt, không gây tác dụng phụ. Chế phẩm viên ngậm từ xạ can, cát cánh, trần bì cũng có tác dụng tốt trong điều trịviêm họng, giảm đau, chống viêm tấy, làm mềm và ẩm niêm mạc họng, kích thích xuất tiết, giảm phản xạ ho . Xạ can được coi là một vị thuốc quý chữa viêm họng, viêm amiđan có mủ, ho nhiều đờm, khản tiếng; chữa sốt, đại tiểu tiện không thông, sưng vú tắc tia sữa, đau kinh. Ngày dùng 3-6 g dưới dạng thuốc sắc hoặc bột làm viên ngậm, viên uống. Hoặc dùng 10-20 g thân rễ xạ can tươi, rửa sạch, nhúng qua nước sôi, giã nát với vài hạt muối, vắt nước ngậm và nuốt dần, bã hơ nóng, đắp vào cổ. Trong y học cổ truyền Trung Quốc và một số nước Đông Nam Á, xạ can được dùng phổ biến làm thuốc trừ nhiệt độc, long đờm, điều trịviêm họng, đau họng, viêm thanh quản, viêm amiđan, ho khạc ra nhiều đờm và hen khó thở. Ngày dùng 3-9 g. Bài thuốc có xạ can Chữa viêm họng: Xạ can 4 g, kinh giới 16 g, kim ngân, huyền sâm, sinh địa mỗi vị 12 g; bạc hà, cỏ nhọ nồi, tang bạch bì mỗi vị 8 g. Sắc uống ngày một thang. Hoặc: Xạ can 6 g, sinh địa, huyền sâm mỗi vị 16 g; mạch môn, tang bạch bì, cam thảo nam, kê huyết đằng, thạch hộc, mỗi vị 12 g; tằm vôi 8 g. Sắc uống ngày một thang. Chữa viêm họng, ho đờm: Xạ can 6 g, sâm đại hành 15 g, mạch môn 15 g, cát cánh 6 g. Sắc uống ngày một thang. Hoặc: - Xạ can 8 g, cam thảo dây hoặc mạch môn 10 g. Sắc uống ngày một thang. - Xạ can 8 g, sài đất 10 g, đậu chiều (sao vàng) 8 g, cam thảo dây tươi 6 g. Sắc uống ngày một thang. Viên nén chữa viêm họng: Mỗi viên có 0,08 g bột rễvà lá xạ can, bột cát cánh 0,01 g, bột trần bì 0,01 g, tá dược vừa đủ. Mỗi ngày dùng 10 viên, chia làm 3 lần ngậm. Viên nén và sirô sâm can điều trịviêmhọng cấp và mạn tính: Mỗi viên nén chứa lượng cao tương đương 0,2 g xạ can và 0,5 g huyền sâm. Sirô chứa 8 g xạ can và 20 g huyền sâm trong 100 ml. Người lớn: mỗi ngày uống hay ngậm 8-15 viên, chia 3 lần. Trẻ em: Uống sirô mỗi ngày 2-3 thìa cà phê, chia 3 lần. Chữa viêm amiđan cấp tính: Xạ can 6 g; kim ngân hoa, cỏ nhọ nồi, bồ công anh, mỗi vị 16 g, huyền sâm, sinh địa, sơn đậu căn mỗi vị 12 g; bạc hà, ngưu bàng tử mỗi vị 8 g; cát cánh 6 g. Sắc uống ngày một thang. Hoặc: Xạ can 8 g; kim ngân hoa, thạch cao mỗi vị 20 g; huyền sâm, sinh địa, cam thảo nam mỗi vị 16 g; hoàng liên, hoàng bá, tang bạch bì mỗi vị 12 g. Sắc uống ngày một thang. Chữa viêm amiđan mạn tính: Xạ can 8 g, huyền sâm 16 g; sa sâm, mạch môn, tang bạch bì, ngưu tất mỗi vị 12 g; thăng ma 6 g, cát cánh 4 g. Sắc uống ngày một thang. Hoặc: Xạ can 8 g; sa sâm, mạch môn, huyền sâm, tang bạch bì mỗi vị 12 g. Sắc uống ngày một thang.