1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

Tài liệu Mạng xã hội không dễ “ăn” pptx

4 389 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 165,14 KB

Nội dung

Mạng hội không dễ “ăn” Việc các mạng hội Việt Nam ra đời như “nấm sau mưa” khiến nhiều người muốn đặt câu hỏi liệu đây có thực sự là “mảnh đất”màu mỡ cho các doanh nghiệp? Tiếng tăm và sự thành công của các mạng hội như Facebook, MySpace, LinkedIn đã kích thích tham vọng làm giàu của nhiều chủ đầu tư. Ai cũng muốn thử sức dù đều biết rằng phía sau những cái tên ấy là “cái chết” của không biết bao nhiêu mạng hội khác. Tại Việt Nam, các mạng hội không có tham vọng vươn quá xa, hầu hết chỉ mong có thể khai thác được tiềm năng trong nước. Nhưng còn quá sớm để kết luận mạng hội nào của Việt Nam sẽ thu hút được nhiều thành viên tham gia và mang về nhiều doanh thu nhất. Bùng nổ mạng hội “Made in Vietnam” Những vụ mua bán, sát nhập trị giá hàng tỉ USD trong năm 2007 (như Google mua lại Youtube, Yahoo! Muốn mua Facebook) đã khiến thị trường công nghệ thông tin thế giới được hâm nóng. Rồi chuyện các mạng hội như MySpace, Facebook liên kết với các công ty công nghệ giải trí hàng đầu thế giới để làm quảng cáo trực tuyến khiến các mạng hội trở thành một mô hình kinh doanh hấp dẫn, có giá trị cao. Đó chính là lý do cho sự ra đời của hàng loạt mạng hội Việt Nam như: Cyvee, Yobanbe, Yume, Sannhac, Faceviet… Ngoài ưu thế chung là kết nối không giới hạn về không gian thời gian, các sản phẩm “made in Vietnam” này còn có cá tính, giao diện khá thân thiện với người Việt nên thu hút được sự tham gia của hàng triệu người (Yobanbe có khoảng 150.000 thành viên, Cyvee khoảng 50.000 và Yume khoảng 1,2 triệu thành viên…). Tuy nhiên , thời gian gần đây, các mạng hội dường như đang khựng lại, số người tham gia không còn nhiều như trước. Có nhiều lý do giải thích cho hiện tượng này nhưng có một điều mà nhiều người sử dụng than phiền là hàng Việt Nam đang “nhái hàng hiệu” quá nhiều khiến những cá tính ban đầu dần dần mất đi. Nhìn Cyvee người ta nghĩ ngay tới LinkedIn, vào Henantrua ngỡ như tham gia vào Itsjustlunch, còn Faceviet giống một bản sao của Facebook… Tất nhiên, những người cho ra đời các mạng này cũng có cái lý. Anh Hồ Quang Khánh, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Đăng Hồ, đơn vị chủ quản mạng Cyvee, cho biết: “Khi đi theo những mô hình đã thành công trên thế giới, chúng tôi có thể giảm thiểu những rủi ro. Như vậy việc thu hút vốn đầu tư, đặc biệt vốn từ các quỹ chắc chắn sẽ tốn hơn”. Nhưng câu hỏi mà nhiều người quan tâm nhất là vốn đầu tư cho các mạng hội có lớn hay không và bao lâu thì có thể thu hồi? Chi tiền bây giờ, lợi nhuận về sau Câu nói trên của Peter Thiel, thành viên ban giám đốc Facebook có thể coi là công thức chung của hầu hết các mạng hội. Bởi mục đích ban đầu của họ là làm sao có thể thu hút được càng nhiều thành viên tham gia càng tốt. Sau đó mới nghĩ xem làm cách nào có thể kinh doanh và kiếm lời. Cách kiến tiền của các mạng hội chủ yếu vẫn từ quảng cáo trực tuyến. Nhưng, theo số liệu của Hiệp hội Quảng cáo Việt Nam, hơn 80% thị phần quảng cáo trong nước thuộc về các đài truyền hình, sau đó là báo và tạp chí, quảng cáo trực tuyến chỉ chiếm 1%. Còn theo ước tính của một số chuyên gia về quảng cáo, doanh thu của quảng cáo trực tuyến Việt Nam năm 2007 khoảng 160 tỉ đồng, chiếm 1,5% tổng doanh thu quảng cáo, năm 2008 chiếm 1,8%. Trong đó, quảng cáo trực tuyến chủ yếu tập trung trên các trang báo điện tử lớn. Ước tính, doanh thu trung bình của một mạng hội chưa đến 500 triệu đồng/năm. Theo ông Paul Nguyễn Hưng, Tổng Giám đốc Công ty VON, đơn vị chủ quản YuMe, mặc dù quảng cáo trực tuyến được đánh giá sẽ phát triển mạnh nhưng theo tôi, ít nhất cũng phải sau 5 năm nữa, các mạng hội mới có thể thu hồi vốn. Còn trong thời gian đầu chỉ còn cách liên tục rót tiền để duy trì và phát triển". YuMe là mạng hội "đàn em" nhưng tích hợp được khá nhiều ưu điểm của các mạng hội đi trước thu hút hơn 1 triệu người tham gia chỉ sau gần nửa năm xuất hiện. Anh Khánh, Công ty Đăng Hồ, đơn vị chủ quản Cyvee, cũng đồng ý với ý kiến này. Anh cho biết thêm, câu hỏi mà giới kinh doanh internet thường đặt ra là mô hình kinh doanh này cần bao nhiêu tiền là đủ để hòa vốn. Vì để một mạng hội duy trì hoạt động thì vốn đầu tư rất quan trọng. “Hiện nay, để tồn tại, hầu hết các mạng hội đều cần có sự đầu tư của các quỹ đầu tư mạo hiểm, vì không phải ai cũng sẵn sàng ném tiền qua cữa sổ", anh nói. Tuy nhiên, đầu tư vào mạng hội không phải là một lĩnh vực mới đối với các quỹ đầu tư mạo hiểm. Ông James Vuong, Giám đốc Công nghệ và Đầu tư IDG Ventures Vletnam, cho biết, "những gì chúng tôi tìm kiếm khi đầu tư vào mạng hội cũng giống như khi đầu tư vào các công ty khác. Vấn đề là nó có tạo nên cái gì có giá trị không và lợi thế cạnh tranh là gì…”. Khó khăn như vậy nhưng dường như vẫn có nhiều nhà đầu tư muốn tham gia vào thị trường này. "lnternet là sân chơi mở và rộng lớn, vì vậy việc có nhiều người tham gia cũng là bình thường. Đó là chưa kể sự thành công của các mạng hội thế giới vẫn là liều thuốc kích thích lớn đối với các nhà đầu tư Việt Nam, khiến họ quên những rủi ro như việc có thể bị cộng đồng tẩy chay hay bị các mạng lớn cạnh tranh .", anh Hưng, Công ty VON, quản lý YuMe, nói. Tất nhiên, sau khoảng thời gian tồn tại nhất định, nếu được thị trường chấp nhận, các mạng hội cũng có nhiều cơ hột thu được những món lợi lớn. Bởi theo ông James Vuong, IDG Ventures Vietnam, đa số người dùng lnternet ở Việt Nam đều còn rất trẻ, nên mạng hội rất có tiềm năng. Nhưng trả lời cho câu hỏi hiện mạng hội có là mảnh đất màu mỡ cho các nhà đầu tư muốn bước vào hay không, anh Hưng cho rằng: Kinh doanh mạng hội không hẳn dễ "ăn". 100 người làm có thể chỉ 1, 2 người thành công. . Mạng xã hội không dễ “ăn” Việc các mạng xã hội Việt Nam ra đời như “nấm sau mưa” khiến nhiều người muốn đặt câu hỏi liệu đây có thực sự. phía sau những cái tên ấy là “cái chết” của không biết bao nhiêu mạng xã hội khác. Tại Việt Nam, các mạng xã hội không có tham vọng vươn quá xa, hầu hết chỉ

Ngày đăng: 13/12/2013, 22:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w