Thờicủasáchđiện tử? Thờicủasáchđiệntử đã đến. Hiện có nhiều máy đọc sáchđiệntử (eBook reader) được đưa ra thị trường hoặc đang được chuẩn bị. Một số công ty nghiên cứu thị trường dự báo số lượng máy đọc sáchđiệntử được ti êu thụ trong năm sau vào khoảng bảy triệu chiếc, sáchđiệntử sẽ chiếm 5% thị trường xuất bản trong năm năm tới v à có thể chiếm đến 90% trong 20 năm tới. Đó là nhận định và dự báo được đưa ra vào năm . 2000. Thờicủasáchđiệntử hiện đ ã đến hay chưa đến? Những dự báo lạc quan về thị trường sáchđiệntử vào năm 2000 xuất phát từ sự xuất hiện liên tiếp các loại máy đọc sách chuy ên dùng, mở đầu bởi hai thiết bị mang tên Rocket và SoftBook vào năm 1998. Rocket và SoftBook có kích thước gần bằng quyển sách b ình thường, dùng màn hình đơn sắc, khá nặng (khoảng 1,3 kg) và khá đắt (khoảng 600 USD). Những năm sau đó, triển vọng tươi sáng củasáchđiệntử trôi v ào quên lãng. Có ý ki ến cho rằng sáchđiệntử vẫn luôn phát triển đều đặn trên . máy tính cá nhân. Tuy nhiên, nếu chỉ tồn tại trên máy tính cá nhân, sáchđiệntử rất khó trở thành thương phẩm, không thể tác động đến thị trường xuất bản, không thể tạo ra thú vui đọc sách như trường hợ p sách in. Không chỉ nặng, đắt và tạo cảm giác không thoải mái cho mắt, các máy đọc sách cách nay mười năm đều kết nối internet một cách chậm chạp qua đường điện thoại bằng modem quay số (có sẵn bên trong máy). Số lượng sáchđiệntử sẵn sàng cung c ấp cho máy không nhiều do các nhà xuất bản không mấy tin tưởng vào sự phổ biến của cách thức đọc sách mới. Sự thiếu dứt khoát của các nh à xuất bản còn thể hiện ở chỗ sáchđiệntử được bán với giá xấp xỉ sách in! Máy đọc sách Sony Do sách cung cấp cho máy đọc sách vừa ít, vừa đắt, những người mê đọc sách (đối tượng khách hàng chủ yếu mà máy đọc sách hướng đến) không mấy mặn mà với máy đọc sách. Sáchđiệntử không thoát ra được tình trạng "con gà - quả trứng". Với sự xuất hiện máy đọc sáchcủa Sony (2006), máy đọc sách Kindle của Amazon (2007) và máy tính bảng iPad của Apple (2010), thị trường sáchđiệntử bắt đầu chuyển động, kéo trở lại những dự báo lạc quan. Các thiết bị đọc sách mới đều mỏng, nhẹ và rẻ hơn hẳn so với các thiết bị "tiền bối", có khả năng kết nối internet băng rộng dựa vào công nghệ Wi-Fi hoặc 3G, lại có khả năng đọc sách thành tiếng, thích hợp với người khiếm thị hoặc người bận rộn. Hầu hết ý kiến của các chuyên viên phân tích th ị trường đều cho rằng từ năm 2010 thờicủasáchđiệntử đã đến! Máy đọc sách Kindle 2 Máy đọc sách Sony và Kindle đều dùng giấy điện tử. Giấy điệntử là loại màn hình không phát sáng, chỉ tiêu thụ điện năng khi cần thay đổi nội dung được hiển thị. Trong trạng thái tĩnh, sự hiển thị chữ và hình trên gi ấy điệntử giống như giấy bình thường, nghĩa là cần ánh sáng rọi vào. Nhờ vậy, máy Sony hoặc Kindle ít gây mỏi mắt so với trường hợp đọc sách trên các loại thiết bị số dùng màn hình phát sáng. Do ít tiêu th ụ điện năng, máy đọc sách dùng giấy điệntử có thời hạn dùng pin dài đến vài tuần. Trong khi mô hình kinh doanh máy đọc sáchcủa Sony có phần giống trường hợp máy nghe nhạc, Amazon là nhà cung c ấp sách chuyên nghiệp và máy Kindle gắn liền với cửa hàng trực tuyến Amazon.com. Tuy vậy, máy Kindle vẫn cho phép người dùng đọc sáchtừ những nguồn khác, chẳng hạn từ các thư viện công cộng. Thư viện Sparta (http://www.spartalibrary.com) tại New York là thư viện đầu tiên trên thế giới cho người đọc mượn sáchđiệntử dưới dạng máy đọc sách Kindle: người d ùng có thể đem máy Kindle của thư viện về nhà, trong đó có sẵn những quyển sách đã mượn. Cuối năm 2009, Amazon đưa ra thị trường máy đọc sách mới nhất Kindle DX có khả năng tự động điều chỉnh trang sách khi người dùng thay đổi cách cầm máy (ở tư thế dựng đứng hoặc quay ngang). Theo quảng cáo của Am azon, Kindle DX có thể chứa gần hai ngàn quy ển sách! Đầu năm 2010, Amazon bắt đầu phát hành phiên bản quốc tế của loại máy Kindle DX tại 100 quốc gia (trong đó có Việt Nam). iPad cho phép chọn sáchtừ "nhà sách" iBooks Với máy tính bảng iPad và cửa hàng sách trực tuyến iBooks (hiện chỉ hoạt động tại Mỹ), Apple dự định "đứng trên vai Amazon và vươn xa hơn một chút", theo lời của giám đốc điều h ành Steve Jobs. Cửa hàng iBooks ho ạt động dự vào sự liên kết của Apple với nhiều nhà xuất bản lớn như Penguin Group, Simon & Schuster, Macmillan, . Trong số đó thiếu vắng Random House, nhà xuất bản của những sách bán rất chạy của tác giả Dan Brown: "Da Vinci Code" (mật mã Da Vinci), "The Lost Symbol" (biểu tượng thất truyền). Có không ít ý kiến cho rằng người mê sách sẽ từ bỏ màn hình đơn sắc của Kindle để đến với màn hình sáng đẹp rực rỡ của iPad. Không chỉ là máy đọc sách, iPad còn là thiết bị giải trí đa năng, đáp ứng trọn vẹn nhu cầu đọc, xem, nghe của mọi người những khi rỗi rảnh. Thực ra, Jeff Bezos - giám đốc điều hành Amazon - đã nghĩ về điều đó từ khi tung ra máy Kindle đầu tiên năm 2007. Ông cho rằng khác với máy giải trí đa năng, máy Kindle tái tạo trọn vẹn niềm vui đọc sách: người đọc sách có thể "đắm chìm" vào nội dung sách trong sự yên tĩnh, thoát khỏi sự quấy nhiễu thường trực của "cuộc sống số". Đồng ý với Bezos, nhiều người mê đọc sách cho rằng Kindle v à iPad không loại trừ lẫn nhau. Kindle thích hợp cho các sách khảo cứu hoặc tiểu thuyết, cần đọc lâu, cần nghiền ngẫm. iPad thích hợp cho thể loại truyện ngắn, truyện tranh, truyện thiếu nhi (có nhiều hình màu) hoặc sách tra cứu, tự điển, tức là những sách gắn liền với việc đọc nhanh. Hi ện thời, giấy điệntử chỉ có sắc xám và đáp ứng khá chậm khi thay đổi nội dung. Tuy nhiên, giấy điệntử hiển thị hình màu sẽ xuất hiện trên thị trường trong nay mai. Loại màn hình cảm ứng hai chế độ - chế độ hoạt động như màn hình phát sáng và chế độ hoạt động như giấy điệntử - đã trở thành hiện thực trong các phòng thí nghiệm. Những tiến bộ kỹ thuật có thể thu hẹp sự khác biệt giữa hai loại máy đọc sách tiêu biểu Kindle và iPad. Sáchđiệntử hiện thời được ví như ô-tô thuở sơ khai Ngược với dư luận chung, chuyên viên Michael Mace của công ty tư vấn thị trường Rubicon Consulting (http://www.rubiconconsulting.com/) khẳng định thờicủasáchđiệntử . chưa đến, vì vấn đề "con gà - quả trứng" vẫn tồn tại như mười năm trước. Ngoài ra, Mace cho rằng sáchđiệntử chưa tạo được giá trị đặc thù mà ch ỉ là một loại bản sao củasách in: "Mọi sáchđiệntử đều rất giống sách in. Người xem lật trang bằng cách bấm nút. Bạn có thể lấy tầm nhìn gần để trông rõ hơn các hình vẽ hoặc lấy tầm nhìn xa để xem lướt qua nhiều trang đặt kề nhau. Tạp chí điệntử cũng có quảng cáo xen giữa nội dung như tạp chí thông thường, đôi khi khác biệt ở chỗ hình tĩnh được thay bằng hình động hoặc phim ảnh. Dù vậy, đó chẳng qua là việc đưa sách in lên màn hình của thiết bị số. Tôi chợt nghĩ đến thiết kế ô-tô thuở sơ khai. Ô-tô khi đó có gắn một đầu ngựa bằng gỗ phía trước để khi chạy trên đường không làm cho ngựa thật hoảng sợ. Phần còn lại của ô-tô không khác gì xe ngựa. Đó chỉ là xe ngựa có gắn động cơ. Giờ đây chúng ta thấy điều đó thật tức cười vì rõ ràng cần suy nghĩ lại về toàn bộ thiết kế của xe ". Mace chỉ ra rằng thiết kế củasách in được quyết định bởi cách thức hoạt động hiện hành của ngành xuất bản. Với sáchđiện tử, mọi kinh nghiệm từsách in đều cần được xét lại. Mace tin rằng khi thoát khỏi vấn đề "con gà - quả trứng", thị trường sáchđiệntử sẽ phát triển rất nhanh. Trong thờicủasáchđiện tử, các "nhà xuất bản điện tử" với hoạt động rất khác so với các nhà xuất bản hiện tại. Đó là đơn vị cung ứng dịch vụ có khả năng tạo ra sáchđiệntử với những giá trị mới, khác hẳn sách in. Nếu không được như thế, phần lớn tác giả sẽ tự xuất bản sách để thu lợi nhuận cao hơn, theo phương thức tương tự những người làm phần mềm ứng dụng iPhone hiện nay. Cùng quan điểm với Mace, nhiều người d ùng iPad cho rằng cần xem sáchđiệntử là phần mềm ứng dụng có khả năng tương tác với người xem, giúp họ thực hiện những giao tiếp xã hội liên quan đến việc đọc sách. Có người dự đoán sự xuất hiện trở lại của những loại "sách sống" trên iPad, tương tự sản phẩm Living Book trên CD-ROM nổi tiếng một thờicủa Công ty Broderbund. Với hình dung như vậy, thờicủasáchđiệntử đem đến vô vàn cơ hội kinh doanh mới! Trong thờicủasáchđiện tử, sách in có lẽ vẫn không "hết thời". Bezos cho rằng sự tồn tại 500 năm củasách in đủ nói lên tính hợp lý của nó. Nhà văn J. K. Rowling khẳng định chắc chắn rằng bà sẽ không bao giờ cho phép bộ truyện Harry Potter của mình có "phiên bản điện tử"! . Thời của sách điện tử? Thời của sách điện tử đã đến. Hiện có nhiều máy đọc sách điện tử (eBook reader) được đưa ra thị. dung như vậy, thời của sách điện tử đem đến vô vàn cơ hội kinh doanh mới! Trong thời của sách điện tử, sách in có lẽ vẫn không "hết thời& quot;. Bezos