Chương11khaitháchàngngàyĐCĐTtàuquânsự 11.1. Tổ chức khaithác động cơ trong điều kiện ngày thường Bảo dưỡng thường ngày động cơ nhằm mục đích duy trì tình trạng sẵn sàng làm việc của động cơ trong toàn bộ thời hạn khaithác của nó. Bảo dưỡng đúng quy định động cơ đảm bảo tốc độ hành trình cần thiết và các chất lượng cơ động của tàu chiến, sự làm việc liên tục lâu dài không hư hỏng và gãy vỡ, nhận được công suất máy yêu cầu khi tiêu hao nhiên liệu cực tiểu. Việc phục vụ động cơ đòi hỏi chỉ những người đã được đào tạo chuyên ngành sau khi qua kiểm tra tay nghề thực tế và các kiến thức về thiết bị động cơ và về các hướng dẫn khai thác. Điêden phải làm việc trong sự theo dõi, vì vậy phải tổ chức trực canh gần nó để kiểm tra sự làm việc của nó theo các chỉ tiêu của các khí cụ bằng cách quan sát và nghe: tất cả các chỉ tiêu của các khí cụ được ghi vào trong sổ trực canh máy (động cơ) mỗi khi thay đổi chế độ và qua mỗi giờ ở các chế độ ổn định. Khi phục vụ động cơ phải thực hiện các quy phạm cơ bản sau đây: 1. Trong thời gian động cơ làm việc cần phải theo dõi chế độ làm việc đã định của bôi trơn khi duy trì áp suất và nhiệt độ dầu trong các giới hạn tiêu chuẩn xác lập. Đối với các động cơ cao tốc nhiệt độ của dầu thông thường không vượt quá 80÷90 0 C. Qua mỗi giờ động cơ làm việc cần phải kiểm tra mức dầu trong thùng dầu. Mức dầu tăng chứng tỏ nhiên liệu hay nước lọt vào đó, mức dầu giảm rõ rệt chứng tỏ có dầu chảy vào khoang tàu hoặc vào hệ thống làm mát. 2. Không cho phép quá tải động cơ hoặc các xi lanh riêng biệt của nó. Động cơ bị coi là quá tải nếu chỉ một trong các thông số đặc trưng tải trọng hay ứng suất đã vượt quá các giới hạn cho phép. Phải kiểm tra áp suất cháy cực đại P Z qua mỗi 25÷30 giờ làm việc của động cơ ở các công suất gần với toàn bộ. Khi bảo dưỡng các động cơ ở các chế độ riêng biệt không cho phép nâng cao độ giảm áp trong lưới lọc và độ cản áp trong đường khí xả cao hơn mức qui định. 3. Nhiệt độ nước làm mát ra khỏi động cơ theo nguyên tắc không vượt quá 55 0 C trong các chế độ làm mát hở và 85÷90 0 C trong các hệ thống kín. Nếu vì nguyên nhân nào đó nhiệt độ nước vượt quá giới hạn cho phép, thì trong các động cơ với hệ làm mát kín cần phải tăng lượng cung cấp nước mạn qua két làm mát hoặc giảm lưu thông nước ngọt bên ngoài két làm mát; trong các động cơ với hệ làm mát hở cần phải tăng lượng nước tháo ra ngoài mạn sau khi giảm lưu thông nó vào cửa hút bơm làm mát. Nếu nguyên nhân tăng nhiệt độ là sự quá tải động cơ thì cần phải giảm tải. Trong bất kỳ tình trạng nào cũng không cho phép tăng cung cấp nước lạnh vào động cơ bởi vì điều đó có thể gây ra phát sinh nứt nắp xylanh. Chênh lệch nhiệt độ nước đầu vào và ra động cơ không được vượt quá 10 ÷ 15 0 C . 4. Để tránh các trường hợp đáng tiếc, trong thời gian trực canh cấm ngặt dùng giẻ, bông lau các phần chuyển động của động cơ cũng như thay quần áo gần động cơ đang làm việc. Khi phục vụ động cơ cần phải chấp hành đầy đủ, triệt để các quy tắc kỹ thuật an toàn đã nêu trong các quy định và hướng dẫn. 11.2. Các đặc điểm khaithác động cơ khi đi biển Việc phục vụ động cơ trong khi đi biển dài ngày có một loạt các đặc điểm: 1. Cần thực hiện đặc biệt cẩn thận tất cả các quy định đã thống kê ở trên cho phục vụ hàngngày động cơ, trong thời gian đi biển dài ngày. 2. Việc chuẩn bị cho trạm động cơ và các nhân viên phục vụ cần phải thực hiện theo kế hoạch đi biển riêng, kế hoạch này phải làm được: nhận dự trữ dầu, nhớt… ở mức đầy, hoàn thành các tính toán tầm bơi xa cần thiết, tiến hành bảo dưỡng kỹ thuật hàngngày và định kỳ, thay dầu và thử tàu rời bến trước khi đi biển để kiểm tra các động cơ làm việc ở chế độ toàn tải, tiến hành diễn tập các bài tập chuyên môn cho các nhân viên,… 3. Để đảm bảo tầm bơi xa nhất cần phải sử dụng các động cơ ở các chế độ kinh tế nhất. Nếu cho phép thì nên khaithác các động cơ ở chế độ cục bộ để tăng tuỏi thọ các động cơ và tiết kiệm nhiên liệu. 4. Nếu trên hành trình có những thời gian xác định cho động cơ không làm việc thì cần tiến hành bảo dưỡng hàngngày và bảo dưỡng định kỳ cho chúng. 5. Khi đi biển dài ngày, mỗi nhân viên phải đi ca trong các điều kiện diễn tập huấn luyện hoặc diễn tập chiến đấu chuyên nghành, trong điều kiện tàu nghiêng lắc và điều kiện khí hậu thời tiết xấu gây nên mỏi mệt và giảm sự tỉnh táo của nhân viên khi trực ca. Chỉ huy ngành cơ điện cần phải phân công hợp lý các chiến sĩ và phân chia thời gian cần thiết cho nghỉ ngơi, huấn luyện chuyên nghành, thực hiện các công việc sữa chữa và thời gian tối thiểu xác định cho luyện tập thể lực, Khi đó việc trực canh (đi ca) và kiểm tra các phiên trực cần phải tổ chức đặc biệt rõ ràng. 11.3. Bảo dưỡng động cơ không hoạt động Nếu động cơ chưa hoạt động lâu ngày không được bảo dưỡng thì các chi tiết của nó sẽ chịu ăn mòn. Các chi tiết làm việc của nó khi đó sẽ bị rỉ bề mặt vì màng dầu bảo vệ của nó dần dần bị trôi đi. Việc bảo dưỡng thường xuyên ở dạng quan sát kiểm tra hàngngày và hàng tuần nhằm mục đích kiểm tra tình trạng động cơ không làm việc và ngăn ngừa nó bị ăn mòn. Nội dung là tiến hành vệ sinh bề mặt, phục hồi màng dầu bôi trơn và tiến hành quay định kỳ tất cả các phần chuyển động. 1. Kiểm tra hàngngày Khi quan sát kiểm tra hàngngày phải trừ khử các vết ăn mòn, sự dò chảy nhiên liệu, dầu, nước, bụi bặm trên tất cả các bề mặt thấy được. Phải quay tất cả các van, núm vặn, các cần dẫn động,… để tránh chúng bị “dính”. Phải xả cặn lắng các bình khởi động, két dầu, két nhiên liệu, các ống xả, các bầu khí và từ hệ thống khí thải của động cơ. Dùng thiết bị quay trục quay động cơ kết hợp với bơm sục dầu. Khi đó tất cả các bề mặt làm việc và dẫn động được phủ lớp bôi trơn bảo vệ (riêng với động cơ M -500 không làm được nguyên công này). Mọi trục trặc được phát hiện khi kiểm tra phải được khắc phục ngay. Sau kiểm tra đưa động cơ về trạng thái ban đầu. 2. Kiểm tra hàng tuần Khi quan sát kiểm tra hàng tuần phải thực hiện tất cả các công việc như khi kiểm tra hàngngày nhưng chi tiết hơn. Tháo mở các nắp để kiểm tra các -te và độ kín nắp xy lanh. Kiểm tra các gujông và sự ăn mòn trên các chi tiết chuyển động và các xy lanh. Kiểm tra sự có dầu đến các các ổ trục, ổ biên đến làm mát pít tông, đến cơ cấu phân phối khí và các ổ trục cam. Nếu động cơ không làm việc cả tuần thì phải khởi động nó và cho chạy không tải trong 10 ÷ 15 phút để xác nhận trạng thái bình thường các bộ phận và hệ thống của động cơ. Cấm ngặt quay động cơ bằng khí nén mà không khởi động nó vì trong trường hợp này hơi ẩm sẽ ngưng tụ trên bề mặt các xy lanh gây ra ăn mòn. Khi nhiệt độ trong khoang máy giảm xuống thấp hơn +5 0 C cần phải tháo sạch nước khỏi tất cả các hệ thống làm mát và thổi bằng khí nén áp suất thấp. Khi động cơ không làm việc trong cả tháng và không khởi động nó thì tất cả các bề mặt không sơn cần bôi một lớp dầu. 11.4. Niêm cất và phá niêm cất động cơ Niêm cất động cơ được tiến hành để đề phòng không bị ăn mòn trong các trường hợp không hoạt động dài ngày, ví dụ khi bảo quản trong kho, khi vận chuyển hoặc khi đưa tàu lên bờ trong thời gian mùa đông. Với mục đích đó trên các chi tiết, cơ cấu và thiết bị của động cơ được bôi một lớp các loại dầu đặc biệt. Các chất bôi đặc biệt, ví dụ: chất bôi trơn mác K -17, đảm bảo bảo vệ động cơ trong thời gian vài năm. Trong trường hợp chung, việc chuẩn bị niêm cất động cơ bao gồm: thay dầu cũ, vệ sinh tất cả các bề mặt chịu niêm cất, sấy khô toàn bộ các hệ thống và ống dẫn của động cơ. Khi niêm cất phải thực hiện các nguyên công sau đây: xúc rửa hệ thống bôi trơn động cơ bằng loại dầu bảo vệ được quy định, đồng thời quay trục khuỷu 3 ÷ 4 vòng, nạp dầu với số lượng quy định vào xylanh qua lỗ lắp vòi phun hay lỗ lắp van chỉ thị, nạp đầy các ống dẫn và vòi phun bằng nhiên liệu sạch, còn các khoang của bơm cao áp, hệ thống bôi trơn và Các -te động cơ được nạp đầy dầu. Các bề mặt kim loại không sơn được phun quét lớp bôi trơn bảo vệ, cao su và các bề mặt lau bằng vải sạch khô. Khi niêm cất tại chỗ động cơ không làm việc vài năm ở trên tàu, trong khoang máy cần thực hiện sấy tĩnh hoặc sấy động bằng không khí đạt độ ẩm tương đối trong giới hạn 25 ÷ 40%. Việc sấy tĩnh không khí được thực hiện bằng cách đưa chất xilicagien vào trong khoang máy với số lượng 1kg cho 1m 3 thể tích buồng máy, và theo mức độ bão hoà hơi ẩm của xilicagien mà thay thế. Việc sấy động bằng không khí được thực hiện nhờ thiết bị sấy, bơm không khí ẩm trong khoang máy qua bộ hấp thụ hơi ẩm có chu kỳ theo vòng kín. Kể cả khi sấy tĩnh hay sấy động, tất cả các khoang trong của động cơ cũng như các khoang của các hệ thống không khí và hệ thống nước đều phải thông với không gian khoang máy. Trong khoang máy cần duy trì nhiệt độ không thấp hơn +5 0 C và dao động nhiệt độ trong một ngày đêm không vượt quá 10 ÷ 15 0 C. Độ ẩm tương đối không vượt quá 50 ÷ 60% . Trong khoang máy phải có nhiệt kế và ẩm kế và phải ghi lại chỉ số của chúng. Phải kiểm tra định kỳ các động cơ niêm cất theo thời hạn đã quy định. Khi phá niêm cất động cơ thì làm sạch các chất phủ ở các khoang trong và trên các bề mặt chi tiết và đưa động cơ về trạng thái làm việc được. Dùng nhiên liệu động cơ để rửa các chất niêm cất phủ trên các bề mặt các chi tiết. Tháo dầu khỏi các ống dẫn và các -te động cơ. Nối ghép tất cả các đường ống và lắp đặt các dụng cụ đo kiểm đã tháo ra. Nạp dầu nóng sạch vào két dầu và nước vào hệ thống làm mát. Chuẩn bị động cơ phá niêm cất vào khởi động theo đúng hướng dẫn, cho khởi động và sấy nóng khoảng 20 ÷ 30 phút. Kiểm tra sự làm việc của tất cả các bộ phận, thiết bị, hệ thống và các dụng cụ đo kiểm. Sau khi dừng máy phải kiểm tra kỹ lưỡng động cơ. Tháo rửa tất cả các bầu lọc dầu, tiến hành thay dầu. Các số liệu kỹ thuật cụ thể về các loại dầu bôi trơn và về công nghệ niêm cất và phá niêm cất được cho trong các hướng dẫn và thuyết minh của nhà máy chế tạo. 11.5. Tài liệukhaithác ĐCĐT Trạm động cơ cần có các tàiliệu sau: - Nhật ký trực canh máy cho các động cơ chính; - Các nhật ký trực canh các động cơ phụ; - Nhật ký hàngngày của các thiết bị phụ; - Lý lịch các động cơ; - Thuyết minh và các hướng dẫn khaithác động cơ; - Tập bản vẽ, sơ đồ và biểu đồ. Tài liệukhaithác cần cho tính toán các chế độ và thời gian làm việc của các động cơ, ghi chép các số liệu về các trục trặc và những sửa chữa đã thực hiện, tính các dự trữ nhiên liệu, dầu bôi trơn, nước làm mát, vật tư phụ tùng và trạng thái kỹ thuật các động cơ, lên lớp cho nhân viên phục vụ. Các sổ nhật ký trực canh và hàngngày có cùng một mẫu. Tất cả các sổ nhật ký và thuyết minh cần đánh số thứ tự và ghim thành tập. 1. Sổ nhật ký trực canh máy chính Sổ nhật ký trực canh máy chính gồm: 3 phần chính * Phần thứ nhất: Chiến sĩ trực canh dưới sự hướng dẫn của chỉ huy ghi: thời gian khởi động, dừng máy và thay đổi chế độ làm việc, các chỉ số của các đồng hồ khi khởi động và khi thay đổi chế độ làm việc, cũng như qua mỗi giờ ở chế độ ổn định, các số liệu về tiêu hao nhiên liệu, dầu bôi trơn và số giờ làm việc của động cơ. Khi thay ca, các nhân viên trực canh phải ký nhận bàn giao ca. Các tiểu đội trưởng và trưởng nghành 5 hàngngay kiểm tra và ký xác nhận vào phần này. * Phần thứ hai: Tiểu đội trưởng ghi kế hoạch và tính tất cả các công việc bảo dưỡng thường xuyên và bảo dưỡng định kỳ cũng như ghi các sự cố trục trặc phát hiện được và các biện pháp thực hiện để khắc phục. * Phần thứ ba: Tiểu đội trưởng phải làm quyết toán hàng tháng và sự làm việc của động cơ về tiêu hao nhiên liệu, dầu bôi trơn. Phải nêu được số giờ làm việc trong tháng, nhận xét về sự làm việc của các cơ cấu và tiêu hao các phần dự trữ. Nghành trưởng ký vào phần này. Sổ nhật ký trực canh cũng như tất cả các tàiliệu khác phải được ghi chép đều đặn thường xuyên và nghiêm túc bằng mực và phải chính xác. 2. Sổ nhật ký trực canh máy phát Trong sổ trực canh của động cơ - máy phát ghi chép về khởi động và dừng máy, các số liệu trên đồng hồ đo, số giờ làm việc của động cơ và các công việc bảo dưỡng hàngngày và định kỳ được thực hiện. 3. Sổ nhật ký trực canh thiết bị phụ Trong sổ nhật ký các thiết bị kỹ thuật phụ hàngngày thực hiện ghi chép số giờ làm việc của các cơ cấu phụ, các công việc bảo dưỡng hàngngày và định kỳ thực hiện cho các thiết bị này, tiêu hao nhiên liệu, dầu bôi trơn và làm quyết toán tháng về sự làm việc của tất cả các thiết bị phụ. 4. Lý lịch động cơ Lý lịch động cơ là tàiliệu chính đặc trưng trạng thái máy sau khi chế tạo, thử nghiệm trong nhà máy và trong thời gian khaithác trên tàu. Nó có 2 phần: * Phần 1: Do nhà máy chế tạo thực hiện, trong đó có các số liệu thiết kế cơ bản của động cơ, các vật liệu và các đặc tính của chúng đối với các chi tiết chính, thống kê các khí cụ đo kiểm, các phần dự trữ, dụng cụ và đồ nghề, các kết quả thử nghiệm ở nhà máy, thử tại bến và thử hành trình. Các số liệu này được sử dụng khi khaithác động cơ hàngngày và khi sửa chữa nó, để đối chiếu với các thông số động cơ khi điều chỉnh. * Phần 2: Do cán bộ ngành cơ điện thực hiện, trong đó ghi tất cả các sửa chữa và các kiểm tra đã tiến hành, các kết quả đo đạc các chi tiết và thay thế chúng khi sửa chữa, các số liệu về hư hỏng và sự cố, số giờ làm việc của động cơ hàng tháng. Trong tất cả các sổ ghi và lý lịch có phần cho nhận xét kiểm tra để người có chức trách tương xứng ghi nhận xét về sự bảo quản các cơ cấu, về việc hoàn thành các yêu cầu hướng dẫn khaithác và ghi chép tài liệu. Phải chỉ ra thời hạn hết hiệu lực các nhận xét này. Chỉ đạo thực hiện đúng đắn và kịp thời các tài liệukhaithác là trách nhiện của chỉ huy nghành cơ điện. Nó cho phép đánh giá chính xác đầy đủ tình trạng các thiết bị kỹ thuật của con tàu, giúp cho việc xác định đúng các nguyên nhân hư hỏng và sự cố, khắc phục nhanh chóng và có biện pháp cần thiết để phòng ngừa chúng. . Chương 11 khai thác hàng ngày ĐCĐT tàu quân sự 11. 1. Tổ chức khai thác động cơ trong điều kiện ngày thường Bảo dưỡng thường ngày động cơ nhằm. hướng dẫn và thuyết minh của nhà máy chế tạo. 11. 5. Tài liệu khai thác ĐCĐT Trạm động cơ cần có các tài liệu sau: - Nhật ký trực canh máy cho các động