1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Tài liệu Nhớ công ơn thầy pptx

5 371 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 230,51 KB

Nội dung

NHỚ CÔNG ƠN THẦY Từ khi người Trung Hoa đặt nền đô hộ trên đất nước ta, họ đã nghĩ ngay đến việc cho du nhập nền văn hoá Trung Hoa vào xã hội Việt Nam, trước tiên là để đào tạo lớp quan lại bản xứ để giúp họ trong công việc cai trị. “ Tổ tiên ta bắt đầu học chữ Hán ngay từ buổi đầu đời Bắc thuộc (111 trước Tây lịch), mà có lẽ từ đời Triệu Đà (207-137 trước Tây lịch) nữa, song việc giáo dục bắt đầu có tổ chức thì từ đời Sĩ Nhiếp (187-226)”(1) . Trong hơn 1000 năm bị Trung Hoa đô hộ (111 trước Tây lịch - 938 sau Tây lịch) và trong suốt cả ngót ngàn năm quốc gia độc lập (939-1918), người Việt ta hoàn toàn học theo sách vở của người Tàu. Ta xem chữ Hán, còn gọi là chữ Nho tức thứ chữ quảng bá nền văn minh Nho giáo, được dân ta chấp nhận viết như người Trung Hoa và phát âm theo cách của người Việt Nam, và ta đã xem thứ chữ ấy là chữ của mình và đã gọi chữ Hán là chữ Ta (tức là chữ của ta, của mình). Chữ Nho dùng để dạy đạo đức luân lý của thánh hiền, của các bậc tiên thánh như Khổng Tử, Mạnh Tử, của các bậc tiên Nho như Chu Hy, Trình Hạo, Trình Xuyên v.v. . Thế nên ông cha ta ngày xưa vẫn xem trọng chữ Nho, được xem là thứ chữ của thánh hiền : Một chữ ông Thánh bằng gánh vàng. Sở dĩ chữ thánh hiền qúy như vậy không phải chỉ vì nó là thứ chữ truyền bá đạo Nho là đạo của thánh hiền mà còn là vì “Trong non một nghìn năm (từ năm 939 đến cuối thế kỷ thứ XIX), trải mấy triều Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hậu Lê và Nguyễn, chữ nho vẫn được coi làm chữ của chánh phủ dùng : học hành, thi cử, luật lệ, dụ sắc, giấy tờ việc quan đều dùng chữ nho” (2), và lẽ đương nhiên, con đường tiến thân duy nhất của người xưa là phải qua con đường khoa cử bằng chữ Nho. Sau khi nước nhà được hoàn toàn độc lập (939), các triều đại đầu tiên quá ngắn ngủi (nhà Ngô, 939-965, nhà Đinh, 968-980, nhà Tiền Lê, 980-1009) lại còn phải đối phó với nạn nội chiến tranh quyền đoạt vị nên việc hoc hành thi cử hầu như không được chú trọng. Việc dạy chữ nghĩa phần lớn là do nhà chùa đảm nhận. Nhân tài giúp nước chống ngoại xâm hay phò tá cho các triều đại đầu tiên phần lớn xuất thân từ cửa Thiền. Phải đợi đến khi nhà Lý (1010-1225) thiết lập triều chính được tương đối vững vàng, vua Lý Thánh Tông (1054-1072) mới cho lập Văn miếu vào năm Canh Tuất (1070) để thờ Khổng Tử và các bậc tiền hiền, Nho giáo từ đây mới bắt đầu hưng khởi. Đến năm At Mão (1075), vua Lý Nhân Tông (1072-1127) mới cho mở khoa thi đầu tiên gọi là khoa thi tam trường để lấy người có học thức ra làm quan và năm Bính Thìn (1076) cho lập Quốc Tử Giám để đào tạo nhân tài. Vậy là từ đây chỉ có những người xuất thân từ khoa cử mới có thể bước chân vào hoạn lộ. Triều đình còn chuộng thi, thư Khuyên chàng đèn sách, sớm trưa học hành Bởi vì khoa cử là con đường duy nhất để cho giới nam nhi lập thân, lập nghiệp, thế nên dân ta vẫn quan niệm phải để chữ cho con để con tìm đường tiến thân: Một kho vàng không bằng một nang chữ. Ngay trong sách giáo khoa xưa dạy cho các lớp sơ học cũng đã có câu : Di tử kim mãn doanh Hà như giáo nhất kinh (Để cho con đầy một rương vàng Sao bằng dạy cho con một quyển sách) Chữ nghĩa thánh hiền quả là chiếc chìa khóa mở ra mọi ngõ ngách của sự thành công . Nó đào tạo nên một lớp nhà Nho hữu ích cho xã hội. Bởi lẽ, “các nhà Nho đều có một tư cách và một chí hướng chung, đều muốn bồi đắp cho cương thường, giữ gìn lấy chính giáo, hoặc lấy sự nghiệp mà giúp vua, giúp dân hoặc lấy phẩm hạnh mà làm mẫu mực cho người đời, hoặc lấy giáo hóa mà tác thành bọn hậu tiến, nên đều được xã hội tôn trọng, dù chẳng được triều đình ban cho chức tước bổng lộc, cũng được dân chúng quý mến phục tòng” (3) Thế nên, người con trai lúc nào cũng phải lo việc dùi mài kinh sử để tạo cho mình một tương lai tươi sáng : - Trai thì đọc sách ngâm thơ Dùi mài kinh sử để chờ kịp khoa Mai sau nối được nghiệp nhà Trước là đẹp mặt, sau là ấm thân - Học trò đèn sách hôm mai Ngày sau thi đỗ nên trai mới hào Làm nên quan thấp quan cao Làm nên lọng tía, võng đào nghênh ngang - Học hành thì ích vào thân Chức cao quyền trọng dần dần theo sau. Ngay cả trong tình yêu và hôn nhân, người có chữ thánh hiền vẫn chiếm thế thượng phong , vẫn được coi trọng hơn những giới khác kể cả những kẻ giàu có “ruộng sâu trâu nái”, “tiền vạn, bạc muôn” : - Chẳng tham ruộng cả, ao liền Tham vì cái bút, cái nghiên anh đồ. - Chẳng tham vựa lúa anh đầy Tham năm ba chữ cho tầy thế gian - Đêm nằm nghĩ lại mà coi Lấy chồng hay chữ như soi gương vàng Người hay chữ được xem là chỗ dựa vững chắc của gia đình : Đôi bên bác mẹ cùng già Cậy anh hay chữ để mà cậy trông Vậy là, muốn hay chữ thì phải tìm thầy để học: - Dốt kia thì phải cậy thầy Vụng kia cậy thợ thì mầy làm nên. - Dốt nát tìm thầy Bóng bầy (?) tìm thợ. Trong suốt thời kỳ Nho học ngự trị nền giáo dục Việt Nam, tức từ khi nhà Lý cho mở trường Quốc Tử Giám ở kinh đô Thăng Long vào năm 1076 cho đến khoa thi cuối cùng do triều đình nhà Nguyễn tổ chức vào năm 1918, triều đình chỉ cho mở trường học đến cấp huyện, cấp phủ và chỉ đảm trách việc dạy cho các sĩ tử sắp bắt đầu lều chõng đi thi. Vả lại, triều đình cũng không hề hạn chế việc mở trường dạy học. Thế nên, “trong dân gian thì xưa nay việc học vẫn hoàn toàn tự do, từ bậc tiểu học đến đại học, nhân dân tự lo liệu lấy” (4). Trong tác phẩm Việt Nam Phong Tục, Bưu Văn Phan Kế Bính cũng đã xác nhận: “Ta trước đây không có hương học, nhưng làng nào cũng có năm ba trường Vậy là viêc học ngày xưa phần lớn thường do tư nhân đảm trách. Thầy dạy chữ Nho thường được gọi là thầy Khóa hay thầy Đồ. Chữ khóa do chữ “khoá sinh” tức học trò thi. Chữ đồ là do chữ “sinh đồ” tức là người đã thi đỗ sinh đồ. Trước đời Gia Long (1802-1819), những người đỗ Tú tài gọi là đỗ Sinh đồ. Sinh đồ là học vị thấp nhất trong nấc thang khoa cử ngày xưa. Những người chỉ đỗ sinh đồ thì vẫn chưa được bổ dụng làm quan, ngoại trừ những người được tập ấm tức là những con cái của các quan lại của triều đình. Do đó, trong khoảng thời gian chờ khoa thi sau, thường kéo dài từ 3 năm đến 6 năm tùy theo cách thức tổ chức thi cử của mỗi triều đại, các thầy khóa hay các thầy đồ thường mở lớp học tại nhà, hoặc đôi khi đến một địa phương giàu có để mở lớp dạy học. Thực ra, các thầy khóa hay thầy đồ chỉ dạy các lớp sơ tập, còn các lớp trung tập và đại tập phải do các ông cử (cử nhân), ông nghè ( tiến sĩ) đảm trách. Các ông cử, ông nghè nầy có thể là các quan chức ngành giáo dục giữ các chức vụ như Đốc học ở tỉnh hay Huấn đạo, Giáo thụ ở phủ, huyện. Ngoài ra, cũng có các người đỗ đạt cao nhưng lại không muốn xuất chính mà chỉ ở nhà mở trường dạy học, hoặc là các vị hưu quan cũng có thể mở trường dạy học ở ngay làng xã mình theo đúng với quan niệm “tiến vi quan, đạt vi sư” ( khi đã dỗ thì ra làm quan, khi đã hoàn thành sứ mạng thì về hưu mở trường làm thầy dạy học). Học trò của những vị nầy thường là những học trò đã trưởng thành, hoặc hỏng thi hương hoặc hỏng thi hội. Họ thường đến đây để ôn tập bài vở, để học những kinh nghiệm khoa cử của các bậc khoa bảng đàn anh. Ngoài các lớp học của các thầy đồ hay cuả các vị hưu quan, các nhà giàu có hay các vị quan lại bận công vụ thường mời thầy về nhà để dạy cho con cháu của mình : - Con cậu cậu nuôi thầy cho Cháu cậu cậu bắt chăn bò, chăn trâu : . . . - Vinh quy bái tổ về nhà Bõ công đèn sách mẹ cha nuôi thầy. Ong thầy giữ một địa vị quan trọng trong xã hội xưa. Bởi lẽ, chẳng những ông thầy là một nhà giáo dục, ông thầy còn đóng vai trò của một nhà mô phạm, một nhà đạo đức. “Ông thầy đời xưa dạy học trò chẳng những bằng sách mà còn bằng người, nghĩa là ông thầy lấy chính mình làm khuôn phép cho học trò noi theo. . .” ( 6). Dạy con từ thuở tiểu sinh Gần thầy, gần bạn tập tành lễ nghi. . . Người xưa vẫn quan niệm “tiên học lễ, hậu học văn” (trước tiên là học lễ nghĩa, sau đó mới học chữ nghĩa, văn chương). Những giềng mối trong xã hội xưa được quy vào “ngũ luân”, đó là những mối liên hệ giữa: quân-thần (vua-tôi), phụ-tử (cha-con), phu-phụ (chồng-vợ), huynh-đệ (anh-em) và bằng hữu (bạn bè). Tuy ông thầy chỉ được sắp vào mối liên hệ “bằng hữu”, nhưng trên một phương diện khác, ông thầy lại được sắp xếp theo một thứ bậc quan trong hơn nhiều, đó là quan niệm “Quân-Sư-Phụ” (Vua, Thầy học, Cha). Vai trò của ông thầy đứng sau vua nhưng quan trọng hơn người cha. Chính trong sách Hiếu Kinh - một bộ sách chép những lời đức Khổng Tử nói với thầy Tăng Tử về đạo Hiếu - cũng từng dạy : “ Dân sinh ư tam sự chi như nhất” có nghĩa là : Người ta đối với ba đấng đều phải phụng thờ như một”, ba đấng đây là chỉ Vua-Thầy-Cha. Sở dĩ ông thầy được tôn trọng như vậy là vì, theo quan niệm của người xưa, cha mẹ chỉ lo nuôi con, còn việc dạy dỗ con nên người, làm nên sự nghiệp lại là công lao chính của ông thầy : - Ngày nào em bé cỏn con Bây giờ em đã lớn khôn thế nầy Cơm cha, áo me, công thầy Nghĩ sao cho bõ những ngày ước ao - Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy Gắng công mà học có ngày thành danh - Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy Khuyên con lo học cho tày người ta Trong tác phẩm “Nếp Cũ : Con Người Việt Nam”, nhà biên khảo Toan Ánh cũng đã viết : “Việc học hành của con cái, cha mẹ tin cậy hoàn toàn ở ông đồ. Nhiều học trò chỉ theo học một ông đồ từ lúc vỡ lòng cho đến khi thi. . . Tình thầy trò thật khăng khít như tình cha con, và sự thân mật nầy đem lại sự thâm giao giữa ông đồ và phụ huynh học sinh trong một tình thân ái mật thiết…. . .” (7) Muốn sang thì bắc phù kiều Muốn con hay chữ phải yêu mến thầy Có lúc vì cực khổ quá, bần bách quá, con người đâm ra liều lĩnh mà nói quàng nói xiên : Khó thì hết thảo, hết ngay Công cha cũng bỏ, nghĩa thầy cũng vong Hoặc đôi khi cũng có những những ông thầy không giữ được tư cách của mình mà làm điều không hay gây tai tiếng, làm mất niềm tin: Cả làng có một ông đồ Dạy học thì ít, mò cua thì nhiều Thương thầy trò cũng muốn theo Trò sợ thầy nghèo bán cả trò đi. Chứ thực ra, đối với người xưa, cái nghĩa thầy trò nặng lắm, dù là đối vớ thầy dạy chữ hay thầy dạy nghề : - Một chữ nên thầy, Một ngày nên nghĩa. - Gươm vàng rớt xuống hồ Tây Công cha cũng trọng, nghĩa thầy cũng sâu Học trò phải quý mến thầy, phải tôn trọng ông thầy theo cái lẽ “tôn sư trọng đạo” (kính trọng thầy và tôn trọng đạo đức). “Học trò khi mới vào học gọi là nhập môn, phải kiếm buồng cau lạy yết kiến thầy hai lạy. Lúc học gặp khi mồng năm ngày Tết như tết Nguyên Đán, tết Thanh Minh, tết Đoan dương, tết Trung thu mùa nào thức ấy, hoặc cặp gà thúng gạo, hoặc đường mứt bámh trái, hoặc năm ba quan tiền, tùy tình đa thiểu mà đem đến lễ thầy. Khi nhà thầy có việc, hoặc việc hiếu, hoặc việc hỉ, hoặc khi có kỵ, học trò cũng kiếm lễ vật đến lễ và giúp dập công việc cho nhà thầy” (8) - Mồng một tết cha, Mồng ba tết thầy - Mồng một thì ở nhà cha, Mồng hai nhà vợ, mồng ba nhà thầy, “Ngày mồng ba, học trò dù đã lớn tuổi, dù đã chức trọng quyền cao cũng đến bái niên thầy học và lễ gia tiên” (9). Như ở trên chúng ta đã thấy, người xưa vẫn xem ông thầy như một tấm gương về đạo lý cho con em noi theo, thế nên, muốn trở thành ông thầy thì trước tiên mình phải biết tôn trọng thầy học của mình – sự tôn trọng nầy phải được biểu lộ bằng những hình thức cụ thể như ở trên đã lược qua. Trong những thời kỳ nho học cực thịnh, khi thầy mãn phần, học trò phải để tang thầy ba năm. Những học trò được thầy và ban học tín nhiệm cử làm trưởng tràng thì khi thầy chết, học trò phải chung nhau làm một căn nhà nhỏ bên mộ thầy để anh trưởng tràng lo hương khói nếu thầy không có con trai lo việc tề tự : Có thờ thầy mới được làm thầy. Tóm lai, vai trò của ông thầy trong xã hội thật quan trọng. Nhất là trong xã hội Nho giáo, lấy luân lý đạo đức làm nền tảng giáo dục, vai trò của ông thầy lại càng quan trọng hơn. Làm con phải nhớ công ơn cha mẹ, làm học trò phải nhớ đến công ơn của thầy học. Đó là một bổn phận, đó cũng là một nghĩa vụ : Mẹ cha công đức sinh thành Ra trường thầy dạy học hành cho hay Muốn khôn thì phải có thầy Không thầy dạy dỗ đố mầy làm nên Mười năm luyện tập sách đèn Công danh gặp bước chớ quên ơn thầy Yêu kính thầy mới làm thầy Những phường bội bạc sau nầy ra chi ! Trên đây là một bài học luân lý mà nhân dân Việt Nam đã truyền dạy cho nhau từ nhiều đời nay và đối với chúng ta ngày nay vẫn còn nguyên giá trị. ĐÀO ĐỨC NHUẬN . giáo dục, vai trò của ông thầy lại càng quan trọng hơn. Làm con phải nhớ công ơn cha mẹ, làm học trò phải nhớ đến công ơn của thầy học. Đó là một bổn phận,. bên mộ thầy để anh trưởng tràng lo hương khói nếu thầy không có con trai lo việc tề tự : Có thờ thầy mới được làm thầy. Tóm lai, vai trò của ông thầy trong

Ngày đăng: 13/12/2013, 20:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w