Vàngdalàgì?Vàngda không phải là một bệnh, đúng hơn đó là một triệu chứng. Vàngdalà sự nhuộm màu vàng của da và niêm mạc, kết mạc mắt (lòng trắng mắt). Màu vàng này là do sự tăng cao bất thường chất sắc tố mật bilirubin trong máu. Màu vàng lan khắp các mô và dịch cơ thể. Tại sao có sự tăng bilirubin trong máu ? Khi hồng cầu bị hủy trong máu, hemoglobin là một phân tử có trong hồng cầu, nhiệm vụ chuyên chở oxi, sẽ phân hủy thành bilirubin. Bilirubin được vận chuyển đến gan và bài tiết vào ruột như là một thành phần của mật. Vàngda nói lên điều gì ? Vàngda nói lên bệnh lý của gan hay mật. Khi sự bài tiết bilirubin bị cản trở, sẽ làm cho bilirubin tăng lên trong máu, kết quả là gây vàng da. Viêm hay những bất thường khác của tế bào gan, sẽ gây cản trở sự bài tiết bilirubin vào trong đường mật. Sự bài tiết bilirubin có thể bị cản trở do đường dẫn mật ngoài gan bị tắc do sỏi hay do khối u. Vàngda cũng có thể là kết quả của sự phá hủy quá nhiều hồng huyết cầu ( một quá trình gọi là tán huyết) và vì vậy làm tăng lượng bilirubin trong máu. Điển hình loại này gặp trong thiếu máu tán huyết (khác với thiếu máu do bất sản tủy, trong bệnh này tủy xương không sản xuất đủ hồng cầu). Vàngda sơ sinh là gì ? Vàngda sơ sinh rất thường gặp, vàngda này là do tán huyết khi sanh và xổ nhau, và gan trẻ sơ sinh chưa hoàn hảo, nên không thể bắt giữ và chuyển hoá hết lượng bilirubin trong vài ngày. Hội chứng Gilbert là gì ? Trong hội chứng Gilbert, lượng bilirubin trong máu tăng nhẹ, không phải là nguyên nhân gây ra vàng da. Bệnh này là do di truyền, và thường được phát hiện tình cờ trong lần làm xét nghiệm gan. Bệnh không gây ra triệu chứng và cũng không có vấn đề gì. Từ vàngda xuất phát từ đâu ? Từ hình tượng màu vàng trong” nhìn mọi vật màu vàng” đó là sự qui kết không phù hợp. Điều này có thể phản ánh sự không thích hợp khi người bệnh vàngda nhìn thức ăn, vì vậy vàngda nặng điển hình làm cho người bệnh ăn mất ngon, buồn nôn, và mệt mỏi. Bệnh vàngda ở người lớn Rất nhiều bệnh có thể gây vàngda do mức bilirubin trong máu tăng. Nếu nước tiểu trong thì thường là do huyết tán, tiên lượng nhẹ. Còn nước tiểu vàng đậm là dấu hiệu các bệnh gan mật. Để xác định nguyên nhân gây vàng da, cần chú ý tiền sử cá nhân. Nếu vàngda từ bé thì bệnh mang tính chất gia đình, được gọi là bệnh Dubin-Johuson, Rotor. Nếu đường gan mật từng phải mổ, nên nghĩ tới chít hẹp đường mật sau mổ. Với người bệnh tiểu đường trên 50 tuổi, vàngda thường là biểu hiện ung thư tụy. Với người nghiện rượu lâu năm, đó là dấu hiệu xơ gan, viêm gan. Vàngda ở người bệnh ung thư (đã được chẩn đoán hoặc vừa mổ) có thể báo hiệu làđã bị di căn vào gan. Nếu có tình trạng ngứa lâu năm, nay lại vàng da, cần nghĩ đến chứng do ứ mật trường diễn trong gan. Với người từng sống ở những vùng có ký sinh trùng gây bệnh (như Địa Trung Hải), vàngda có thể là hậu quả của sự hình thành các kén nước trong gan. Khoảng 3-4 tuần trước khi xuất hiện vàng da, người bệnh có thể có một số dấu hiệu khá đặc trưng. Người bị viêm gan do virus có thể bị nhiễm khuẩn, có rối loạn tiêu hóa, viêm khớp. Bệnh nhân sỏi đường mật chủ có cơn đau quặn gan, sốt kèm theo rét run. Bệnh nhân ung thư tụy gầy nhanh, đau âm ỉ vùng bụng trên, lan sang trái và ra đằng sau. Trong trường hợp tắc nghẽn đường mật chủ do ung thư, bệnh nhân sẽ ngứa trước khi vàngda vài tuần. Việc khám lâm sàng cũng đóng vai trò quan trọng khi tìm nguyên nhân gây vàng da. Nếu sờ thấy túi mật to, gan to, có thể khẳng định là tắc nghẽn ở ống mật chủ. Nếu sờ thấy gan to nhưng túi mật bé, cần nghĩ tới tắc nghẽn trong gan. Trường hợp gan không to, túi mật bé thì chắc chắn không có tắc nghẽn đường dẫn mật chủ. Vàngda có thể là biểu hiện viêm gan hoặc xơ gan nếu kèm theo lách to. Nếu gan to cứng như đá, mặt gồ ghề, phản ứng nhạy khi nắn vào thì có thể kết luận chắc chắn là ung thư gan. Để xác định chắc chắn, bệnh nhân cần làm một số xét nghiệm như siêu âm (phát hiện u cục, kén, sỏi trong gan), X-quang (tìm sỏi canxi túi mật), soi phúc mạc (phân biệt ứ mật trong hay ngoài gan, phát hiện tính chất ung thư và tiên lượng), sinh thiết gan (phân biệt ung thư gan, xơ gan .). Nếu tất cả các biện pháp trên đều không giúp khẳng định nguyên nhân gây vàng da, bệnh nhân có thể phải phẫu thuật mở phúc mạc chụp đường mật; hoặc thăm dò đường mật bằng nội soi ngược dòng, chụp đường mật qua gan. Cả 2 kỹ thuật trên đều có thể gây tai biến chết người do nhiễm khuẩn huyết gram. . Vàng da là gì? Vàng da không phải là một bệnh, đúng hơn đó là một triệu chứng. Vàng da là sự nhuộm màu vàng của da và niêm mạc, kết. này tủy xương không sản xuất đủ hồng cầu). Vàng da sơ sinh là gì ? Vàng da sơ sinh rất thường gặp, vàng da này là do tán huyết khi sanh và xổ nhau, và gan