Tài liệu Điều tra cơ bản kinh tế-xã hội vùng đầm phá Huế doc

81 798 4
Tài liệu Điều tra cơ bản kinh tế-xã hội vùng đầm phá Huế doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Điều tra bản kinh tế-xã hội vùng đầm phá Huế Phần 1 Báo cáo điều tra Mạng lưới các trung tâm nuôi trồng thuỷ sản Châu Á – Thái Bình Dương (NACA) Hà Nội, tháng 6, 2006 IMOLA Project GCP/VIE/029/ITA Báo cáo kinh tế-xã hội vùng đầm phá Huế - Phần 1 1 1. Giới thiệu về chương trình điều tra bản sở của hoạt động nghiên cứu Dự án Quản lý Tổng hợp các Hoạt động Đầm phá (IMOLA) là một dự án của FAO đóng tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Mục tiêu hướng đến của dự án là nhằm “ nâng cao sinh kế của người dân sống dựa vào hệ thống đầm phá Thừa Thiên Huế bằng cách phát triển quản lý bền vững sự tham gia đối với các tài nguyên thuỷ-sinh học vùng đầm phá, phù hợp với các yêu cầu về kinh tế xã hộ i và sản xuất của người dân, và với sự nhấn mạnh đặc biệt vào những vai trò của giới, thành quả của an ninh lương thực và xoá đói giảm nghèo.” Dự án IMOLA mong muốn đạt được mục tiêu của mình thông qua việc “ phát triển và thực hiện một kế hoạch quản lý tổng hợp vùng đầm phá được xây dựng dựa trên sự đồng thuận của những bên liên quan, mà qua đó cân bằng việc sử d ụng bền vững các tài nguyên vùng đầm phá với các sinh kế và nhu cầu của những người sử dụng tài nguyên.” Dự án 6 kết quả đầu ra như sau: Kết quả đầu ra 1: Các vấn đề về sinh học và vật lý tác động đến vùng đầm phá Thừa Thiên Huế được mô tả và nắm bắt; Kết quả đầu ra 2: Các phương diện chính sách và quy định về vấn đề sử dụng tài nguyên thuỷ sản được xác đị nh và nêu lên nhằm hỗ trợ việc quản lý tổng hợp; Kết quả đầu ra 3: Nâng cao năng lực cho các quan cấp tỉnh (DOFI, DOSTE, DONRE, DPI, DOLISA, DARD) nhằm thu thập và quản lý thông tin liên quan đến việc ra quyết định về quản lý tổng hợp đầm phá Thừa Thiên Huế; Kết quả đầu ra 4: Sự hiểu biết được nâng cao và hành động đáp ứng các vấn đề kinh tế xã hội và sinh kế của những người sử dụng tài nguyên đầm phá được thực hiện thí điểm; Kết quả đầu ra 5: Một kế hoạch quản lý tổng hợp vùng đầm phá được phát triển thông qua một quá trình thảo luận và tham gia với những người sử dụng đầm phá và những bên liên quan; và Kết quả đầu ra 6: Điều phối và liên hệ với các tổ chức khác để nâng cao nhận thức về kế hoạch quản lý tổng hợp và các ho ạt động dự án IMOLA. Trong khuôn khổ kết quả đầu ra 3, 4, và 5 và theo yêu cầu của dự án FAO-IMOLA, Mạng lưới các Trung tâm Nuôi trồng Thuỷ sản Châu Á Thái Bình Dương (NACA) đã cung cấp hỗ trợ kỹ thuật để tiến hành một chương trình tập huấn và điều tra bản kinh tế-xã hội sử dụng công cụ Đánh giá nông thôn sự tham gia (PRA), Phân tích sinh kế bền vững (SLA), và Nghiên cứu khảo sát sử dụng bảng câu hỏ i (QS) tại các xã được chọn quanh vùng đầm phá Huế. NACA đã tiến hành các hoạt động sau: 1. Điều phối và thu thập dữ liệu thứ cấp thông qua việc tiến hành công tác; 2. Tập huấn và tiến hành các công cụ PRA & SLA; 3. Tập huấn và tiến hành công cụ Khảo sát sử dụng bảng câu hỏi; và 4. Tập huấn quản lý và phân tích dữ liệu và hoàn tất báo cáo. Lập báo cáo Hai báo cáo chuyển tiếp đến nay đã được lập xong để điểm lại việc tập huấn PRA và SLA, và các kết quả bước đầu từ 6 hoạt động PRA được tiến hành từ tháng 2 đến tháng 3, 2006. Một báo cáo chuyển tiếp thứ 3 được hoàn thành trong tháng 5 mô tả lại các kết quả ban đầu việc phân tích điều tra sử dụng bảng câu hỏi. Các đầu ra cuối cùng Theo Thư thoả thuận giữa FAO và NACA, các đầu ra cuối cùng dưới đây đã được hoàn thành: 1. Điều tra bản kinh tế xã hội vùng đầm phá Huế 2. Cẩm nang hướng dẫn tiến hành PRA-SLA; 3. Cẩm nang hướng dẫn tiến hành điều tra sử dụng bảng câu hỏi; IMOLA Project GCP/VIE/029/ITA Báo cáo kinh tế-xã hội vùng đầm phá Huế - Phần 1 2 4. Tài liệu và sổ tay tập huấn, 5. Sáu hoạt động PRA-SLA; 6. Đánh giá tập huấn và người tham gia tập huấn, và các bài học kinh nghiệm. Điều tra bản kinh tế xã hội vùng đầm phá Huế Mặc dù các kết quả từ việc điều tra sử dụng bảng câu hỏi rất dài, báo cáo bản kinh tế xã hội đã được chia thành 2 phần nhằm mục đích làm cho nó rõ ràng và đơn giản hơn cho người đọc. Hai phần này bổ sung lẫn nhau và như sau:  Phần I: Báo cáo điều tra;  Phần II: Phương pháp và các kết quả điều tra chi tiết. Phần I Tổng hợp các kết quả chính thu được từ việc xem xét dữ liệu thứ cấp phù hợp, sáu hoạt động PRA-SLA, phỏng vấn bán cấu trúc với những người cung cấp thông tin chính, Đánh giá nhu cầu tập huấn và Điều tra sử dụng bảng câu hỏi. Phần II Cung cấp một cái nhìn tổng thể về cấu trúc điều tra bản và phương pháp tiến hành kèm theo trong suốt quá trình điều tra, và các kết quả điều tra chi tiế t từ việc áp dụng điều tra sử dụng Bảng câu hỏi đã được triển khai tại 11 xã quanh vùng đầm phá Huế (cấu trúc được giải thích rõ trong Phần II). Cấu trúc của Phần I: Báo cáo điều tra Báo cáo này được tổ chức thành 5 chương chính. Mỗi chương tập trung vào một phạm vi cụ thể mặc dù mỗi lĩnh vực đều liên quan đến những lĩnh vực kia. Mục tiêu nhằm tổng hợp tình trạng vùng đầm phá trong lúc nhấn mạnh các vấn đề chủ yếu và những tác động đến sinh kế của các cộng đồng dân cư đầm phá, và đề xuất các giải pháp phù hợp. Chương 1 giới thiệu về điều tra bản (giới thiệu hiện thời) Chương này tóm tắt toàn bộ quá trình và các hoạt động mà NACA đã đảm trách theo thoả thuận với Dự án FAO-IMOLA, và chú trọng đến các kết quả đầu ra chính. Chương 2 nêu bối cảnh chung vùng đầm phá Huế Phần này nêu lên một cái nhìn tổng thể về các đặc điểm chủ yếu của đầm phá Huế, bao gồm các phương diện địa lý, thiết chế, và kinh tế xã hội. Chương này được tổ chức theo Khung biện pháp tiếp cận với sinh kế bền vững (DFID, 1999), qua đó các điều kiện về sinh kế của các nhóm cộng đồng được môt tả và phân tích trong phạm vi bối cảnh của khả nă ng dễ bị tổn thương, các tài sản sinh kế và các chiến lược, và chính sánh & khung thể chế. Chương 3 về ngành thuỷ sản Chương này được chia thành 2 lĩnh vực nuôi trồng và đánh bắt, dù mỗi lĩnh vực đều tầm quan trọng đối với sinh kế cộng đồng và môi trường đầm phá. Chương 4 về ngành nông-lâm nghiệp Chương 4 tập trung vào 3 hợp phần trong ngành nông lâm nghiêp: nông nghiệp, lâm nghiệp, và chăn nuôi. Chương 5 nêu các đề xuất Cuối cùng, các đề xuất được đưa ra để xem xét các vấn đề xuyên suốt và các nhu cầu cụ thể của mỗi ngành, và dựa trên việc phân tích tình hình quanh vùng đầm phá Huế. Ngoài ra, nó còn bao gồm các đề xuất do nhóm công tác của NACA đưa ra và những đề xuất được nêu lên từ các cuộc phỏng vấn và PRA. IMOLA Project GCP/VIE/029/ITA Báo cáo kinh tế-xã hội vùng đầm phá Huế - Phần 1 3 Mục lục 1. Giới thiệu về điều tra bản .1 Mục lục 3 Các từ viết tắt 4 2. Bối cảnh chung của đầm phá Huế .100 3. Ngành thuỷ sản .24 3.1 Nuôi trồng thuỷ sản .25 3.2 Khai thác thuỷ sản .38 4. Ngành nông-lâm nghiệp 50 4.1 Nông nghiệp 50 4.2 Lâm nghiệp 53 4.3 Chăn nuôi 53 5. Các đề xuất .577 6. Tham khảo 677 7. Phụ lục 70 IMOLA Project GCP/VIE/029/ITA Báo cáo kinh tế-xã hội vùng đầm phá Huế - Phần 1 4 Viết tắt AA Hội nghề cá AFFS Hội nghị đầu bờ trong nuôi trồng thuỷ sản BMP Thực hiện quản lý tốt hơn BOD Nhu cầu ôxy sinh học CoC Quy tắc ứng xử CPC Uỷ ban Nhân dân xã CPUE Năng lực đánh bắt trên mỗi đơn vị CSSH Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Khoa học Huế DANIDA quan Phát triển Quốc tế Đan Mạch DARD Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn DFID quan phát triể n quốc tế DOFI Sở Thuỷ sản DOLISA Sở Lao động Thương binh Xã hội DONRE Sở Tài nguyên Môi trường DOSTE Sở Khoa học và Công nghệ DOT Sở Du lịch DPC Uỷ ban Nhân dân huyện DPI Sở Kế hoạch và Đầu tư EIA Đánh giá tác động môi trường FA Hội nghề cá FAO Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Liên hiệp quốc FEC Trung tâm Khuyến ngư FSPS Chương trình hỗ trợ ngành thuỷ sản GAP Thực hiệ n tốt hoạt động nuôi trồng thuỷ sản GOV Chính phủ Việt Nam HH(s) Hộ gia đình HUAF Đại học Nông Lâm Huế ICZM Quản lý tổng hợp vùng ven bờ IDRC Trung tâm Nghiên cứu Phát triển quốc tế (Canada) IMOLA Quản lý tổng hợp các hoạt động đầm phá IPM Quản lý sâu bệnh tổng hợp LoA Thư thoả thuận MARD Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn MFI Thiết chế tài chính quy mô nhỏ MOFI Bộ Thuỷ sản MONRE Bộ Tài nguyên và Môi trường MPI Bộ Kế hoạch và Đầu tư MRC Uỷ ban sông Mêkông NACA Mạng lưới các trung tâm nuôi trồng thuỷ sản Châu Á Thái Bình Dương NAV Tổ chức Bắc Âu trợ giúp Việt Nam PC Hội đồng Nhân dân PCR Phản ứng dây chuyền Polymerase PFA Hội nghề cá cấp tỉnh PPC Uỷ ban Nhân dân tỉnh PRA Đánh giá nông thôn sự tham gia của người dân QS Điều tra sử dụng b ảng câu hỏi RIA(-1-2-3) Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản (No.1) (No.2) (No.3) SEAFDEC Trung tâm Phát triển Thuỷ sản Đông Nam Á SEDP Kế hoạch Phát triển Kinh tế Xã hội SLA Phân tích sinh kế bền vững SUMA Hỗ trợ nuôi trồng thuỷ sản nước lợ và nuôi trồng biển TA Hỗ trợ kỹ thuật IMOLA Project GCP/VIE/029/ITA Báo cáo kinh tế-xã hội vùng đầm phá Huế - Phần 1 5 TNA Đánh giá nhu cầu tập huấn TOR Các đề cương tham chiếu TTHRDP Chương trình Phát triển Nông thôn Thừa Thiên Huế UN Liên Hiệp Quốc VBARD Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam VBSP Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam VEW Khuyến ngư viên tình nguyện VIFEP Viện kinh tế và Quy hoạch Thuỷ sản Việt Nam VINAFIS Hội nghề cá Việt Nam VND Đồng Việt Nam WSD Bệnh đốm trắng WSSV Hội chứng virus đốm trắng WU Hội Phụ Nữ IMOLA Project GCP/VIE/029/ITA Báo cáo kinh tế-xã hội vùng đầm phá Huế - Phần 1 6 1.1 Tóm tắt thực hiện Mục tiêu của điều tra nghiên cứu Mục tiêu dự án IMOLA hướng đến là vấn đề quản lý bền vững các tài nguyên đầm phá Thừa Thiên Huế, là bộ phận tác động tích cực lên sinh kế của những người sử dụng tài nguyên thuỷ sản. Qua điều tra đã xác định được các vấn đề chủ yếu đang tác động đến môi trường đầm phá trong mối quan hệ với sinh kế củ a các cộng đồng, cùng với các biện pháp khắc phục, một số trong đó được hỗ trợ bằng các đầu ra và hoạt động của dự án IMOLA. Do đó, IMOLA thể là công cụ khởi xướng và thúc đẩy những quá trình hướng đến vấn đề quản lý đầm phá tốt hơn. Nền tảng chung Nền kinh tế của tỉnh duyên hải miền trung Thừa Thiên Huế đã phát triển đáng kể trong 5 năm qua, đạt được một tỉ lệ giảm nghèo từ 25% xuống 8%. Khoảng chừng 1/3 dân số của tỉnh sống dựa vào vùng đầm phá với diện tích 22.000 ha, lớn nhất Đông Nam Á. Lũ lụt, sạt lở vùng ven bờ, và sự bồi tụ trầm tích đang là những vấn đề đáng lo ngại. Những cộng đồng dân cư sống quanh vùng đầm phá dựa vào 3 hoạt động tạo thu nhập chính: đánh bắ t thuỷ hải sản, nuôi trồng thuỷ sản, và nông nghiệp, bao gồm lâm nghiệp và chăn nuôi. Các nghề phụ khác bao gồm những công việc theo mùa vụ, xây dựng và dịch vụ. Sự thiếu sinh kế chuyển đổi nói chung cũng như sự gia tăng dân số được phản ảnh ở việc gia tăng di cư và áp lực lên các tài nguyên đầm phá, thể hiện những tín hiệu của việc khai thác không bền vững. Ngành thuỷ sả n đóng một vai trò kinh tế xã hội quan trọng ở tỉnh Thừa Thiên Huế nhờ bờ biển trải dài và vùng đầm phá rộng. Trong lúc nghề đánh bắt dường như đã đạt đến ngưỡng sản xuất, ngành nuôi trồng thuỷ sản đã phát triển đáng kể trên một diện tích sản xuất rộng 5.350 ha và cho sản lượng 7.000 tấn trong năm 2005. Nghành thuỷ sản vùng đầm phá và môi trường xung quanh đã trải qua nh ững thay đổi lớn trong những năm vừa qua về mặt sử dụng tài nguyên, kể cả tài nguyên thuỷ sản, đất và nước, và điều này ảnh hưởng sâu sắc đến các cộng đồng mà sinh kế của họ đang trực tiếp hoặc gián tiếp dựa vào vùng đầm phá. Các vấn đề xuyên suốt Toàn vùng thường bị ảnh hưởng bởi những cơn lũ hằng năm, khi ến sinh kế và đời sống cộng đồng đứng trước nguy cơ. Một số cộng đồng dân cư sống trên thuyền vẫn chưa định cư, và hầu như hoàn toàn dựa vào hoạt động đánh bắt nhỏ lẻ. Các tài nguyên thuỷ sản đang đứng trước nguy do việc khai thác quá mức, ô nhiễm nước và diện tích mặt nước đầm phá bị thu nhỏ lại do sự lấn chiếm c ủa các ngư cụ. Điều này còn gây mất mát cho toàn bộ hệ sinh thái bao gồm cả những bãi lầy bằng phẳng. Trình độ dân trí vẫn còn thiếu đồng đều ở 32 xã sống quanh đầm phá do thiếu trường cấp III. Mặc dù hạ tầng giao thông nhìn chung là tốt hoặc đang được nâng cấp, một số xã vẫn còn hạn chế trong việc tiếp cận hệ thống đường giao thông, và phương tiện vận tải chính vẫ n dựa vào các thuyền nhỏ băng qua đầm phá. Điều này làm hạn chế việc tiếp cận đến các thị trường. Các cộng đồng nghèo vẫn gặp phải khó khăn trong việc tiếp cận với các chương trình tín dụng chính thức nếu không tài sản để thế chấp. Các chương trình tín dụng nhỏ đang sẵn tại Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam, Hội Phụ nữ và các sáng kiến do dự án khởi xướng m ặc dù trong thực tế nhu cầu lớn hơn khả năng cung ứng. Nông nghiệp Nông nghiệp được xem như một hoạt động kinh tế chính và một phương tiện để thoát khỏi nghèo đói. Việc phát triển thiếu quy hoạch phù hợp trong những năm qua đã dẫn đến nhiều vấn đề làm trì hoãn khả năng phát triển của ngành này. Hơn 73% số người nuôi trồng thuỷ sản đang liên quan đến ho ạt động nuôi tôm, chủ yếu sử dụng phương pháp quảng canh cải tiến và bán thâm canh. Cá nước ngọt, nước lợ, và cá biển cũng được nuôi lồng và chắn sáo, trong lúc hoạt động nuôi nhuyễn thể vẫn trong giai đoạn thử nghiệm ban đầu. Tôm giống sẵn trong và ngoài tỉnh, tuy nhiên số lượng và chất lượng là vấn đề còn phải bàn. Giống cá biển chủ yếu được bắt từ thiên nhiên. Cá giống nước ngọt ch ỉ sẵn ở vùng cách xa đầm phá và chất lượng thấp. Nông dân kiến thức kỹ thuật hạn chế và bệnh tôm luôn xảy ra hằng năm, ảnh hưởng đến trên 90% nông dân. Việc mất mùa liên tục gây nên những khoản nợ lớn. Tập huấn khuyến IMOLA Project GCP/VIE/029/ITA Báo cáo kinh tế-xã hội vùng đầm phá Huế - Phần 1 7 ngư do cả chính quyền và tư nhân cung cấp cần phải phối hợp tốt hơn để thoả mãn nhu cầu của người nông dân. Vùng ven phá đang bị lấn chiếm bởi những ao nuôi được xây dựng trong vùng hạ triều, và điều này thể dẫn đến thất bại và làm mặn hoá đất nuôi trồng thuỷ sản. Rõ ràng hiện nay đầm phá đã đạt đến mức tối đa khả nă ng chịu tải đối với chất thải, đặc biệt là trong mùa khô. Tình thế hiện nay đòi hỏi phải sự giảm thiểu các chất thải và làm giảm nhẹ những ảnh hưởng. Việc mở rộng khu vực nuôi trồng thuỷ sản trong tương lai phải được xem xét kỹ nhằm không gây thêm áp lực lên hệ thống đầm phá. Những người sản xuất nhỏ và nghèo ở Huế gặp phải v ấn đề trong việc tìm kiếm thị trường thay vì bán cho tư thương, do các nước xuất khẩu đòi hỏi ngày càng cao về nguồn gốc hàng hoá và các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm. Do đó cần kế hoạch xác nhận hiệu quả chi phí sản xuất. Đánh bắt thuỷ hải sản Các cộng đồng đầm phá Huế truyền thống lâu đời trong hoạt động đánh bắt thuỷ hải sả n, là một trong những sinh kế quan trọng nhất. hơn 30 loại ngư lưới cụ khác nhau hiện đang được sử dụng bao gồm cả những ngư cụ được đặt cố định, chiếm một diện tích lớn trên đầm phá và gây nên những trách chấp về ngư trường khai thác. Sự suy giảm tài nguyên thuỷ sản liên tục và rõ ràng đã được ghi nhận trong vòng những năm gần đây do sự khai thác quá mức và s ự xuống cấp của môi trường. Ngư dân sống quanh vùng đầm phá Huế truyền thống lâu đời về các quy định theo thông lệ và việc liên kết lại cùng nhau theo nhóm. Theo một quy định mới ở cấp tỉnh về quản lý thuỷ sản vùng đầm phá, Sở Thuỷ sản và chính quyền các địa phương trong tỉnh đang thúc đẩy việc hợp pháp hoá các quyền đánh các theo thông lệ thông qua việc thành lập các Hội nghề cá. Đây thể xem như một động thái khởi đầu quan trọng hướng đến việc sử dụng bền vững các tài nguyên đầm phá dưới một chế đồng quản lý. Cho đến nay, Sở Thuỷ sản đã thành lập được 14 Hội nghề cá sở và 1 Hội nghề cá cấp tỉnh, hiện nay vẫn đang còn trong giai đoạn sơ khai. Nông-lâm nghiệp Nông-lâm nghiệp, bao gồm nông nghiệp, lâm nghiệp và chă n nuôi được xem như là sinh kế bền vững nhất cho các cộng đồng sống quanh đầm phá Huế và cho nền kinh tế của tỉnh. Do vậy cần thiết phải tìm các biện pháp để tối ưu hoá hiệu quả mà ngành này đang đem lại cho nhân dân địa phương. Trong lúc ngành nông nghiệp chủ yếu là một hoạt động tự cung tự cấp, ngành nuôi trồng thuỷ sản được xem như một ngành nghề kinh tế và do vậy nhi ều diện tích đất nông nghiệp đã được chuyển đổi sang mục đích nuôi trồng thuỷ sản. Lúa vẫn là cây lương thực chính mặc dù chi phí sản xuất tăng và giá thị trường thấp. Chất dinh dưỡng, BOD, thuốc trừ sâu thải ra từ hoạt động nông nghiệp và chăn nuôi cũng là một nguồn gây ô nhiễm nước đầm phá. Do đó cần các quy định cụ thể và cần phải quản lý tốt các hoạt động nông nghiệp để giảm thiểu các ảnh hưởng xấu đó. Các hệ thống thuỷ lợi cần phải được nâng cấp và việc phòng chống xâm nhập mặn cần phải được tăng cường. Hoạt động lâm nghiệp còn hạn chế ở một số vùng cụ thể đặc biệt là ở vùng thấp trũng của đầm phá ở huyện Phú Lộc. Các đề xuất ch ủ yếu nhằm nâng cao sinh kế cho các cộng đồng và quản lý đầm phá Các đề xuất mang tính chất xuyên suốt  Xác định các nhu cầu tín dụng và xây dựng các chương trình tích luỹ tiết kiệm và tín dụng quy mô nhỏ, và các nguồn vốn xoay vòng thông qua Hội Phụ nữ nhằm đáp ứng các nhu cầu đầu tư của người nông dân; tổ chức các khoá tập huấn cho nông dân, đặc biệt là phụ nữ, về vấn đề lập kế hoạch kinh tế và kinh doanh; tập huấn cho Hội Phụ nữ nhằm nâng cao khả năng quản lý tài chính về tích lu ỹ và tín dụng;  Xác định và đẩy mạnh các sinh kế chuyển đổi trong phạm vi ngành thuỷ sản: chế biến sản phẩm sau thu hoạch; dịch vụ (sửa chữa thuyền, đan lưới), sản xuất vôi và nước đá; IMOLA Project GCP/VIE/029/ITA Báo cáo kinh tế-xã hội vùng đầm phá Huế - Phần 1 8  Hỗ trợ các nghề khác ngoài ngành thuỷ sản: thợ mộc, xây dựng, sửa chữa máy móc khí, điêu khắc đá; đẩy mạnh nghề thủ công mỹ nghệ; du lịch sinh thái;  Xác định các chế phù hợp nhằm nâng cao vai trò tham gia của phụ nữ trong các hoạt động dự án và tập huấn (đặc biệt liên quan đến tài chính và kinh tế), tuỳ theo công việc thường ngày trong gia đình của họ;  Nâng cao năng lực và các kỹ n ăng của chính quyền địa phương thông qua tập huấn hướng đến các sinh kế của cộng đồng;  Hỗ trợ các quan nhà nước để tiếp cận phương pháp lập kế hoạch sự tham gia của người dân;  Hỗ trợ các quan nhà nước trong việc phát triển các kế hoạch sử dụng đất và đầm phá tổng hợp đa ngành, và nuôi trồng thuỷ sản trong một khuôn khổ quả n lý tổng hợp vùng ven bờ;  Tiến hành các nghiên cứu nhằm tìm hiểu loại hình và tần suất các cơn lũ cũng như bản chất của nó, và xác định các biện pháp phòng chống thiên tai phù hợp; làm thí điểm tại một số nơi;  Phát triển và tăng cường sở hạ tầng chủ yếu tại các vùng nông thôn: đường sá, hệ thống thuỷ lợi phục vụ nông nghiệp và nuôi trồ ng thuỷ sản, và hệ thống đê phòng lũ và ngăn mặn.  Nâng cao việc lập quy hoạch cho các vùng nuôi trồng thuỷ sản dựa trên năng lực chịu tải, EIA và các vùng nuôi trồng thuỷ sản an toàn;  Giảm bớt việc thải các dưỡng chất, thuốc bảo vệ thực vật, và rác thải công nghiệp từ lưu vực;  Chất thải từ các ao nuôi trồng thuỷ sản phải đượ c xử lý trước khi nó được thải ra đầm phá;  Xem xét việc giới thiệu nguyên tắc Người gây ô nhiễm phải trả tiền - các khoản thuế áp dụng cho người gây ra ô nhiễm;  Tăng cường lưu lượng nước đầm phá nhằm nâng cao chất lượng nước bằng cách tạo những hành lang thông thoáng giữa các khu vực nuôi chắn sáo, nò sáo;  Chấm dứt việc lấn chiếm đầm phá để xây dựng ao nuôi trong vùng triều và vùng đầm phá, và phụ c hồi lại các môi trường sinh sống của động thực vât;  Tăng cường khả năng tiếp cận đến thông tin về thị trường nội địa và quốc tế, và xác định các thị trường thể lựa chọn. Giúp đỡ các cộng đồng xây dựng những mối liên hệ thương mại với những thị trường này, hướng dẫn họ từng bước trong quá trình này; quảng bá các sản ph ẩm chất lượng cao (v.d sản phẩm thuỷ sản đã chế biến; nếp và gạo được trồng trong vùng nước lợ);  Xây dựng các quy định và hướng dẫn thông qua quá trình sự tham gia hướng đến các vùng Nuôi trồng Thuỷ sản An toàn, kết nối với Quy định thực hiện Nuôi trồng Trách nhiệm (COP/CoC), các Biện pháp Thực hiện tốt Nuôi trồng Thuỷ sản (GAP), và các Biện pháp Quản lý Tốt nhất (BMP); Phát triển các kế hoạ ch cấp chứng nhận an toàn thực phẩm mà người nghèo thể tiếp cận;  Phát triển các dịch vụ khuyến ngư của nhà nước và tư nhân và đẩy mạnh việc điều phối giữa các quan liên quan đến hoạt động khuyến ngư (chính quyền, tư nhân, các tổ chức phi chính phủ, các trường đại học, các dự án); khuyến khích hình thức tập huấn khuyến ngư giữa nông dân và nông dân;  Xác định các nhu cầu tập huấn và tập huấn kỹ thuật cho nông dân trong nuôi trồng thuỷ sản, đánh bắt thuỷ sản và nông-lâm kết hợp. Tập huấn phải bao gồm phương diện kỹ thuật và kinh tế và phải phù hợp với từng bối cảnh và đặc điểm kinh tế cụ thể;  Hỗ trợ Sở Thuỷ sản thực hiện chiến lược củng c ố các Chi hội nghề cá hiện nay và hỗ trợ việc thiết lập các chi hội mới thông qua việc đánh giá xác định nhu cầu;  Xác định và hỗ trợ các chế đảm bảo tính bền vững về tài chính và dòng thông tin đến các nông dân và các hội đoàn, v.d OASIS; Nuôi trồng thuỷ sản [...]... Thuỷ Tú, và Cầu Hai Đầm phá thể chia thành 4 hình thái chính: khu vực nước, các cửa trong vùng thuỷ triều, một hệ thống nhỏ hơn gồm các dãi cát và đụn cát, và bờ đầm phá nằm trong đất liền Một đặc điểm nổi bật của đầm phá TT Huế đó là sự pha trộn rõ rệt giữa nước ngọt và nước biển Điều này tạo nên một vùng 10 IMOLA Project GCP/VIE/029/ITA Báo cáo kinh tế-xã hội vùng đầm phá Huế - Phần 1 nước lợ... sinh sống và sử dụng tài nguyên ở các vùng này Do vậy cần thiết phải hỗ trợ các quan chính quyền thực thi các trách nhiệm quản lý của mình Tuy nhiên, hiện nay chưa định nghĩa nào rõ ràng về các vùng đầm phá Bảng 3.1 tóm tắt các định nghĩa thông thường nhất thích hợp để xác định các vùng đầm phá Bảng 2.1: Định nghĩa về vùng đầm phá theo thể chế Việt Nam Vùng Định nghĩa đầm phá Đất ngập nước nội... GCP/VIE/029/ITA Báo cáo kinh tế-xã hội vùng đầm phá Huế - Phần 1 2 Bối cảnh chung của đầm phá Huế Các đặc điểm địa lý Tỉnh Thừa Thiên Huế (TT Huế) nằm ở miền Trung Việt Nam, trải dài trên 128 km và 60 km chiều rộng (Hình 2.1) Nó giáp với tỉnh Quảng Trị ở phía Bắc, thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam ở phía Nam, nước CHDCND Lào ở phía Tây, và biển Đông ở phía Đông Vùng đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế chiếm 34% tổng... Project GCP/VIE/029/ITA Báo cáo kinh tế-xã hội vùng đầm phá Huế - Phần 1 Thêm vào đó, nhiều sự chồng chéo theo chiều ngang và dọc đã được xác định về phạm vi chức năng của mỗi quan quản lý nhà nước, quyền hạn và trách nhiệm trong việc thực hiện quản lý nhà nước về đầm phávùng ven bờ nói chung Điều này thể gây nên những bất đồng giữa các quan nhà nước trên cùng một vùng quản lý, và thể không... GCP/VIE/029/ITA Báo cáo kinh tế-xã hội vùng đầm phá Huế - Phần 1 Nguồn vốn tự nhiên bao gồm diện tích và chất lượng đất và nước Nó còn bao gồm động vật, thực vật, và các loài sống trong vùng Xung đột về nhu cầu sử dụng không gian và các tài nguyên thiên nhiên đang tăng lên giữa nhiều người sử dụng khác nhau Quanh vùng đầm phá Huế, nông nghiệp là hoạt động sản xuất chính và các vùng trồng lúa, đặc biệt... tỉnh TT Huế, quy định về vấn đề quản lý tài nguyên của hệ thống đầm phá bao gồm 3 Quyết định của UBND tỉnh TT Huế vào năm 2004 và 2005: Quyết định số 3677/2004/QĐ-UB: Phê duyệt Quy hoạch tổng thể về vấn đề quản lý và khai thác tài nguyên thuỷ sản trên hệ thống đầm phá tỉnh TT Huế đến năm 2010; Quyết định số 4260/2005/QĐ-UBND: Ban hành các quy định về quản lý hoạt động thuỷ sản vùng đầm phá TT Huế; Quyết... dụng và được gọi là vùng nằm trong chế độ thuỷ triều trong báo cáo này Vùng nuôi tôm cao triều Khu vực không bị ngập nằm trên vùng bờ đầm phá, ở đó ao nuôi thể phơi khô để tiến hành các thủ tục kỹ thuật cho hoạt động nuôi tôm thâm canh hay quảng canh Thông thường, vùng nuôi tôm cao triều là vùng nằm trên bờ đầm phá bên trong đập ngăn mặn, hoặc vùng nằm trên các đụn cát đầm phá, hoặc vùng bờ đất cát... thông qua các sông và hằng năm đầm phá tích luỹ các chất lắng đọng và vùng đáy đầm phá nâng cao lên ở mức từ 2 đến 3 mm (VEPA-VNICZM, 2004; Nguyen và De Vries, 2004) Độ sâu của đầm phá thay đổi tuỳ vị trí và nằm trong khoảng từ 1 đến 10m Khung pháp lý và thể chế Ở cấp quốc gia hệ thống pháp chế phù hợp, ảnh hưởng đến hệ thống đầm phá Thừa Thiên Huế trên nhiều phương diện Điều này đã được nghiên cứu... loại bệnh khác (TT Khuyến Ngư, Sở TS Huế, 2006, Tài liệu nội bộ) Theo TT Khuyến Ngư, việc này quan hệ với (a) hướng dẫn mới của CP về nuôi tôm, trong đó các quyết định của 26 IMOLA Project GCP/VIE/029/ITA Báo cáo kinh tế-xã hội vùng đầm phá Huế - Phần 1 tỉnh và các qui định của UBND các xã; (b) tập huấn của Sở TS cho người nuôi; (c) tài liệu khuyến ngư về Phương Pháp Quản Lý Hiệu Quả (BMP) và Thực... 4260/2005/QĐ-UBND 31 IMOLA Project GCP/VIE/029/ITA Báo cáo kinh tế-xã hội vùng đầm phá Huế - Phần 1 cổ vũ thành lập các Hội Nghề Cá, xem như đó là một phần của chiến dịch để cải thiện quản lý tài nguyên đầm phá (Khung 3.2) Khung 3.2: Hội Nghề Cá xã Quảng Công "Hội Nghề Cá Cao Triều xã Quảng Công" thành lập tháng Ba, 2005 nhờ hỗ trợ của Hội Nghề Cá Tỉnh, UBND xã và 58 hộ tham gia chia thành 4 nhóm, . học kinh nghiệm. Điều tra cơ bản kinh tế xã hội vùng đầm phá Huế Mặc dù các kết quả từ việc điều tra sử dụng bảng câu hỏi rất dài, báo cáo cơ bản kinh. Điều tra cơ bản kinh tế-xã hội vùng đầm phá Huế Phần 1 Báo cáo điều tra Mạng lưới các trung tâm nuôi trồng thuỷ

Ngày đăng: 13/12/2013, 17:15

Hình ảnh liên quan

Địa hình tỉnh Thừa Thiên Huế rất đa dạng, bao gồm rừng, núi, đồi, đồng bằng ven biển, đầm phá, và bờ biển - Tài liệu Điều tra cơ bản kinh tế-xã hội vùng đầm phá Huế doc

a.

hình tỉnh Thừa Thiên Huế rất đa dạng, bao gồm rừng, núi, đồi, đồng bằng ven biển, đầm phá, và bờ biển Xem tại trang 12 của tài liệu.
Bảng 2.2: Các mục tiêu được chọn từ kế hoạch phát triển kinh tếxã hội 2000-2010 ở tỉnh Thừa Thiên Huế - Tài liệu Điều tra cơ bản kinh tế-xã hội vùng đầm phá Huế doc

Bảng 2.2.

Các mục tiêu được chọn từ kế hoạch phát triển kinh tếxã hội 2000-2010 ở tỉnh Thừa Thiên Huế Xem tại trang 18 của tài liệu.
Bảng 2.3: Dữ liệu điều tra dân số và nghèo đói ở Thừa Thiên Huế - Tài liệu Điều tra cơ bản kinh tế-xã hội vùng đầm phá Huế doc

Bảng 2.3.

Dữ liệu điều tra dân số và nghèo đói ở Thừa Thiên Huế Xem tại trang 19 của tài liệu.
1 Chương trình 135 nhằm mục tiêu (i) giảm tỉ lệ hộ nghèo ở các xã đặc biệt khó khăn và (ii) cung cấp nước sạch, đưa hơn 70% ởđộ tuổi đi học đến trường, tập huấn về  sản xuất cho ngườ i nghèo, phòng  - Tài liệu Điều tra cơ bản kinh tế-xã hội vùng đầm phá Huế doc

1.

Chương trình 135 nhằm mục tiêu (i) giảm tỉ lệ hộ nghèo ở các xã đặc biệt khó khăn và (ii) cung cấp nước sạch, đưa hơn 70% ởđộ tuổi đi học đến trường, tập huấn về sản xuất cho ngườ i nghèo, phòng Xem tại trang 19 của tài liệu.
Bảng 2.4: Một số đặc điểm về hành chính và dân số của đầm phá Thừa Thiên Huế    - Tài liệu Điều tra cơ bản kinh tế-xã hội vùng đầm phá Huế doc

Bảng 2.4.

Một số đặc điểm về hành chính và dân số của đầm phá Thừa Thiên Huế Xem tại trang 20 của tài liệu.
Bảng 2.5: Ý kiến phản hồi từ các vấn đề dưới: - Tài liệu Điều tra cơ bản kinh tế-xã hội vùng đầm phá Huế doc

Bảng 2.5.

Ý kiến phản hồi từ các vấn đề dưới: Xem tại trang 21 của tài liệu.
Bảng 2.6 thể hiện thái độ của người nông dân đối với các nhiệm vụ cơ bản trong các hoạt động tạo thu nhập - Tài liệu Điều tra cơ bản kinh tế-xã hội vùng đầm phá Huế doc

Bảng 2.6.

thể hiện thái độ của người nông dân đối với các nhiệm vụ cơ bản trong các hoạt động tạo thu nhập Xem tại trang 25 của tài liệu.
Bảng 3.1: Mục tiêu đã đạt được và lên kế hoạch thực hiện của ngành thuỷ sản TT.Huế. - Tài liệu Điều tra cơ bản kinh tế-xã hội vùng đầm phá Huế doc

Bảng 3.1.

Mục tiêu đã đạt được và lên kế hoạch thực hiện của ngành thuỷ sản TT.Huế Xem tại trang 26 của tài liệu.
Hình 3.1: Sản lượng NTTS và xu hướng thâm can hở TT.Huế. - Tài liệu Điều tra cơ bản kinh tế-xã hội vùng đầm phá Huế doc

Hình 3.1.

Sản lượng NTTS và xu hướng thâm can hở TT.Huế Xem tại trang 27 của tài liệu.
Bảng 3.2 Hiệu quả nuôi tôm từn ăm 2000 - Tài liệu Điều tra cơ bản kinh tế-xã hội vùng đầm phá Huế doc

Bảng 3.2.

Hiệu quả nuôi tôm từn ăm 2000 Xem tại trang 29 của tài liệu.
Bảng 3.4: Số liệu sản lượng của ốc hương trong thời gian sáu tháng. Thu nhập không tính các loài khác - Tài liệu Điều tra cơ bản kinh tế-xã hội vùng đầm phá Huế doc

Bảng 3.4.

Số liệu sản lượng của ốc hương trong thời gian sáu tháng. Thu nhập không tính các loài khác Xem tại trang 31 của tài liệu.
Bảng 3.5: Những khác biệt chính giữa nuôi cao triều và thấp triều - Tài liệu Điều tra cơ bản kinh tế-xã hội vùng đầm phá Huế doc

Bảng 3.5.

Những khác biệt chính giữa nuôi cao triều và thấp triều Xem tại trang 37 của tài liệu.
- Trong tương lai sẽ không cấp giấy phép mở rộng diện tích nuôi tôm;  - Tài liệu Điều tra cơ bản kinh tế-xã hội vùng đầm phá Huế doc

rong.

tương lai sẽ không cấp giấy phép mở rộng diện tích nuôi tôm; Xem tại trang 45 của tài liệu.
Bảng 3.7. Qui hoạch của huyện về giảm số lượng ngư cụ thông thường nhất trong năm 2010. - Tài liệu Điều tra cơ bản kinh tế-xã hội vùng đầm phá Huế doc

Bảng 3.7..

Qui hoạch của huyện về giảm số lượng ngư cụ thông thường nhất trong năm 2010 Xem tại trang 46 của tài liệu.
Bảng 3.8: Các tổ chức ngư dân ở TT.Huế - Tài liệu Điều tra cơ bản kinh tế-xã hội vùng đầm phá Huế doc

Bảng 3.8.

Các tổ chức ngư dân ở TT.Huế Xem tại trang 49 của tài liệu.
Bảng 4.1: Sản lượng lúa ở Vinh Hưng trong vụ 2000-2004. - Tài liệu Điều tra cơ bản kinh tế-xã hội vùng đầm phá Huế doc

Bảng 4.1.

Sản lượng lúa ở Vinh Hưng trong vụ 2000-2004 Xem tại trang 52 của tài liệu.
Bảng 4.2: Sản lượng khoai lang ở xã Vinh Hưng trong vụ 2000-2004. - Tài liệu Điều tra cơ bản kinh tế-xã hội vùng đầm phá Huế doc

Bảng 4.2.

Sản lượng khoai lang ở xã Vinh Hưng trong vụ 2000-2004 Xem tại trang 53 của tài liệu.
Bảng 4.4: Xu hướng chăn nuôi ở xã Phú Xuân - Tài liệu Điều tra cơ bản kinh tế-xã hội vùng đầm phá Huế doc

Bảng 4.4.

Xu hướng chăn nuôi ở xã Phú Xuân Xem tại trang 56 của tài liệu.
Bảng 4.5: Lượng hóa chất mỗi nông dân sử dụng trong nông nghiệp trong một năm.  - Tài liệu Điều tra cơ bản kinh tế-xã hội vùng đầm phá Huế doc

Bảng 4.5.

Lượng hóa chất mỗi nông dân sử dụng trong nông nghiệp trong một năm. Xem tại trang 58 của tài liệu.
Việc đưa ra các đề xuất sau xuất phát từ việc phân tích tình hình quanh vùng đầm phá Thừa Thiên Huế và phù hợp với Kế hoạch Phát triển Kinh tế-xã hội tỉnh 2006-2010 - Tài liệu Điều tra cơ bản kinh tế-xã hội vùng đầm phá Huế doc

i.

ệc đưa ra các đề xuất sau xuất phát từ việc phân tích tình hình quanh vùng đầm phá Thừa Thiên Huế và phù hợp với Kế hoạch Phát triển Kinh tế-xã hội tỉnh 2006-2010 Xem tại trang 59 của tài liệu.
Bảng 7.1: Các lợi thế của người nông dân khi liên kết lại với nhau theo nhóm/hội đoàn. - Tài liệu Điều tra cơ bản kinh tế-xã hội vùng đầm phá Huế doc

Bảng 7.1.

Các lợi thế của người nông dân khi liên kết lại với nhau theo nhóm/hội đoàn Xem tại trang 76 của tài liệu.
Hình 7.1: Cấu trúc chung của Hội nghề cá và Nuôi trồng thuỷ sản ở cấp xã và thôn - Tài liệu Điều tra cơ bản kinh tế-xã hội vùng đầm phá Huế doc

Hình 7.1.

Cấu trúc chung của Hội nghề cá và Nuôi trồng thuỷ sản ở cấp xã và thôn Xem tại trang 77 của tài liệu.
Hình 7.2: Các chức năng và dịch vụ chính của một OASIS. - Tài liệu Điều tra cơ bản kinh tế-xã hội vùng đầm phá Huế doc

Hình 7.2.

Các chức năng và dịch vụ chính của một OASIS Xem tại trang 78 của tài liệu.
Hình 7.3: Kích thước mắt lưới được tính bằng 2* a= 2a - Tài liệu Điều tra cơ bản kinh tế-xã hội vùng đầm phá Huế doc

Hình 7.3.

Kích thước mắt lưới được tính bằng 2* a= 2a Xem tại trang 80 của tài liệu.
Hình 7.4: Sơ đồ hoạt động của một nò sáo - Tài liệu Điều tra cơ bản kinh tế-xã hội vùng đầm phá Huế doc

Hình 7.4.

Sơ đồ hoạt động của một nò sáo Xem tại trang 80 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan