1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

(Sáng kiến kinh nghiệm) rèn kĩ năng cảm thụ văn xuôi việt nam hiện đại trong chương trình ngữ văn 12

24 16 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 250,5 KB

Nội dung

Ươm mầm từ truyền thống ngâm vịnh, bình văn, bình thơ của người Việt Nam qua các thời đại, đọc diễn cảm nhanh chóng trở thành một phương pháp hữu ích trong cảm thụ và truyền thụ văn chươ

Trang 1

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

TÊN ĐỀ TÀI:

RÈN KỸ NĂNG CẢM THỤ VĂN XUÔI VIỆT NAM HIỆN ĐẠI

TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 12

Lĩnh vực/Môn : Ngữ văn

Tên tác giả : Nguyễn Đức Điệp Đơn vị công tác : Trường THPT Lưu Hoàng Chức vụ : Bí thư Đoàn trường

NĂM HỌC: 2018 – 2019

Trang 2

MỤC LỤC

MỤC LỤC 2

A ĐẶT VẤN ĐỀ 3

B GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 5 Đọc diễn cảm là một phương pháp dạy học quen thuộc trong trường phổ thông ở nước ta mấy thập kỉ qua Ươm mầm từ truyền thống ngâm vịnh, bình văn, bình thơ của người Việt Nam qua các thời đại, đọc diễn cảm nhanh chóng trở thành một phương pháp hữu ích trong cảm thụ và truyền thụ văn chương trong nhà trường 8 Nhờ đọc diễn cảm, chúng ta thấy một không gian yên ả, thanh bình, tĩnh lặng vừa cổ kính, hoang sơ, vừa tươi mới đầy sự sống: “Thuyền tôi trôi trên sông Đà Cảnh ven sông ở đây lặng

tờ Hình như từ đời Lý, đời Trần, đời Lê, quãng sông này cũng lặng tờ đến thế mà thôi Thuyền tôi trôi qua một nương ngô, nhú lên mấy lá ngô non đầu mùa Mà tịnh không một bóng người Cỏ gianh đồi núi đang ra những nõn búp Một đàn hươu cúi đầu ngốn búp cỏ gianh đẫm sương đêm Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa” (Người lái đò sông Đà - Nguyễn Tuân) Tất cả chỉ hiện ra trong nội quan của người đọc Hình ảnh sông Đà hiện nên hoang dại mà trữ tình hơn nhờ đọc diễn cảm Nói cách khác người đọc chỉ trông thấy nó bằng “con mắt thứ ba” Đi qua “cây cầu đọc diễn cảm”, người đọc bước vào thế giới diệu kì vừa quen vừa lạ của văn chương Theo tâm lí học cảm thụ, âm vang của giọng đọc đã kích thích quá trình tri giác, tưởng tượng và tái hiện hình ảnh ở người đọc, đưa người đọc vào thế giới của tác phẩm, tạo nên trạng thái tâm lí cần

có khi đọc sách hay xem nghệ thuật mà người ta quen gọi là “nhập thân” 9

C KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 21

Trang 3

A ĐẶT VẤN ĐỀ

I LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

1 Mỗi sáng tác nghệ thuật đều là một phát hiện sáng tạo độc đáo của

người nghệ sĩ, họ gửi vào đó những cảm nhận, trăn trở và thông điệp về cuộcđời Văn học cũng là một đứa con tinh thần của nhà văn song phải cùng với bạnđọc thì các từ, ngữ, câu, chữ chết cứng mới thực sự được cựa, quậy, có linh hồn

và đi vào cuộc sống Nhà thơ Mosac từng quan niệm: “Tác phẩm thực ra chỉđược tạo thành bởi những kí hiệu câm lặng, những ngôn ngữ chết, cho nên bảnthân nó chưa có giá trị gì, nếu có cũng chỉ là đôi chút Cái quan trọng là vai tròcủa người đọc Chính bạn đọc sẽ tạo nên giá trị cho tác phẩm…”; Ông cũngkhẳng định: “không có bạn đọc thì không chỉ có sách của chúng ta mà cả nhữngtác phẩm của Hôme, Đăngtơ, Puskin, Đôxtôiepxki… tất cả chỉ là đống giấychết” Bởi vậy nhân tố độc giả có những đặc điểm riêng và có vai trò đặc biệttrong đời sống văn học

Tuy nhiên, trong trường THPT, độc giả ở đây là các em học sinh, khảnăng cảm thụ các tác phẩm văn học còn nhiều hạn chế Cho nên, trong việcgiảng dạy thì việc rèn luyện kỹ năng cảm thụ tác phẩm văn học nói chung, cảmthụ tác phẩm văn xuôi nói riêng là một nhiệm vụ quan trọng của từng giáo viêngiảng dạy môn Ngữ văn Kĩ năng này, giúp học sinh lĩnh hội sâu sắc, chủ động,

tự tin trước các vấn đề đã được đặt ra từ yêu cầu về việc khai thác các giá trị củatác phẩm

2 Trong chương trình Ngữ văn THPT lớp 12, số lượng các tác phẩm vănxuôi Việt Nam hiện đại được đưa vào giảng dạy với số lượng cao Có 15/18 tácphẩm văn xuôi Việt Nam hiện đại ( chiếm 83% )

3 Hiện nay, ở học sinh, việc cảm thụ tác phẩm văn học còn nhiều hạn chế

do học sinh chưa biết cách khai thác tác phẩm, chưa tìm đường đi vào thế giớinghệ thuật bí ẩn trong từng tác phẩm Do vậy thông thường cảm nhận của họcsinh mang tính trực cảm, cảm tính, thiếu kỹ năng tạo nên chuỗi logic của hệthống kiến thức trong tác phẩm, học sinh chưa hình thành kỹ năng cảm thụ

Với những lí do thiết yếu nêu trên cùng với thực tiễn trong quá trình giảng

dạy, tôi mạnh dạn đề xuất “Rèn kĩ năng cảm thụ văn xuôi Việt Nam hiện đại trong chương trình Ngữ văn 12”.

II MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm giúp các em học sinh lớp 12 rèn luyện

kỹ năng cảm thụ tác phẩm văn xuôi Việt Nam hiện đại

Bồi dưỡng cách nghĩ, cách cảm nhận trong sáng cho học sinh thông quacác tác phẩm văn xuôi Việt Nam hiện đại Qua đó nhằm giúp các em khơi dạyniềm đam mê, hứng thú với môn Ngữ văn từ đó góp phần nâng cao chất lượngdạy và học môn Ngữ văn trong trường THPT

Trang 4

III NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu cơ sở khoa học bao gồm sở lí luận và cơ sở thực tiễn của việc

đề xuất “Rèn kĩ năng cảm thụ văn xuôi Việt Nam hiện đại trong chương trình Ngữ văn 12”.

Nghiên cứu, điều tra thực trạng hứng thú và cách cách cảm thụ văn xuôi ởhọc sinh của các lớp mình giảng dạy

Áp dụng và đề xuất các kĩ năng cảm thụ văn xuôi hiện đại

IV ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Các tác phẩm văn xuôi Việt Nam hiện đại trong chương trình Ngữ văn 12.Học sinh khối 12 thuộc 2 lớp 12a1, 12a4

Phạm vi thời gian thực hiện: trong năm học 2018 – 2019

V PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Phương pháp điều tra: Điều tra khảo sát thực trạng dạy học của giáo viên,thực trạng cảm nhận văn học của học sinh

Phương pháp so sánh, đối chiếu: So sánh đối chiếu kết quả học tập củahọc sinh trước và sau khi triển khai đề tài để rút ra kết luận khoa học

Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm: Phân tích thực trạng, tácdụng tích cực của các giải pháp để tổng kết thành kinh nghiệm

Trang 5

B GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

I CƠ SỞ KHOA HỌC

1 Cơ sơ lý luận

Theo đại từ điển tiếng Việt “cảm thụ là nhận biết một cách tinh tếbằng cảm tính”

Tác giả Mạnh Hưởng cho rằng : Cảm thụ văn học chính là sự cảm nhậnnhững giá trị nổi bật, những điều sâu sắc, tế nhị và đẹp đẽ nhất của văn họcthể hiện trong tác phẩm hay một bộ phận của tác phẩm Cảm thụ văn học là đọchiểu các tác phẩm văn chương ở mức độ cao nhất Cảm thụ văn học có nghĩa làkhông chỉ nắm bắt thông tin mà còn phải thẩm thấu được thông tin, đồng thờiphân tích, đánh giá được khả năng sử dụng ngôn từ của tác giả, tạo được mốigiao cảm đặc biệt giữa tác giả với bạn đọc và có thể truyền thụ cách hiểu đó chongười khác Người có năng lực cảm thụ văn học là khi đọc (nghe) một câuchuyện, một bài thơ… không những hiểu mà còn phải có xúc cảm, tưởng tượng

và thật sự gần gũi, “nhập thân” với những gì đã đọc… Đọc có suy ngẫm, tưởngtượng (hay liên tưởng) và rung cảm thực sự chính là người đọc biết cảm thụ vănhọc Đúng như nhà văn Anh Đức đã tâm sự: Khi đọc, tôi không chỉ thấy dòngchữ mà còn thấy cảnh tượng ở sau dòng chữ, trí tưởng tượng nhiều khi dẫn tôi đirất xa, và hiểu ra lắm điều thú vị Phương thức chiếm lĩnh đối tượng văn học chủyếu là tình cảm, bằng những xúc động mang tính trực quan, bằng sự tham giacủa yếu tố vô thức Cảm thụ đặc biệt cần đến sự tinh tế, nhạy cảm của tâmhồn, cần đến vốn sống, vốn văn hoá, sự trải nghiệm của độc giả Đấy là mộtbước quan trọng, là cơ sở không thể thiếu để quá trình tiếp nhận văn học diễn

ra Hiểu và cảm thụ văn bản nghệ thuật thuộc hai mức độ nông sâu khácnhau: chúng ta có thể gọi hiểu là việc chạm tới nội dung bề mặt của ngôn từnghệ thuật (còn gọi là hiển ngôn), còn cảm thụ là việc hiểu sâu sắc với nhữngxúc động, trước những gì mà ngôn từ gợi ra để nhận thức được chiều sâu ý

nghĩa của văn bản (còn gọi là hàm ngôn)

2 Cơ sở thực tiễn

Trong guồng quay phát triển đến chóng mặt của xã hội, con người nhưsống vội hơn, ít có những khoảng lặng cho tâm hồn Chính lối sống, lối suy nghĩhiện đại ngày nay đã ảnh hưởng không nhỏ tới việc dạy và học môn Ngữ văn.Đặc biệt, sự phân luồng các trường Đại học, sự phân hóa các ngành nghề trong

xã hội đã khiến cho việc lựa chọn học môn Ngữ văn của các em học sinh chỉ làmôn thứ yếu Thực trạng này đã ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động cảm thụcác tác phẩm văn chương nói chung và các tác phẩm văn xuôi nói riêng

Chính vì thế tâm thế của học sinh với môn học ngay từ đầu đã không mấyhứng thú Với mục đích chỉ cần nắm nội dung cơ bản và cấu trúc bài làm đểphục vụ các kì thi Cho nên các em thụ động trong học tập, không khí giờ họcnhàm chán

Về phía giáo viên: hầu hết giáo viên đã ý thức sâu sắc phải đổi mớiphương pháp dạy học Trong giảng dạy, các thầy cô đã phát huy tính tích cực,

Trang 6

chủ động Học sinh được bày tỏ ý kiến, tình cảm, cách hiểu của mình về bộmôn, được thực hành giao tiếp nhiều hơn Tài năng sư phạm của người dạy đượcdành nhiều hơn cho việc học sinh tự tìm hiểu cảm thụ tác phẩm

Tuy nhiên, một thực tế khó thay đổi, ăn sâu vào trong nhận thức và thànhthói quen của không ít giáo viên, việc tiếp nhận và đổi mới phương pháp cònchậm Giáo viên còn làm việc quá nhiều, chú trọng cung cấp nhiều thông tinkiến thức cho học sinh Chính điều này đã làm cho học sinh rơi vào thế bị độngtrong việc tiếp thu kiến thức, không tạo điều kiện cho các em suy nghĩ sáng tạo,độc lập Dần dần đã làm tê liệt hứng thú và khả năng tư duy sáng tạo của họcsinh trong các giờ đọc hiểu các tác phẩm văn xuôi

II THỰC TRẠNG CẢM THỤ VĂN XUÔI VIỆT NAM HIỆN ĐẠI

1 Về phía giáo viên

Các giáo viên yêu nghề, có trách nhiệm với nghề luôn luôn trăn trở về bàidạy của mình Luôn tự học tập bồi dưỡng nâng cao trình độ Tiếp cận với cácphương pháp dạy học mới để đáp ứng mục tiêu giáo dục Các thầy cô đã chútrọng đổi mới phương pháp day học để khởi dậy niềm hứng thú với văn họctrong học sinh

Song còn không ít giáo viên cũng đã có nỗ lực trong đổi mới phươngpháp, nhưng hiệu quả chưa cao Do thói quen phương phương pháp truyền thụ

đã thành lối mòn, việc đổi mới gặp nhiều khó khăn Nhiều giờ dạy cốt sao chỉtruyền đạt hết kiến thức theo kiểu dập khuân, máy móc Bởi văn xuôi có khốilượng kiến thức khá nhiều, nhiều tình tiết, sự việc, các mối quan hệ của nhânvật, tâm lý nhân vật Việc cung cấp hết kiến thức đã là một vấn đề đối với ngườidạy Chính thế các giờ học văn xuôi trở nên áp lực đối với học sinh

Giáo viên còn hạn chế về kỹ năng tổ chức giờ học Hoạt động này cầnđược chuẩn bị kỹ lưỡng từ khâu thiết kế bài giảng đến xác định phương pháp,xây dựng hệ thống câu hỏi trong thiết kế hoạt động dạy học phù hợp cho từngtác phẩm Không có mẫu số chung cho khâu này Mỗi giáo viên đều có sởtrường, năng lực, cách cảm thụ riêng Mỗi tác phẩm là của một tác giả khácnhau viết nên và ra đời trong những bối cảnh khác nhau Việc đồng bộ hóaphương pháp dạy học hay sao chép giáo án của nhau không chỉ khiến việc dạyhọc sa vào tình trạng hời hợt, khuôn sáo, chiếu lệ mà còn dễ dẫn đến sự chánngán, không thích học văn của học sinh

Thói quen lười biếng, thụ động của người học, thậm chí của cả người dạy,đang thực sự làm cùn mòn, thủ tiêu cảm hứng học văn Phần đông người họcngày càng xa rời thói quen đọc sách, để cho văn hóa nghe - nhìn lấn lướt là mộtthực trạng đáng báo động Một bộ phận không nhỏ những giáo viên dạy văncũng ngày càng ít đọc, không chịu cập nhật thông tin, chẳng quan tâm gì đến xuthế trào lưu văn học trong và ngoài nước, xa lạ với việc tham khảo những tư liệuliên quan, chỉ “cày xới”, lặp lại những gì có trong sách giáo khoa, phụ thuộchoàn toàn vào sách hướng dẫn

Trang 7

Bên cạnh đó là thói quen “định hướng cảm thụ” của giáo viên khiến trò ỷlại, dựa dẫm trong quá trình tiếp cận tác phẩm Hầu hết các tác phẩm văn họcđều là những văn bản tiêu biểu về cả nội dung lẫn nghệ thuật Lâu nay, trong quátrình dạy học, thay vì giáo viên nên tổ chức cho học sinh tiếp nhận từ góc nhìncủa chính các em, phân tích các giá trị theo cảm thức của chính trái tim các emthì giáo viên thường “nói hộ”, “cảm thụ hộ” cho học sinh Lâu dần thành quen,dẫn đến tình trạng tiếp thu một chiều mà không có thói quen phản biện Chính vìvậy, có quá nhiều cách cảm thụ theo “lối mòn” cho những tác phẩm văn học từthế hệ này sang thế hệ khác khiến học sinh chán ngán.

2 Về phía học sinh

Khi được điều tra khảo sát về hứng thú học tập môn Ngữ văn nói chung

và các tác phẩm văn xuôi nói riêng, các em tỏ vẻ không mấy yêu thích Phần vì

xu thế xã hội trong việc chọn ngành nghề Phần vì không có thời gian để đọcnhững tác phẩm dài như vậy Sau khi dạy bài “Rừng xà nu” xong, tôi không khỏitrăn trở vì tiết dạy của mình, vì hứng thú học và cách tiếp cận của học sinh

Tôi đã tiến hành điều tra, khảo sát bằng phiếu về mức độ hứng thú học tập

và bài kiểm tra về sự cảm nhận nội dung và nghệ thuật của tác phẩm ở 2 lớp12A1 (sĩ số: 41 học sinh) và 12A7 (sĩ số 32 học sinh) Kết quả cụ thể như sau:

Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành) (Bảng 2)

Nhìn vào kết quả khảo sát trên, ta nhận thấy:

Tỷ lệ học sinh hứng thú với môn Ngữ văn còn thấp, chỉ chiếm 19,18%,kết quả bài kiểm tra khảo sát không cao, tỷ lệ học sinh khá giỏi ít, học sinh cóđiểm yếu kém còn nhiều Nhiều bài làm máy móc theo bài giảng của giáo viên,

Trang 8

còn nặng về kể lại tác phẩm Viết bài văn nghị luận cảm thụ nhưng thiên về dạngvăn tự sự hơn.

Thực tế này sẽ là những khó khăn, thách thức lớn đối với giáo viên và họcsinh Vấn đề đặt ra là giáo viên cần phải có các biện pháp để tạo hứng thú chohọc sinh trong các giờ đọc hiểu tác phẩm văn xuôi và từ đó nâng cao chất lượnggiảng dạy của giáo viên và chất lượng học tập của học sinh

III RÈN LUYỆN KĨ NĂNG CẢM THỤ VĂN XUÔI VIỆT NAM HIỆN ĐẠI TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN LỚP 12

1 Kĩ năng đọc diễn cảm

1.1 Vai trò của đọc diễn cảm

Đọc diễn cảm là một phương pháp dạy học quen thuộc trong trường phổthông ở nước ta mấy thập kỉ qua Ươm mầm từ truyền thống ngâm vịnh, bìnhvăn, bình thơ của người Việt Nam qua các thời đại, đọc diễn cảm nhanh chóngtrở thành một phương pháp hữu ích trong cảm thụ và truyền thụ văn chươngtrong nhà trường

Thực trạng vấn đề đọc tác phẩm của học sinh hiện nay cho thấy: đa số họcsinh đều ngại đọc tác phẩm, nhất là những tác phẩm văn xuôi dài Các em soạnbài, chuẩn bị bài mà không cần đọc tác phẩm mà chỉ dựa vào sách tham khảo,sách “Để học tốt Ngữ văn” rồi chép toàn bộ nội dung trả lời của các câu hỏi cótrong phần hướng dẫn học bài để đối phó với các thầy cô giáo khi lên lớp, cho

dù không biết tác phẩm đó như thế nào Do vậy việc đọc trước, đọc kĩ tác phẩm

là điều bắt buộc đối với học sinh vì qua đó bước đầu học sinh cảm nhận và hiểuđược tác phẩm

Nhà khoa học sư phạm người Nga E V Iadôvixki, trong cuốn Đọc diễncảm - Phương tiện giáo dục thẩm mĩ, đã viết: “Khi trình bày bài thơ, truyện ngắnhay truyện cổ tích, học sinh dường như tái tạo lại những chi tiết do tác giả xâydựng, làm sinh động chúng nhờ sự giúp đỡ của những tư tưởng, tình cảm, liêntưởng của bản thân, tức là chuyển đến người nghe tâm trạng, xúc cảm của tácgiả hoặc nhân vật đã được làm giàu có bởi kinh nghiệm riêng Và dù cho kinhnghiệm đó còn hạn chế và nhỏ bé đến đâu đi chăng nữa, nó bao giờ cũng đem lạicho sự trình bày của học sinh đặc điểm tươi mát và sự độc đáo không lặp lại”.Như vậy, đọc diễn cảm không chỉ đòi hỏi người đọc phải là một bạn đọc tíchcực, năng động mà còn là hoạt động nuôi dưỡng và phát triển sự cảm thụ sángtạo của con người

Đọc diễn cảm chứa đựng khả năng phát triển tính tích cực, sáng tạo ởngười đọc - học sinh Sự sáng tạo trong tiếp nhận văn học ở người đọc không chỉthể hiện ở cách đọc “tri âm” mà còn thể hiện ở cách đọc “kí thác” Đồng thời vớiviệc truyền đi tiếng nói của nhà văn, người đọc “thổi” vào tác phẩm một luồngsinh khí mới mang hơi thở của thời đại và hoàn cảnh sống riêng tư Nhữngnghiên cứu khoa học về đọc diễn cảm ở người đọc nói chung và bạn đọc họcsinh nói riêng đều cho biết: đọc diễn cảm không chỉ là phương thức thể hiện sự

Trang 9

cảm thụ văn học tươi mới và sáng tạo mà còn là dạng hoạt động kích thích sựsáng tạo trong tiếp nhận văn chương

Nhờ đọc diễn cảm, chúng ta thấy một không gian yên ả, thanh bình, tĩnhlặng vừa cổ kính, hoang sơ, vừa tươi mới đầy sự sống: “Thuyền tôi trôi trênsông Đà Cảnh ven sông ở đây lặng tờ Hình như từ đời Lý, đời Trần, đời Lê,quãng sông này cũng lặng tờ đến thế mà thôi Thuyền tôi trôi qua một nươngngô, nhú lên mấy lá ngô non đầu mùa Mà tịnh không một bóng người Cỏ gianhđồi núi đang ra những nõn búp Một đàn hươu cúi đầu ngốn búp cỏ gianh đẫmsương đêm Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử Bờ sông hồn nhiên như mộtnỗi niềm cổ tích tuổi xưa” (Người lái đò sông Đà - Nguyễn Tuân) Tất cả chỉhiện ra trong nội quan của người đọc Hình ảnh sông Đà hiện nên hoang dại màtrữ tình hơn nhờ đọc diễn cảm Nói cách khác người đọc chỉ trông thấy nó bằng

“con mắt thứ ba” Đi qua “cây cầu đọc diễn cảm”, người đọc bước vào thế giớidiệu kì vừa quen vừa lạ của văn chương Theo tâm lí học cảm thụ, âm vang củagiọng đọc đã kích thích quá trình tri giác, tưởng tượng và tái hiện hình ảnh ởngười đọc, đưa người đọc vào thế giới của tác phẩm, tạo nên trạng thái tâm lícần có khi đọc sách hay xem nghệ thuật mà người ta quen gọi là “nhập thân”

1.2 Các yêu cầu của việc đọc diễn cảm

1.2.1 Đọc đúng

Đọc đúng kí tự ngôn ngữ, ngữ điệu, nhịp điệu, giọng điệu trong tác phẩm.Ngữ điệu, nhịp điệu phải có sự thay đổi phù hợp với mạch tâm trạng và diễnbiến tâm tư của nhân vật

1.2.2 Đọc hay

Đọc diễn cảm đòi hỏi người nghe, người đọc - học sinh phải tích cực,sáng tạo, phát huy cao độ vai trò chủ thể cảm thụ Đọc diễn cảm không đơnthuần là đọc đúng ngữ âm, ngữ pháp, đọc sáng rõ, mạch lạc, đọc trôi chảy mộtvăn bản ngôn từ mà quan trọng hơn là kết hợp giữa khả năng diễn cảm, truyềncảm trong giọng đọc với việc bắt trúng cái “giọng” của nhà văn để làm bật ra ýnghĩa của câu chữ Bàn về đọc diễn cảm của học sinh trong giờ học văn, các nhàkhoa học ngữ văn Liên Xô cũng đã lưu ý: “Khi một học sinh đọc trước lớp, họcsinh đó cần phải hiểu một cách rõ ràng rằng: mình đọc để truyền đạt cho ngườinghe những ý nghĩ, những rung động và tình cảm tác giả đã đem vào tác phẩm,cũng như để thể hiện thái độ của mình đối với tác phẩm” Đọc diễn cảm làtruyền đến người nghe cái tình điệu của nhà văn trong tác phẩm và thái độ, tìnhcảm của người đọc về cái văn bản ngôn từ ấy

Muốn vậy, giáo viên đôi khi phải là người định hướng giọng điệu cho họcsinh, thậm chí còn đọc diễn cảm một số đoạn văn mẫu để học sinh được đắmmình trong không gian của tác phẩm Rèn được kĩ năng đọc diễn cảm cho họcsinh đã góp phần không nhỏ trong việc cảm thụ tác phẩm

Trang 10

2 Kĩ năng tìm hiểu về tác giả

Phần tiểu dẫn trong sách giáo khoa có vai trò như cánh của khép mở banđầu để dẫn bạn đọc đi vào thế giới nghệ thuật mà ở đó có biết bao sự kí mã củanhà văn Trong đó các thông tin về tác giả có thể góp phần định hướng độc giảtrong việc cảm thụ văn học Giáo sư Phan Trọng Luận cho rằng: “Tất cả những

gì nhà văn sáng tác đều có cội nguồn trực tiếp ở những sự kiện trong cuộc sốngriêng tư của anh ta, ở tâm tư tình cảm của nhà văn đó”

Mọi tác phẩm đều xuất phát từ những rung động, những trải nghiệm, hiểubiết của nhà văn mà có Do vậy cảm thụ văn xuôi Việt Nam hiện đại không thểkhông tìm hiểu những nét chính trong cuộc đời nhà văn Đặc biệt là những yếu

tố ảnh hưởng đến tác phẩm của họ

Tìm hiểu về tác giả bao gồm những phương diện sau:

Họ tên, bút danh, ngày tháng năm sinh, quê quán, nơi sinh, ngày thángnăm mất, nơi mất

Chi tiết về hoàn cảnh xuất thân, gia đình riêng, những thăng trầm trongcuộc đời, những đặc điểm về cá tính tác giả

Trong thực tế, nhiều giáo viên chưa thực sự chú ý điều này, khai thác phầntác giả vẫn trong sự độc lập với các sáng tác, chưa gắn với tác phẩm đang tìmhiểu Còn thiên về cung cấp thông tin

Giáo viên nên rèn luyện cho học sinh kĩ năng khai thác các thông tin quantrọng ảnh hưởng đến sáng tác, định hướng cho việc cảm thụ nội dung và nghệthuật của tác phẩm

Ví dụ: khi cảm nhận tác phẩm Người lái đò sông Đà, cần phải định hướng

cho học sinh tìm hiểu về tác giả Nguyễn Tuân với các nội dung sau:

Tiểu sử và con người

Nguyễn Tuân sinh ngày 10 tháng 7 năm 1910 ở phố Hàng Bạc, Hà Nộitrong một gia đình nhà Nho khi Hán học đã suy tàn Quê ông ở làng Nhân Mục(thường gọi nôm là làng Mọc), nay thuộc phường Nhân Chính, quận ThanhXuân, Hà Nội.Thân sinh của nhà văn là cụ Nguyễn An Lan Ngay từ nhỏ,Nguyễn Tuân “đã được nuôi trong nền văn hóa cổ truyền của dân tộc, với nhữngphong tục nề nếp, với cách ăn ở vui chơi từ một thời xưa đang tàn dần và biếnđổi, ngổn ngang vì sự xâm nhập của văn minh máy móc và hàng hóa từ phươngTây ào đến” Hoàn cảnh gia đình và môi trường ấy đã có ảnh hưởng sâu sắc tới

tư tưởng, cá tính và sáng tác của nhà văn sau này

Nguyễn Tuân tuy quê ở Hà Nội nhưng từ nhỏ ông đã theo gia đình sốngnhiều năm ở các tỉnh và thành phố miền Trung như Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Huế,Quảng Nam, Đà Nẵng, Phú Yên, Khánh Hòa Chính hoàn cảnh sống của giađình đã tạo điều kiện cho ông ngay từ thời niên thiếu đã được “xê dịch” quanhiều nơi Những vùng đất nói trên, đặc biệt là Thanh Hóa (nơi lâu nhất), đã đểlại nhiều dấu ấn trong những trang viết về đề tài “chủ nghĩa xê dịch” của ông

Trang 11

Nguyễn Tuân học đến cuối bậc Thành chung, đến năm 1929 thì bị đuổihọc và không được nhận vào bất cứ công sở nào vì tham gia vào một cuộc bãikhóa phản đối mấy giáo viên người Pháp nói xấu người Việt Nam Cách mạngtháng Tám thành công, Nguyễn Tuân đến với cách mạng và tham gia khángchiến, trở thành cây bút tiêu biểu của nền văn học mới Năm 1950, ông được kếtnạp vào Đảng cộng sản Đông Dương Từ 1948 đến 1958, ông giữ chức Tổng thư

kí Hội Văn nghệ Việt Nam Ông mất ngày 28 tháng 7 năm 1987 tại Hà Nội.Quá trình sáng tác và thành tựu văn học:

Thời kì trước Cách mạng Tháng Tám 1945: sáng tác của ông chủ yếuxoay quanh ba đề tài “chủ nghĩa xê dịch”, vẻ đẹp “vang bóng một thời”,

và đời sống trụy lạc Cá tính cùng với tâm trạng bất mãn và bất lực trướcthời cuộc của Nguyễn Tuân đã khiến ông tìm lối thoát trong cái thú giang

hồ, xê dịch “chủ nghĩ xê dịch” trở thành một đề tài quen thuộc trong cácsáng tác trước cách mạng của Nguyễn Tuân, xuyên suốt qua các tác

phẩm: Một chuyến đi, Thiếu quê hương, Tùy bút I, Tùy bút II.

Thời kì sau Cách mạng tháng Tám 1945: Nguyễn Tuân đến với cáchmạng và kháng chiến, hăng hái đi thực tế, dùng ngòi bút để ca ngợi đất nước vàcon người Việt Nam trong chiến đấu và trong lao động sản xuất Nếu như nhânvật trung tâm trong tác phẩm trước cách mạng là những ông Nghè, ông Cử, ông

Tú, những con người tài hoa bất đắc chí, thì giờ đây, hình tượng chính trongsáng tác của ông là nhân dân lao động và chiến sĩ trên mặt trận vũ trang, những

con người bình thường mà vĩ đại: Đường vui(1949), Tình chiến dịch (1950), Tùy bút kháng chiến và hòa bình (tập I – 1955, tập II – 1956), Sông Đà (1960), Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi (1972), đánh dấu những chặng đường mới của Nguyễn

Tuân trên con đường nghệ thuật gắn bó với dân tộc, với nhân dân và đất nước.Phong cách nghệ thuật:

Nguyễn Tuân là nhà văn có phong cách nghệ thuật độc đáo Môi trường,hoàn cảnh sống và cá tính của Nguyễn Tuân thời kì trước cách mạng đươngnhiên đưa ông đến con đường nghệ thuật lãng mạn chủ nghĩa

Nguyễn Tuân là một cây bút tài hoa và uyên bác Tài hoa trong việc dựngngười, dựng cảnh, tài hoa trong việc sử dụng ngôn ngữ nghệ thuật, trong những

so sánh, liên tưởng táo bạo, bất ngờ với những hình ảnh đẹp đầy gợi cảm; uyênbác trong việc vận dụng những kiến thức thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau để làmphong phú và giàu có thêm khả năng diễn tả của nghệ thuật văn chương

Nguyễn Tuân là người có cá tính mạnh mẽ, có lối sống tự do phóng túng

và sự ý thức sâu sắc về “cái tôi” cá nhân đã khiến Nguyễn Tuân tìm đến thể tùybút như một điều tất yếu

Nguyễn Tuân là một trong những bậc thầy của ngôn ngữ văn xuôi hiệnđại Ông có một kho từ vựng phong phú, có khả năng tổ chức câu văn xuôi giàugiá trị tạo hình, có nhạc điệu và biết “co duỗi nhịp nhàng”

Trang 12

Nguyễn Tuân là nhà văn có giọng điệu riêng Giọng văn của Nguyễn Tuânvừa trang nhã, cổ kính, vừa sắc sảo, hiện đại.

Tất cả các yếu tố trên đều được thể hiện rõ trong tác phẩm Người lái đò sông Đà Ở phần này, giáo viên chỉ gợi, tạo tâm thế và định hướng cho học sinh

cảm nhận tác phẩm

3 Kĩ năng tìm hiểu hoàn cảnh sáng tác

Mọi tác phẩm ra đời đều gắn với hoàn cảnh sáng tác nhất định Do vậy,học sinh không thể cảm thụ hết các tầng nghĩa sâu xa của một tác phẩm nếukhông nắm chắc được hoàn cảnh sáng tác Hoàn cảnh sáng tác có thể được chialàm hai loại:

Hoàn cảnh trực tiếp (hoàn cảnh hẹp): tác phẩm văn xuôi ra đời dựa vàomột dấu ấn riêng trong cuộc đời tác giả

Hoàn cảnh gián tiếp (hoàn cảnh rộng): là bối cảnh xã hội, thời đại chi phốiđến việc sáng tác tác phẩm

Ví dụ: Trong tác phẩm Vợ nhặt – Kim Lân:

Hoàn cảnh chung để nhà văn sáng tác nên “Vợ nhặt” Hoàn cảnh ra đờicủa tác phẩm “Vợ nhặt”: Nguồn cảm hứng sáng tác của Kim Lân là nạn đói năm

Ất Dậu năm 1945 với hai triệu người chết đói Điều kì lạ trong những năm đói,

sự tối tăm ấy cận kề bên miệng vực của cái chết thì những con người Việt Namkhông nghĩ đến cái chết mà luôn hướng về sự sống, tình thương Đó là khátvọng sống mạnh mẽ, là chất kỳ diệu của con người Việt Nam khơi nguồn cảmhứng để Kim Lân sáng tác nên truyện ngắn đặc sắc này

Hoàn cảnh riêng: Truyện ngắn “Vợ nhặt” được viết ngay sau cách mạngtháng Tám thành công với tiền thân là tiểu thuyết “Xóm ngụ cư” nhưng bị dang

dở do cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ, mãi đến năm 1954, Kim Lân mới cóđiều kiện quay trở lại cốt truyện cũ nhưng ông thay đổi ý định ban đầu là khôngviết tiểu thuyết nữa mà rút ngắn lại thành truyện ngắn Hoàn cảnh ra đời đãmang lại giá trị tư tưởng lớn cho tác phẩm: Truyện ngắn “Vợ nhặt” viết vềnhững con người năm đói Qua đó, nhà văn Kim Lân muốn khẳng định: nhữngngười dân lao động ở nước ta dù cận kề bên cái chết, dù sống trong hoàn cảnh bithảm đến đâu thì họ vẫn là những con người khao khát tình thương, khao khát tổ

ấm gia đình và hướng tới tương lai tươi sáng

Ngày đăng: 15/06/2021, 13:49

w